Câu Nói Nổi Tiếng Trong Thép Đã Tôi Thế Đấy / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Dtdecopark.edu.vn

Thép Đã Tôi Thế Đấy

Giới thiệu Thép Đã Tôi Thế Đấy

Thép Đã Tôi Thế Đấy của N.A.Ostrovsky sẽ trả lời cho chúng ta: “Thế nào là thép đã tôi? Trong tác phẩm, nhà văn đã tập trung miêu tả sự trưởng thành của Pavel như quá trình tôi luyện một thanh thép thật sự.

Nhiều người trong chúng ta, chắc lẽ đều nghe đến câu nói nổi tiếng của Paven: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Câu nói này đến nay vẫn được rất nhiều người yêu thích.

Tác phẩm kiệt xuất này là một phần hành trang ta mang theo khi bước vào đời. Có lúc ta vấp ngã, ta đau đớn, thất vọng…nhưng ta luôn nhớ “Hãy biết sống cả khi cuộc đời trở nên là không thể chịu đựng”, bởi lẽ “cuộc sống luôn thử thách một cách khắc nghiệt những người mà nó chọn”.

Tác phẩm là khúc ca tươi đẹp của cuộc sống. Mỗi trang sách như lấm láp gió bụi cuộc đời, ấm hơi thở cuộc sống, như cuốn thêm máu trong người đọc, nâng cao ý thức sống, nhiệt tình sống, học tập, lao động bằng những đam mê cháy bỏng. Pavel đã sống, sống một cách khẩn trương và gấp gáp, đầy lý tường vì anh biết “đời người chỉ sống có một lần”.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Review Sách: Thép Đã Tôi Thế Đấy

Nhắc đến cuốn sách Thép đã tôi thế đấy của tác giả Nikolai A.Ostrovsky, chắc hẳn ai cũng đã từng đọc và nghe tới cuốn sách này. Cuốn sách đã truyền tải rất nhiều thông điệp tinh thần yêu nước, là bản thi ca hào hùng của con người Liên Xô, nó đã đem lại rất nhiều bài học quý giá qua bao thế hệ độc giả của mình.

Thép đã tôi thế đấy thật sự là một cuốn sách mang tính sử thi oai lệ, hào hùng của tác giả là nhà văn Liên Xô – Nikolai A.Ostrovsky, ông là một chiến sĩ cách mạng tháng Mười, đã mang chủ nghĩa lý tưởng quang vinh đến gần với người đọc và đã truyền cảm hứng và động lực cho rất nhiều người ở trong thời kỳ lúc bấy giờ. Thời điểm tác giả viết sách là lúc ông đang nằm trên giường bệnh, khi đó ông đang trong tình trạng mù, bại liệt cơ thể và sức khỏe thì đang yếu dần…

Nội dung của cuốn sách nói về nhân vật chính có tên là Pavel Korchagin, đây là một cậu thiếu niên đang tuổi mới lớn có tính cách vô cùng lì lợm và bướng bỉnh. Khi lớn lên vào giai đoạn cuộc cách mạng đang bùng nổ , Pavel đã là một cậu thanh niên trưởng thành và trở thành một chiến sĩ cách mạng cộng sản đầy bản lĩnh, kiên cường và không chịu khất phục trước bất kì hoàn cảnh nào.

Trong tác phẩm thép đã tôi thế đấy của mình, tác giả đã xây dựng hình ảnh nhân vật Pavel luôn cống hiến hết sức trẻ của mình chỉ để phục vụ cho những lý tưởng cách mạng để góp phần vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước Liên Xô giàu mạnh hơn. Tất nhiên, chàng chiến sĩ trẻ Pavel đã phải nếm trải rất nhiều những khó khăn, nhiệm vụ nguy hiểm, cam go và phải chịu đựng muôn vàn những đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng chàng thanh niên trẻ này vẫn luôn tiến lên phía trước và không bao giờ chịu khuất phục trước mọi những khó khăn và nhiệm vụ đã và đang làm.

