Stt Hay Về Phật Dạy / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dtdecopark.edu.vn

Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống Con Người, Lời Phật Dạy Về Đạo Làm Người, Lời Phật Dạy Về Chữ Nhẫn, Châm Ngôn Phật Dạy

2. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.

3. Trong sạch và nhơ bẩn cũng đều tùy thuộc nơi mình. Không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm.

4. Cuộc sống của chúng ta được định hình bởi chính tâm trí của chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta nghĩ.

5. Người chinh phục chính mình còn vĩ đại hơn một nghìn lần người chinh phục ngàn người trên chiến trường.

6. Nếu không tìm thấy ai để hỗ trợ trên con đường tâm linh, hãy đi một mình. Không ai đồng hành với người chưa trưởng thành cả.

7. Không có nỗi sợ hãi với những ai tâm trí không ngập tràn ham muốn.

8. Nếu có điều gì đáng làm, hãy làm nó bằng tất cả trái tim.

9. Chính bạn phải phấn đấu. Các chư Phật chỉ vạch ra con đường.

10. Những ai phá hủy được cội nguồn của sự ghen tị sẽ luôn bình yên trong tâm hồn.

11. Không có sự ô nhiễm nào lớn hơn sự thiếu hiểu biết.

12. Thế gian đau buồn bởi cái chết và sự tan rã. Nhưng người khôn ngoan không đau buồn vì họ nhận ra bản chất của thế giới.

13. Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta nói điều hay. Người khôn ngoan là những người kiên nhẫn và không bị ràng buộc bởi hận thù và sợ hãi.

14. Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc không bao giờ cạn đi khi ta biết sẻ chia.

15. Người không cao quý làm tổn thương đến các sinh vật sống. Người cao quý không làm tổn thương ai cả.

16. Như cây nến không thể cháy mà không có lửa; người không thể sống nếu không có đời sống tâm linh.

17. Nếu tìm thấy một nhà phê bình khôn ngoan để chỉ ra những lỗi lầm của mình, hãy làm theo anh ta vì bạn sẽ được hướng dẫn đến kho tàng bí ẩn.

18. Bình yên đến từ bên trong. Đừng tìm nó bên ngoài.

19. Khi đang sống trong bóng tối, tại sao bạn không đi tìm ánh sáng?

ảnh lời Phật dạy,bài học cuộc sống,suy ngẫm,Đức Phật,chân lý cuộc đời

20. Bí quyết để có sức khỏe cho cả tinh thần lẫn thể xác không phải là hờn trách quá khứ hay lo sợ về tương lai, mà là sống trong giây phút hiện tại một cách khôn ngoan và nghiêm túc.

21. Người có trí tuệ hãy thổi bay những cấu uế của bản thân mình, như một người thợ rèn thổi sạch những cặn bã của chất bạc, từng tí một, từng cái một, và từng lúc một.

22. Đừng cố xây dựng hạnh phúc trên sự bất hạnh của người khác, bạn sẽ vướng vào lưới của hận thù.

23. Người khôn ngoan có tính kỷ luật về thân, khẩu, ý. Họ thực sự kiểm soát rất tốt những điều đó.

24. Không ai có thể cứu ta ngoại trừ chính ta. Không ai có thể và không ai sẽ làm thế. Chúng ta phải đi trên con đường của chính mình.

25. Kiên quyết rèn luyện mình để có được sự bình yên.

26. Thiền định mang lại sự thông tuệ, không thiền định sẽ dẫn đến vô minh. Hiểu rõ những gì dẫn dắt bạn hướng về phía trước, những gì cản trở bạn và lựa chọn con đường dẫn đến sự thông tuệ.

27. Hãy cho đi, ngay cả khi bạn chỉ có một chút.

28. Hãy vững như bàn thạch để không bị lung lay trước giông bão, những người khôn ngoan cũng không bị ảnh hưởng bởi những lời khen chê theo cách đó.

29. Đừng lãng phí một phút giây nào, những phút giây lãng phí sẽ khiến bạn đi thụt lùi.

