Danh Ngôn Về Sức Mạnh Của Tình Yêu Thương / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Dtdecopark.edu.vn

Sức Mạnh Của Mục Tiêu

1. Luôn luôn có mục tiêu “Nếu bạn thấy chán ngán cuộc đời, nếu bạn thức dậy mỗi sáng mà không có một khát khao cháy bỏng làm một điều gì đó thì bạn đang thiếu mục tiêu cho mình”.  – Lou Holtz Có mục tiêu sẽ khiến bạn tràn đầy đam mê và năng lượng để bắt đầu một ngày mới. Không có mục tiêu thì cuộc sống của bạn sẽ tẻ nhạt ngày qua ngày.

2. Tầm nhìn quyết định tất cả “Nếu bạn không biết mình đang đi đâu thì chắc chắn bạn sẽ đến một nơi vô định nào đó.” –Lawrence J. Peter Những người thành công đều có định hướng rất rõ ràng về những gì họ đang theo đuổi.

3. Dám nghĩ lớn “Hãy nhắm tới mặt trăng, dù có trượt bạn cũng sẽ hạ cánh giữa những vì sao.” “–Les Brown Điều này thật hữu ích đối với tôi, dám mơ những giấc mơ lớn, khi bạn dám làm điều này nghĩa là bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân

4. Kiên trì sẽ tạo nên kỳ tích “Không bao giờ bỏ cuộc, từ bỏ là cách quá dễ dàng, Đặt mục tiêu và làm cho tới khi hoàn thành. Khi đã đạt được, hãy đặt mục tiêu khác và tiếp tục thực hiện. Hãy nhớ đừng bao giờ từ bỏ!” –Bear Bryant Hãy làm tất cả những gì bạn có thể để hoàn thành mục tiêu, kiên trì đối mặt với nghịch cảnh, đó là bí quyết tạo nên kỳ tích.

5. Mục tiêu mang lại ý nghĩa cho cuộc sống “Cuộc sống không có mục tiêu thì cũng giống như thi đấu mà không cần điểm số.” –Bill Copeland Việc đề ra mục tiêu và cố gắng hoàn thành nó sẽ khiến bạn thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

6. Mỗi mục tiêu là một hành trình “Mục tiêu không hẳn có nghĩa là phải đạt được, mà là đích để nhắm tới”  Lý Tiểu Long Đạt được mục tiêu và hoàn thành ước mơ là điều tuyệt vời nhưng đây không phải là điều quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất đó là nó đã thay đổi bản thân bạn trong hành trình thực hiện mục tiêu đó.

7. Bước ra khỏi vùng an toàn “Nguy hiểm nhất đối với hầu hết chúng ta không nằm ở việc đặt mục tiêu quá cao rồi nhận thất bại chóng vánh mà đó là đặt mục tiêu an toàn và chấp nhận kết quả tầm thường.” –Michelangelo Sẽ chẳng có khó khăn nếu bạn biết chắc sẽ đạt được thứ mình muốn.

8. Đặt mục tiêu cụ thể “Nếu bạn không có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ chẳng đạt được gì” –Zig Ziglar Nếu bạn không đặt mục tiêu cho cuộc đời thì chắc chắn bạn sẽ thất vọng với kết quả đạt được. Không có mục tiêu thì bạn sẽ chẳng đạt được gì.

9. Luôn tập trung vào mục tiêu “Chướng ngại chỉ đe dọa được bạn một khi bạn rời mắt khỏi mục tiêu.” .” –Henry Ford Khi chúng ta rời mắt khỏi mục tiêu thì tình trạng bất an, lo lắng và hoài nghi ngay lập tức ập đến. Cố gắng tập trung vào mục tiêu dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Hãy hình dung đến những thành quả mà mình đạt được thay vì nghĩ đến hành trình gian khó mình sẽ phải trải qua.

10. Không bao giờ là quá muộn “Không bao giờ là quá muộn để đặt mục tiêu mới.” –C.S. Lewis Không có gì là quá muộn để thay đổi cuộc sống và đặt mục tiêu mới cho  bản thân. Nelson Mandela trở thành Tổng thống Nam Phi ở tuổi 75. Dimitrion Yordandis hoàn thành cự ly 26 dặm vào ngày 10/10/76 khi ông 98 tuổi. Đừng bao giờ nói bản thân đã quá già.

Sức Mạnh Của Lời Nói (1)

“Ai là người thiết tha được sống và ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc, thì phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa.”

Cũng như tư tưởng là một sức mạnh tạo nên những hệ quả lớn lao, thì lời nói cũng có một tác dụng khôn lường trên đời sống con người. Tư tưởng thì thai nghén, còn lời nói thì sản sinh. Tư tưởng xấu thì còn có thể ngăn chặn kịp, nhưng lời nói xấu thì không không thể thu hồi (x. Cn 25, 11). Tư tưởng chỉ tác động trên chính mình, lời nói cũng thế, nhưng nó còn xâm nhập vào không gian và thời gian, tác động đến biết bao người, nên tục ngữ có câu: “Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

Do đó, những gì ta phải nói thì hãy nói với tất cả niềm tin tưởng trước cuộc sống của mình cũng như của người khác. Niềm tin ấy không phát xuất một cách ngây ngô, mơ hồ, nhưng dựa vào chính Thiên Chúa, Đấng đã khởi đầu cuộc sống mỗi người chúng ta. Chính Ngài đang tiến hành và bảo lãnh cuộc đời ta giữa muôn vàn thế sự. Trong niềm tin vào Ngài, những lời nói của ta có một giá trị sâu rộng và sức mạnh sáng tạo phi thường. Khoảnh khắc mà ta nói ra một điều gì đó là ta đã sinh ra nó. Đây là một nguyên tắc thiêng liêng, và nó sẽ thực hiện những gì mà ta đang nói dù điều đó tốt hay xấu, cách tích cực hay tiêu cực.

