Lời Phật Dạy Về Tĩnh Tâm / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dtdecopark.edu.vn

Quán Quân The Voice 2022 Tìm Lời Phật Dạy Để Tĩnh Tâm

Với 35,93% bình chọn từ khán giả – chiến thắng thuộc về thí sinh Hoàng Đức Thịnh, đội huấn luyện viên Tuấn Ngọc. Chàng trai quê Hải Phòng, tân quán quân Giọng hát Việt cho biết chưa từng giành giải thưởng nào và là người có tín tâm sâu với Phật giáo. Hoàng Đức Thịnh có trò chuyện với Giác Ngộ online:

Chào Hoàng Đức Thịnh, đầu tiên, chúc mừng bạn vừa đoạt quán quân Giọng hát Việt 2019, cảm xúc của bạn lúc này thế nào?

– Hoàng Đức Thịnh: Thật sự đến bây giờ tôi vẫn chưa hết xúc động và ngỡ ngàng với chính bản thân mình. Thịnh quá đỗi hạnh phúc vì không nghĩ mình có thể chinh phục được ngôi vị quán quân của The Voice 2019.

Hoàng Đức Thịnh và danh ca Tuấn Ngọc trong đêm chung kết Giọng hát Việt 2019 – Ảnh: NVCC

Nhân duyên đến với âm nhạc của Thịnh? Và bạn theo đuổi dòng nào? Với bạn, âm nhạc có ý nghĩa ra sao trong cuộc sống?

– Tôi theo đuổi về âm nhạc từ duyên khá bất ngờ – trong lần đi sinh nhật bạn học cùng lớp ở một quán nước tại Hải Phòng và đã lên hát vui tặng người bạn đó một bài hát. Rất tình cờ, người chủ quán đó nghe được, rồi ra ngỏ lời – khen Thịnh hát rất truyền cảm nên muốn Thịnh hát ở đó vào mỗi cuối tuần.

Dòng nhạc mà tôi luôn thiên về tất nhiên vẫn là Ballad, nhưng qua cuộc thi này Thịnh thấy mình cũng rất may mắn khi được thử sức với các dòng nhạc khác nhau để có thể học hỏi thêm và có thêm kiến thức lớn về âm nhạc của mình.

Tôi nghĩ không chỉ riêng với Thịnh mà với hầu hết mọi người cảm thụ về âm nhạc – nó là một món ăn tinh thần, là một thứ gì đó vô hình không thể chạm được vào, không thể đong đo cân đếm chính xác nhưng trong mỗi chúng ta không thể sống thiếu âm nhạc. Nó là nguồn sống, nguồn vui, buồn, cung bậc cảm xúc của chúng ta mỗi ngày trong cuộc sống… Nói chung âm nhạc nó là kho báu là vô giá trong Thịnh.

Đó là từ những người anh, cũng như người thầy đầu tiên đã tìm ra Thịnh và dạy Thịnh hát, dạy Thịnh cách sống. Người luôn lặng lẽ, âm thầm giúp đỡ, hỗ trợ từ những ngày Thịnh còn non nớt là bầu sô Quang Cường và ca sĩ Quang Hà – cũng chính hai anh là người khuyên tôi nên tìm đến The Voice 2019 để chính thức bước vào con đường ước mơ của mình. Chính lời khuyên của hai anh, tôi lại may mắn được gặp gỡ và làm học trò của thầy Tuấn Ngọc.

Bên cạnh đó, được học và làm việc chung cùng nhạc sĩ Lưu Thiên Hương và toàn bộ ê-kíp trong chương trình Giọng Hát Việt 2019 là một niềm vinh dự. May mắn nhất trong cuộc đời nghệ thuật của mình khi được mọi người luôn yêu thương, dạy bảo và luôn hỗ trợ – để mình có thể gặt hái được thành công như hôm nay.

Tất nhiên, đóng góp trong thành công này cũng không thể nào thiếu được động lực từ phía gia đình, bạn bè và tất cả những fan yêu quý Thịnh. Tôi cảm thấy mình là người rất may mắn khi đằng sau thành công của mình lại có nhiều người đến vậy (rưng rưng).

