Stt Hay Về Rừng Núi / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dtdecopark.edu.vn

Về An Giang Ghé Thăm 7 Núi

Xem Thêm

Về An Giang Thăm Núi

DIỆP HỒNG PHƯƠNG An Giang là tỉnh biên giới đầu nguồn sông Mê-kông, với sông Hậu, sông Châu Đốc cùng các con kinh đào từ xa xưa tạo thuận lợi trong giao thông, góp phần xả lũ trong mùa nước nổi; là nơi có đồng ruộng mênh mông, có rừng tràm hoang sơ, kinh rạch dọc ngang giang sơn của nhiều loại chim cò, tôm cá. An Giang còn có núi, có non và dãy Thất Sơn hùng vĩ. Về An Giang, khách hành hương thường đi chơi núi, vãng cảnh chùa để thấy lòng mình lắng lại, hòa với cảnh vật thiên nhiên và nghe những “chuyện đời xưa” ít nhiều huyền bí. Bảy núi là những núi nào? Trong bộ sách “Việt Nam – Điểm đến của thiên niên kỷ”, tập viết về An Giang xuất bản năm 2004, có bài Thất Sơn hùng vĩ, xác định Thất Sơn là dãy núi có độ cao 716 mét, trải dài 30 cây số, rộng 17 cây số chạy dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia. Đó là một quần thể gồm nhiều ngọn núi nối liền nhau là núi Sam, núi Cấm, núi Dài, núi Két, núi Nước, núi Sập, núi Cô Tô mỗi núi mang vẻ đặc sắc riêng, tô điểm cho bức tranh sơn thủy hữu tình của An Giang. Tác giả Nguyễn Kim Nương trong bài viết “Câu chuyện Thất Sơn” đã kể năm 1984, nhà văn Trần Thanh Phương lúc viết cuốnNhững trang về An Giangcó liệt kê Thất Sơn gồm núi Nước (Bích Thủy Sơn, Thủy Đài Sơn), núi Tô (Phụng Hoàng Sơn), núi Kéc (Ô Thước Sơn, Anh Vũ Sơn), núi Dài (Ngoạ Long Sơn), núi Cấm (Thiên Cấm Sơn, Bạch Hổ Sơn), núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn) và núi Tượng (Liên Hoa Sơn). Tư liệu từ dân gian ở An Giang cũng kể tên các núi thuộc Thất Sơn như nhà văn Trần Thanh Phương đã nêu. Tiến sĩ Bùi Đạt Trâm khi viết phần Địa hình – Địa chí An Giang đã về tận vùng Bảy Núi để đếm núi. Ông ghi nhận An Giang có đến 37 ngọn núi có tên gọi. Riêng vùng Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên (vùng Thất Sơn) cũng có 27 núi. Nhà văn Trịnh Bửu Hoài là dân cố cựu ở Châu Đốc, cho biết dãy Thất Sơn có gần 40 ngọn núi và người ta chỉ chọn 7 ngọn tiêu biểu, nằm trong hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, chạy từ biên giới vào nội địa (hướng Thoại Sơn). Cao nhất là núi Cấm 716 m; Năm Non là 5 vồ (đỉnh nhô ra hiểu nôm na như cái trán vồ) tiêu biểu trên núi Cấm, thực tế trên núi cấm có tới mấy chục vồ. Còn các ngọn núi khác như Núi Sam (Châu Đốc), núi Sập, cụm núi Ba Thê (Thoại Sơn), núi Nổi (An Phú) không nằm trong dãy Thất Sơn. Như vậy ngoài dãy Thất Sơn với 7 ngọn núi chính hùng vĩ ở hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn; An Giang còn nhiều núi và non trải dài từ biên giới về Châu Đốc, đến Thoại Sơn mà mỗi nơi đều mang ít nhiều huyền thoại ghi dấu thời cha ông mở cõi. Về An Giang đi thăm núi đôi lần, tôi ghi chép được mấy điều thú vị. Núi Sập và bài văn bia trên triền núi Từ Long Xuyên theo tỉnh lộ 934 đi khoảng 30 cây số là đến thị trấn Thoại Sơn. Núi Sập, tức núi Thoại Sơn, không cao mà nổi bật trên bầu trời rực nắng với vẻ đẹp trầm mặc trong khung cảnh chợ huyện khá ồn ào bên dưới. Người dân ở đây gọi núi Sập là Thoại Sơn để ghi nhớ công lao của quan Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu, mùa xuân năm 1818, tổ chức dân binh khởi công đào kinh Đông Xuyên nối Long Xuyên với Rạch Giá. Đây là kinh đào quan trọng trong vùng tứ giác Long Xuyên giải quyết lưu thông đường thủy nhanh chóng, góp phần phát triển nông nghiệp vùng Rạch Giá xưa. Vua Gia Long ban đặc ân cho phép đặt tên kinh đào nầy là Thoại Hà (sông Ông Thoại) và tên núi Sập gần đó là Thoại Sơn (núi Ông Thoại). Trong miếu thờ Sơn thần, nay là đình thờ Thoại Ngọc Hầu, bên triền núi Sập có bia cao 3m, ngang 1,2m, dày 20cm dựng năm 1822; mặt bia có 629 chữ do Thoại Ngọc Hầu cho khắc nhằm bày tỏ nỗi niềm của một vị quan trấn nhậm vùng xa xôi biên ải, đã vì dân vì nước mà lao tâm, khổ trí nay được triều đình nghĩ đến công lao. Bia Thoại Sơn là một trong những bia ký nổi tiếng do Đốc học Gia Định thành Cao Bá biên soạn. Với hai giá trị trường tồn gần hai trăm năm: Bia ký là một áng văn hay, tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật – lịch sử; ngày 28 tháng 9 năm 1990, bia Thoại Sơn được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia.  