Cổ nhân có nói: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”: Bệnh do miệng mà vào, họa do miệng mà ra. Nếu không biết kềm chế miệng lưỡi thì nó sẽ gây ra muôn vàn điều ác hại. Chúng ta có thực sự đạo đức hay không, điều đó được biểu hiện rõ ràng nhất trên miệng lưỡi. Thánh Giacôbê đã cả quyết như sau:“Ai cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lưỡi, là tự dối lòng mình, vì đó chỉ là thứ đạo đức hão.” (Gc 1, 26 ).

Chúng ta hãy đọc lại đoạn Kinh Thánh sau đây để thấy được sự tung hoành của miệng lưỡi kinh khủng như thế nào:

“Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để bắt chúng vâng lời, thì ta điều khiển được toàn thân chúng. Anh em cũng hãy nhìn xem tàu bè: dù nó có to lớn, và có bị cuồng phong đẩy mạnh thế nào đi nữa, thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ để điều khiển theo ý của người lái.Cái lưỡi cũng vậy: nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao!Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. Cái lưỡi có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta, nó làm cho toàn thân bị ô nhiễm, đốt cháy bánh xe cuộc đời, vì chính nó bị lửa hoả ngục đốt cháy. Thật thế, mọi loài thú vật và chim chóc, loài bò sát và cá biển, thì loài người đều có thể chế ngự và đã chế ngự được.Nhưng cái lưỡi thì không ai chế ngự được: nó là một sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc độc giết người.” (Gc 3, 3-8).

Ý thức được sự nguy hiểm của miệng lưỡi, nên tác giả Thánh vịnh đã thốt lên; “Xin canh giữ miệng con, lạy Chúa, và trông chừng lưỡi con.” (Tv 141,3). Chính vì sự khó trị của cái lưỡi như vậy, mà Thánh Giacôbê đã dám nói lên rằng:“Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kềm chế toàn thân.” (Gc 3, 2).

(S. Maugham). Biết được những đại họa có thể gây ra do miệng lưỡi, ta phải cẩn trọng về những gì mình nói, nhất là khi gặp những điều trái ý, gây bực tức và cản trở, ta càng dễ dàng bung ra những lời nói bất chấp thì lại càng thêm hư hại. Lời nói là một khí cụ sắc bén có thể làm chuyển đổi mọi tình trạng, nhưng nếu không cẩn trọng ta sẽ đả thương chính mình hoặc người khác: “Người ta có đủ thời giờ để lựa lời, nhưng không có cơ hội để rút lại” “Lời nói bừa bãi khác nào mũi gươm đâm.” (Cn 12, 18).Lời nói quả thực lợi hại vô cùng, với ba tấc lưỡi người ta có thể lập nên cơ đồ, nhưng cũng có thể làm tiêu tan cơ nghiệp; có thể xây dựng tất cả, nhưng cũng có thể phá đổ tất cả. Sự sống và sự chết đều là sức mạnh của cái lưỡi,“Vinh hay nhục đều ở lời nói cả” (Hc 5, 13).

Nói cách khác, ta tạo nên môi trường tốt hay xấu, thuận lợi hay bất lợi, là do chính lời nói của ta. Nếu cứ luôn phàn nàn, và hay nói những điều mình bực bội vềngười khác hoặc về những tồi tệ đang xảy ra cho mình, thì ta cứ sống mãi trong thế giới khốn khổ và buồn chán của mình. Ta muốn thoát ra, nhưng rồi lại cứ vùi mình vào đó bằng những lời lẽ đen tối. Cũng một lời nói làm bế tắc đời sống, mà cũng một lời nói làm đả thông cuộc sống, tại sao ta không biết cẩn trọng và sáng suốt để chọn lựa một lối thoát để làm thay đổi tình trạng của mình. Thật ra, tình trạng nào cũng là do tâm trạng mà ra, nhưng khi tâm trạng đang bị phủ lấp thì phải dùng phương thế lời nói để kích hoạt lên. Đừng nói về những vấn đề, nhưng hãy nói về những tiến bước; đừng nói về những cản trở, nhưng hãy nói đến những quyết tâm; đừng nói về những tệ trạng, nhưng hãy nói về những hoạch định mới đầy tươi sáng.

Những rào cản chúng ta có thể là một cơn bệnh, một sự nghèo túng, một quan hệ xấu, một trắc trở, một sự nguy hại, một thất bại, một sự xúc phạm… nhưng hãy để cho mình được tự do vượt lên trên những điều đó bằng những lời nói thanh cao, lạc quan, hy vọng, tin tưởng, vững vàng. Những lời đó sẽ tạo nên trong ta một tâm trạng mới đầy phấn khởi, một bản lãnh cương nghị, để vươn lên sau những thất thoát, dù rằng do mình, do người khác hay do hoàn cảnh cũng vậy. Đó là điều mà Thánh Phaolô đã nói: “Tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh”. (2Cor 12, 10).

