Châm Ngôn Về Mục Đích Sống / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Dtdecopark.edu.vn

110+ Dòng Stt &Amp; Danh Ngôn Hay Về Mục Tiêu Và Mục Đích Cuộc Sống

Mục đích là điều bạn mong muốn đạt được cuối cùng, còn mục tiêu là những thứ cần đạt được để tiến tới mục đích mà bạn đã đặt ra. Trong cuộc sống, mục đích là kim chỉ nam cho mọi hành động, là lý tưởng để ta theo đuổi. Chỉ khi có mục đích thì chúng ta mới có động lực thúc đẩy trong công việc, mới có niềm vui vào việc mình làm. Ngược lại, nếu không có mục đích cùng những mục tiêu rõ ràng thì chúng ta chỉ như còn thuyền lạc trên biển lớn mà không tìm được lối thoát, cứ lênh đênh trên mãi dòng thời gian ngắn ngủi của đời người và cuối cùng là chết trong bão tố.

Để cuộc sống có ý nghĩa, ai cũng cần một mục đích, và để đạt được mục đích chúng ta cần phải đặt ra những mục tiêu. Điều đó sẽ tự nhiên mở ra phương hướng hành động cho chính chúng ta theo đuổi. Mục đích sống của mỗi người là khác nhau, có những mục đích tầm thường, song cũng có những mục đích sống cao cả mà người ta sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời, cả tuổi trẻ, cả tuổi thanh xuân để dành lấy nó. Nhưng dù mục đích có lớn lao hay nhỏ bé, điều đó không quan trọng, cái quan trọng là phải có một mục đích cho cuộc đời của chính bản thân mình! Như ai đó đã từng nói rằng: “Mục đích của cuộc đời là một cuộc đời có mục đích“.

Hôm nay, để tất cả mọi người cùng hiểu hơn về mục đích sống và những mục tiêu trong cuộc đời, tôi đã sưu tầm 111 dòng stt và danh ngôn hay về mục đích sống rất ý nghĩa để chúng ta cùng nhau chiêm nghiệm. Đây là những dòng status, danh ngôn và những câu nói hay đầy triết lý về những mục đích sống trong cuộc đời, hi vọng rằng các bạn sẽ thích. Ngay bây giờ, mời các bạn cùng xem qua và suy ngẫm 111 dòng stt mục đích, danh ngôn mục đích và những câu nói hay về mục đích sống sau đây. Chúc các bạn vui vẻ bên những dòng danh ngôn và status hay về mục đích sống đầy ý nghĩa!

” Status và danh ngôn ý nghĩa về mục đích sống

2, Mục đích của cuộc đời? Đúng là câu hỏi ngu ngốc: Cuộc đời chính là mục đích! – The Purpose of Life? That’s a silly question: Life is the purpose!Khuyết danh

4, Sự tồn tại là cuộc mặc cả lạ lùng. Đời nợ chúng ta thì ít mà chúng ta thì nợ đời tất cả. Hạnh phúc thực sự duy nhất đến từ việc cống hiến hết bản thân vì một mục đích nào đó. – Existence is a strange bargain. Life owes us little; we owe it everything. The only true happiness comes from squandering ourselves for a purpose.William Cowper

14, Bí quyết của thành công là không thay đổi mục đíchTục ngữ Hàn Quốc

” Những câu nói hay về mục đích sống đầy triết lý

28, Con tàu rất an toàn khi neo đậu tại cảng nhưng người ta đóng tàu không phải vì mục đích đó.Khuyết danh

29, Hãy vì mục đích lý tưởng mà tìm ra phương pháp, đừng tìm cách biện minh cho sai lầm của mình.Khuyết danh

36, Hãy hiểu điều mình muốn làm, giữ vững ý nghĩ đó trong đầu, và hàng ngày hãy làm điều cần làm, và mỗi hoàng hôn, bạn sẽ thấy mình tới gần mục tiêu hơn. – Know what you want to do, hold the thought firmly, and do every day what should be done, and every sunset will see you that much nearer to your goal.Elbert Hubbard

” Châm ngôn hay về mục tiêu sống rất đáng để suy ngẫm

” Những câu nói hay về mục tiêu sống bằng tiếng Anh

67, Những điều tốt đẹp không đến với những người ngu ngốc chờ đợi, mà chỉ đển với những người theo đuổi mục tiêu và ước mơ của mình.Weibo – Dịch: Thương Thương Đặng

73, Chúng ta sinh ra trên trái đất này bằng hai bàn tay không. Nhưng mục tiêu của đời người là phải làm được một cái gì đó cho cuộc đời.Danh ngôn tiếng Hàn

” Danh ngôn hay và ý nghĩa về những mục tiêu trong cuộc đời

109, Tìm ra mục đích sống của bạn là bước quan trọng đầu tiên để sống một cuộc sống không giới hạn.Nick Vujicic

111, Tư thế của người trẻ tuổi khi nỗ lực hướng về một mục tiêu nào đó, là tư thế mạnh mẽ nhất, mới mẻ nhất, tươi đẹp nhất. Trên thế giới không tìm được điều gì đẹp đẽ hơn đấu tranh gian khổ của tuổi trẻ.Khuyết danh

Và vừa rồi là 111 dòng status, danh ngôn, triết lý hay nhất về mục tiêu sống và những mục đích của cuộc đời mà tôi muốn gửi gắm đến các bạn. Hi vọng rằng các bạn cũng sẽ thích và yêu mến những câu nói hay về mục đích và mục tiêu này. Cuộc sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa và có giá trị khi có một mục đích để theo đuổi, hãy sớm tìm ra một mục đích cho cuộc đời mình và đặt ra những mục tiêu để theo đuổi nó các bạn nhé! Đừng quên cất giữ thật kĩ những dòng danh ngôn và những câu nói hay đầy ý nghĩa này trong cuộc đời mình, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho những hành trình sau này của bạn!

Hãy thường xuyên ghé thăm OCuaSo.Com để cập nhật nhanh những danh ngôn ý nghĩa và status hay về tình yêu cuộc sống, ngoài ra, các bạn cũng có thể xem thêm thơ tình buồn cùng những chuyên mục khác trên blog. Chúc các bạn vui vẻ!