Cuốn tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy kinh điển này đã bộc lộ rõ tâm tư của chính tác giả Nikolai A.Ostrovsky muốn tôn vinh lên những phẩm chất đáng quý như lòng yêu quê hương đất nước, ưa chuộng hòa bình và lên án các cuộc chiến tranh, thông qua các nhân vật xuất hiện và trải dài trong cuốn truyện này. Chính họ luôn mong muốn có người đốt lò để tô luyện bản thân cứng cáp và trưởng thành hơn như một thanh thép, giống chính tên gọi của cuốn sách – thép đã tôi thế đấy.

Mặc dù rằng, để tạo nên những thanh thép đã được tôi nên như vậy, cũng đồng nghĩa với việc phải đánh đổi, hy sinh những sự mất mát của bản thân mình. Cũng như nhân vật Pavel, anh cũng đã phải chấp nhận từ bỏ tình yêu sâu đậm với cô bạn gái đáng yêu của mình, tên Tonya, dù cô được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp tư sản. Vì nhiều lý do khác nhau, Pavel cũng đành phải nói lời chia tay với Tonya để đi theo tiếng gọi của lý tưởng cách mạng:

“Anh trước hết là người của Đảng – sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”.

Trong suốt quá trình đấu tranh của mình, cũng có những lúc gặp sự thất bại và nhận lấy sự cay đắng và cũng có lúc trong những giây phút bế tắc và tuyệt vọng, Pavel đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều, anh đã từng có ý định muốn từ bỏ tất cả và chấp nhận sự thất bại, nhưng thật may mắn, đến cuối cùng thì anh vẫn vượt lên được mọi rào cản, từ số phận, tình yêu, cuộc sống cho đến bệnh tật của bản thân mình, để thay đổi và làm mới chính mình, mở ra một trang sách mới của cuộc đời mình đó là làm nhà sáng tác văn học.

Trong cuốn sách Thép đã tôi thế đấy này, có một câu nói rất nổi tiếng đã trở thành phương châm sống của rất nhiều thế hệ:

“Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người… “.

Chính câu nói này đã truyền động lực cho rất nhiều thế hệ thanh niên ở khắp mọi nơi, trong đó có cả thế hệ trẻ của người Việt Nam ta. Cuốn tác phẩm Thép đã tôi thế đấy đã đem lại những bài học, giá trị đạo đức rất quý giá mà cho đến bây giờ, chúng vẫn không hề bị lỗi thời và luôn trường tồn cùng với thời gian để mỗi thế hệ độc giả đều nhớ và nhắc đến đây chính là một trong những tác phẩm văn học rất kinh điển của thế giới mà ai cũng nên đọc qua dù chỉ một lần.

Trong cuốn sách Thép đã tôi thế đấy này, nhân vật Pavel chính là hình mẫu mà tác giả muốn hướng đến trong giai đoạn “đất nước lớn lên, những con người cũng lớn lên”. Cùng với tính cách kiên định, sau khi đã được tô luyện, đun nóng, giúp cho chất thép của Pavel trở nên cứng cáp để tiếp tục sống và chinh chiến đối mặt với những cuộc chiến đang xảy ra bên ngoài thực tiễn và bên sâu trong tâm hồn của mình.

Cuốn sách Thép đã tôi thế đấy đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng của tác giả với mong muốn đặt trọn niềm tin, sự hy vọng vào cuộc cách mạng, sẵn sàng cống hiến và cháy hết mình cho công cuộc bảo vệ quê hương, tổ quốc và đồng bào của mình. Đây có lẽ cũng là lý tưởng vĩ đại được nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam tiếp thu và đón nhận, đó chính là động lực mạnh mẽ để giúp nước Việt Nam ta sẵn sàng chiến đấu và anh dũng hết mình vì hai chữ thiêng liêng là tổ quốc, đất nước của chủ nghĩa xã hội trong suốt thời kỳ cuộc Cách mạng tháng Mười đã thành công vang dội.

Hơn nữa, cuốn sách Thép đã tôi thế đấy này chính là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, là niềm tin và hy vọng cho nhiều tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, đàn áp, để giúp họ dám mạnh mẽ và kiên cường đứng dậy, chống lại tầng lớp thống trị tàn ác, để đổi lấy sự bình yên, hạnh phúc và tự chủ cho chính bản thân của họ.