Đặt vào hoàn cảnh và tâm trạng của Thánh Phaolô, đáng lý ta phải than phiền về những hoàn cảnh xui rủi hay ác ý của người đời cứ đổ dồn lên mình; đáng lẽ ta phải cảm thấy buồn tủi, chán ngán vì những gian nan thất bại cứ liên tiếp xảy đến. Đáng buồn hơn nữa là đang khi hết lòng sống cho mọi người, thì dường như bị mọi người phủ nhận; đang hết lòng phụng sự Chúa thì dường như bị Chúa quên đi. Thánh Phaolô không suy luận và phát ngôn một cách tiêu cực, bi quan như thế, đó là lề thói tầm thường của người đời. Bằng lời nói, Ngài cho thấy tính cách hoàn toàn mới mẻ của hoàn cảnh dưới cái nhìn đức tin:

– Thay vì cảm thấy buồn thương trước tình đời đen bạc, thì Ngài lại“cảm thấy vui sướng” vì Đức Kitô.

– Thay vì bi quan trước sự yếu đuối của mình thì lại cảm thấy “chính là lúc tôi mạnh” trong quyền năng Chúa.

Dưới cái nhìn đức tin và quen sống cận kề bên Chúa, ta sẽ học biết cách minh giải những sự việc xẩy ra nặng nề một cách nhẹ nhàng, và giải tỏa những tình cảnh trái ngang một cách vui thỏa như Thánh Phaolô, để trong những khi đen tối ta vẫn tìm ra con đường ánh sáng chan hòa cho đời mình. Đừng nguyền rủa bóng tối nhưng hãy cất lời ca ngợi cho ánh sáng đến.Đó là phép lạ nơi miệng lưỡi của ta.Nếu muốn thay đổi thế giới chung quanh ta, thì hãy bắt đầu thay đổi lời ăn tiếng nói của ta sao cho phù hợp với tâm tình và ý muốn tốt lành của Chúa. (x. 1Tm 4, 12).

Những ngôn từ nào mà ta thường dùng, sẽ làm nên một lối sống như vậy. Đừng bao giờ dùng những từ ngữ tiêu cực như: “chán quá”, “sợ quá”, “chắc không thể”, “không hy vọng gì”, “chẳng thấy điều gì tốt xảy ra cho tôi”, “mơ ước cũng chỉ là ước mơ…” hoặc những lời buồn nản, than thân trách phận. Những lời nói đại loại như thế sẽ thao túng tâm hồn, làm mất đi nghị lực và nhuệ khí của mình, ngăn bước ta tiến về phía trước. Con sâu của sự chán nản và bi quan thất vọng lúc nào cũng chực sẵn để gặm nhấm tâm hồn ta bằng những lời nói thụ động, tiêu cực dù vô tình hay cố ý, nhưng lại có một âm hưởng quyết liệt về lâu về dài trên đời sống ta, và có thể gây suy nhược tinh thần như một chứng bệnh kinh niên. Một cách nào đó, nhiều lần chính ta là kẻ thù xấu nhất của mình. Ta coi thường mọi người và những điều khác, nhưng sự thật là ta bị đầu độc bởi những lời do miệng lưỡi mình phát ra. Chính trong tình trạng đó mà Kinh thánh nói rằng:“Cái lưỡi chính là mối hoạ cho con người.” (Hc 5, 13).

Chúa không bao giờ muốn ta cứ lải nhải về những bất trắc và đau khổ của mình. Ngài không muốn ta đi quanh quẩn để tranh luận hoặc miêu tả về những hoàn cảnh tiêu cực của mình với những người khác. Thay vào đó, Chúa muốn ta hãy dùng những lời nói mang tính cách xây dựng và thay đổi hoàn cảnh của mình. Hãy biết nhìn thấy sự nhân lành của Chúa trong mọi hoàn cảnh để vững tin và ứng dụng vào lời nói của mình. Thiên Chúa là sự nhân lành, ở nơi Ngài chỉ có những sự tốt lành cho ta mà thôi. Mọi tình trạng xấu xảy ra là do con người, nhưng nó nằm trong kế hoạch của Ngài trong từng bước thay đổi và ổn định dần dần. Vì liên đới với mọi người, nên ta phải biết chấp nhận hoàn cảnh chung trong từng giai đoạn, đồng thời phải biết kiên trì và ý thức vươn lên không ngừng. Trong cùng một lúc, người muốn mưa, kẻ muốn nắng thì Chúa phải làm thế nào đây ?

Vì thế, hãy biết dùng những lời nói đầy tự tin và tích cực như: “mạnh dạn lên”, “can trường lên”, “cố lên”, “phấn khởi lên”, “chẳng có gì phải sợ”, “hãy vững tâm và kiên cường”, “cứ nhìn về phía trước”, “cứ bắt đầu lại”, “cứ nổ lực phấn đấu và hy vọng vào tương lai… “. Những lời như thế sẽ gây phấn chấn tâm hồn, tăng thêm sinh lực và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh.Tự nhủ mình như thế nào thì hệ quả sẽ ra thế ấy. Tự nhủ mình bằng những lời tốt đẹp thì sẽ đưa đến hiệu quả tốt đẹp. Dù có khi không như ý mình muốn, nhưng lại như ý Chúa muốn, “gặp thời thế, thế thời phải thế”, và chỉ có Chúa mới thấy điều gì thật sự tốt đẹp cho mình trong từng giai đoạn và hoàn cảnh.