110+ Dòng STT & Danh Ngôn Hay Về Mục Tiêu Và Mục Đích Cuộc Sống – Xem thêm Những Câu Nói Hay Về Cuộc Sống hoặc STT Hay Và Mới Nhất

Bạn có thích bài viết ” 110+ Dòng STT & Danh Ngôn Hay Về Mục Tiêu Và Mục Đích Cuộc Sống” thuộc chuyên mục STT – Danh Ngôn của Ô Cửa Sổ Blog không? Nếu thích, hãy thường xuyên ghé thăm blog của tôi để đón đọc những bài viết mới nhất nhé ♡ !

Top 7 Bài Văn Mẫu Nghị Luận Về Mục Đích Học Tập Của Unesco Lớp 9 Chọn Lọc

Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO lớp 9 – Bài làm 1

Một xã hội muốn phát triển thì giáo dục luôn phải đặt lên hàng đầu. Con người do vậy từ lúc sinh ra đến cuối cuộc đời đều phải học. Học tập không phải là công việc của ngày một, ngày hai mà đó là công việc cả đời. Những người có học vấn thấp thì sẽ khó có được thành công như những người có học vấn cao. Tuy biết rõ điều này nhưng vẫn có rất nhiều người xem nhẹ việc học, không có mục đích học tập. Trước vấn đề này, UNESCO đã đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chắc hẳn ý kiến này đã khiến nhiều người giật mình bởi bấy lâu nay họ không nghĩ đến mục đích của việc học.

Mỗi ngày con người học được rất nhiều thứ từ những bài giảng trên lớp, từ cuộc sống, từ sách vở,… Từ xưa đến nay, nhân loại có rất nhiều câu nói hay về vấn đề học tập. Chẳng hạn như Lênin có câu nói: “Học, học nữa, học mãi”. Hay như ngạn ngữ Trung Quốc cũng có một câu rất hay là “Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời”. Có thể nói, giai đoạn tuổi trẻ chính là giai đoạn quan trọng nhất và ở giai đoạn này con người phải tích cực học tập nhất. Đặt ra những mục tiêu trong học tập chính là cách con người tự thúc đẩy mình để bản thân học tập một cách hiệu quả hơn. Theo bạn chúng ta nên học để làm gì? Học cho người khác hay học cho chính bản thân mình?

Theo tôi, học trước hết là để biết. Đây chính là mục đích đầu tiên và cơ bản nhất của việc học, giống như câu nói “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Khi chúng ta học, chúng ta sẽ được mở mang kiến thức, tăng thêm sự hiểu biết cũng như vốn sống. Đâu phải đủ 6 tuổi chúng ta mới bắt đầu đi học. Ngay từ khi chào đời chúng ta đã phải học bài học đầu đời đó chính là học ăn. Rồi dần dần theo quy luật tự nhiên, con người học lẫy, học bò, học đứng, học đi, học nói,… Mỗi một lần học, con người lại phát triển hơn lên. Khi đã học được những điều cơ bản nhất ấy, con người bắt đầu học chữ, học số, học lễ, học văn,… Con người cần học để trở thành những người có hiểu biết. Minh chứng dễ hiểu nhất là nếu chúng ta không học chữ, chúng ta không thể đọc, không thể viết, không thể tiếp thu những kiến thức mà xã hội nhân loại đã đúc kết. Khi ấy, ta cũng khó có thể giao tiếp được với thế giới và con người như vậy sẽ ngày càng tụt hậu, lạc lõng. Con người từ thời kì đồ đá cũng nhờ sự ham học hỏi mới gây dựng được xã hội phát triển như bây giờ.

Nếu con người chỉ học mà không biết vận dụng thì cũng khó để xã hội phát triển. Đó là lý do chúng ta cần học để làm. Học và hành lúc nào cũng phải song song với nhau. Bác Hồ của chúng ta cũng từng có câu nói rất nổi tiếng: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Như vậy, nếu con người chỉ biết học mà không biết hành thì học vấn sẽ không đem lại giá trị gì cho đời sống. Việc học như vậy sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Chúng ta muốn thực hành tốt thì phải học giỏi, khi đã học giỏi thì hãy cố thực hành cho tốt.

Mục đích tiếp theo nữa của việc học chính là học để chung sống. Con người từ bao đời này đã học tập để hòa nhập, để thích nghi và để phát triển. Một xã hội muốn phát triển thì không chỉ nhờ vào sự nỗi lực của một vài người mà cần vào sự nỗ lực của cả cộng đồng người. Mặc dù trái đất của chúng ta có rất nhiều quốc gia khác nhau nhưng bạn có thể thấy, hiện nay ranh giới về văn hóa, về đẳng cấp giữa các quốc gia đang dần được xóa bỏ. Mối thông thương về kinh tế, giao lưu về văn hóa đang dần mở rộng hơn. Người ở nước này có thể đi sang nước khác. Các quốc gia hợp tác với nhau để toàn xã hội được phát triển.

Và mục đích cuối cùng của việc học theo tôi đó chính là học để khẳng định mình. Chúng ta đang đứng ở đâu trong xã hội này? Bán muốn mình thành công, có chỗ đứng, có tên tuổi hay một kẻ vô công rồi nghề không ai biết tới? Học tập không phải là để nổi tiếng, ai nhìn vào cũng ngưỡng mộ mà học tập là để chúng ta khẳng định bản thân và vững vàng trong cuộc sống. Một người có kiến thức họ sẽ rất tự tin khi bước ra ngoài xã hội. Ngược lại người không có kiến thức luôn e ngại và sợ hãi.

Dù nhìn về quá khứ hay hướng đến tương lai chúng ta đều nhận thấy một điều rằng đề xướng của UNESCO về mục đích học tập là đúng đắn và toàn diện. Chỉ cần con người xác định được mục đích của việc học, hiểu được ý nghĩa của việc học thì con người sẽ thấy việc học không phải là nghĩa vụ, cũng không phải là gánh nặng. Chúng ta đi học là vì chính bản thân mình chứ không phải học cho thầy cô hay bố mẹ. Chúng ta đi học không phải để lấy thành tích mà là để lấy kiến thức, không phải để sau này kiếm được tiền mà là để khẳng định mình.