30. Nếu bạn quên niềm vui của cuộc sống và bị mắc kẹt trong những thú vui của thế gian, bạn sẽ ghen tị với những người đặt thiền định làm đầu.

31. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

32. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào người, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.

33. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

34. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

35. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

36. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

37. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

38. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.

39. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.

40. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

ảnh lời Phật dạy,bài học cuộc sống,suy ngẫm,Đức Phật,chân lý cuộc đời

41. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

42. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.

43. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.

44. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

45. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”.

46. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?

47. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ đến người bạn không hề yêu thích.

48. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.

49. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy?

50. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.

51. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

52. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ?

53. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với chính mình.

54. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.

55. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.

56. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

57. Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.

58. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

59. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.

60. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

61. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.

62. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.

63. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.

64. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.

65. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.

66. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.

67. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

68. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

69. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

70. Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.

71. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.

72. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

73. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.

74. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn.

75. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.

76. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.

77. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

78. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?

79. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.

80. Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có.

81. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.

82. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

83. Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

84. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

85. Đa số mọi người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

86. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.

87. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

88. Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

89. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.

90. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

91. Bạn hy vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.

92. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.

93. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

94. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

95. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

96. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.

97. Lấy từ bi và ôn hoà để thắng nóng giận. Lấy hiền lành để thắng hung dữ. Lấy bố thí và lòng rộng rãi để thắng tham lam. Lấy chân thật để thắng giả dối.

98. Lửa giận hờn một khi đã phát ra, có thể đốt cháy và làm tiêu tan muôn mẫu núi rừng công đức.

99. Hận thù diệt hận thù, là điều không thể có. Tình yêu diệt hận thù, là định luật ngàn thu.

100. Không có con đường dẫn đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường.

Những Stt Về Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống, Tình Yêu Hay Nhất

Cuộc sống có những lúc khiến ta bế tắt, u mê trước những biến đổi, thị phi xung quanh. Những lúc như thế, bạn cần phải tịnh tâm, hãy lắng nghe những lời dạy từ đức Phật. Những lời Phật dạy sẽ giúp chúng ta khai sáng, có một cái nhìn lạc quan và tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Dưới đây là những câu stt lời Phật dạy rất hay và hữa ích cho các bạn về những chân lý, lẽ phải và đạo đức trong cuộc sống lẫn tình yêu.

Những câu stt về lời phật dạy trong cuộc sống triết lý

1. Người thương người bao nhiêu cũng thiếu

Người ghét người chút xíu cũng dư.

2. Nương theo giáo pháp Phật Đà

Chữ Tâm Phật dạy giúp ta độ đời

Đến bờ giác ngộ thảnh thơi

Xa rời phiền não cuộc đời an vui.

3. Vạn vật vốn vô sinh vô ngã

Nghĩ làm gì khi đã thấy chân như

Hãy tịnh tâm mà an tỉnh trong thiền

Khai trí tuệ ta đi tìm bến giác.

4. Đời là một cõi u mê

Vui cho trọn kiếp trở về hư không

Sanh lão bệnh tử luân vòng

Bụi trần rũ sạch tay không ra về

Nam mô tây phương cực lạc thế giới a di đà phật!

5. Hoa đẹp hôm nay, mai sẽ tàn

Không gì vĩnh cửu, để đeo mang

Phước nghiệp mới, theo mình mãi mãi

Tạo phước đường tu, sẽ vững vàng.

6. Người thiện thì có hào quang trắng sáng. Người ác thì có khí đen đúa hắc ám. Do đó làm thiện làm ác đều tự nhiên hiện ra nơi hình tướng. Bạn có thể che mắt người, nhưng không thể che mắt Phật Bồ Tát và quỷ thần.

7. Tâm không oán ghét hận thù,

Luôn vui hoan hỷ chẳng trừ ai ra.

Hết lòng giúp đỡ người ta,

Nên hay NHÂN thế, QUẢ là dễ thương

8. Lấy từ bi và ôn hoà để thắng nóng giận. Lấy hiền lành để thắng hung dữ. Lấy bố thí và lòng rộng rãi để thắng tham lam. Lấy chân thật để thắng giả dối.