Tấm bia bên phải ảnh có thể là bia Vĩnh Tế Sơn, nhưng vì chữ khắc đã không còn đọc được, nên không thể quả quyết.

Dưới chân núi Sập có khu du lịch Thoại Sơn rất thu hút khách vì đặc tính sơn thủy giao hòa, trên là núi với nhiều cảnh đẹp, dưới là dòng nước xanh trong, lại có đền thờ danh nhân với bia ký độc đáo. Đi về hướng Tri Tôn không xa sẽ gặp núi Ba Thê (còn gọi là núi Vọng Thê) bên trái đường nhựa. Đây là một núi trong cụm 5 núi gồm núi Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Thế núi Ba Thê đá lỏm chỏm, nhiều cây xanh, có đường dẫn lên đỉnh độ cao 221mét, nhìn ra cánh đồngTứ giác Long Xuyên, trong đó có cánh đồng mẫu lớn 70 héc-ta của anh Nguyễn Lợi Đức. Ở đây là thị trấn Óc Eo, nơi có khu Di chỉ Văn hóa Óc Eo được khai quật khoảng muời năm trước với nhiều hiện vật lưu dấu một thời thịnh vượng của Vương quốc Phù Nam cách nay khoảng 2000 năm. Trên triền núi Ba Thê có chùa Linh Sơn cất năm 1913, gần đây có trùng tu vài hạng mục. Chùa thờ tượng Phật bốn tay với hai bia đá cổ là cổ vật thời Phù Nam được phát hiện. Năm 1988, tượng Phật bốn tay được Bộ Văn hóa công nhận là Di tíchkiến trúc nghệ thuậtcấp quốc gia. Đường lên núi Ba Thê dài khoảng 2cây số, được tráng xi măng, gắn lan can từ thời Pháp thuộc, sau được sửa sang lại cho mục đích quân sự. Năm 2002, đường lên núi được tu bổ cho du khách hành hương vãng cảnh chùa Linh Sơn và chùa cổ Sơn Tiên Tự. Chùa Sơn Tiên cất năm 1933 trên đỉnh núi Ba Thê, trước sân chùa có tượng Phật Quan Âm Bồ tát cao 8 mét và dấu vết bàn chân Tiên vẫn còn thấy rõ. Núi Sam mùa lễ hội  

Một tự viện nhỏ nơi triền núi Sam.