Điều quan trọng là dù thế nào đi nữa nhưng tâm hồn ta vẫn thản nhiên, vẫn an vui, vẫn yêu người yêu đời, thấy nhân cách và đức tin của mình lớn lên qua từng thử thách trong đời, không bị nao núng và rối loạn; có thể không thành thân, nhưng thành nhân, đó mới là điều cao quí mà Chúa muốn cho ta hơn hết trong mọi tình huống.

Hãy dùng lời nói như phương thế hữu hiệu để chuyển hướng tiến tới trong cuộc sống, để mang cuộc sống đến những điều lớn lao mà Thiên Chúa đang để dành cho ta. Thánh Phaolô nói rằng: “Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ.” (Rm 10,10).

Đó là nguyên tắc có thể áp dụng vào mọi lãnh vực khác. Khi ta tin vào Chúa, vào lời Ngài hứa cho những ai trung thành, thì ta có thể an tâm và vững vàng nói lên những điều tốt đẹp cho cuộc sống mình giữa những cảnh đời xáo trộn và nhiễu nhương. Hãy luôn tự nhủ mình bằng phương pháp tự kỷ ám thị về những điều tốt đẹp sẽ xẩy ra. Mỗi ngày hãy chọn lấy cho mình một câu lời Chúa hay một lời nguyện vắn tắt để luôn thì thầm trong mọi lúc, theo từng hoàn cảnh. Sống với Chúa là như thế, ở với Chúa là như vậy, để rồi lời Chúa trở thành lời mình, tính cách của Chúa trở thành tính cách của mình, bởi vì đời mình đang được tác thành bởi Chúa và do Chúa mà thôi. Hãy thật sự sống như thế để cảm thấy đời mình được hân hoan trong mọi lúc, và an vui trong mọi sự, để mình luôn có thể thốt ra những lời tốt đẹp ở mọi nơi, và luôn là những lời ân phúc cho mọi người.

Có điều cần để ý là không nên nói nhiều về mình. Triết gia Aristote khuyên rằng: “Hoặc hay hoặc dở cũng đừng bao giờ nói chuyện về mình”. Có nói thì nói điều tốt người ta làm cho mình, chứ đừng nói điều tốt mình làm cho người. Trẻ nít bao giờ nó cũng nói về nó, luôn khoe những điều nó có và đã làm được. Nó không cần biết đến người khác, và cũng chẳng cần biết đến mối dây liên hệ. Người trưởng thành thì trái lại, luôn biết hướng đến người khác để xác lập mối tương giao mỗi ngày sâu rộng hơn.

Mỗi người chúng ta đều nhận chịu những ảnh hưởng từ một số người nào đó như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn hữu… Cũng vậy, tùy theo vị thế của mình trong gia đình và xã hội, ta cũng sẽ gây những ảnh hưởng nhất định nào đó trên đời sống của những người thân thích và chung quanh một cách tương tự như vậy. Do đó, ta có một trách nhiệm rất nặng nề trước những gì mình nói đối với họ. Đời sống họ ra sao cũng một phần do lời nói của chúng ta làm nên. Có những lời nói của ta làm họ ghi nhớ suốt đời: lời nói tích cực làm cho họ an vui và phấn khởi xây dựng cuộc sống; lời nói tiêu cực nếu nặng nề sẽ làm cho họ bị thương tâm, mặc cảm và oán hận mãi.

Hơn nữa nó còn phá hoại những khả năng và ân sủng của Chúa đã được ban cho họ. Có ai thấy được hết được những hậu quả tàn hại mà do lời nói tiêu cực của ta gây ra cho người khác. Thật ra, hậu quả người khác phải gánh chịu vì lời nói ta, cũng chính là hậu quả ta phải gánh chịu không trước thì sau: “Thương nhân chi ngữ, hoàn thị tự thương, hàm huyết phún nhân tiên ô tự khẩu” (Văn Công): những lời nói hại người là tự hại mình, chẳng khác chi ngậm máu phun người thì dơ miệng mình trước.

Chúa ban cho chúng ta miệng lưỡi, trước tiên là để biết ca ngợi lòng thương xót Chúa trên đời sống của nhân loại, để biết cảm tạ tôn vinh Chúa trong mọi hoàn cảnh. Đó là lý do mà Thánh Giacôbê phản bác lại những lời nói gây xúc phạm đến đồng loại: “Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta, ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Từ cùng một cái miệng, phát xuất lời chúc tụng và lời nguyền rủa. Thưa anh em, như vậy thì không được.Chẳng lẽ một mạch nước lại có thể phun ra, từ một nguồn, cả nước ngọt lẫn nước chua sao?Thưa anh em, làm sao cây vả lại có thể sinh ra trái ô-liu, hoặc cây nho sinh trái vả? Nước mặn cũng không thể sinh ra nước ngọt.” (Gc 3, 3-10)

Từ tính cách đó mà ta thấy cốt yếu của lời nói với nhau là “để xây dựng, để khích lệ và an ủi.” (1Cor 14, 3). “Lời nói mà không chủ ý làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn lên là lời nói hư không” (Roland Dorgeles). Chúa Giêsu còn cho thấy mệnh hệ sau cùng của những lời ta nói:“Tôi nói cho các người hay: đến Ngày phán xét, người ta sẽ phải trả lời về mọi điều vô ích mình đã nói. Vì nhờ lời nói của anh mà anh sẽ được trắng án; và cũng tại lời nói của anh mà anh sẽ bị kết án.” (Mt 12, 36-37).