Nhân đây Thịnh hứa với tất cả mọi người là sẽ cố gắng làm tốt hơn nữa, phát triển hết mức trên con đường âm nhạc của mình để không phụ lòng kỳ vọng mọi người dành cho mình. Thịnh xin cảm ơn mọi người rất nhiều.

Hoàng Đức Thịnh trong một chương trình văn nghệ Phật giáo – Ảnh: NVCC

Sắp tới, Thịnh có ý định sẽ ra MV hoặc album nhạc Phật giáo hay tham gia hát ở các chương trình nghệ thuật Phật giáo?

– Nếu có cơ hội được ra mắt album về nhạc Phật thì với tôi đó là điều hằng mong đợi. Còn về những hoạt động nghệ thuật Phật giáo, Thịnh vẫn hay đi hát thiện nguyện ở chùa từ ngày còn chưa đi thi The Voice. Bây giờ Thịnh vẫn luôn hoan hỷ như vậy khi được ngỏ lời mời hát cho chương trình Phật giáo nào đó.

Nếu lời ca tiếng hát của Thịnh may mắn được góp phần cống hiến cho nền âm nhạc Phật giáo thì Thịnh xin công hiến hết mình.

Mùa Vu lan đã về rồi, bạn có chia sẻ gì với các khán giả của mình về sống hiếu đạo? Thịnh sẽ làm gì để thể hiện lòng hiếu thuận, tri ân của mình với những ân nhân đã được thọ?

– Tôi mong mọi người hãy luôn yêu thương, chăm lo cho bố mẹ ngay từ bây giờ, đừng đợi chờ – vì cha mẹ là Phật sống.

Thịnh sẽ tham gia các lễ Vu lan ở nhà chùa để mang tiếng hát của mình cúng dàng lên Phật, hồi hướng an lành cho bố mẹ…

Giữa Mùa Dịch Bệnh, Tĩnh Tâm Nghe 10 Lời Phật Dạy Hay Và Ý Nghĩa Nhất Về Sức Khỏe

13:14 21/03/2020

Xếp hạng 4.9/5 với 20 phiếu bầu

1. Hãy nhớ rằng, đời người là vòng luân hồi “Sinh – lão – bệnh – tử”, bệnh tật là điều không ai có thể tránh được, cuộc đời này chúng ta ai cũng sẽ phải trải qua những lần đau bệnh. Đừng chối bỏ, hãy thản nhiên chấp nhận.

2. Không phải tiền bạc, không phải tình cảm, không phải công danh, thứ quan trọng nhất với bạn chính là con người bạn. Có sức khỏe là có tất cả mọi thứ. Người khỏe mạnh có trăm có nghìn điều muốn được thực hiện, nhưng người ốm yếu, không có sức khỏe thì chỉ có mong muốn duy nhất là khỏe mạnh mà thôi.

3. Đạo Phật nói về chăm sóc sức khỏe như thế nào? Theo lời Phật dạy về sức khỏe thì bệnh tật sinh ra đều có nguyên do của nó, chẳng có gì là ngẫu nhiên. Sức khỏe và bệnh tật là mối duyên khởi, nhưng không hẳn là định mệnh. Bệnh nặng hay nhẹ là do ở đời chúng ta đã gieo nhân thiện ác khác nhau.

4. Tương lai chúng ta sẽ tốt đẹp hay u tối phụ thuộc vào hành động trong quá khứ và hiện tại của chính chúng ta. Gieo nhân nào thì gặp quả ấy, gieo nhân vô tình thì gặt quả vô tình, gieo nhân cố ý thì gặt quả cố ý.

5. Tự tạo duyên lành, làm nhiều việc tốt, năng tích đức hành thiện, như vậy, với ý thức, hành động của bản thân, chúng ta hoàn toàn có thể dùng “đức năng thắng số”, làm nghiệp thay đổi, nhẹ đi hay biến mất, từ đó có được sức khỏe tốt nhất cho mình.

6. Sức khỏe không chỉ đơn giản là thể chất, còn là tinh thần nữa. Sức khỏe con người được hòa hợp bởi nhiều yếu tố như thân thể và tinh thần trong chính con người mình hay cá nhân và cộng đồng trong 1 môi trường sống.