Thị xã Châu Đốc nay là thành phố thuộc tỉnh An Giang, nằm ở ngã ba sông Hậu và sông Châu Đốc, phía sau là dãy Thất Sơn hùng vĩ, bên phải là bến Châu Giang, bên trái là Cồn Tiên nay đã có cầu bê tông bắc ngang sông, dẫn đến Thánh đường Chămpa, nơi có nhiều người Chăm sinh sống. Đi về hướng tây bằng con đường nhựa dài 5 cây số là đến vùng đất linh thiêng của núi Sam với miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu và nhiều ngôi đền, chùa khác. Con đường nhựa dài 5 cây số nầy, xưa là lộ Châu Đốc-Núi Sam, do Thoại Ngọc Hầu đôn đốc dân công đắp trong hai năm 1826-1827, vượt qua vùng đất thấp nhiều lau sậy, gọi là Tân Lộ Kiều Lương. Hai bên đường nay là khu dân cư, công viên tượng đá, nhà lầu mới, nhà hàng, khách sạn, quán xá sầm uất. Trong cảnh thanh tịnh hiếm hoi bên đường dẫn đến núi Sam, có chùa Huỳnh Đạo uy nghiêm tọa lạc trên khoảnh đất rộng, với hồ sen bát ngát như muốn khơi gợi ít phút tịnh tâm cho người trần thế. Tôi nghỉ lại khách sạn Bến Đá, đêm nhìn về hướng miếu Bà thấy đèn điện sáng choang, dù mùa lễ hội hàng năm từ 23 đến 27 tháng 4 âm lịch, vừa kết thúc đêm qua. Từ năm 2000, lễ hội Bà Chúa Xứ trở thành lễ hội cấp quốc gia lớn nhất, quy mô nhất của Nam bộ, thu hút hàng triệu khách hành hương các nơi đổ về. Giữa đêm 23 rạng 24 là lễ tắm Bà bằng nước hoa rất nghiêm trang. Lễ Túc yết và lễ Xây chầu tiến hành giữa đêm 25 rạng 26 tháng 4 âm lịch. Trong lễ hội, có nghi thức thỉnh sắc và hồi sắc Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân, từ lăng sang miếu Bà và ngược lại. Đêm ở Bến Đá nhìn qua núi Sam thấy có nhiều ánh đèn. Theo tư liệu ghi chép được, độ cao của đỉnh núi Sam là 284 mét, trên đỉnh là pháo đài xây từ thời Pháp thuộc (1896) nơi có ánh đèn sáng rực giữa trời đêm. Trên núi Sam có hàng trăm đền, chùa lớn nhỏ nếu về đêm tất cả đều thắp đèn néon sáng trắng, nhìn từ xa có lẽ núi Sam sẽ lấp lánh như triệu triệu ngôi sao nhỏ bé trên bầu trời. Về hình dáng thì núi Sam tương tợ một con sam, nên gọi núi Sam. Lại có người nói rằng vùng nầy xưa kia là biển, núi Sam là hòn đảo nhỏ có nhiều loài sam sinh sống. Núi Sam từng có tên “Học lãnh Sơn”, tức núi có nhiều Sam. Có lẽ cả hai giải thích về tên của núi Sam đều đúng. Vùng nầy và toàn xứ Hà Tiên triệu năm trước là biển. Dưới chân núi Sam có chùa Tây An với lối kiến trúc độc đáo có ba lầu, nóc hình củ hành, màu sặc sỡ. Gian giữa thờ Phật, hai bên là lầu chuông, lầu trống. Chùa Tây An thuộc phái Thiền Lâm tế, là nơi Phật thầy Đoàn Minh Huyên, pháp danh Pháp Tạng, một chí sĩ yêu nước, người khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương về ẩn tu và viên tịch năm 1856. Trong sách “48 giờ vòng quanh núi Sam”, nhà văn Trịnh Bửu Hoài giải thích chùa có tên Tây An là do Tổng đốc Doản Uẩn cất năm 1847, thời vua Thiệu Trị, đã lấy hai chữ đầu của hai huyện Tây Xuyên và An Xuyên thuộc tỉnh An Giang xưa, ghép lại. Tên chùa Tây An là đúng, còn Tây An Cổ tự là một ngôi chùa khác ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Chùa Hang là Phước Điền tự ở phía tây triền núi Sam. Gọi chùa Hang vì ở đây có cái hang sâu âm u, gió hú gắn liền với truyền thuyết Thanh Xà-Bạch Xà (rắn xanh, rắn trắng) nghe kinh kệ mà tu hành không sát sanh, hại vật. Lên núi Sam nghe chuyện xưa kia ở đây có rất nhiều cọp thường kiếm ăn vào ban đêm, ông Nguyễn Văn Hoài và ông Lý Tượng là hai người đánh nhau với cọp, được dân chúng tiếp tay bao vây bắt được cọp dữ. Lên núi Cấm Buổi sáng ở núi Sam, tình cờ tôi gặp anh Tám Mỡ đang ngồi uống cà phê ở một quán cóc. Tám Mỡ không nhớ tôi, nhưng tôi nhớ anh, nên kêu hỏi và nhắc chuyện “năm xưa” (năm 2006 nhân