Review Thép Đã Tôi Thế Đấy

Thép đã tôi thế đấy là tác phẩm sử thi, xã hội bậc nhất do Nikolai Ostrovsky (1904 – 1936) viết trong thời kỳ Stalin. Đích thị là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại ám ảnh tận cùng hồn tủy con người trong suốt hành trình tìm kiếm một tượng đài xứng đáng chạm khắc mình vào kỷ nguyên mới của nhân loại chứ không riêng gì xứ sở bạch dương.

Thép đã tôi thế đấy – thiên tiểu thuyết không ngừng cuốn hút những giác độ thiên biến vạn hóa từ người đọc khiến chúng ta trở nên ham sống, ham chiến đấu với những thói hư tật xấu bào mòn năm tháng, bào mòn giá trị sống, bào mòn căn nguyên nguồn cội của một con người đang đèo bồng cái danh nghĩa tạm gọi là đang sống này.

Những cõi lòng ham sống và ham chiến đấu dữ dội dưới gầm trời

Trước Ostrovsky, phần chung văn đàn Xô Viết thời bấy giờ chỉ có những nhân vật tiêu cực lấn lướt, lãng quên mất các nhân vật tích cực. Paven trong Thép đã tôi thế đấy đã làm màu mỡ thêm mảnh đất khô cằn này bởi những phẩm chất ưu tú của người con cách mạng. Anh không ngừng hoài địu trên vai sự dũng cảm can trường như chất thép được tôi luyện giữa lò đời cháy rát và sự mẫn cảm với chất nhân văn thấm đượm trong cuộc chiến, nơi mà tưởng như khiến cho con người bão hòa trái tim nồng nhiệt với nhau, với cuộc đời để trưởng thành và tôi luyện mình thành hình hài mà mình hằng mong ước.

“Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.

Paven đã đứng trong nghĩa địa quê hương, trước những nấm mồ bè bạn ngã xuống mà đưa ra tuyên ngôn sống của bản thân mình như vậy đấy. Vậy thép đã tôi thế nào? Thép đã tôi trong cả thời chiến và thời bình, con người không ngừng giải phóng những phẩm chất ưu tú và hoàn thiện trái tim đạo đức của mình hơn nhằm tạo nên tấm gương, động lực thúc đẩy những lớp đàn em đi sau biết soi rọi vào mình những điều tốt và những điều chưa tốt ở mình đến tận hơi thở cuối. Dẫu trong chiến tranh, ta vẫn biết nơi ấy là nơi “hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm” (Đặng Thùy Trâm) nhưng có lẽ giống như “Nợ tang bồng” mà Nguyễn Công Trứ từ không ngừng chạm khắc vào thơ ca dân tộc muôn đời mà mỗi đấng nam nhi đang vương:

“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả trả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”

Ostrovsky đã sống và chết với tinh thần của Paven, chiến thắng của Paven như ông hoài ước ao và phải chăng đã thỏa cái chí tang bồng trả gánh nợ đất nước nợ sông núi trên mỗi trang sách tâm huyết rồi hay chăng?

Thép đã tôi thế đấy – Thảo nguyên của những cuộc chiến không hồi kết giữa cá nhân và xã hội, cái chung và cái riêng

Dân tộc Việt Nam ta là dân tộc không ngừng chinh chiến và trưởng thành bước ra từ khói lửa những cuộc chiến thần thánh để giữ gìn bờ Nam cõi Bắc. Bởi vậy nên ta dễ dàng thấm đẫm tinh thần Paven, chiến thắng của Paven, sống với những gian khổ của Paven qu hàng mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước trong cuốn tiểu thuyết vĩ đại Thép đã tôi thế đấy của Ostrovsky. Hình ảnh người anh hùng sống động và tầm vóc biết bao ấy đã khơi dậy ngọn lửa sáng tác về các bậc anh hùng trong nền văn học Việt đã từng bị coi là còi cọc về các tác phẩm chính luận và bút chiến. Paven chính là đàn anh thuộc thế hệ cách mạng tháng Mười Nga đi trước của đất nước ta, của nhân dân cách mạng cộng sản toàn thế giới dẫn dường đến lý tưởng cách mạng.