9. Lửa giận hờn một khi đã phát ra, có thể đốt cháy và làm tiêu tan muôn mẫu núi rừng công đức.

10. Hận thù diệt hận thù, là điều không thể có. Tình yêu diệt hận thù, là định luật ngàn thu.

11. Không có con đường dẫn đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường.

12. Nguồn gốc mọi đau khổ của con người chính là luyến ái.

13. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.

14. Trong sạch và nhơ bẩn cũng đều tùy thuộc nơi mình. Không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm.

15. Cuộc sống của chúng ta được định hình bởi chính tâm trí của chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta nghĩ.

16. Người chinh phục chính mình còn vĩ đại hơn một nghìn lần người chinh phục ngàn người trên chiến trường.

17. Nếu không tìm thấy ai để hỗ trợ trên con đường tâm linh, hãy đi một mình. Không ai đồng hành với người chưa trưởng thành cả.

18. Không có nỗi sợ hãi với những ai tâm trí không ngập tràn ham muốn.

19. Nếu có điều gì đáng làm, hãy làm nó bằng tất cả trái tim.

20. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

21. Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

22. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

23. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

24. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.

25. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

26. Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

27. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.

28. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

29. Bạn hy vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.

30. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.

31. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

32. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

33. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

34. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.

35. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

36. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.

37. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.

38. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

39. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

40. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.

41. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.

42. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

43. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”.

44. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?

45. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.

46. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.

47. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.

48. Bình yên đến từ bên trong. Đừng tìm nó bên ngoài.

49. Khi đang sống trong bóng tối, tại sao bạn không đi tìm ánh sáng?

50. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

Những câu stt lời phật dạy về tình duyên hay và ý nghĩa

1. Đời quá ngắn thương nhau còn chưa đủ

Bận lòng chi bao oán hận bâng quơ..

Ta cười bóng trong gương cười trở lại

Lòng yêu thương thành biển rộng vô bờ. A Di Đà Phật!

2. Duyên đến nên quý, duyên hết nên buông

Hoa nở là hữu tình, hoa rơi là vô ý

Người đến là duyên khởi, người đi là duyên tàn

Duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan

Vạn pháp do duyên, vạn sự tùy duyên

Bất cầu bất khổ..!!!

3. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.

4. Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.

5. Chấp nhất vì yêu, trầm mặc vì hận thì chỉ như vòng tròn luẩn quẩn; cho dù tu ba kiếp chung thuyền, chuyển 3 tấc kinh luân chung chăn gối thì chung quy lại vẫn không thoát khỏi hợp tan của nhân duyên.

6. Hứa hẹn là một loại chấp niệm, cả đời đa tình, là phúc hay họa đều khiến đôi bên đau khổ.

7. Nhân sinh trên đời như thân ở bụi gai, tâm bất động, thân bất động thì không bị tổn thương.

8. Bao dung với người bất đồng ý kiến mới vui vẻ; cố gắng thay đổi người khác chỉ rước vào khổ tâm.

9. Thản nhiên, tùy tâm, tùy duyên nhất định gặp được đúng thời điểm khai hoa nở nhụy, gặp được người đúng hẹn, đúng duyên.

10. Bởi yêu khắc cốt ghi tâm mà cảm thấy cuộc đời như mơ, kiếp trước ngoái đầu nhìn 500 lần mới đổi được 1 lần gặp mặt ở kiếp này, đừng bỏ lỡ.

11. Mệnh do mình tạo, tâm đổi thì vạn vật đổi, tâm không đổi thì vạn vật không đổi. Yêu hay không, trong lòng nhau đã rõ.

12. Trên đời việc gì cũng đều có lý do, không thể cưỡng cầu.

13. Hữu duyên thì thời gian, không gian chẳng là khoảng cách; vô duyên có gặp cũng như không.

14. Nhân duyên trăm năm, sai trong một phút, quay đầu tìm lại, tình đã thành không.

15. Yêu rồi biệt ly, oán rồi hội hợp, buông tay về trời, tất cả đều thành hư vô.

16. Tu trăm kiếp mới chung thuyền, tu ngàn kiếp mới chung chăn gối, kiếp trước ngoái đầu 500 lần đổi lại kiếp này 1 lần gặp gỡ.