Festival Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long do An Giang đăng cai tổ chức) tôi về đây, được anh Tám chở đi thăm núi Cấm bằng chiếc Wave màu đỏ. Anh ờ nhưng tôi biết anh không nhớ tôi, nếu tính số khách anh chở đi núi Cấm từ năm 2006 đến nay, có lẽ đã trên trăm người? Tên anh là Tám, còn Mỡ là tên kèm, do anh thường chở heo quay từ lò quay đến miếu Bà cho bà con cúng vái, mình mẫy thường dính mỡ láng bóng. Sáng hôm đó (tháng 4 năm 2006), anh Tám chở tôi đi núi Cấm bằng xe Wave lướt êm trên đường nhựa, trời nắng và gió, rồi dừng lại vài phút để nhìn núi Ông Kéc (Anh Vũ Sơn) bên trái đường với mấy khối đá tạo hình con kéc trên đỉnh cao. Chúng tôi đến Tịnh Biên, ngồi dưới chân núi Cấm uống cà phê nghỉ mệt. Vài phút sau, tôi đổi qua xe honda leo núi (xe honda 67 xoáy nòng, sên nhông dĩa “dư sức máy”, hai bánh đều lắp vỏ gai 250 bám đường) của một “tay lái lụa” trong tổ xe ôm Tịnh Biên. Anh em ở đây leo núi mỗi ngày ba bốn bận nên vững tay lái, phóng xe vượt dốc, lạng cua cong queo, chồm qua đá lỏm chỏm lên đến chùa Vạn Linh bên sườn núi Cấm chỉ trong hai chục phút. Tôi xuống xe nhìn thấy tượng Phật Di Lặc ngồi ở cạnh bên, sừng sững giữa trời. Quanh quẩn sườn núi Cấm có nhiều điểm bán hàng lưu niệm là nón rơm, vòng hạt đen nhánh, những gói thuốc núi trị bá bệnh; có nơi bán bánh xèo, nước hà thủ ô, nước mát. Và một khoảng sân rộng cuối con đường gập ghềnh là nơi dừng xe, đợi khách của những tay lái honda leo núi xoáy nòng. Núi Cấm, tức Thiên Cấm sơn, là ngọn núi cao và lớn nhất của cụm núi gọi là Thất Sơn, có hồ Thiên Tuế xanh biếc bao quanh, có đỉnh Vồ Bồ Hong cao 716 mét “đưa tay lên có thể chạm được mây”, cùng các ngọn Vồ Đầu, Vồ Chư thần, Vồ Pháo binh, Vồ Bà, Vồ Ông Bướm, Vồ Sân Tiên, Vồ Thiên Tuế cao trên 500 mét. Tôi ghi chép vài đặc điểm của các Vồ, tức các ngọn núi nhỏ, với khung cảnh đẹp, nhô cao trên triền núi Cấm. Vồ Bồ Hong cao nhất trong các vồ trên núi Cấm, nơi đặt trạm thông tin liên lạc của bộ đội. Truyền thuyết kể rằng ở đây xưa kia có nhiều con bồ hong, một loại côn trùng, sinh sống. Trên Vồ có tượng Ngọc Hoàng, khách hành hương không ngại leo cao đã đến chiêm bái. Dưới Vồ Bồ Hong có một cái hang gọi là hang Ông Hổ thời xa xưa có nhiều hổ về trú ngụ. Rất ít người dám xuống hang vì lối vào hiểm trở. Vồ Thiên Tuế có cây thiên tuế mọc thành rừng. Tương truyền rằng Nguyễn Ánh từng trốn tránh vua và đoàn tùy tùng, vua ra lệnh cấm không cho ai lai vãng đến gần (từ đó có tên Thiên Cấm sơn). Vồ Thiên Tuế còn lưu lại “chiếc ghế vua ngồi” là phiến đá có hình dạng giống chiếc ngai, lúc lên đây chúa Nguyễn thường ngự và “giếng vua” là giếng nước nằm giữa phiến đá khổng lồ quanh năm đầy nước ngọt. Vồ Đầu là đỉnh cao đầu tiên ở núi Cấm tính từ phía bắc. Vồ Bà có điện thờ Bà Chúa Xứ. Vồ Ông Bướm mang tên một người Khmer là ông Bướm không rõ từ đâu đến đây sinh sống. Vồ Bạch Tượng là một tảng đá lớn hình dạng giống con voi đứng bên sườn núi. Chùa Vạn Linh, ngoài kiến trúc của ba ngọn tháp, phần chánh điện chùa Vạn Linh làm tăng thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa. Điện Phật tôn nghiêm với tượng đức Phật Thích Ca tạc bằng đá nặng 2 tấn, do Công ty Hoàng Hữu thực hiện năm 1997. Hai phù điêu Quán Thế Âm Bồ tát và Địa Tạng vương Bồ Tát bằng đá gắn hai bên tượng Phật Thích Ca. Đứng bên hiên tầng tháp chùa Vạn Linh, nơi chứa Xá Lợi Phật, nhìn qua hướng chùa Phật Lớn không xa, thấy rõ nụ cười của Phật Di Lặc hồn nhiên, từ bi, quảng đại sau vòm cây xanh. Nhìn sang hướng tây thấy kinh Vĩnh Tế gạch một đường thẳng trên cánh đồng cặp biên giới, chạy về Hà Tiên. Viếng tượng Phật Di Lặc  