Nhận thức được hậu quả đáng sợ như trên, ta phải biết dùng lời nói mình như một lời yêu thương đem đến phúc lành cho người khác, như Isaac xưa khi cất lời chúc lành cho Giacóp (x. St 27, 29). Giacóp nhận biết rằng, những lời tốt lành mà Cha nói sẽ ảnh hưởng tốt đẹp suốt quãng đời còn lại của ông. Do đó, dù ta biết hay không thì những lời nói của ta có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của những người thân thích theo hướng tốt hay xấu. Những lời ta nói có sức mạnh như những lời của Isaac vậy.

Nhiều khi không được như ý mình muốn, hoặc vì thiển cận, hoặc vì đã quen thô bạo, mà ta dễ buông lời lẽ nặng nề mang tính ngạo mạng, khinh khi. Những lời như vậy làm cho người khác mất hứng khởi, nhụt chí, năng lực bị tan biến, làm tan nát cõi lòng, tạo nên những vết thương sâu thẳm trong tâm hồn không biết bao giờ nguôi. Còn hơn thế nữa, những lời nói mang tính cách hạ bệ, khinh miệt, làm cho người khác mất ý thức về những giá trị mà Thiên Chúa đặt để trong họ, và bào mòn khả năng đóng góp của họ cho gia đình cũng như xã hội.

Lạy Chúa, Chúa ban cho con người có một khả năng ngôn ngữ tuyệt diệu để biết ca ngợi quyền năng Chúa trên vũ trụ, và là một phương tiện hữu hiệu cho sự thông giao và diễn đạt chân lý, để làm triển nở và tươi đẹp cho cuộc sống làm người. Nhưng rồi nhiều khi con đã sai lạc trong mục đích này, nên đưa đến nhiều thảm hại cho con, cho người. Con chẳng thể nào đền bồi được những hư hại mà con đã gây ra cho anh chị em con qua những lời lẽ nặng nề, khích bác, tiêu cực… Con muốn vui lòng nhận chịu những khốn khó để xin Chúa bù đắp lại cho họ bằng những ân thiêng cao cả, để họ có thể đạt tới một cuộc sống rạng ngời niềm vui và hạnh phúc. Lời Thiên Chúa là Lời sáng tạo và cứu độ trong Đức Giêsu Kitô Ngôi Lời. Chúa không chỉ nhập thể trong thế gian, nhưng còn nhập thể trong chính thâm tâm con. Xin cho con biết đón nhận và thấm nhập làm một với Ngôi Lời Chúa,để trong Chúa lời con cũng được trở nên lời sáng tạo và là lời cứu độ cho sự sống của anh chị em con. Amen. Lm. Thái Nguyên

Sức Mạnh Thật Sự Của Lời Nói Thiện

Kỳ thực, ngôn ngữ là cây cầu kết nối giữa người với người, cũng là phương tiện quan trọng để chúng ta nhận thức thế giới bên ngoài. Vậy nên, nếu muốn nói rõ ràng, nói thú vị, làm người nghe vui vẻ hài lòng, dễ nghe lọt tai, thì tâm phải luôn từ bi, nói lời thiện. Như thế chúng ta mới có thể tạo phúc cho mọi người và kết được nhiều thiện duyên.

Cổ nhân có câu : “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đôi khi, chỉ một câu nói thiện ý có thể giúp người khác đứng dậy đi tiếp, nhưng một câu nói “không thiện ý” lại đẩy người khác đến đường cùng…

Dựa vào cảm nhận, chúng ta sẽ thấy rằng, bất cứ một lời nói nào đều sẽ đem lại những kết quả khác nhau. Lời tốt đẹp khích lệ người khác sẽ giúp họ làm những việc thiện lành, còn lời nói ác đả thương người lại có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Kẻ xấu tạo tin đồn làm hại người khác vẫn tự cho mình là nghĩ được kế hay, nhưng họ đâu biết rằng những gì chờ đợi họ ở phía trước lại là hận thù hay báo ứng.

Lời nói thiện như một bông hoa làm ấm lòng người khác…

Có một câu chuyện kể về nhà văn Đài Loan Lâm Thanh Huyền như thế này:

Nhà văn Đài Loan – Lâm Thanh Huyền hồi còn là học sinh cấp hai, học lực và hạnh kiểm của ông đều là xếp loại kém. Năm ấy, ông có hai lần mắc lỗi nghiêm trọng và hai lần lỗi nhẹ, cho nên đã bị lưu ban, thậm chí còn bị đuổi ra khỏi ký túc xá của trường.

Rất nhiều thầy cô đã không còn hi vọng gì ở ông, nhưng thầy giáo dạy văn Vương Vũ Thương của ông lại không hề ghét bỏ ông. Người thầy này thường hay đưa ông về nhà ăn cơm, khi thầy bận việc phải nghỉ, còn bảo Lâm Thanh Huyền mang bài lên lớp cho các bạn.

Thầy giáo Vương từng nói với Lâm Thanh Huyền rằng: “Thầy đã dạy học 50 năm, liếc mắt đã nhận thấy con là một học sinh có tài năng”.