17. Khi bắt đầu tình cảm dồi dào, hứa hẹn đẹp tốt cũng bởi vì nhân duyên còn vương vấn.

18. Duyên giống như băng, đem ấp trong lòng, thấy lạnh lẽo mới biết hóa ra là vô duyên.

19. Vợ chồng cùng sống cùng chết, nháy mắt là thống khổ nhưng vĩnh hằng là hạnh phúc.

20. Nhân sinh như mộng, yêu từ từ, hận cùng từ từ, kết quả đều về với cát bụi.

21. Thế giới biến đổi không ngừng, là yêu thì yêu, cùng ở một chỗ, làm nhau vui vẻ, đừng hỏi là kiếp hay duyên.

22. Tình yêu khiến con người ta lãng quên thời gian, thời gian cũng khiến con người ta lãng quên tình yêu.

23. Rất nhiều người vì cái gọi là hạnh phúc mà yêu nhầm người, nhưng càng nhiều người vì yêu đúng người mà hạnh phúc trọn đời.

24. Không thể ở bên nhau, thì không thể ở bên nhau thôi, kỳ thực cuộc đời cũng chẳng dài như thế.

25. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

26. Đừng trách, đừng buồn, đừng thở than Đừng hờn, đừng giận, đừng ngỡ ngàng Nhẹ nhàng chấp nhận điều ngang trái Oán hận làm chi chuyện bẽ bàng.

27. Ai đến, ai đi, không cưỡng cầu. Ai mong, ai nhớ, không chờ mong Ai khóc, ai cười, đừng phiền muộn Ai lừa dối, ai quay lưng, đừng gục ngã.

28. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình.

29. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.

30. Cho đi yêu thương, hạnh phúc tự tìm đường đến. Lạc quan vui vẻ, bệnh tật rồi sẽ qua đi. A di đà phật!

Bài học nghĩa sâu sắc thông qua những stt về lời Phật dạy sẽ giúp bạn hiểu biết và tin tưởng hơn vào cuộc sống. Hãy luôn giữ cho mình một cái nhìn lạc quan về mọi vật, mọi việc, dành cả trái tim và lòng chân thành để yêu thương lẫn nhau, có như vậy cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa và an nhiên hơn.

Nghe Phật Dạy Về Tình Yêu

(PGNĐ) – Này người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục. Thiền sư gọi đó là “yêu thương theo phương pháp Phật dạy”.

Trước khi bắt đầu bài thuyết pháp của mình tại Tổ Đình Trung Hậu – Vĩnh Phúc, Thiền sư Nhất Hạnh đã mời các bạn trẻ ngồi lên trên, để có thể nghe thật rõ. Thiền sư muốn nói về tình yêu, bản chất tình yêu nhìn từ góc độ Phật giáo.

Miệng mỉm cười, thiền sư đã kể một câu chuyện tình yêu, giản dị thôi nhưng hàm ý sâu sắc: Có một chàng trai ở vùng California – Mỹ, rất đẹp trai, học giỏi, tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng, có nhiều bạn gái xinh đẹp. Chàng trai sống với mẹ, người mẹ biết trong các cô gái ngưỡng mộ con mình, có một cô gái không xinh nhất, cô không trắng, không cao lắm nhưng được chàng trai đặc biệt chú ý. Ngạc nhiên, người mẹ hỏi con trai: Vì sao con lại thích cô gái ấy, cô ta đâu có gì nổi bật? Cô ấy hiểu con – chàng trai trả lời đơn giản.

Chàng trai học ngành công nghệ thông tin nhưng rất hay làm thơ. Mỗi lần chàng đọc thơ, cô gái nọ lắng nghe rất chăm chú và có những nhận xét sâu sắc, trong khi những cô gái xinh đẹp kia không để ý gì đến. Chàng trai đã chọn người yêu không vì vẻ đẹp bề ngoài, mà bởi sự lắng nghe và thấu hiểu.

“Đạo Phật cũng dạy như vậy, có hiểu mới có thương, tình yêu phải làm bằng sự hiểu biết”, Thiền sư kết luận.