Paven trong những ngày tháng trên công trường Baiơraica, ý thức Bônsêvich trong anh không ngừng được củng cố và tôi luyện dày dặn, cứng cáp, nhất là giữa giai đoạn khi mà mặt trận lao động của cuộc chiến đang diễn ra cam go và căng thẳng vô cùng. Ở nơi “biên giới là hai cột biểu”, “hai cột biểu đối diện với nhau, im lặng và thù địch, là hiện thân của hai thế giới”, “đều trồng trên dải đất bằng thế mà giữa hai thế giới đó là một vực sâu thăm thẳm” giống như thế giới của sự chết chóc. Hai biên giới không nói chuyện được với nhau, chỉ khi người lính hồng quân bên này ném cho người lính Ba Lan bên kia bao diêm nhãn hiệu chiếc máy bay rồi nghĩ thầm: “Ừ, mà phải, của này không hợp với họ” mới có chút lóe lên dấu hiệu giao tiếp đồng loại với nhau. Sự im lặng như tờ ấy khiến người đọc buồn đến nao lòng. Vì chúng ta đều biết, họ là hai con người ở hai chí tuyến khác nhau sẽ buộc phải giết chết nhau khi chiến tranh bắt đầu. Như Ernest Hemingway từng nói: “Đừng bao giờ nghĩ rằng chiến tranh, dù cần thiết hay chính đáng đến bao nhiêu, lại không phải tội ác”. Tội ác đó thường hay được nhân loại coi là giết người nhưng xét về bản chất nó là tự sát. Chúng ta thích tự giết chết mình hơn bởi luôn sống mà không biết thế hệ mình vì sao lại tồn tại, ý nghĩa và giá trị cao cả của nhiệm vụ chiến đấu vì cái chung hay vì cái tôi riêng biệt, cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại.

Tính nhân văn của tiểu thuyết vĩ đại Thép đã tôi thế đấy xuất phát từ những vạch kẻ chỉ ra phẩm chất yêu con người, yêu đất nước, yêu hòa bình của các nhân vật tham chiến. Họ cần người đốt lò để trưởng thành nhưng mỗi một thanh thép sau khi tôi đều cần sự hi sinh, mất mát cố hữu. Paven dứt khoát, quyết liệt bỏ qua tình yêu đôi lứa đương mặn nồng với Tonya – cô người yêu xinh xắn tuổi mới lớn. Paven yêu Tonya nhưng gia đình cô lại thuộc tầng lớp tư sản. Anh nói với cô trước khi dứt áo ra đi về ánh sáng của lý tưởng: “Anh trước hết là người của Đảng – sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau này, trong khó khăn bởi việc xây dựng đường sắt nhỏ nối khu rừng với thành phố khiến Paven gặp lại Tonya nhưng cô bây giờ đã khác, có chồng và “sặc mùi băng phiến”, son phấn trong khi Paven dẫu rách rưới, tím tái vì lạnh ra sao vẫn ánh mắt ngời ngời sáng thuở thiếu thời. Cuối cùng, trong quá trình sinh hoạt trong tổ chức Đảng anh đã gặp Rita và được cô yêu quí bởi đức tính chiến binh mạnh mẽ trong con người mình. Đến tận khi bị sốt thương hàn, bại liệt và vôi hóa cột sống, anh vẫn không thôi nhắc nhở mình rằng không được lùi bước trước chông gai, tin tưởng vào tình yêu và chất lính được tôi luyện trong cuộc đời mình. Paven chính là hóa thân của tác giả trong thời kì “đất nước lớn lên, những con người cũng lớn lên” bởi cốt cách kiên nghị, chất thép thượng hạng sau ngàn lần nung chảy, đe đập của cuộc đời mà ngẩng cao đời đứng lên và đi tiếp trên thảo nguyên tươi xanh của sự sống bên cạnh những cuộc chiến giữa giá trị nội tại và ngoại giới trong chính trái tim mình.