Trên thực tế vẫn có những người nghĩa việc đi học là vì ép buộc, đi học chỉ để lấy thành tích nên học tìm mọi cách để có được thành tích tốt. Họ không cố gắng để tích lũy kiến thức cho mình. Những người như vậy sẽ khó có thể thành công được trong tương lai và chính họ lại là người kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Chúng ta, thế hệ tương lai của đất nước, liệu bạn có muốn đất nước Việt Nam phát triển hơn không? Trong số chúng ta sau này có người sẽ làm giám đốc, Bộ trường,… cũng có người chỉ là một nhân viên, một công dân bình thường nhưng nếu chúng ta nỗ lực học tập từ bây giờ thì dù ở bất cứ vị trí nào, trong vai trò ra sao chúng ta cũng có thể cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho đất nước.

Bài văn mẫu Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO

Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO lớp 9 – Bài làm 2

Darwin đã từng khẳng định: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Học tập chưa và không bao giờ là đủ hay thừa. Bởi “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Đó chính là mục đích của học tập được UNESCO đề xướng.

Học là quá trình tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm từ người khác, cuộc sống để làm đầy lên vốn hiểu biết của mình.

Học trước hết là để “biết”. Biết là có những kiến thức, hiểu biết về đời sống, con người xung quanh và có thể lí giải cho những hiện tượng trong cuộc sống. Đúng vậy, bản chất con người chúng ta luôn tò mò và hiếu kì, muốn tìm hiểu về cuộc sống xung quanh. Cuộc sống ngày càng phong phú và mở ra với bao điều diệu kì thì mong muốn tìm hiểu, làm chủ kiến thức và cuộc sống. Vậy những hiểu biết ấy đâu, làm sao mà có? Trên những trang sách, ở mỗi con người và qua từng mảnh đất ta đã từng đi qua, tất cả đều là những bài học của chúng ta. Việc của chúng ta chính là học. Học để mở mang kiến thức, để biết rằng cuộc sống không hề tẻ nhạt mà nó ẩn chứa những triết lí trong những trang sách, và cả tình người qua mỗi mảnh đời. Học từ những cuốn sách lịch sử để biết nguồn gốc và giá trị của cuộc sống hôm nay. Học từ những cuốn sách chuyên môn để trau dồi thêm kĩ năng và trình độ. Học từ những con người khuyết tật nhưng vẫn vươn lên làm người có ích để biết cuộc sống này còn nhiều bất hạnh và cũng nhiều đóa hoa vươn lên giữa vùng sỏi đá khô cằn để nở những bông hoa thật đẹp.

Học còn để làm. Làm là thực hành, ứng dụng những kiến thức đã được học vào trong đời sống, ứng xử hằng ngày. Người ta thường nói: học phải đi đôi với hành. Kiến thức học được trong sách vở, tiếp thu được mà không sử dụng trong thực tiễn thì cũng chỉ là kiến thức chết. Con tàu dẫu có đẹp và vĩ đại đến đâu cũng chỉ vô ích nếu không được vẫy vùng giữa đại dương rộng lớn. Bông hoa có đẹp đến mấy cũng ích gì khi chẳng có ai thưởng thức và chẳng thể làm đẹp cho đời. Kiến thức tiếp thu được chỉ là lí thuyết, căn bản. Làm chính là biến những kiến thức trừu tượng, khô cứng thành sản phẩm, là để chứng thực tính đúng đắn và chân xác của những điều mình học được. Làm để biến những điều mình nhận được thành những thứ có ích cống hiến cho cuộc sống, cho con người và cả chính mình. Học mười mấy năm trong ghế nhà trường để sau này, những sinh viên kia sẽ trở thành những kiến trúc sư kiến tạo, những bác sĩ tận tâm, những cô giáo mang tri thức lại cho thế hệ sau, … Học để làm, và làm cũng để chứng minh ta đã học và tiếp thu như thế nào.

Học còn để chung sống. Chung sống chính là khả năng hòa nhập, thích nghi với môi trường sống, con người xung quanh. Chung sống là trình độ cao hơn khi ta đã “biết”, đã “làm” thuần thục. Cuộc sống của con người là tổng hòa của những mối quan hệ. Chúng ta không thể sống riêng rẽ mà tách khỏi cộng đồng. Vì thế, học để chung sống cũng là điều tất yếu. Học từ cuộc sống để biết những quy luật của nhân tình thế thái, rằng: cuộc sống này không hề dễ dàng, muốn thành công, muốn hạnh phúc, đều phải trải qua những thử thách, gian nan. Học để biết cách đứng lên khi vấp ngã, không nản lòng với khó khăn, để quyết tâm giành lấy hạnh phúc về chính mình. Biết cuộc sống này còn nhiều những số phận khó khăn, học để biết yêu thương, “lá lành đùm lá rách”, để cùng là con người, có thể sống không vội vã, không ganh đua, hòa thuận. Học từ những người xung quanh để biết cách cho đi không cần nhận lại, để những trái tim có thể hòa làm một trong những quỹ từ thiện giúp trẻ em nghèo, trong hành trình đỏ hiến máu cứu người, trong ngay những nụ cười hằng ngày. Học để có thể sống trong cộng đồng, chung sống với khó khăn, gian khổ và chung sống với nhau hòa bình.

Và cuối cùng, học là để khẳng định mình, là để thể hiện và bộc lộ con người mình trong sự ghi nhận của người khác, của cuộc sống. Chúng ta sinh đời để làm gì? Không phải để như giọt nước hòa vào đại dương mênh mông. Không cần như một hạt cát vô danh trong biển người vô tận. Không để chết đi mà không một dấu ấn trong lòng người. Hành trình sống của con người, biết, làm và chung sống, rốt cục cũng để là khẳng định mình với cuộc đời, với chính mình nữa. Học để khẳng định mình là người có kiến thức và suy luận, mình là người có những cống hiến, có thể yêu thương và sống tốt trong mối quan hệ cộng đồng. Và để khẳng định: tôi là chính tôi, không phải một ai khác, không thể quên lãng, dẫu có bình thường nhưng không bao giờ tầm thường. Học tập để có khẳng định tài năng của mình cho khoa học, đem lại tiếng cười cho cuộc sống như Lê Bá Khánh Trình đã in dấu chân của mình trong trái tim mọi người. Học tập, cố gắng và cống hiến để khẳng định: “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo, và “tôi là một điều kì diệu, bạn cũng là một điều kì diệu”- Nick Vujjic.