Chùa Phật Lớn được ông Bảy Do (Cao Văn Long) đứng ra xây cất năm 1912 trên một khoảng đất rộng, nhìn sang chùa Vạn Linh. Gọi là chùa Phật Lớn vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao gần 2 mét và gọi như vậy để phân biệt với chùa Phật Nhỏ, cũng ở núi Cấm. Chùa Phật Lớn có chiều cao và diện tích khiêm tốn, bên trong khói nhang nghi ngút, ngoài sân nhiều cây cối, có vài khách hành hương ngồi uống nước, nghỉ chân. Ngày nay có lẽ chùa Phật Lớn đã được chỉnh trang, mở rộng ra rồi? Trên khoảng đất rộng gần đó là tượng Phật Di Lặc cao to sừng sững, tính từ chân đến đỉnh là 33,6 mét, diện tích bệ 27 x 27 mét. Tổng trọng lượng cả nền, chân đế và vỏ tượng gần 1.700 tấn. Khuôn viên bao quanh tượng Phật rộng 2,2 ha gồm cả hồ nước mát. Trước đĩnh hương dưới chân đế tượng Phật Di lặc có vài người thắp nhang thành kính. Tôi cũng thắp nén nhang viếng Phật, thấy lòng nhẹ nhõm, quên bớt chuyện ngoài đời. Tượng Phât Di Lặc do kiến trúc sư Lữ Trúc Phương thiết kế, nghệ nhân đắp tượng là Phạm Văn Chủ (Thụy Lam). Công trình kiến trúc nầy bắt đầu từ tháng 2 năm 2004, xong tháng 12 năm 2005 với khoảng 60 nhân công làm việc liên tục. Đầu năm 2006, tôi đến đây, công việc làm nền chân đế còn đang tiếp tục. Tượng Phật Di Lặc ngồi là tượng Phật lớn nhất, đạt kỷ lục Việt Nam và lớn nhất khu vực Châu Á. Ngày 29 tháng 5 năm 2013, An Giang làm lễ đón nhận sự kiện nầy bằng một lễ hội tưng bừng. Đường lên núi Cấm rực rỡ cờ, hoa… Lần nầy về Châu Đốc Thất Sơn, tuy không lên thăm núi Cấm nhưng những ghi nhận về chuyến “leo núi” năm xưa vẫn còn trong ký ức tôi. Ngồi trong xe đi siêu thị miễn thuế Tịnh Biên, thoáng thấy dáng ngồi ung dung của Phật Di Lặc trên triền núi Cấm xa xa với màu trắng hiện trên nền cây xanh và đá núi. Ngày nay lên núi Cấm rất dễ với đường nhựa rộng rãi, xe hơi chạy một mạch lên đến khoảng sân trước đây các tay “xe leo núi” ngồi chùm nhum chờ đón khách trở về. Dễ gì đi hết “năm non, bảy núi”? Ở Tịnh Biên còn có núi Dài Năm giếng, gọi là Núi Dài Nhỏ, với nhiều cảnh đẹp, nhiều vườn cây trái nhưổi,xoài,bưởi,mận,sầu riêng,thanh long. Trên núi có năm nơi trũng sâu như giếng nước nên có tên gọi Núi Dài Năm giếng. Song, qua lời kể của một khách hành hương vãng cảnh chùa Phật Lớn trên núi Cấm, thì nếu đứng từ núi Ông Kéc (Anh Vũ Sơn), nhìn theo hướng mỏ kéc, thì núi Dài Năm giếng như một hòn non bộ với núi đá tạo dáng hình năm con hổ phục. Nhìn về hướng tây-nam từ thị trấn Nhà Bàng thấy các ngọn núi của Thất Sơn kéo dài qua bốn xã Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì của huyệnTri TôntỉnhAn Giang, trong đó có núi Dài là dài đến 8 cây số. Núi Dài tức Ngọa Long Sơn mang hình dáng con rồng nằm. Núi Dài nhiều dốc đá cứng, có các loại cây gỗ quý, các vùng trồng cây ăn trái, là thắng cảnh đẹp với di tích Căn cứ cách mạng Ô Tà Sóc (Suối ông Sóc). Thời kháng chiến chống Mỹ, Tỉnh ủy An Giang đứng chân ở đây và có một trận chiến đẫm máu diễn ra trên triền núi. Núi Dài và núi Dài Năm Giếng ít khách đến thăm dù là thắng cảnh đẹp, có di tích lịch sử gần gũi. Có lẽ do ngành Du lịch An Giang chưa mở tour hay vì lý do nào khác? An Giang có trên bốn mươi ngọn núi có tên. Vùng Thất Sơn (Bảy Núi) số núi cũng nhiều hơn con số bảy. Đọc tài liệu về núi non An Giang, thấy có ý kiến nầy cũng hay, là ông bà ta thường dùng câu “Năm non, bảy núi” để chỉ một vùng có rất nhiều núi, nhiều non; “Chín sông, bảy núi” ý nói Nam bộ có chín con sông lớn, thì phải có bảy ngọn núi hùng vĩ, hoặc đi “Ba đồng, bảy đỗi” ý nói đi nhiều nơi nhiều chốn. Các con số “bảy”,“tám”, “chín”, “mười” trong nội dung nầy đều mang hàm ý là nhiều, nhiều lắm. Thật vậy! An Giang có rất nhiều núi và đồi, tất cả đều có tên, đều ẩn giấu những điều thiêng liêng kỳ bí ghi dấu một thời cha ông ta mở cõi, lao động sản xuất, chống chọi thiên nhiên thú dữ và chống giặc ngoại xâm. Về An Giang, đi thăm vài ngọn núi thôi, lòng đã thấy vui rồi, dễ gì thăm hết được./ Tháng 6 năm 2013

