Anh Khang sinh năm 1987. Sách của Anh Khang thường mang một thứ cảm xúc rất con người, rất nhân văn mà bất kỳ một người trẻ nào cũng phải trải qua trên hành trình trưởng thành và đi tìm lẽ sống của chính mình.
Sách hay nhất của Anh Khang Đi Đâu Cũng Nhớ Sài Gòn Và… EmVới phần 2 “Ai qua bao chốn xa” – những trang viết du ký về những thành phố, vùng đất Anh Khang đã đi qua, có thể nói là phần hấp dẫn nhất của cuốn sách. Bạn hãy chuẩn bị trên tay chiếc di động, để có thể dễ dàng “Google” những vùng đất, những địa danh, những thức quà mà Anh Khang kể. Bởi chắc chắn chẳng ai có thể cầm lòng được trước những lời văn đầy cuốn hút được viết trải dài từ Cựu lục địa ở trời Âu cho đến các vùng cát nóng ở Trung Đông.
Phần 3 mang tên “Thấy vui đâu cho bằng mái nhà” khép lại cho nỗi nhớ “Sài Gòn và Em”. Bởi lẽ, “hạnh phúc của mọi cuộc hành trình rốt cục không nằm ở đoạn đường đã đi, mà chính ở khi quay về. Thấy vẫn có một bóng hình đứng chờ lặng lẽ, những kỷ niệm be bé ban sơ vẫn mỉm cười đón mình trở lại. Rưng rưng nhận ra, những thân thương xưa cũ hình như vẫn chưa một lần bội bạc. Dẫu mình đã khác lắm sau ngần ấy tháng năm.”
Thả Thính Chân KinhThả thính chân kinh là hành trình tìm kiếm chân tình của những người trẻ, có vấp váp, có tổn thương, thậm chí đau đớn nhưng tác giả đã gởi một thông điệp rất rõ ràng: Hãy không ngừng tin tưởng vào tình yêu và bản thân mình, rồi chân tình sẽ đến.
Và, bạn sẽ thấy đâu đó dáng hình của mình những ngày ngu ngơ cũ, thật buồn mà cũng thật đẹp, vì nếu thật là tình yêu thì tình yêu luôn luôn đẹp…
Buồn Làm Sao BuôngThế nên, chừng nào còn thở là chừng ấy còn nhớ và buồn. Đều đặn. Bình lặng. Kiên tâm. Ký ức sở dĩ không thể mất mát là bởi chúng ta còn quá trẻ trước trăm năm, những ngày đã qua xem ra ít ỏi lắm nếu so với con đường còn dài trước mắt. Vì lẽ đó mà những lần đầu tiên chạm ngõ ký ức luôn để lại trong lòng những xốn xang, bần thần và khắc sâu hơn cả.
Phải học cách buông bỏ nỗi buồn để đôi tay thảnh thơi mà nâng chiều niềm vui sắp tới…
Bởi buồn hay vui, buông hay giữ, đều do ở lòng mình!
Thương Mấy Cũng Là Người DưngMột thực tế là giới trẻ ngày nay khá dễ yêu, dễ chán và vì thế, dễ buồn. Thế nên với tựa sách Thương mấy cũng là người dưng, Anh Khang xem đó như là một lời trấn an và động viên tinh thần những người từng có một thời tuổi trẻ đi qua đổ vỡ tình cảm. Và câu nói “thương mấy cũng là người dưng” như nhắc lại danh phận của chúng ta với nhau trong cuộc đời này và xoa dịu những nỗi buồn mà thanh xuân ai cũng vài lần đối diện. Bởi như chính tác giả đã viết trong lời mở đầu: “tình thương dành cho một người dưng xa lạ, ngay từ đầu đã định sẵn là hoang phí bất khả vãn hồi. Người dưng thôi mà, sao lại cưỡng cầu họ phải có trách nhiệm với thương nhớ yêu ái của bạn dành trao cho. Người dưng thôi mà, có thương nhiều bao nhiêu cũng đâu thể xoay chiều sự thật hiển nhiên ở đời rằng, máu thịt ruột rà còn chưa chắc sống đời với nhau, huống hồ là người dưng nước lã”.
Trời Vẫn Còn Xanh, Em Vẫn Còn AnhNhững câu chuyện trong Trời Vẫn Còn Xanh, Em Vẫn Còn Anh diễn ra dưới nhiều nơi chốn mà Anh Khang đã đi qua, thể hiện nhiều cảm thức văn hóa khác nhau: Trời vẫn còn xanh (Hy Lạp), Kinh thành ký ức (Pháp), Rồi sẽ có một ai đó thương em (Hàn Quốc), Khóc dưới chân Nguyệt Lão (Hong Kong), Đừng nhắc chuyện đã từng (Nhật Bản), Đôi lúc cũng nên hoang đường (Úc)… Nhưng những nhân vật của Anh Khang dù đi xa đến đâu cũng luôn giữ trong tim một bóng hình, một tình yêu. Vì vậy, không gian thay đổi liên tục trong truyện của Anh Khang không phải là để nhân vật khám phá những điều mới mẻ của ngoại cảnh, ngược lại, đi xa dường như là cách để họ nhìn lại bản thân mình trong sâu thẳm, là cách để họ gặp gỡ lại một-phần-đã-mất-của-mình và cũng là cơ hội để họ gặp gỡ những con người sẽ-là-một-phần-của-mình. Đó là cách họ vượt qua mất mát.