Các yếu tố này phải cân bằng, hòa hợp với nhau thì sức khỏe mới tốt. Giữ được tinh thần lạc quan vui vẻ thì thân tâm cân bằng, cơ thể ít mắc bệnh, cộng đồng cùng khỏe mạnh thì cá nhân cũng dễ khỏe mạnh hơn so với việc sống trong cộng đồng đầy dịch bệnh hay bất ổn về kinh tế, xã hội.

7. Chính vì thế, khi mắc bệnh, muốn điều trị dứt điểm thì phải kết hợp điều trị cả thân và tâm, không chỉ đơn giản phụ thuộc vào thuốc men để trị bệnh ở thân thể. Cần phải điều trị cả về tâm lý, để tâm hồn an lạc, biết trân trọng sự sống, như vậy thì chữa trị bằng thuốc men trên thân thể mới đạt hiệu quả cao nhất.

8. Cần yêu quý cuộc sống, trân trọng sức khỏe từng phút từng giây mình đang sống trên đời. Hãy sống có ý nghĩa, sống theo mong muốn của bản thân vì sức khỏe không chờ đợi ai, cũng không thể mua bán hay xin xỏ. Đừng chờ tới khi tuổi già sức yếu mới thấy trân trọng sự sống, hãy tận hưởng cuộc sống này ngay khi có thể.

10. Đời người còn sống là còn có hy vọng, còn có cơ may để thành công. Phật dạy rằng khỏe mạnh là giàu có, bình thản là an vui, ở đời chẳng cần gì nhiều hơn, chớ tham – sân – si mà tự đày mình vào địa ngục.

Ngay cả Đức Phật cũng phải trải qua vòng tròn “Sinh – lão – bệnh – tử” ở đời, vậy thì cớ sao chúng ta phải sợ hãi bệnh tật. Sức khỏe không phải là thứ ông trời có thể cho mãi được mà mỗi bản thân chúng ta cần phải cố gắng để giữ gìn, rèn luyện để nâng cao sức khỏe.

Hãy lắng nghe lời Phật dạy, thấm nhuần tư tưởng của Ngựa, để cả thân và tâm đều được thanh thản và an lạc. Bình tâm đón nhận mọi thứ đến với mình, bình tâm tìm cách vượt qua, đời này coi như không sống hoài sống phí.

Lời Phật Dạy Về Bệnh Tật Của Thân Và Tâm

1. Quan điểm của đạo Phật về sức khỏe và nghiệp

Với cách nhìn của Phật giáo thì bệnh tật chính là biểu hiện của sự mất hòa hợp trong toàn bộ sự sống tổng thể ở con người. Qua những dấu hiệu của cơ thể, bệnh tật đã giúp chúng ta biết chú ý đến sự mất hòa hợp này. Vì thế điều trị trong Phật giáo không chỉ là chữa trị các triệu chứng có thể cân đo đong đếm mà chú trọng nhiều hơn đến sự nỗ lực trong việc kết hợp giữa thân và tâm để vượt qua bệnh tật.

Đạo Phật khuyên rằng, với mục đích thực tế, chúng ta nên xem tất cả các căn bệnh đều có các nguyên nhân từ trong thân thể. Và ngay cả khi bệnh do nghiệp mà ra thù bệnh đó cũng cần được chữa trị. Không có điều kiện nào là cố định vĩnh viễn. Và vì mối liên hệ nhân quả giữa việc đã làm với hậu quả tương ứng có tính điều kiện hơn là ấn định, nên hễ còn sống là còn có khả năng chữa trị. Sự chữa trị này không can thiệp được vào quá trình hoạt động của nghiệp cá nhân, nhưng có thể làm giảm đi ảnh hưởng của nó. Phật giáo nhắc nhở những người mắc những chứng bệnh không thể chữa trị được là hãy kiên nhẫn thực hiện các việc thiện để làm vơi nhẹ ảnh hưởng của nghiệp xấu vốn đã tạo từ trong quá khứ. Việc tự mình cố gắng duy trì sức khỏe hoặc phục hồi sức khoẻ đã là nghiệp tốt rồi.