Ca Dao Tục Ngữ Về Rừng

Quảng Nam là xứ tỉnh ta Trong là Quảng Ngãi, ngoài là Thừa Thiên Phía đông là biển sát miền Phía tây có núi, gần miền Ai Lao Đà Nẵng tàu lớn ra vào Hội An là phố đông người bán buôn Sông xanh một dải Thu Bồn Sông từ chợ Củi đến nguồn Ô Gia Tỉnh thành đóng tại La Qua Hội An toà sứ vốn là việc quan Bốn phủ, bốn huyện mọi đàng Quan viên cai trị luận bàn việc dân Đá than thì ở Nông Sơn Bồng Miêu vàng bạc, Quế Sơn có chè Thanh Châu buôn bán nghề ghe Thanh Hà vôi ngói, mía che Đa Hoà Phú Bông dệt lụa, dệt sa Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng Ngà voi, tê giác, gỗ rừng Trân châu hải vị chẳng từng thiếu chi Tỉnh ta giàu nhất Trung kỳ Nên ta phải học lấy nghề tự sinh…

Thương chàng nỏ lẽ ra đi Chiều chiều ngắt lá đài bi trông chừng Trông chừng mà nỏ chộ chừng Trông truông truông rậm, trông rừng rừng xanh

Chàng đi thiếp vẫn trông theo Trông nước nước chảy trông bèo, bèo trôi Chàng đi thiếp đứng trông chừng Trông sông lai láng, trông rừng, rừng xanh

Chàng về thiếp vẫn trông theo Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi Trông hoa hoa chẳng muốn cười Trông núi, núi đứng, trông người, người xa

Đôi ta như lúa phơi màu Đẹp duyên thì lấy ham giàu làm chi Đôi ta hái củi một rừng Bứt dây một cội xin đừng nghe ai

Em than một tiếng, trời đất xoay vần Chim trên rừng còn rơi lụy, anh là người trần, sao anh lại không thương?

Em than một tiếng than, trời đất xây vần, Chim trên cành còn khóc tức tưởi, huống chi kẻ phàm trần lại ngó lơ?

Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú Con gà không vú nuôi chín, mười con Qua tưởng rằng em má phấn môi son Ai ngờ má mỏng, môi mòn hỡi em

Dinh Trấn Biên rừng xanh đất đỏ Bởi vận nghèo mới bỏ vô đây Chiều chiều lên núi trông mây Ngó về quê cũ nhớ cây da tàn!

Ngó lên trên rừng thấy cặp cu đang đá Ngó về dưới biển thấy cặp cá đang đua Biểu anh về lập miếu thờ vua Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha.

Ngó lên rừng thấy cặp cua đang đá Ngó xuống biển thấy cặp cá đang đua Biểu anh về lập miếu thờ vua Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha.

Ngó lên rừng thấy cặp cu đương đá, Ngó về Rạch Giá thấy cặp cá đương đua. Anh về lập miếu thờ vua, Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.

Ngó lên trời thấy mây giăng tứ diện, Ngó xuống biển thấy chim liệng cá đua. Anh về lập miễu thờ vua, Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.

Vân Tiên ngồi dựa gốc dừa Dừa khô nó rụng bể đầu Vân Tiên.