Những lời nói này đã khiến cho Lâm Thanh Huyền vô cùng cảm động và trong lòng ông thực sự bị chấn động sâu sắc. Để không phụ lòng nỗi khổ tâm của thầy giáo, từ đó về sau ông đã luôn nỗ lực cố gắng, quyết tâm làm một người có ích cho xã hội.

Quả nhiên, mấy năm sau, Lâm Thanh Huyền đã trở thành một phóng viên nổi tiếng. Trong một bài báo viết về tên tội phạm trộm cắp, ông cảm thấy tên trộm này có một tư duy rất tinh tế, thủ pháp gây án rất tinh vi tỉ mỉ, sau cùng không kìm được lòng mình ông đã viết ra rằng: “Một tên trộm có tư duy tinh tường, thủ pháp khéo léo và một tác phong đặc biệt như vậy, nếu hắn làm bất luận việc gì thì đều sẽ có thành tựu nhất định”.

Ông không từng nghĩ rằng, một câu nói vô tình chỉ thuận miệng mà nói ra như vậy lại ảnh hưởng đến cuộc đời của một người thanh niên. Hai mươi năm sau tên trộm đó đã thay đổi hoàn toàn, trở thành một ông chủ doanh nghiệp có tiếng tăm.

Trong một lần bất ngờ gặp Lâm Thanh Huyền, ông chủ doanh nghiệp này đã chân thành nói: “Bài viết đặc biệt của Lâm tiên sinh ngày đó đã thắp sáng lên điểm mù trong con người tôi. Nó khiến tôi nghĩ rằng, ngoài việc làm một tên ăn trộm ra, tôi còn có thể làm được những việc đúng đắn khác.”

Lời nói thiện có thể giúp con người quay đầu lại với bể khổ…

Kỳ thực, ngôn ngữ là cây cầu kết nối giữa người với người, cũng là phương tiện quan trọng để chúng ta nhận thức thế giới bên ngoài. Vậy nên, nếu muốn nói rõ ràng, nói thú vị, làm người nghe vui vẻ hài lòng, dễ nghe lọt tai, thì tâm phải luôn từ bi, nói lời thiện. Như thế chúng ta mới có thể tạo phúc cho mọi người và kết được nhiều thiện duyên.

Miệng người lợi hại tựa như đao kiếm sắc bén. Dùng nó vừa có thể tu hành lại vừa có thể tích đức. Nhưng miệng thông thường lại chính là thứ dễ tạo nghiệp nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ gặp không ít người có tài ăn nói, biết cách chuyện trò. Nhưng tiếc là khả năng nếu bị đặt nhầm chỗ, họ lại nói lời chanh chua cay nghiệt, không cho người khác có chút cơ hội để biểu đạt ý kiến.

Trong cuộc sống thường ngày, nếu như ai đắc tội với họ, họ sẽ dùng hết khả năng miệng lưỡi, nghiến răng chửi bới, không ngừng cười nhạo châm biếm, dùng lời ác độc tấn công người khác. Họ sẵn sàng tiết lộ bí mật mười mấy năm hoặc chuyện riêng tư của người khác, làm người ta không còn thể diện, lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề, họ sẽ trở nên vô cùng đáng thương…

Tôn Tử cũng từng nói : “Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm giáo”. Đối với những người tu luyện mà nói thì tu khẩu còn là một trong những điều quan trọng nhất trên con đường tu hành. Người tu luyện chân chính sẽ không nói dối, không nói lời ác độc, không nói lời ngông cuồng. “Ngồi tĩnh tọa suy nghĩ lỗi của mình, khi rảnh rỗi trò chuyện cũng không nói xấu người khác” – đó không chỉ là việc tu dưỡng cơ bản của các hành giả, mà còn là của mỗi người trong chúng ta.

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY chúng tôi – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Nội Dung: Liên Quan Khác

Danh Ngôn Về Sức Khỏe

1- Người có sức khỏe, có hy vọng; và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ.He who has health, has hope; and he who has hope, has everything.-Thomas Carlyle

2- Tài sản đầu tiên là sức khỏe.The first wealth is health.-Ralph Waldo Emerson

3- Sức khỏe tốt và trí tuệ minh mẫn là hai điều hạnh phúc nhất của cuộc đời.Good health and good sense are two of life’s greatest blessings.-Publilius Syrus

4- Chín điều cần thiết để sống thỏa nguyện:

Đủ sức khỏe để biến công việc thành lạc thú.

Đủ tiền bạc để đáp ứng nhu cầu bản thân.

Đủ sức mạnh để chống lại và vượt qua nghịch cảnh.

Đủ trang nhã để thú nhận tội lỗi và bỏ chúng lại sau lưng.

Đủ kiên nhẫn để lao lực cho tới khi đạt được điều gì đó tốt đẹp.

Đủ khoan dung để thấy được điểm tốt ở hàng xóm.

Đủ yêu thương để khiến mình có ích cho mọi người.

Đủ đức tin để biến lời răn của Chúa trời thành hiện thực.

Đủ hy vọng để vứt bỏ nỗi sợ hãi bất an hướng về tương lai.

Nine requisites for contented living:

Health enough to make work a pleasure.

Wealth enough to support your needs.

Strength to battle with difficulties and overcome them.

Grace enough to confess your sins and forsake them.

Patience enough to toil until some good is accomplished.

Charity enough to see some good in your neighbor.