Có người học nhiều, học ít mà thành vĩ nhân nhưng không có người tài nào lại không học. Bạn có thể không trở thành những ngôi sao sáng trong cuộc đời mọi người, nhưng ít nhất hãy tự tỏa sáng trong cuộc đời chính mình. Bằng con đường học.

Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO lớp 9 – Bài làm 3

Từ lâu, giáo dục đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm nhất của xã hội: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc học tập trở thành nhiệm vụ suốt đời của con người, bởi “người không học như ngọc không mài”. Tuy nhiên, không phải ai cũng xác định được cho mình mục đích học tập đúng đắn. Về vấn đề này, UNESCO đã đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Ý kiến của UNESCO đã đem đến cho chúng ta một bài học quý báu về mục đích học tập.

Học là quá trình tiếp thu kiến thức từ thầy cô, sách vở, từ xã hội và cuộc sống,… Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời”. Quả đúng như vậy, bất kì ai cũng có thể hiểu rằng học tập là một công việc quan trọng bậc nhất trong cuộc đời mỗi con người. Con người học phải có mục đích mới có động lực thúc đẩy quá trình học tập diễn ra hiệu quả. Vậy rốt cuộc học để làm gì?

Trước hết, “học để biết”. Đây là cấp độ đầu tiên của việc học, học để mở mang kiến thức, tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết, từ những điều cơ bản nhất như chữ cái, con số cho đến những thứ lớn lao hơn như những học thuyết của các nhà khoa học, những quy luật của vũ trụ. Nhu cầu hiểu biết là nhu cầu cơ bản của con người. Nhờ quá trình học tập, con người tự làm phong phú thêm cho kiến thức của mình, được trang bị hành trang bước vào thế giới, được hiểu hơn về con người, về cuộc sống, về thế giới, và về chính bản thân mình. Học để biết, con người mới thoát ra khỏi thời kì mông muội, làm chủ cuộc sống của chính mình.

Tuy nhiên, người xưa vẫn thường quan niệm: “Trăm hay không bằng tay quen”. Bởi thế, học không chỉ để biết, mà còn “Học để làm”. Chủ tich Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Học vẫn luôn đi đôi với hành, nếu chỉ biết mà không biết áp dụng kiến thức mình có vào đời sống để làm thì việc học cũng không con ý nghĩa gì cả. Để hoàn thành bất cứ việc gì, bên cạnh lí thuyết, kinh nghiệm thì luôn cần có sự thực hành.

Ở cấp độ tiếp theo, sau khi đã có kiên thức và vận dụng kiến thực, con người lại “Học để chung sống”, có nghĩa là học để hòa nhập, thích nghi, cùng phát triển với cộng đồng, xã hội. Đó là một mục đích đầy tính nhân văn. Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Giá trị của con người chỉ thực sự được khẳng định khi đặt trong mối quan hệ với cộng đồng. Nhờ quá trình học tập, con người được nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng làm việc nhóm để cùng hợp tác phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Cuối cùng là “Học để tự khẳng định mình”. Đó là học để khẳng định được giá trị và ý nghĩa tồn tại của một cá nhân đối với cuộc đời, từ đó tạo dựng được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội. Từ những kiến thức tiếp thu từ quá trình học tập, con người lao động, cống hiến, tạo ra thành quả cho cuộc đời, từ đó con người được xá hội công nhận. Đó chính là cách mà ta tự khẳng định giá trị bản thân.

Có thể nói, đề xướng của UNESCO về mục đích học tập đầy đủ, toàn diện, đúng đắn và có ý nghĩa với mọi thời đại, đặc biệt là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay. Khi xác định được mục đích học tập đúng đắn, con người sẽ có động lực phấn đấu, học tập. Trong thực tế, có không ít học sinh vẫn chưa tìm được ý nghĩa của việc học tập, coi học hành là gánh nặng, là nghĩa vụ, hoặc xác định sai lệch: học để lấy thành tích, học chỉ để kiếm tiền,… dẫn đến những hệ lụy như bệnh thành tích, hiện tượng quay cóp, thái độ sai trong thi cử kiểm tra. Chính những điều đó đang kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Nelson Mandela cho rằng: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”. Việc học tập vẫn luôn là công việc quan trọng, gian khổ nhưng đầy ý nghĩa. Chúng ta, đặc biệt là người trẻ, cần có thái độ học tập tích cực với một mục đích học tập đúng đắn: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO lớp 9 – Bài làm 4

Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu hết được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi người.

“Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời. Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới.

Kiến thức là một kho tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Tuy vậy, con người chúng ta luôn có khao khát được chinh phục kho tàng này, dù việc đó chẳng dễ dàng gì. Và chỉ có việc học mới có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó. Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Không có một công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học cả. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh; học từ những kinh nghiệm trong cuộc sống,… rồi lại mang những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống, “làm giàu” cho bản thân ta cả về vật chất lẫn tinh thần và thậm chí giúp đỡ những người khác. Một đất nước có nhiều công dân có trình độ, có tri thức sẽ phát triển rất nhanh và nhanh chóng trở thành một nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã giúp đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó khăn về vật chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội. Thậm chí, cả những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Có lần, một tờ báo đăng một bài viết về lớp học tiếng Việt ở Đức, về việc học tiếng Việt, văn hóa Việt của những người Đức chuẩn bị sang Việt Nam là việc. Không ai yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ biết đó là những điều cần thiết cho cuộc sống của họ ở một đất nước mới với nền văn hóa khác biệt rất nhiều so với văn hóa Đức.

Học hành có ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể dạy cho các bạn được. Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các bạn học được.

Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học. Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua tan căng thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới.

“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn. Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” với một thái độ kiêu hãnh chứ không phải tự ti, rụt rè.

Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO lớp 9 – Bài làm 5

Những bài văn mẫu Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO

Nước ta là nước ngàn năm văn hiến, luôn luôn đề cao vai trò của việc học. Song mỗi người lại có những phương pháp, mục đích học tập khác nhau. Nói về cách xác định đúng đắn mục đích của việc học, UNESCO đã từng đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Lời nhận định trên của UNESCO đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn đối với mỗi cá nhân.

Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về khoa học kĩ thuật, văn hóa xã hội và nhất là học để con người học cách chung sống cùng cộng đồng. Quá trình học của con người diễn ra một cách liên tục, người ta học ở mọi lúc và mọi nơi. Như nhà cách mạng vĩ đại nước Nga đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi” (Lê-nin). “Học để biết” là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang hiểu biết cá nhân. “Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là cách con người ta áp dụng những lí thuyết vào trong thực tế lao động và sản xuất, học cách đối nhân, xử thế trong cuộc sống thường nhật. Và từ việc học để biết, học để làm, học để chung sống sẽ tạo cho mỗi cá nhân một vị thế, một chỗ đứng riêng trong xã hội để tự khẳng định mình.

UNESCO đã khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn của mỗi cá nhân. Chỉ khi có được mục tiêu học tập đúng đắn con người mới xác định rõ phương pháp học tập để mang lại kết quả tốt nhất. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh, thiếu niên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn thế nữa điều này còn phù hợp với đất nước ta khi đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục đích đầu tiên của việc học mà UNESCO đề cập tới là “học để biết”. Mục tiêu này được đặt lên hàng đầu là bởi: Kho tàng trí tuệ của nhân loại là vô tận mà con người chỉ như một hạt cát giữa sa mạc hay một giọt nước giữa đại dương mênh mông. Con người phải không ngừng học tập để tiếp nhận và bắt kịp với những tri thức đang ngày càng mở rộng của nhân loại. Học mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Học đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. Học đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tới ngày mai, và để hiểu sâu sắc hơn về thực tại. Quan trọng hơn cả việc học để biết sẽ tạo nền tảng cho việc thực hiện và áp dụng vào công việc sau này. Vậy nên con người phải không ngừng lĩnh hội những tri thức của nhân loại để làm giàu thêm hiểu biết cá nhân.

Chỉ khi con người đã lĩnh hội tri thức và vận dụng nó một cách thuần thục vào đời sống thì việc học tập đó mới thực sự là có ý nghĩa: “học để làm”. Thực hành bằng chính sức lực của mình sẽ giúp con người kiểm tra được mức độ hiểu biết của bản thân. Không phải bất kì ai học giỏi là sẽ làm tốt. Khi các đề án, dự thảo của những giáo sư, tiến sĩ không được áp dụng vào thực tế thì đó chỉ là những lí thuyết xuông. Những thứ ấy trở nên vô giá trị khi chỉ được lưu giữ trong bảo tàng, trong thư viện như một kỉ niệm lịch sử. Bởi việc học và hành phải đi liền với nhau mới mang lại kết quả cao. “Học để biết” sẽ giúp cho “học để làm” được thuần thục và tránh được những sai sót không đáng có trong việc áp dụng lí thuyết vào thực tế.

Mặc dù không được học tập một cách bài bản như những giáo sư hay tiến sĩ, song những người nông dân lại biết vận dụng một cách sáng tạo những gì họ chứng kiến và họ hiểu rõ mục đích , cái mà họ thực sự cần trong đời sống sản xuất. Họ học trên chính ruộng đồng, trên những luống cày, họ học bằng chính mồ hôi và nước mắt. Họ đúc rút từ quá trình lao động và tự đi tìm kiếm những giải pháp giúp cho cuộc sống đỡ vất vả, khó khăn, để sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả cao mà lại ít tốn công sức hơn. Nhà khoa học Lương Định Của đã tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt cho những người nông dân. Không những vậy ông còn là người biết áp dụng những gì đã nghiên cứu vào đời sống thực tại. Trong một lần đi trên đường, ông nhìn thấy bà con cấy dưới ruộng ông đã khuyên mọi người cấy ngửa tay cho nhanh và cây lúa sẽ nhanh bén rễ. Mọi người tưởng rằng đó chỉ là những lí thuyết xuông nên đã mời ông xuống cấy thi. Nhà khoa học nhận lời, bước xuống ô tô rồi ông xuống ruộng và cấy. Ông cấy thi với một chị cấy nhanh nhất ở đó. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ông đã bỏ xa chị kia, ông không chỉ cấy rất nhanh mà còn rất thẳng. Từ đó bà con đều khâm phục ông bởi ông không chỉ là nhà khoa học giỏi mà hơn thế nữa ông còn biết áp dụng những điều đó vào trong thực tế một cách thành thạo. Ông thực sự đã trở thành tấm gương cho việc “học để làm” để người khác học tập.

Khi đã học để biết và áp dụng được những điều đó vào trong thực tế cũng là lúc con người phải học cách chung sống với cộng đồng. “Học để chung sống” là cách con người điều hòa các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày và điều đó chỉ thực hiện được khi mỗi cá nhân biết lắng nghe và thấu hiểu cùng mọi người. “Học để chung sống” thực sự thành công khi bạn có khả năng làm cho người khác hiểu, tôn trọng mình. Chắc hẳn bạn đọc vẫn chưa quên hình ảnh của nhân vật Giăng Van-giăng trong tiểu thuyết “Những người cùng khổ” với câu nói nổi tiếng: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau”. Chính tình yêu thương, sự hi sinh cao cả của Giăng Van-giăng dành cho Cô-dét và Ma-ri-úyt đã khiến cho Gia-ve – một gã thanh tra cảnh sát độc đoán, lần đầu tiên cảm thấy mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử. Không chỉ vậy, tình cảm cao quý ấy của ông đã giúp cho Phăng-tin, một người mẹ nghèo thất lạc con, được ra đi trong sự yên bình và thanh thản. Bằng ánh sáng của tình yêu thương Giăng Van-giăng đã đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Giăng Van-giăng là hiện thân cao đẹp nhất của lẽ sống tình thương, của sự chung sống hết mình vì cộng đồng, vì người khác. Chính vì vậy, tác giả Huy-gô đã tạo cho tiểu thuyết sức sống mạnh mẽ vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.