2. Lời Phật dạy về bệnh tật: Bệnh về thân và tâm

Theo quan điểm Phật giáo thì do nghiệp trong các kiếp sống quá khứ nên thân thể của mỗi người mỗi khác, cả về biểu hiện bề ngoài và cấu trúc cơ thể. Mọi người cần quan tâm đúng mức đến thân thể, như không hủy hoại thân thể bằng thức ăn độc hại, uống rượu, hút thuốc hay có lúc quá sa đà vào ăn uống hoặc có khi nhịn đói đến rã ruột.

Một thân thể khỏe mạnh được thiết lập trên sự vận hành bình thường của cơ thể và sự hòa hợp trong mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan bên trong. Khi một trong những cơ quan của cơ thể không vận hành hay suy nhược thì bệnh tật sẽ phát sinh. Chữa bệnh là giúp toàn bộ cơ thể phục hồi lại trạng thái cân bằng chứ không phải chỉ phần bị tổn thương đang bệnh và gây nên đau đớn kia trở lại trạng thái tốt nhất có thể. Vì mỗi một cơ quan trong cơ thể có quan hệ gắn bó khắng khít với các cơ quan khác nên để có sức khỏe tốt thì toàn bộ cơ thể cần phải được duy trì trong tình trạng tốt.

Cơ thể con người cũng giống như tất cả các hiện tượng khác, luôn trong trạng thái thay đổi, suy thoái và hư hoại nên sức khỏe của thân cũng không thể duy trì mãi mãi. Một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và lúc nào cũng không bệnh tật là điều không thể xảy ra. Cơ thể sống con người dễ dàng sinh bệnh trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời. Bệnh là một dấu hiệu nhắc mọi người ý thức hơn về sự mong manh của kiếp người. Điều này ngầm cho thấy hoàn toàn khỏe mạnh là điều không thể có được. Từ đó suy ra, sự bình an của con người không có nghĩa là phải vắng mặt tất cả khổ và đau trong cuộc sống, mà bình an nằm ở chỗ biết cách thỏa hiệp với đau và khổ, làm thế nào để sử dụng nó như là một bệ phóng giúp mình phát triển và có sự hiểu biết thông cảm với người khác.

Mặc dù Phật giáo quan niệm giữa thân và tâm có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau nhưng giáo lý đạo Phật đặc biệt chú trọng nhiều hơn đến tâm và sức mạnh của tâm. Nguồn sống và nguồn hạnh phúc hay bất hạnh nằm trong năng lực của mỗi người. Không ai có thể hại chúng ta trừ chính bản thân mình. Tùy loại tư duy mà thân thể chúng ta khỏe mạnh hay đau ốm, cao thượng hay thấp hèn. Chính vì vậy, đạo Phật xem tư tưởng là nghiệp nhân tạo nên các hành động của thân và lời nói. Vì lẽ đó, sức mạnh tinh thần được xem là vô cùng quan trọng và đạo Phật chú trọng đến sự rèn luyện tinh thần để đạt đến trạng thái sức khỏe tốt nhất. Thân và tâm đều có thể mắc bệnh nhưng vì tâm có khả năng thoát ly khỏi thân, nên vẫn có trường hợp một tâm hồn khỏe mạnh trong một thân thể bệnh tật.

Sức khỏe tinh thần của mọi người còn tùy thuộc vào năng lực chế ngự những thèm khát, hóa giải các tâm lý tiêu cực như tham lam, thù ghét và sân hận, thay đổi các khuynh hướng chiếm hữu và thô bạo. Tất cả những trạng thái tâm lý tiêu cực này đều có thể là nguyên nhân gây nên bệnh về thân và tâm. Để có thể kiểm soát và hóa giải các trạng thái tâm lý như vậy thì cần sống đạo đức và thực hành thiền định. Phương pháp thiền định không chỉ có tác dụng chữa lành bệnh cho tâm mà còn là phương pháp trau giồi tâm lý tích cực, đặc biệt là bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷ và xả.

Lời Phật Dạy Về An Nhiên Giúp Bạn Bình Tâm Với Sóng Gió

(Lichngaytot.com) Nghe những lời Phật dạy về an nhiên giúp chúng ta tìm cho mình sự yên bình của thực tại, sống với con người thật của chính mình trở về với nội tâm yên bình tĩnh lặng.