Chọn người hiểu và thương mình – hãy nhớ – đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.

Muốn thương phải hiểu

Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.

Mỗi người có những nỗi niềm, khổ đau, bức xúc riêng. Nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.

Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thưòng xảy ra.

Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.

Vậy nên, “có hiểu mới có thương” là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình.

Chọn người hiểu và thương mình – hãy nhớ – đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.

“có hiểu mới có thương” là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo.

Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.

Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian để quan sát, lắng nghe, thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: Từ, bi, hỉ, xả – Ảnh: Bảo Thiên

“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/anh, em/anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có “từ bi hỉ xả không”? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng: “Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?…” Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ “từ bi hỉ xả”?

Tình dục và tình yêu

Phật giáo quan niệm như thế nào về tình dục trong tình yêu? Không phải ngẫu nhiên mà vị thiền sư tôi được hạnh ngộ bắt đầu vấn đề này bằng cách bàn về “thân tâm” trong truyền thống văn hoá Á Đông.

Trong truyền thống văn hoá ta, thân với tâm là “nhất như”, tức là nếu ta không tôn kính thân thể người yêu thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Khi sự rẻ rúng xem thường xảy ra thì tình yêu đích thực không còn.

Hãy hiểu, thương và tương kính người yêu của mình, cũng chính là đem hạnh phúc đến cho người và cho mình vậy!

Thân thể ta cũng như tâm hồn ta. Có những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn, chúng ta chỉ chia sẻ với người tri kỉ. Thân thể ta cũng vậy, có những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin, ta muốn sống trọn đời, trọn kiếp.

Trong tình yêu lớn và cao quý, bất cứ lời nói và cử chỉ nào cũng phải biểu lộ sự tương kính. Người con trai phải tôn trọng người con gái mình yêu, cả thân thể lẫn tâm hồn. Người con gái biết giữ gìn, cũng là biết làm người yêu thêm tương kính, nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau.

Bạn muốn thương yêu theo phương pháp Phật dạy chăng? Hãy hiểu, thương và tương kính người yêu của mình, cũng chính là đem hạnh phúc đến cho người và cho mình vậy!

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Lời Phật Dạy Về “Lòng Tin”

Lời Đức Phật dạy về “lòng tin” sẽ giúp chúng ta có những nhận định sáng suốt trước mỗi vấn đề trong cuộc sống để tránh những đau khổ, mất mát và thất vọng khi đặt sai niềm tin ở ai đó hay điều gì đó.

>> Lời phật dạy

Trong cuộc sống, ai cũng từng trải qua cảm giác thất vọng, đau khổ vì lầm tin một ai đó hay điều gì đó. Mất mát tiền bạc vì tin vào mối quan hệ bạn bè lâu năm, mất người yêu vì nghe những lời đồn đại phiến diện, mất sự nghiệp vì những lời gạ gẫm, vẽ vời…Đặc biệt là mất đi nhân cách khi tin vào những điều hoang tưởng mà ai đó đặt ra khi biết được những tham vọng của bạn.

Thời Đức Phật còn tại thế, anh chàng Vô Não là tấm gương để ta học hỏi. Vì muốn đắc đạo mà Vô Não đã nghe lời xúi dục của một người thầy tà đạo bảo rằng: Phải chặt một ngàn ngón tay, sau đó kết thành sợi chuỗi đeo vào cổ sẽ chứng được quả vị tối thượng. Vì ham muốn mà không suy xét nên anh chàng Vô Não đã sát hại biết bao nhiêu người để chặt ngón tay của họ. Khi còn thiếu đúng một ngón tay, Đức Phật đã thị hiện để giáo hóa và ngăn chặn kịp thời tội ác của anh ta.