Quá trình học tập diễn ra một cách liên tục và lâu dài vì thế đòi hỏi người học phải không ngừng tích lũy kiến thức, làm mới bản thân, và đặc biệt là không bao giờ được bằng lòng với những gì mà mình đã biết. “Học để tự khẳng định mình” là cách con người khẳng định bản thân với chính mình, mới có thể khẳng định mình với mọi người. Khi con người tự khẳng định được mình thì mới được mọi người công nhận, ngưỡng mộ, tôn trọng nhân cách của mình. Năm 2010, giáo sư Ngô Bảo Châu đã mang về vinh quang cho đất nước Việt Nam khi nhận giải thưởng Field về toán học tại Ấn Độ. Đây là giải thưởng cao quý nhất dành cho toán học thế giới. Trước khi giành được giải thưởng này, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng là một trong những nhà toán học hàng đầu thế giới. Song để khẳng định chính mình với bản thân, với cộng đồng giáo sư vẫn không ngừng học tập và để mang về vinh quang cho Tổ quốc như ngày hôm nay. Mục đích là ngọn đèn chỉ đường cho những việc làm, hành động cho con người. Chỉ khi có mục đích rõ ràng mọi người mới có thể tránh được những thiếu sót, sai lầm, điều chỉnh hành vi của thân. Việc học cũng như vậy, khi con người xác định được mục tiêu học tập đúng đắn là bước đầu cho sự thành công của con đường học vấn.

Ở trên đời có nhiều người đi học, nhưng ít người biết học cho thành tài là do họ thiếu hoặc vẫn chưa xác định được mục đích học tập đúng đắn. Do không xác định được mục tiêu học tập nên những người này dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ngán với việc học, với họ học chỉ mang tính chất chống đối. Tác hại của việc không xác định được mục tiêu học tập đã dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Đó là hành vi quay cóp, sử dụng tài liệu trong thi cử hay cách sống buông thả của một bộ phận học sinh, sinh viên gây ra những tệ nạn xã hội hiện nay. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động, khi đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất cần đến những thanh niên tri thức, giàu hiểu biết về khoa học-kĩ thuật. Họ đang không làm đúng với bổn phận của công dân. Qua đó, ta lại càng thấy được vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn mà UNESCO đã đề xướng.

Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường tôi càng thấu hiểu vai trò của cách xác định mục đích học tập đúng đắn. Chỉ khi có được điều này ta mới có thể xác định phương pháp và cách thức học tốt nhất để mang lại hiệu quả học tập cao. Những bạn chưa xác định được mục đích học tập thì thường chán nản, bỏ bê việc học điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của họ sau này.

Tục ngữ Nga có câu: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. Con người được đi học sẽ mở mang thêm hiểu biết làm giàu thêm tri thức nhân loại. Nên để cho việc học có hiệu quả cao thì mỗi người cần xác định cho mình một mục đích học tập đúng đắn có thể như UNESCO đã đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO lớp 9 – Bài làm 6

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Mục đích học tập mà UNESCO để ra không chỉ phù hợp với thời đại mà luôn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng hai yêu cầu: tiếp thu kiến thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết: “học đế biết”. Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con số rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nên tảng cơ bản nhất ây đã dần hình thành nên một hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.

Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: “Trăm hay không bằng tay quen”. Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví đụ dễ thấy rằng cuộc sống của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân “chân lấm tay bùn” suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” không được học hành đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi, xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người biết trang trí bản thân chứ ko biết rèn luvện bản thân.

Như vậy “học” thôi chưa đủ mà còn phải “đi đôi với hành” nữa. Tất nhiên chúng ta ko nên nghiêng phiên diện một phía: “học” quan trọng hơn “hành” quan trọng hơn mà cần biết điều hòa kết hợp giữa hai yêu tố đó. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền đề quan trọng. Để hoàn thành công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động hai chiều giữa “học” và “hành”, “biết” và “làm”, chúng bổ sung, tương tác với nhau, là hai mặt của quá trình.

Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:” học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Đây chính là mục đích học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. Một bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nhiệm vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chi là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kim hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan trọng.

Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định hướng học tập dễ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như một cái thang dài vô tận, bước qua một bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!

Học tập là một công việc đòi hỏi nhiều yếu tố bởi đây là một công việc hết sức quan trọng cho tương lai mỗi người và là một quá trình có đích đến. Mỗi người đều có cho mình một mục đích riêng khi đầu tư học tập một điều gì đó, còn đối với tổ chứ UNESCO thì mục đích học tập chính là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Bài văn hay Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO

Mục đích học tập này của UNESCO có nghĩa là gì? Học để biết. Đây vẫn là mục đích truyền thống của việc học. Học là để nắm bắt tri thức, hiểu biết về thế giới, về vạn vật, về con người. Và không chỉ để biết như là một lí thuyết suông, học còn là để làm, để áp dụng những điều mà mình đã được học vào trong đời sống. Còn việc học để chung sống tức là học để hiểu biết những điều mới mẻ, để ta không lạc hậu so với thế hệ, điều này còn có nghĩa là học những nét văn hóa, những đạo lí lễ nghĩa để sống sao cho tốt đẹp, cho hòa đồng và đúng đắn. Và cuối cùng, quan trọng không kém, đó là học để tự khẳng định mình, học những tri thức để tự khám phá bản thân, tìm thấy tài năng của bản thân, bộc lộ tài năng ấy và khẳng định giá trị của bản thân trong lĩnh vực ta muốn và trên hết là khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Hiểu được ý nghĩa những mục đích này, ta thấy việc học thực sự rất quan trọng đối với mỗi người.

Xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu đòi hỏi về con người ngày càng cao hơn. Mọi thứ đang biến đổi không ngừng và con người cần học tập khám phá để hiểu hết những điều trước khi ta sinh ra và sự biến đổi khi ta đang được sống thậm chí còn có thể nhìn ra được tương lai. Con người muốn biết phải học hỏi, không có điều gì tự nhiên mà có, con người luôn cần học tập để nâng cao hiểu biết của mình. Nhờ vào hiểu biết đó, con người mới làm được những điều khác. Học tập suy cho cùng cũng là để làm nên một điều gì đó. Ta học không phải là học những kiến thức dập khuôn sáo rỗng mà là học để áp dụng được vào thực tế đời sống làm nên những điều có ích cho cuộc đời. Và ngày nay, khi mọi thứ đều phát triển, con người cùng không thể dậm chân tại chỗ mà cần không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển theo, không thể tụt hậu so với thế giới. Và nhất là khi ta tiếp xúc với một môi trường mới, một quốc gia mới, ta buộc phải học để hiếu biết nền văn hóa của người để chung sống với người nhưng cũng hiểu để gìn giữ bản sắc của riêng ta, hòa nhập nhưng không hào tan. Và trên tất cả, cần học để khẳng định vị thế của bản thân. Con người sinh ra không phải để trở thành một hạt cát vô danh mà sinh ra là để cống hiến cho cuộc đời này, phải khẳng định được giá trị của bản thân mới xứng đáng với những điều mà tạo hóa đã ban tặng cho ta.

Việc học vốn đã giúp ích cho người học, nó nâng cao tầm hiểu biết, sự sáng tạo, mang lại cho xã hội những nhân tài và cơ hội để phát triển. Nhưng mục đích học tập cũng quan trọng không kém, nó tạo động lực và định hướng cho người học trên suốt quá trình theo đuổi tri thức. Không có mục tiêu, con người khó mà hoàn thành điều gì cao cả được.

Tấm gương học tập lớn nhất mà chúng ta không thể quên đó là Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã tự học hỏi để biết, để làm, để du nhập nước người, mang tinh hoa về để giải phóng dân tộc và khẳng đinh sự độc lập trường tồn của toàn lãnh thổ.

Từ đó người học chúng ta cần nhớ đến mục đích của UNESCO để xác định việc học hành quan trọng, luôn cố gắng phấn đấu để trở thành một con người toàn diện.

Mục đích học tập của UNESCO tuy không thể gọi là hoàn hảo nhưng là một mục đích học tập vô cùng chân xác cho tất cả chúng ta. Mỗi người khi học cần xác định cho mình một mục đích cụ thể để hướng tới, để phát triển và để thành công.

Thu Thủy

Châm Ngôn Nói Về Cuộc Sống

2. DANH NGÔN CUỘC SỐNG. Tổng Hợp Những Câu Danh Ngôn Hay Và Ý Nghĩa Nhất

6. Chuyên trang châm ngôn cuộc sống hay, những câu nói nổi tiếng về cuộc sống, các bài học ý nghĩa nhất.

7. Những câu nói hay về cuộc sống quanh ta, cuộc sống gia đình hay những câu châm ngôn ngắn , chất.

9. Chuyên trang châm ngôn cuộc sống hay, những câu nói nổi tiếng về cuộc sống, các bài học ý nghĩa nhất.

10. Những câu nói, danh ngôn tiếng Anh thay đổi suy nghĩ và lối sống của bạn.

22. Một số người tiếp thêm động lực cho bản thân đơn giản chỉ bằng việc nghiền ngẫm những câu châm ngôn trong khi hồi tưởng lại những khó khăn trước đây họ từng trải qua trong cuộc sống và coi chúng như nguồn cảm hứng để cố gắng hơn nữa.

23. Tuy những câu châm ngôn hay về cuộc sống này chỉ là những câu nói rất ngắn gọn nhưng lại chứa đựng rất nhiều thông điệp,rất nhiều ý nghĩa ở trong đó.

32. ChÂm ngÔn tiẾng anh hay vỀ cuỘc sỐng Life is a story, make yours the best seller.

37. Tuyển tập stt cuộc sống buồn và stt cuộc đời tâm trạng hay, bên cạnh đó là những triết lý cuộc sống và châm ngôn cuộc ….

39. Nếu muốn một cuộc sống vui vẻ, thoải mái thì hãy hài lòng với những gì bạn đang có, cuộc đời không êm ả như bạn nghĩ đâu.

40. Tổng hợp danh ngôn cuộc sống hay nhất, những quan điểm của những người nổi tiếng về cuộc sống, những câu nói về cuộc sống hay nhất.

41. Tổng hợp hình ảnh châm ngôn hay về cuộc sống giúp bạn thấu hiểu nhiều những triết lý sâu sắc giúp bạn có thêm nhiều động lực hơn trong cuộc sống.

43. Mỗi câu châm ngôn được đúc tích trong những câu chữ rất ngắn gọn nhưng trong đó hàm chứa rất nhiều ý nghĩa và kinh nghiệm sống mà có khi cả đời người ta mới cảm nhận được.

44. , Suy ngẫm, khoa học, học làm người, triết học, tư tưởng, luân lý, đạo lý xã hội, triết học thường thức, triết học nhân sinh, triết học Mác Mark.

Châm Ngôn Tiếng Anh Về Cuộc Sống

Châm ngôn tiếng Anh cũng giống như những danh ngôn, thành ngữ của Việt Nam giúp cho các bài nói, quá trình giao tiếp trở nên thú vị hơn, cuốn hút hơn và có sức lôi cuốn hơn. Những châm ngôn tiếng Anh về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất được gửi tới các bạn ngay sau đây giúp các bạn có thêm những điều thú vị khi sử dụng tiếng Anh.

Châm ngôn tiếng Anh về cuộc sống nên học thế nào?

Đối với những người học tiếng Anh thì học qua những câu châm ngôn, danh ngôn hay thành ngữ là một trong những cách học thú vị và cũng rất hiệu quả. Việc học những câu châm ngôn hay này giúp các bạn có được những điểm độc đáo sau:

– Châm ngôn tiếng Anh thường là do những người nổi tiếng nói và tất nhiên về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp rất độc đáo và đa dạng. Những câu châm ngôn này giúp các bạn có thêm nhiều từ mới và cách sử dụng chúng đúng nhất.

– Áp dụng vào bài nói hoặc bài viết tiếng Anh giúp nâng cao tính thuyết phục của bài nói và giúp cho bài nói, bài viết trở nên cuốn hút hơn, không còn khô khan nữa.

– Học nói châm ngôn Anh văn về cuộc sống cũng sẽ giúp bạn “ngầu hơn” trong mắt những người khác khi họ chỉ dừng lại ở tiếng Anh giao tiếp hay những từ vựng, cụm từ thông thường khác.