Rừng thiêng nước độc thú bầy Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh

Rừng già nhiều voi, rừng còi nhiều cọp

Gần sông quen với cá Gần rừng không lạ với chim

Đố ai đếm được lá rừng Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây

Tuyển Tập Thơ Về Hoa Lan, Hoa Lan Hồ Điệp, Hoa Lan Rừng Hay Nhất

Thơ hay về hoa lan

Người đời tuyệt nhiên cho rằng mỗi loài hoa đều đem đến cho người thưởng ngoạn những cảm xúc riêng. Ví như hoa phượng hồng khiến ta bồi hồi nhớ về thời cặp sách. Hoa gạo gợi cho ta sự bâng khuâng xao xuyến và nuối tiếc. Hoa ban làm cho ta say như say môi nồng của những nàng con gái Thái…Để rồi hoa lan lại làm ta mải miết ngắm quên hết cả đất trời. Thú chơi lan cũng là một niềm đam mê của rất nhiều tầng lớp quý tộc hay các quý anh, quý ông đam mê hương sắc tinh khiết của núi rừng này.

Vẻ đẹp của loài hoa này đã chạm tới tâm hồn của nhiều thi sĩ, chính vậy mà có rất nhiều bài thơ về hoa lan rất hay cứ lần lượt ra đời…

“Núi rừng khoe sắc một loài hoa, Bám chặt trên cây, bão chẳng sa. Lỗng lẫy Phong Lan phô cánh ngọc Tươi xinh “đóa gió” lộ bông ngà

Giỏ treo cửa sổ vui lòng mẹ Dàn móc ngoài hiên hợp ý ba. Cùng cốc thâm sơn về phố thị Điểm tô vẻ đẹp những ngôi nhà.”

Hoa lan trở nên thơ mộng hơn trong mỗi bài thơ

Tác giả: Vương Thanh “Hoa Lan trông thật dịu dàng Thanh tao, mềm mại, nhẹ nhàng hương thơm Người phong nhã, khách văn chương Thảy đều ưa thích muốn trồng hoa Lan ! Ngắm hoa, lòng thấy nhẹ nhàng Ngàn câu thơ vụt tuôn tràn ngón tay Hoa Lan ơi, đẹp lắm thay Nở lâu cho khách thơ say ngắm nhìn . Hương hoa dìu dịu êm đềm Chẳng ngào ngạt quá mau chìm sắc hương Hoa Lan ơi, ta vấn vương Sao hoa không nói, để buồn lòng ta ! Hoa Lan như biết hát ca Hẳn giòng suối nhạc thiết tha, tuyệt vời ! Hoa Lan ơi, hoa Lan ơi Sao Hoa chỉ biết mỉm cười ghẹo ta !…”

Nghệ thuật yêu hoa đã mang hoa lan đến gần với thơ ca hơn

“Vươn giữa đại ngàn vắt vẻo hoa,

Phong lan dìu dặt đến kiêu sa.

Hồn nhiên như thể trang sơn nữ,

Đài các còn hơn đấng ngọc ngà.

Khổ hạnh tôi rèn nên ý chí

Phong ba luyên đúc hoá tài ba.

Đua nhau thiên hạ thành khoe phố,

Để lại phong lan giữ nếp nhà.”

(Sưu Tầm)

Bài thơ về Lan vũ nữ hay nhất

“Nhẹ nhàng phấn tỏa cánh hoa lan Vũ Nữ tung bay sắc áo vàng Điệu múa muôn hoa đùa gió núi Tưng bừng vạn bướm giỡn mây ngàn”

Những bài thơ hay nhất về lan vũ nữ

“Anh tặng em một nhành lan vũ nữ Đang say sưa với vũ điệu cuộc đời Cánh mỏng manh hồn nhiên trong giá rét Vẫn nồng nàn khoe sắc nắng vàng tươi

Từng cánh hoa nhẹ nhàng mềm mại Mang bao yêu thương không nói thành lời Từng cành nhỏ yêu kiều tha thướt Hoá thân trong bao âu yếm không nguôi

Nhịp điệu rộn ràng tung bay trong gió Những vũ điệu kỳ ảo của thiên nhiên Những vũ công nguyên sơ và lịch lãm Những mảng màu thanh sắc vô biên

Em uốn mình hoà trong tiếng nhạc Vũ khúc Tango uyển chuyển nhịp nhàng Điệu Van xơ đã có anh dìu bước Con đường đời mở rộng thênh thang

Em bước đi trong nhịp đời mạnh mẽ Những vòng quay phóng khoáng trẻ trung Những nhịp bước vô tư và cống hiến Tìm thấy mình giữa đất trời mênh mông.”