Trong cuộc sống đời thường cũng vậy. Hiện nay có rất nhiều lời đồn đại về pháp tu này pháp tu kia siêu hình sẽ giúp người ta có thần thông, phép thuật, đắc đạo nhanh chóng. Đến những cách bói toán, lên đồng, gọi vong linh của người thân khiến nhiều người không khỏi hoang mang, lầm tin rồi mất cả tiền tài, sa sút tinh thần và tự mang bệnh tật vào thân, ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân và người thân.Trước đây đã từng xuất hiện ” Quan Âm Bồ Tát” tái thếở Đồng Tháp chuyên chữa bệnh, ban phép. Người dân ùa theo hưởng ứng. Nhưng sau khi chính quyền địa phương bắt tay vào thì phát hiện ” Quan Âm Bồ Tát” chỉ là một thiếu nữ 17 tuổi. Hay gần đây nhất là “Hội thánh đức chúa trời” kêu gọi người đi theo đập phá bàn thờ tổ tiên…

Vào ngày 22/12/2014 với tin đồn thế giới chìm trong bóng tối. Một số người còn trích dẫn video clip về việc Pháp sư Tịnh Không – Trung Quốc cũng tuyên bố như vậy. Nhưng khi phỏng vấn trực tiếp vụ việc thì sự thật là người làm clip đã cắt đi phần quan trọng trước đó nên lời nó của Pháp sư không trọn vẹn.

Còn rất, rất nhiều những trắng đen trong cuộc sống khiến chúng ta đảo lộn bởi lời đồn đại không đúng. Do đó, trong kinh Tăng Chi Bộ Đức Phật đã dạy rằng:”Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình”.

Đoạn kinh này được Đức Phật dạy cho người dan Kalama, vốn được biết đến là tộc người có đạo đức và sống lương thiện dù họ không phải là tín đồ Phật giáo. Một lần, có một đoàn đạo sĩ của các tôn giáo khác đến pổ biến những giáo điều và lôi kéo học cải đạo. Người dân nơi đây rất hoang mang nên đã tìm đến Đức Phật để tham vấn. Người đã dạy họ những điều trên. Thôngqua bài Pháp này, Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta biết được Mười điều về lòng tin:

Lời dạy thứ nhất: Đừng tin vì nghe theo lời truyền khẩu

Nghe thôi chưa đủ mà phải thấy rõ sự việc mới có thể tin.

Lời truyền khẩu không bao giờ phản ánh đúng sự thật nguyên bản của nó. Bởi mỗi người sau khi nghe một điều gì đó, họ sẽ kể lại sự việc có thêm vào sự nhận định, cảm xúc của mình. Chưa kể một số chi tiết có thể họ quên hoặc dùng những từ ngữ diễn tả không rõ ràng, đúng nghĩa ban đầu. Lời truyền miệng đó từ người này qua người khác, từ vùng này qua vùng khác, từ năm này qua năm khác sẽ làm mất đi giá trị nguyên gốc của nó. Vì thế ông bà ta có câu ” Muốn tin điều gì phải tai nghe mắt thấy”. Nghe thôi chưa đủ mà phải thấy rõ sự việc mới có thể tin.

Lời dạy thứ 2: Đừng tin vì đó là truyền thống

Truyền thống là những việc làm, hành động được truyền từ đời này sang đời khác của một quốc gia hay một đại phương được xã hội công nhận. Thế nhưng Đức Phật dạy rằng đừng tin theo truyền thống. Bởi không phải truyền thống nào cũng tốt đẹp, cũng có giá trị nhân văn và đúng chánh Pháp.

Nhìn lại lịch sử, ta thấy nhiều bộ tộc có truyền thống tế thần bằng cách dâng lên thần linh sinh mạng của loài vật, máu của chúng hay kể cả cuả con người. Điều này đúng hay sai? Đôi khi có những việc làm đã trở thành thói quen nên người ta mất dần đi sự nhận định, cho đó là lẽ thường tình nhưng vô tình đang lấn sâu trong tội nghiệp mà không hay biết.

Lễ hội Chém Lợn ở miền Bắc trong những ngày Tết vì thiếu tính nhân văn đang có sự tranh cãi lớn. Điều này gây ra phản cảm rất lớn trong mắt du khách nhưng dân địa phương lại nhất quyết giữ truyền thống ấy vì cho rằng điều này giúp họ “may mắn” vào năm mới. Vì thế, hãy nhận định bằng trí thức, bằng lương tâm của mình trước mọi vụ việc, đừng tin theo truyền thống để nối tiếp những điều xấu ác.