Love enough to move you to be useful and helpful to others.

Faith enough to make real the things of God.

Hope enough to remove all anxious fears concerning the future.

-Johann Wolfgang von Goethe

5- Chính sức khỏe mới là sự giàu có thực sự, không phải vàng và bạc.It is health that is real wealth and not pieces of gold and silver.-Mahatma Gandhi

6- Sức khỏe không phải là thứ chúng ta có thể mua. Tuy nhiên, nó có thể là một tài khoản tiết kiệm cực kỳ giá trị.Good health is not something we can buy. However, it can be an extremely valuable savings account.-Anne Wilson Schaef

7- Chăm sóc sức khỏe ngày hôm nay cho tôi hy vọng tươi sáng hơn vào ngày mai.Looking after my health today gives me a better hope for tomorrow.-Anne Wilson Schaef

8- Những người dân khỏe mạnh là tài sản lớn nhất của bất cứ quốc gia nào.Healthy citizens are the greatest asset any country can have.-Winston Churchill

9-  Vẻ đẹp bên ngoài bắt nguôn từ sức khỏe bên trong A healthy outside starts from the inside.-Robert Urich

10- Bỏ hút thuốc là điều dễ làm nhất thế giới. Tôi biết thế vì tôi đã làm hàng nghìn lần rồi.Giving up smoking is the easiest thing in the world. I know because I’ve done it thousands of times.– Mark Twain 

11- Chỉ khi người giàu ốm, họ mới hiểu sự bất lực của giàu sang.It is only when the rich are sick that they fully feel the impotence of wealth.– Benjamin Flanklin 

12- Những người nghĩ rằng họ không có thời gian để tập thể dục thì sớm muộn gì, họ cũng phải dành thời gian cho bệnh tật.Those who think they have no time for exercise will sooner or later have to find time for illness.– Edward Stanley 

13- Từ những cay đắng của bệnh tật người ta mới học được sự ngọt ngào của sức khỏe.From the bitterness of disease man learns the sweetness of health.– Catalan Proverb 

14- Những người bệnh ung thư không chấp nhận số phận của mình, không học được cách để sống với nó, sẽ chỉ hủy hoại chút thời gian ít ỏi mà họ còn lại.Cancer victims who don’t accept their fate, who don’t learn to live with it, will only destroy what little time they have left.Ingrid Bergman

15– Khi tiền  tài mất, có nghĩa là không mất gi cả, nhưng khi sức khỏe mất đi, có nghĩa là bạn đã mất đi gì đó, khi tính cách của bạn không còn nghĩa là bạn không còn gì để mất.

When wealth is lost, nothing is lost; when health is lost, something is lost; when character is lost, all is lost. 

Billy Graham

16- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.Better use medicines at the outset than at the last moment.Publilius Syrus

1- Thời hạn của cuộc đời tùy thuộc sức khỏe, còn sức khỏe thì do cách sống quyết định.

2- Người kiếm cớ, vin vào những lý do không có thời gian rèn luyện cơ thể sớm muộn sẽ phải bỏ thời gian ra để đi chữa bệnh!

3- Vận động hầu như có thể thay thế cho bất kỳ một thứ thuốc nào. Nhưng bất kỳ một thứ thuốc nào cũng không thể thay thế cho vận động.

4- Có gì cũng được trừ có bệnh, không có gì cũng được trừ không có tiền, thiếu gì cũng được trừ thiếu sức khỏe. Sức khỏe không phải là tất cả nhưng không có sức khỏe sẽ chẳng có thứ gì!

5 – Người Thông Minh Thì Phòng Bệnh (Chăm sóc Bản Thân, Chăm Sóc Cuộc Sống),

      Người Bình Thường Thì Chờ Bệnh (Ốm Đau Rồi Mới Đi Khám, Chữa Bệnh)

     Và Người Kém Thông Minh Thì Gây Bệnh (Hút Thuốc Lá, Uống Rượu Bia Quá Nhiều, Ăn Uống Vô Độ…) 

Sưu tầm

Được thành lập năm 1998,  Phòng khám Binh Minh  đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: 

Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng… 

Kiểm tra Sức khỏe Cơ bản cho Nam và Nữ

30 Câu Danh Ngôn Về Thất Bại Này Sẽ Tiếp Thêm Sức Mạnh Thành Công Cho Bạn

Không ai có thể sống mà chưa từng trải qua thất bại. Thật kỳ lạ khi mọi người sợ thất bại trong khi nó là một trải nghiệm sống tiêu chuẩn mà chúng ta cần phải có. Sự thất bại mà bạn sẽ nhìn thấy trong 30 câu danh ngôn này sẽ là thành phần chính của công thức thành công!

Xã hội ngày nay bị ám ảnh với thành tích, còn thất bại thì bị che giấu đi hoặc bị xem là điểm yếu của con người. Nhưng nếu bạn tìm mọi cách để tránh mắc sai lầm trong cuộc sống, vật lộn để làm mọi thứ một cách đúng đắn và ám ảnh về cái gọi là sự hoàn hảo, thì việc sống và trải nghiệm một cuộc sống thành công và hạnh phúc là điều không thể.

Đọc qua 30 câu danh ngôn này bạn sẽ tìm thấy một điểm chung khi nói đến thất bại, đó là – nếu không có thất bại, hầu hết mọi người sẽ không thể thành công.