Ngựa thồ của quãng gánh cuộc đời

Trong văn đàn Nga thời bấy giờ, bên cạnh “Người mẹ” của Macxim Gorki thì Thép đã tôi thế đấy mang một vị trí giáo dục tâm hồn cao thượng, nồng nhiệt và yêu mến cuộc đời tươi đẹp vô hạn thông qua nhân sinh quan cộng sản giúp sự soi xét địa vị xã hội dường như bị san bằng, người với người đến với nhau bằng tinh thần thay cho vật chất. Bởi thế, nó trở thành cuốn sách gối đầu giường của những người con kỉ luật hàng ngày hàng giờ chống lại những cám dỗ bủa vây xung quanh đời sống như một người anh gương mẫu tiêu biểu dẫn đầu lớp trẻ trong thời đại mới. Nhiều người hay đem so sánh Thép đã tôi thế đấy của Ostrovsky với “Chuông nguyện hồn ai” của Ernest Hemingway hay “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Nikolayevich Tolstoy bởi tính nhân văn và giá trị tham chiến của nó trong trái tim mỗi người con yêu nước thương nòi nhưng nếu xét trên phương diện ảnh hưởng, nó đều mang bản chất là chất xúc tác tích cực cho thanh niên thời đại mới đang trên con đường lột xác và giác ngộ của chính mình, luôn đứng giữa hai lối rẽ cá nhân và xã hội, vì tình yêu riêng tư đôi lứa hay vì nền độc lập chung của nước nhà. Nói đến đây xin cho phép ta dành một phút tưởng niệm những ai đã ngã xuống vì bờ cõi đất nước mà họ luôn cất chứa trong tim. Tuổi trẻ nếu mỗi khi màn đêm buông xuống ta chỉ nghĩ về chết chóc và biệt ly thì còn gì để ta thèm sống khát gợi tìm những điều tốt đẹp, trong sáng bậc nhất trong thế gian này nữa? Phải biết quên mình cho tất cả, hiến dâng cuộc sống bé nhỏ của mình vì sự sống của toàn dân tộc. Tuổi 20 ai mà không tiếc nhưng tiếc tuổi hai mươi thì còn đâu đất nước. Ostrovsky chính là gợi cho tất cả những người trẻ một tâm thế biết hi sinh, biết dấn thân làm “ngựa thồ” cho quãng gánh gian truân của phận người, phận nước. Tuổi trẻ mà sống hời hợt, vô kỉ luật, không muốn tất tưởi lo toan, suy tính cho tương lai thật đáng lo ngại cho số phận nước nhà lắm thay.

Chính Thép đã tôi thế đấy đã giúp những người con yêu nước “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” mang lại những chiến thắng vẻ vang cho không chỉ một thế hệ Việt Nam. Nó đồng thời cũng khơi ra những người khỏe mạnh về thể xác nhưng lại bất động về tâm hồn. Cuộc sống của họ bị “vôi hóa” sâu sắc bởi trong xương tủy không có một chút kỉ luật nào, mong ước nào, khát khao, lý tưởng nào rực cháy. Không một mồi lửa nào đốt họ hừng hực để sống cho ra con người. Đôi khi, ta cũng thấy trong đáy mắt họ lập lòe chút khao khát rồi vụt tắt như que diêm ẩm ướt không sống đúng với giá trị mình đã sinh ra: đó là được cháy hết mình như những Paven, những Ostrovsky, như thế hệ lớp lớp ông cha đi trước của của đất nước hình chữ S nói riêng. nhân loại nói chung. Vậy, thế nào là cuộc sống trọn vẹn? Nhân đây cho tôi xin mượn những dòng thơ của nhà thơ, triết gia lừng danh người Mỹ Ralph Waldo Emerson :

“Biết đã giúp một cuộc đời được dễ thở hơn Vì mình đã làm đã sống… Bạn ơi, như vậy là đã thành công!” (“Thành công”-TS. Phùng Liên Đoàn dịch)