Người Xưa Đã Quên Ngày XưaNhưng may mà, dẫu buồn, những câu văn của Anh Khang vẫn còn trong đó chút an yên, chút bình tâm: Bởi đến sau cùng, tuổi trẻ rồi cũng qua. Ước mơ đôi lúc bất thành. Tình yêu có thể không trọn vẹn. Nhưng những gì hồn nhiên trong trẻo nhất của mối tình đầu đẹp đẽ ấy, sẽ luôn còn lại, lấp lánh trong tim… Cảm ơn người, vì đã từng một lần nắm lấy tay nhau.
Đường Hai Ngả – Người Thương Thành LạĐó có thể là chuyện tình “đúng lúc – sai người” của người thứ ba trên đất Phật Myanmar để từ đó ngẫm lại lời dạy về Duyên nợ và Nghiệp báo (truyện “Ba lần là Duyên – Ba người là Nghiệp”). Hoặc câu chuyện về cách xây dựng Kim tự tháp ngày xưa để kết nối các phiến gạch cổ qua đó gợi nhắc cho con người ở hiện tại về cách kết nối hai tâm hồn (truyện “Cả khi thành tro bụi, vẫn thổi về phương anh”). Hay thậm chí từ câu chuyện thả lồng đèn trời ở Thái Lan để chiêm nghiệm về triết lý “Lửa đã cháy bỏng đến độ buộc phải buông, cũng như nỗi đau này, cứ đau đến tận cùng, tự khắc biết cách từ bỏ” (truyện “Lỗi hẹn với Thiên đăng”).
Trên hết, Đường hai ngả, người thương thành lạ, như chính tác giả chia sẻ: “Là tất cả những gì mà bản thân muốn viết cho một người-thương-đau-nhất. Một người mà mỗi lần nghĩ về là ngay lập tức lại nghĩ về những ký ức dịu dàng nhất, dẫu cho rằng chỉ là sự dịu dàng thoáng chốc để khỏa lấp một nỗi đau dong dài…
Nhưng nhớ cho rằng, Trái đất vẫn quay – không vì một ai mà dừng lại. Có thở dài, có buông tay, có khóc như trẻ dại thì sáng mai khi mặt trời thức dậy, chúng ta vẫn phải bước tiếp trên con đường còn quá rộng dài đã chia làm hai…”
Những Năm Tháng Đó Có Tôi Yêu NgườiVà vì tất cả những ái ngại lần đầu đó, nên thật lòng Khang muốn cúi đầu thật sâu và cảm ơn thật lâu, nếu bạn đang cầm trên tay cuốn “nhật ký bằng thơ viết tay” này. Vì đủ kiên nhẫn đọc thơ của người lần đầu in thơ. Vì đủ kiên trì đọc từng nét chữ viết tay rối rắm. Và vì đủ kiên tâm để nhớ về “những năm tháng đó”, mình đã từng rất thương một người.
Vì là “nhật ký” nên những bài thơ trong này, có khi là những tâm trạng thất thường chỉ vỏn vẹn 2 dòng lục bát, có khi lại là những tâm sự kể lể qua mấy khổ thơ. Có những bài thơ được Khang viết từ năm 14 tuổi, có những bài được trích lại từ những cuốn sách đã in trước đây, và cũng có bài viết vừa ráo mực mà nét bút còn lem vội ở dấu chấm cuối cùng. Mọi điều tự nhiên nhất của cuốn “nhật ký viết tay”, từ con chữ nào bị gạch bỏ, đôi chỗ run tay, lệch dòng đều được Khang giữ lại, như một sự trao gửi thân tình của một bức thư tay, hay một tờ bưu thiếp, từ người bạn cũ, gói trọn đủ đầy thương mến lâu năm. Để hy vọng chúng ta có thể tìm thấy chính mình – trong trẻo và an lành – như những năm tháng còn nhau.
Chỉ tiếc là những năm tháng đó, chúng ta đều không biết cách yêu sao cho đúng.
Nhưng đến khi biết ra, thì người cũng đã đi xa.
Lâu rồi
Chỉ luôn còn lại đây một lời nhắc nhớ – như một câu hứa tự lòng mình đinh ninh – dẫu chẳng cần ai phải hồi đáp: “Những năm tháng đó, có tôi yêu người”.
Ngày Trôi Về Phía CũCó niềm tin lẫn thất vọng, có ngọt ngào lẫn cực đoan, nhưng tất cả rồi cũng trôi về phía sau và yên mình khép mắt, ngủ một giấc say nồng trong chăn ấm nệm êm mang tên “Kỷ niệm”.
Thông tin tác giả Anh KhangAnh Khang sinh năm 1987, tên đầy đủ là Quách Lê Anh Khang. Anh từng học tại khoa Báo chí và Truyền thông – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.
Ngày trôi về phía cũ là tác phẩm đầu tiên được xuất bản của Anh Khang, vào năm 2012.
Hiện tại Anh Khang sống tại chúng tôi Phần lớn gia đình anh đã sang Mỹ định cư.
Có thời gian Anh Khang cộng tác với tờ báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần ( 2008 – 2012 ),
Anh Khang hay viết những bài viết ngắn đăng trên Facebook về nỗi buồn và tình yêu. Các bài viết được mọi người chia sẻ nhiều và hưởng ứng. Sau đó anh thử tổng hợp lại và gửi cho các nhà xuất bản. Từ đó bén duyên với nghề viết và trở thành tác giả viết tản văn bán chạy tại Việt Nam.
Anh Khang có sở thích hay ngồi mấy quán cà phê đẹp ngắm nắng, nhìn chuyển động cuộc đời xung quanh, rồi viết (không phải đánh máy).
Anh Khang từng tham gia chương trình “Én vàng nghệ sĩ”.
Tập thơ đầu tay Những năm tháng đó có tôi yêu người, được trình bày dưới định dạng chữ viết tay của chính Anh Khang.