Lời dạy thứ ba: Đừng tin vì nghe đồn đại

Lời đồn đại còn gọi là lời thêu dệt, được tạo ra từ những điều vô căn cứ rồi lan rộng mọi nơi. Lời đồn thường mang kịch tính, giật tít, hấp dẫn, bất ngờđể lôi cuốn người nghe, nhưng không có nguồn gốc rõ ràng.

Lời dạy thứ tư: Đừng tin vì lý luận

Lý luận ở đây nghĩa là lý luận về điều gì đó siêu hình, không có căn cứ thực tế không ai thấy, không ai đã trải nghiệm thì cho dùng có lý luận hay bằng lời lẽ hoa mỹ cũng không nên tin. Bởi điều đó chỉ đánh thức sự tò mò, ảo tưởng của bạn bởi nó chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ và hiện tại.

Những ý kiến đã được cân nhắc kỹ chưa hẳn có tính dúng đắn và hợp tình hợp lý.Nó có thể mang đến lợi ích cho bản thân, tổ chức cá nhân nhưng vô tình gây hại cho người khác.

Lời dạy thứ năm: Đừng tin vì suy diễn

Suy diễn là một sự việc nhưng qua quá trình tưởng thưởng, nhận định, đánh giá của một người hình thành nên một vụ việc lý kỳ, thú vị.

Lời dạy thứ sáu: Đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ

Tư duy trên mọi lý lẽ nghĩa là lập trường. Một người có lập trường là tốt nhưng mặt trái của nó là nếu khăng khăng bám víu vào lập trường, nhận định của mình hoặc ai đó quá mức thì rất dễ mắc phải sai lầm. Lập trường thường dựa trên những lý lẽ đã xác thực, có căn cứ khoa học. Nhưng vạn pháp đều là vô thường.

Có thể điều này đúng ở thời điểm này nhưng lại sai ở thời điểm khác. Vì thế, chúng ta cần phải có sự nhận định, suy xét thường xuyên để linh hoạt trong cách sống, cách suy nghĩ.

Lời dạy thứ bảy: Đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc

Những ý kiến đã được cân nhắc kỹ chưa hẳn có tính dúng đắn và hợp tình hợp lý. Nó có thể mang đến lợi ích cho bản thân, tổ chức cá nhân nhưng vô tình gây hại cho người khác. Hoặc những điều cân nhắc ấy lên lỏi những mưu tính ngầm mà đôi khi nghe qua, chúng ta tưởng đâu là chính xác. Cho dù đã cân nhắc nhưng đó chỉ là ý kiến cá nhân.

Trong mỗi bài kinh đều có câu mở đầu rằng : Tôi nghe như vầy” chứ không phải là ” Đức Phật dạy…”

Lời dạy thứ tám: Đừng tin vì được ghi trong kinh điển

Kinh điển là lời kim khẩu của Đức Phật. Nhưng chúng ta đều biết, thời Đức Phật không có giấy viết hoặc bất kỳ vật gì để lưu lại lời Phật dạy. Các đệ tử của Ngài chỉ nghe, ghi nhớ và ôn lại mỗi ngày để nắm vững bài học và thực hành. Sau khi Phật nhập diệt, mãi đến một trăm năm sau kinh điển mới được kết tập bởi 1200 vị đệ tử của Phật. Do đó, trong mỗi bài kinh đều có câu mở đầu rằng : Tôi nghe như vầy” chứ không phải là ” Đức Phật dạy…”.

Bởi qua thời gian, mọi thứ điều thay đổi theo quy luật tự nhiên của nó. Dù là Thánh đệ tử nhưng sự sai xót dù nhiều hay ít cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giáo Pháp. Hơn nữa quahơn 2500 năm, trải qua nhiều quốc gia, qua nhiều cách truyền đạo, qua nhiều pháp sư dịch thuật không ai dám chắc rằng những lời kinh điển được nguyên vẹn tuyệt đối lời Phật dạy thuở xưa.