Về cơ bản, cách học châm ngôn Anh văn khá đơn giản, các bạn chỉ cần chọn cho mình những câu châm ngôn mà mình thích nhất, áp dụng chúng vào thực tế và sử dụng thường xuyên hơn. Không nên học hết bởi sẽ rất khó khăn vì có hàng nghìn, hàng trăm nghìn những câu nói hay bằng tiếng Anh mà bạn không thể học hết nổi một lúc.

Châm ngôn tiếng Anh về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất

Sau đây sẽ là những câu châm ngôn hay và ý nghĩa nhất về cuộc sống bằng tiếng Anh các bạn có thể tham khảo để học nhé!

– One of the simplest way to stay happy is to let go all of the things that make you sad.

Cách đơn giản nhất để luôn hạnh phúc là bỏ qua tất cả những thứ làm bạn buồn.

– The happiness of your life depends on the quality of your thoughts.

Hạnh phúc trong cuộc sống của bạn phụ thuộc vào chất lượng những suy nghĩ của bạn.

– Life always offers you a second chance. It’s called tomorrow.

Cuộc sống luôn cho bạn một cơ hội thứ hai. Nó được gọi là ngày mai.

– Learn form yesterday. Live for today. Hope for tomorrow.

Học từ hôm qua. Sống cho hôm nay. Hi vọng cho ngày mai.

– If you sleep on life, all you will have are dreams.

Nếu bạn ngủ quên trong cuộc sống, tất cả những gì bạn có là những giấc mơ.

– Life is like a camera lens. Focus only on what’s important and you can capture it perfectly.

Cuộc sống giống như một cái ống kính máy ảnh. Tập trung vào điều quan trọng nhất và bạn sẽ nắm bắt được nó một cách hoàn hảo.

– Life is a story, make yours the best seller.

Cuộc sống là một cuốn truyện, hãy làm sao cho cuốn của bạn bán chạy nhất.

– When life changes to be harder, change yourself to be stronger.

Khi cuộc sống trở nên khó khăn hơn, hãy thay đổi bản thân để trở nên mạnh mẽ hơn.

– In three words I can sum up I’ve learned in life: it goes on.

Bằng 3 từ tôi có thể tóm tắt những gì tôi học được về cuộc sống: nó tiếp tục.

– You’re given this life because you’re strong enough to live it.

Bạn được ban cho cuộc sống này vì bạn đủ mạnh mẽ để sống nó.

– “You only live once, but if you do it right, once is enough”

Bạn chỉ có thể sống được một lần, nhưng nếu sống đúng nghĩa thì chỉ một lần sống là đủ rồi.

– “Life is a succession of lessons which must be lived to be understood”

Cuộc sống là một chuỗi liên tiếp những bài học mà bạn cần phải sống mới hiểu được

– “The measure of life is not its duration, but its donation”

Thước đo của cuộc đời không phải là một thời gian mà là sự cống hiến

– “Sometimes I can hear my bones straining under the weight of all the lives I’m not livin.”

Đôi lúc tôi có thể nghe thấy xương của tôi đang gồng mình dưới sức nặng của cuộc sống mà tôi đang không sốngCuộc sống giống như ta đang cưỡi xe đạp vậy. Để giữ thăng bằng bạn phải đi tiếpCuộc sống không phải là đi tìm kiếm bản thân. Mà là về việc làm sao tạo ra chính mình

– “Death ends a life, not a relationship.”

Cái chết là kết thúc của một cuộc sống, không phải là một mối quan hệ

– You cannot find peace by avoiding life

Bạn không thể tìm thấy sự thanh thản bằng cách trốn tránh cuộc sống

– The most important thing is to enjoy your life-to be happy-it’s all that matters

Điều quan trọng nhất để hưởng thụ cuộc sống của bạn đó là hạnh phúc – nó là tất ca những gì cần quan tâm

– Life is trying things to see if they work.

Cuộc sống là thử làm mọi việc để xem nó có cho kết quả không.

– Life isn’t about waiting for the storm to pass. It’s about learning to dance in the rain.

Cuộc sống không phải là chờ đợi cơn bão qua đi. Nó là việc học cách khiêu vũ ngay cả trong mưa.

– You can’t start the next chapter of your life if you keep re-reading the last one.

Bạn không thể bắt đầu chương mới của cuộc đời nếu bạn cứ đọc đi đọc lại mãi chương trước đó.

Một số từ vựng cần nắm được trong bài

Để hiểu được những câu châm ngôn này và áp dụng vào thực tế các bạn nên nắm được những từ vựng sau:

– Strain /strein/: căng, làm căng thẳng, căng thẳng

– Secret /’si:krit/: bí quyết, điều bí mật, thầm kín

– Sorrow /’sɔrəu/: đau xót, buồn rầu, muộn phiền

– Death /deθ/: sự chết, cái chết, sự kết liễu

– Enough /i’nʌf/: đủ, đầy đủ, đù dùng

– Adversity /əd’və:siti/: tai ương, nghịch cảnh

– Relationship /rɪˈleɪʃənʃɪp/ : mối quan hệ, mối liên hệ

– Bone /boun/: xương, bộ xương

– Succession /sək’seʃn/: sự liên tiếp, sự kế tiếp, chuỗi

– Measure /’meʤə/: đo lường, thước đo

– Duration /djuə’reiʃn/: thời gian, khoảng thời gian

– Donation /dəu’neiʃn/: sự tặng, sự cống hiến

– Path /pæθ/: đường dẫn, lối đi

– Relationship /rɪˈleɪʃənʃɪp/ : mối quan hệ, mối liên hệ

– Bone /boun/: xương, bộ xương

– Balance /’bæləns/: cân bằng, thăng bằng, cái cân

– Change /tʃeinʤ/: đổi, thay đổi, biến đổi, đổi chác

– Obligation /ɔbli’geiʃn/: nghĩa vụ, bổn phận

– Expect /iks’pekt/: nghĩ rằng, cho rằng, mong chờ, trông đợi

– Weight /’weit/: trọng lượng, sức nặng

Đó là những châm ngôn tiếng Anh về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất mà các bạn hoàn toàn có thể học và áp dụng vào thực tế giao tiếp Anh văn của mình.