Cuốn Sách Thép Đã Tôi Thế Đấy

thanhbinh

Thép đã tôi thế đấy là một tác phẩm văn học của một nhà văn Nga Nikolai Ostrovski. Trong đó tác giả đã kể lại chuyện đời mình thông qua nhân vật chính là Paven, một cuộc đời mà Paven đã vượt qua biết bao gian khó để trưởng thành và phát triển phần “người” của mình để sống một cuộc sống đáng sống, không ân hận và không hổ thẹn với lương tâm, dòng tộc, đất nước

Ý nghĩa của cuốn sách thép đã tôi thế đấy là việc gì đều phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn mới có thể tồn tại vững vàng, thành công

Nội dung sách ” thép đã tôi thế đấy “

Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) là một thanh niên lớn lên trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Cũng như bao thanh niên Liên Xô khác, anh cũng có người bạn gái chơi thân, cô tên là Tonya và sau này trở thành người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó, lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản. Anh trai Pavel cũng theo con đường này. Tônhia rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh và theo anh, không dám yêu một lý tưởng. Nhà Tonya lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel nói: “Anh trước hết là người của Đảng – sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”.

Pavel đã chia tay Tonya mà theo lý tưởng mình đã xác định. Anh hăng hái, hồ hởi cống hiến sức trẻ thanh niên của mình cho những công việc phục vụ cho nhân dân, cho Tổ quốc. Trong thời gian xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng với thành phố, tình cờ Pavel đã gặp lại Tonya. Công việc ở đây rất cực nhọc, ngày đêm chịu đói rét, gian khổ để gấp rút hoàn thành cho kỳ được con đường sắt cho kịp trước khi mùa đông tới. Nếu không kịp thì tất cả mọi người trong thành phố này sẽ chết cóng vì không đủ gỗ để sưởi ấm. Do vậy, Tonya đã suýt không nhận ra anh vì trông anh đã hoàn toàn khác, rách rưới, tím tái vì giá lạnh, gầy gò như một người ăn xin và đang xúc tuyết, tuy có đôi mắt thì vẫn là Pavlusha ngày nào. Tuy nhiên, cô đã không dám bắt tay anh khi anh đưa tay ra và anh hiểu rằng, tình cảm cũ giữa hai người vĩnh viễn không còn nữa. Cô giờ đây đã có chồng và “sặc mùi băng phiến”.

Sau này, trong quá trình lao động và sinh hoạt trong tổ chức Đảng, Pavel đã gặp Rita và được cô quý mến. Nhưng tình cảm giữa hai người chỉ giữ ở tình đồng chí… Về sau, có lúc Pavel bị bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt, vôi hóa cột sống, phải ngồi xe lăn, có một y tá chăm sóc và động viên, dồn hết tình thương cho anh. Anh cảm thấy mình không được quyền lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu mới và chuyển sang viết sách vẫn với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào

Từ khóa tìm kiếm:

thép đã tôi thế đấy

câu nói nổi tiếng trong thép đã tôi thế đấy

thép đã tôi thế đấy pdf

xem phim thép đã tôi thế đấy

thép đã tôi thế đấy ebook

thép đã tôi thế đấy audio

doc truyen thép đã tôi thế đấy

thép đã tôi thế đấy nghĩa là gì

tóm tắt thép đã tôi thế đấy

Thép Đã Tôi Thế Đấy:huyền Thoại Về Lý Tưởng Thanh Niên

Những ngày này, khán giả yêu thích nhân vật Pavel Corsaghin đang “gặp” lại anh qua bộ phim Thép đã tôi thế đấy (do Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất với sự diễn xuất của dàn diễn viên Ukraine) trên kênh VTV1. Câu nói bất hủ của Pavel: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…” một lần nữa lại vang lên trong dịp kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, vang lên trong hàng triệu trái tim yêu mến hòa bình trên thế giới.

Tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy gần như là cuốn tự truyện của nhà văn N.Ostrovsky – người đã gắn bó cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác với những thăng trầm, sóng gió và vinh quang của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Ông đã thành công khi tái hiện cuộc đời mình qua nhân vật Pavel Corsaghin. Cũng như tác giả, Pavel Corsaghin lớn lên trong gia đình công nhân, từ nhỏ đã nuôi lòng căm ghét những kẻ thống trị và bóc lột các tầng lớp dân nghèo. Khi lớn lên, được người đảng viên Jukhơrai dìu dắt, Pavel từng bước hiểu rõ ý nghĩa của những cuộc đấu tranh cách mạng trên đất nước mình. Đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp (lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản), Pavel đã chia tay người yêu là Tônhia để ra mặt trận. Ở đó, Pavel Corsaghin hăng hái chiến đấu và bị thương nặng. Sau khi giải ngũ, Pavel công tác ở Đoàn Thanh niên Kômxômôn, tham gia lao động trên các công trường xây dựng đường sắt… Tuy phải chịu đựng nhiều khó khăn gian khổ nhưng không bao giờ chàng thanh niên Pavel rơi vào tâm trạng bi quan, chán nản. Kể cả đến khi bị liệt phải nằm một chỗ, anh vẫn kiên trì học tập, viết bài cổ vũ, động viên các đồng chí của mình lao động, chiến đấu vì một lý tưởng chung. Khi bị mù, anh cũng cảm thấy mình không được quyền lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu mới với người y tá đã hết mình chăm sóc anh và chuyển sang viết văn với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào với một niềm tin mãnh liệt: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận…”.

Ra mắt bạn đọc năm 1934, Thép đã tôi thế đấy lập tức gây chấn động xã hội với hơn 2 triệu bản in được phát hành chỉ một năm sau đó. Không chỉ vậy, tác phẩm của N.Ostrovsky được xem là “cuốn sách độc nhất vô nhị và đầy sức thuyết phục” (theo đánh giá của nhà văn Nga Iuri Bêlichencô) trong lịch sử văn học Nga – Xô viết bởi sức tác động mãnh liệt của nó. Đến nay, tác phẩm của nhà văn N.Ostrovsky đã được dịch ra hơn 70 thứ tiếng, in ở khoảng 80 nước trên thế giới. Ở Việt Nam, Thép đã tôi thế đấy được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1954. Khi ấy, dưới các chiến hào Điện Biên Phủ mù mịt đạn bom, khói lửa, các chiến sĩ của chúng ta đã chuyền tay nhau bản dịch tóm lược tác phẩm của nhà văn Ostrovsky với tên gọi Luyện thành gang thép. Hình tượng của Pavel Corsaghin đã tiếp thêm sức mạnh để những người lính Việt Nam bất chấp hiểm nguy làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu… Từ đó về sau, Thép đã tôi thế đấy trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam. Trong những năm chống Mỹ cứu nước, nhiều sinh viên – người lính đã lấy Pavel Corsaghin làm hình mẫu để phấn đấu. Còn nhớ, trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc viết: “Cuộc sống của Pavel là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sĩ Hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời dành cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng…”. Trong cuốn nhật ký của mình, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm cũng viết một đoạn kể lại sự lạc quan, cũng như sự say mê nhân vật Pavel: Trên chiến trường Đức Phổ, hầu như không lúc nào ngừng tiếng súng nổ, chết chóc đau thương đè nặng lên mỗi người dân, gia đình. Vậy mà, ở giữa nơi sự “chết chóc, hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm ấy” có những người lính như chị nằm dưới công sự nghe giặc đào ở trên mà vẫn kể cho nhau nghe chuyện về anh chàng Pavel Corsaghin trong Thép đã tôi thế đấy… Được biết, trước đây ở Việt Nam đã từng có thế hệ tự gọi mình là “thế hệ Pavel” – họ đã hồn nhiên, dũng cảm bước vào chiến trường miền Nam, đi đến những nông trường xa xôi… không một chút ngại ngần, tính toán thiệt hơn. Thế mới hay sức ảnh hưởng của Thép đã tôi thế đấy thật lớn lao. Và trong một chừng mực nào đó, Pavel Corsaghin đã vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của nhân vật văn học, trở thành một hình mẫu lý tưởng của một thời đại thanh niên.

XUÂN THÀNH