Chúng ta mong cầu có được cuộc đời an yên nhưng lại chẳng thể nào tìm ra được phương hướng. Hãy lắng nghelời Phật dạy về an nhiên để giúp ta tìm được bến đỗ tâm linh vững chắc cho cuộc đời mình.

1. Vạn vật vốn vô sinh vô ngã

Nghĩ làm gì khi đã thấy chân như

Hãy tịnh tâm mà an tỉnh trong thiền

Khai trí tuệ ta đi tìm bến giác.

2. Mỗi người đều phải tìm thấy sự yên bình từ bên trong bản thân mình. Và sự bình yên thật sự không thể bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài.

3. Con đường là tự mình đi, cẩn thận chút đừng để ngã.

Bạn bè là để giúp đỡ lẫn nhau, giúp nhau chút, đó là điều nên làm.

Hạnh phúc là cảm giác, xem nhẹ chút, thoải mái trong lòng.

Phiền não là tự mình chuốc lấy, quên nó đi, đừng quấn lấy mãi.

Tâm thái là do rèn luyện, cần phải bình thản, có tấm lòng yêu thương.

Tình cảm là từ bồi dưỡng mà thành, cần thuần khiết, đơn giản.

Thành công thì phải trả giá, cần cố gắng và chịu vất vả.

Thất bại là khó tránh, nghĩ thoáng chút, cần chấp nhận.

4. Hạnh phúc không phải là vơ vào cho mình thật nhiều mà ngược lại, bạn nên ban tặng, san sẻ những gì mình có cho người khác. Đó mới là hạnh phúc. Bản thân hạnh phúc tất vận mệnh sẽ tươi đẹp.

5. Đừng tìm về quá khứ, đừng tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới, hãy quán chiếu sự sống, trong giờ phút hiện tại, kẻ thức giả an trú, vững chãi và thảnh thơi, phải tinh tấn hôm nay, kẻo ngày mai không kịp, cái chết đến bất ngờ không thể nào mặc cả.

6. Nhân sinh trên đời như thân ở trong bụi gai, tâm bất động nhân không vọng động, người không động tâm thì không làm bậy, người động tâm rồi nhất định phải chịu đau đớn. Thiện ác, sướng khổ đều bắt đầu từ suy nghĩ mà ra.

7. Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm còn viên mãn hay không phải tùy duyên.

9. Nam mô di lặc tôn phật

Đạo màu đang bước đi…

Nam Mô A Di Đà Phật…

Nghe Lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên để nhận ra chỉ có chính chúng ta mới thay đổi được chính mình

11. Vạn pháp duy tâm tạo. Con người là kết quả của những gì mình nghĩ. Nếu một người nói và làm với tâm trong sáng thanh tịnh, hạnh phúc sẽ luôn đi theo anh ta như hình với bóng.

12. Có sinh ắt có diệt, có hợp ắt có tan, có thịnh ắt có suy. Khi bạn vui, hãy hiểu rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, hãy nhớ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn. Vạn pháp thế gian vốn vô thường.

13. Nhân sinh trên đời như thân ở trong bụi gai, tâm bất động nhân không vọng động, người không động tâm thì không làm bậy, người động tâm rồi nhất định phải chịu đau đớn. Thiện ác, sướng khổ đều bắt đầu từ suy nghĩ mà ra.

14. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.

15. Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc không bao giờ cạn đi khi ta biết sẻ chia.

16. Giá trị của một con người không phải là khi họ đang ở vị trí thuận lợi mà là khi họ đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn và đau khổ nhất.

17. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

18. Người có trí tuệ hãy thổi bay những cấu uế của bản thân mình, như một người thợ rèn thổi sạch những cặn bã của chất bạc, từng tí một, từng cái một, và từng lúc một.

20. Hãy vững như bàn thạch để không bị lung lay trước dông bão, những người khôn ngoan cũng không bị ảnh hưởng bởi những lời khen chê theo cách đó.

Cùng lắng lòng mình lại để Lời Phật dạy về an nhiên