30 câu danh ngôn về thất bại này sẽ tiếp thêm sức mạnh thành công cho bạn

Hãy trân trọng những thất bại mà bạn gặp phải, dù ít hay nhiều, bởi vì với một thái độ đúng đắn, bạn sẽ đảm bảo có được cuộc sống thành công.

1. Đừng bao giờ để thành công đến với cái đầu của bạn, cũng đừng để thất bại chạm vào trái tim bạn. – Khuyết danh

2. Chỉ vì bạn đã từng thất bại, không có nghĩa là bạn sẽ mãi thất bại trong mọi việc. Hãy tiếp tục cố gắng, kiên trì, và luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn tin vào chính bạn, bởi vì nếu không thì ai sẽ tin bạn đây? – Marilyn Monroe

3. Bạn luôn phải vượt qua thất bại trên con đường đến với thành công. – Mickey Rooney

4. Thất bại không phải là NGÃ, mà là TỪ CHỐI ĐỨNG DẬY. – Ngạn ngữ Trung Hoa

5. Bỏ cuộc chắc chắn là cách duy nhất để thất bại. – Gena Showalter

6. Những người thành công không sợ thất bại. Họ hiểu rằng thất bại là cần thiết để học hỏi và đi lên từ đó. – Robert Kiyosaki

7. Thất bại sẽ không bao giờ chiến thắng tôi, nếu như quyết tâm thành công của tôi là đủ lớn. – Og Madino

8. Hãy luôn sợ phải hối tiếc, hơn là sợ phải thất bại. – Taryn Rose

9. Đừng đánh giá tôi bằng thành tựu của tôi, mà hãy đánh giá tôi bằng số lần tôi vấp ngã và có thể đứng dậy lần nữa. – Nelson Mandela

10. Bí mật của cuộc sống chính là vấp ngã BẢY lần và đứng dậy TÁM lần. – Paulo Coelho

11. Hầu hết những người vĩ đại gặt hái được thành công đáng tự hào nhất chỉ một bước sau thất bại đau đớn nhất của họ. – Napoleon Hill

12. Thất bại là người thầy của chúng ta, không phải người quyết định. Thất bại là sự trì hoãn, không phải sự kết thúc. – William Ward

13. Tôi không thất bại, tôi chỉ tìm ra 10 000 cách không hiệu quả thôi. – Thomas Edison

14. Ăn mừng chiến thắng là việc nên làm, nhưng lưu ý những bài học khi thất bại lại là việc quan trọng hơn. – Bill Gates

15. Điều duy nhất ngăn cách giữa thành công và thất bại chính là nỗ lực sau cùng. Hãy cố gắng thêm một lần nữa và bạn sẽ có được may mắn. – Khuyết danh

16. Mọi nghịch cảnh, mọi thất bại, mọi đau khổ đều mang theo nó mầm mống của lợi ích tương đương hoặc lớn hơn. – Napoleon Hill

17. Thất bại chỉ là một khúc ngoặt, chứ không phải ngõ cụt. – Zig Zigla

18. Trong thế giới thật, có những người rất thông minh thất bại và những người bình thường lại nổi lên. Điều khiến một người thành công hay thất bại chẳng liên quan gì đến IQ cả. Thêm vào đó, việc cho rằng trí thông minh có thể được đánh giá qua một bài kiểm tra IQ là sai lầm. – Camille Paglia

19. Hãy suy nghĩ như một bà hoàng. Một bà hoàng không sợ thất bại. Thất bại chỉ là một bước đệm khác để đến với sự vĩ đại. – Oprah Winfrey

20. Thất bại mang lại cho bạn cái nhìn đúng đắn về sự thành công. – Ellen DeGeneres

21. Bạn không thể sống mà chưa từng thất bại ở một việc gì đó, ngoại trừ bạn sống quá cẩn trọng đến mức không thể được xem là sống nữa – khi đó, mặc định là bạn đã thất bại rồi. – J.K.Rowling

22. Bạn không học đi bằng cách làm theo các nguyên tắc, bạn học bằng cách thực hành, và vấp ngã. – Richard Branson

23. Thành công hay thất bại được tạo ra bởi một thái độ về tinh thần hơn là một khả năng về trí tuệ. – Khuyết danh

24. Tất cả mọi người vấp ngã ở một số tình huống nào đó trong cuộc sống của họ. Điều duy nhất khiến họ khác biệt chính là cách họ cố gắng để đứng dậy hay cách họ chọn để vấp ngã lần nữa. – Khuyết danh

25. Chỉ có những người dám thất bại một cách đau đớn mới có thể thành công một cách vĩ đại. – Robert Kenedy

26. Thành công chỉ thực sự đạt được bởi những người biết thất bại có ý nghĩa quan trọng thế nào. – Coco Channel

27. Thất bại là tốt, miễn là nó không trở thành một thói quen. – Michael Eisner

28. Nếu bạn lo sợ thất bại thì bạn không xứng đáng để thành công. – Charles Barkley

29. Những người tốt được ca ngợi vì họ đến với sự thông thái bằng cách thông qua những thất bại. Bạn biết đấy, chúng ta có được rất ít kiến thức từ sự thành công. – William Saroyan

30. Đừng sợ thất bại. Không phải thất bại, mà chính mục tiêu thấp kém mới là tội lỗi. Khi bạn nỗ lực hết mình, ngay cả sự thất bại cũng vẻ vang. – Lý Tiểu Long