Đó là lý do vì sao có một số bài kinh ngoại đạo, không phải Phật thuyết nhưng vẫn tồn tại hiện nay, đưa ra những lập luận theo quan điểm cá nhân của họ. Điều này vô tình gây ra những tổn hại cho đạo Phật và đến bước đường tu hành của người Phật tử.

Lời dạy thứ chín: Đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền

Chúng ta thường bị chi phối bởi những người có uy quyền. Người có uy quyền chưa hẳn họ có đạo đức và có cách nhìn đúng chánh Pháp. Điển hình là Hitle, một vị tướng nổi tiếng của phát – xít Đức. Ông là người rất tài giỏi, có uy quyền khi đã chiếm lĩnh nhiều thuộc địa của Châu Á Và Châu Âu, nhưng ông lại gây đau khổ cho nhân loại.

Nếu không có nhận định, chúng ta rất dễ bị người khác lợi dụng lòng tin.

Đừng vịn vào uy quyền của ai đó mà tin theo những gì họ nói. Uy quyền được tạo nên từ nhiều yếu tố: tài năng, tiền bạc, thân thế,…nhưng không hoàn toàn dựa trên chánh Pháp.

Lời dạy thứ mười: Đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mìnhĐây là lời dạy rất quan trọng. Đa phần chúng ta thường rất tin vị thầy của mình. Đó là lẽ thường tình nhưng Đức Phật khuyên rằng không nên tin. Chính Đức Phật còn khuyên chúng ta không nên tin vào Ngài nếu chưa thật sự hiểu về Ngài để tránh tội phỉ báng. Còn với các vị thầy, họ cũng là những vị phàm tăng trên bước đường tu học để chuyển hóa thân tâm nên không thể nào tránh những sai lầm. Chúng ta không tin không có nghĩa là chê bai họ.

Nếu không có nhận định, chúng ta rất dễ bị người khác lợi dụng lòng tin. Nhất là những vị thầy tu không đúng Chánh pháp, biến đạo Phật trở nên mê tín, bày biện vẽ vời những cách thức cúng kiến cầu xin thay vì khuyến khích Phật tử tu học, làm việc thiện lành.

Vậy phải tin như thế nào?

Phật giáo không kêu gọi, lôi kéo hay dụ dẫn tín đồ tìm đến, không áp đặt chúng ta phải tin theo, đưa ra những lời hăm dọa nếu mất đi lòng tin gây hoang mang cho tín đồ.

Qua mười điều Đức Phật dạy về lòng tin trên đây chắc chắn không ít người đặt nghi vấn: Vậy phải tin ai, tin điều gì và tin như thế nào?

Đức Phật dạy: “Khi nào quý vị tự mình biết rõ: Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau, quý vị hãy từ bỏ chúng. … Khi nào quý vị tự mình biết rõ: Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc, quý vị hãy đạt đến và an trú”.

Nghĩa là chúng ta hãy tin vào những pháp thiện, mà các pháp này được kiểm chứng bởi nhận định của người đời và chính ngay bản thân mình. Nếu pháp thiện mang đến lợi lạc và an vu cho bản thân và người khác thì hãy tin theo, còn ngược lại đừng tin nếu len lỏi sự ngờ vực.

Phật giáo tuyệt vời là như thế, Phật giáo không kêu gọi, lôi kéo hay dụ dẫn tín đồ tìm đến, không áp đặt chúng ta phải tin theo, đưa ra những lời hăm dọa nếu mất đi lòng tin gây hoang mang cho tín đồ. Mà Đức Phật dạy rằng hãy: Hãy kiểm chứng rồi hãy tin, kiểm chứng bằng thực tại những gì trong đời sống để tránh tạo nên niềm tin mù quáng mà rơi vào mê tín.

Lời Đức Phật dạy về lòng tin là kim chỉ nam cho chúng ta tu học, để tự mình bảo vệ và đặt niềm tin đúng chỗ, đúng pháp. Ghi nhớ và thực hành lời dạy của Đức Phật, tự chúng ta sẽ cảm nhận được sự an lạc nơi tâm hồn, chính ngay trong đời sống thực tại.

Minh Chính (Tổng hợp)