Thơ về hoa lan hồ điệp

Mỗi bài thơ là mỗi cảm xúc riêng cho những hương vị cuộc sống khiến chúng ta suy ngẫm về cuộc đời và mỗi loài hoa lại mang đến mỗi ý nghĩa khác nhau. Đối với hoa lan, nó mang lại cho người ta cảm giác dịu dàng, tinh khiết, không nhàm chán và mỗi cảm xúc được thể hiện rõ rang qua những bài thơ hay về hoa lan hồ điệp.

Hoa hồ điệp góp phần to lớn làm nên những câu thơ ca trữ tình

“Nghìn ngày đợi chờ, trong lặng lẽ

Em mong anh trở vềĐã quá lời hẹn ước cùng nhauMong cho đôi ta thành mộtMà bóng anh đâu, nào thấy?

Em mãi thuộc về thung lũng nàyNghìn ngày chờ đợiNếu như sống chẳng thể cùng nhauThì khi chết em sẽ là cánh hoa bướm

Vĩnh viễn tự do bay lượnNếu một ngày anh trở lại nơi xưaTrông thấy cánh hoa lan hồ điệpNhìn hoa anh chắc nhớ

Em đã từng đợi anh.”

Chậu lan hồ điệp trong từng câu thơ đầy cảm xúc

“Xuất thân từ cõi sương mù Em là mây khói nhuốm màu tím hoang Diễm tình đài các phong lan Cốt cách vương giả cao sang đa tình Sắc hương đa dạng đa hình Đêm thanh luân vũ một mình dưới trăng Chiếc hài tím mòn lối chăng ? Gót chân du mục thênh thang say đời Nhung y trang phục hợp thời Khiến loài ong bướm buông lời gió mưa Đời em em cũng xin thưa Em đến từ gió từ mưa cuối trời Nếu thương xin hãy người ơi Cho em một chút tàn hơi để rồi Những chiều mây tím trôi trôi Em về yên ngũ trên đồi dã lan”

Top những bài thơ hay nhất về lan hồ điệp

Những câu nói hay về hoa lan hồ điệp trong tình yêu cuộc sống

Cách trồng và chăm hoa lan hồ điệp tươi lâu

Lan hồ điệp-món quà giáng sinh đẹp nhất

Ý nghĩa hoa lan tím trong tình yêu dành cho các cặp đôi yêu nhau

Ý nghĩa hoa lan trong phong thủy

Hoa lan hồ điệp vàng rực rỡ khoe sắc đầy ấm áp

Vẻ đẹp đầy mê mẩn đầy bí ẩn của lan hồ điệp rừng

17 Câu Nói Của Tác Giả Rừng Na Uy Đã Khiến Cả Thế Hệ Thay Đổi, Ai Chịu Ngẫm Đều Sẽ Tìm Ra Triết Lý Của Chính Mình

Haruki Murakami là một tiểu thuyết gia hiện đại nổi tiếng của Nhật Bản sinh năm 1949. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, ông đã giành được rất nhiều sự chú ý về phong cách truyện siêu thực của mình. Trong cả cuộc đời sáng tác xuất sắc của mình, Haruki Murakami đã để lại rất nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng khắp thế giới như “Lắng nghe gió hát”, “Biên niên ký chim vặn dây cót”, “Kafka bên bờ biển”, “1Q84″… Trong đó, “Rừng Na Uy” là tác phẩm để lại tiếng vang sâu và rộng nhất khi xuất bản lần đầu năm 1987, và trong nhiều thập kỷ sau đó, nó không ngừng được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau, bao gồm tiếng Việt, và được ưu ái chuyển thể thành phim. Rất nhiều người gọi đây là “hiện tượng Murakami” khi ông được gắn với hàng loạt mỹ danh “nhà văn được yêu thích”, “nhà văn best-seller”, “nhà văn của giới trẻ”… trong văn học Nhật Bản đương đại.

Tác phẩm của Haruki Murakami chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phong cách châu Âu và châu Mỹ. Nó khác với các tác phẩm mang bầu không khí đen tối và nặng nề sau chiến tranh thế giới của văn học Nhật thời bấy giờ mà hướng tới màu sắc hài hước và siêu thực có phần “bình dân”. Thông qua tác phẩm của mình, ông có thể nắm bắt được cảm giác trống rỗng về linh hồn của thế hệ và khám phá ra tác động tiêu cực trong tâm lý con người, phê bình sự suy giảm trong giá trị người phụ nữ và thiếu quan tâm giữa con người với nhau trong xã hội tư bản nước Nhật.

Haruki Murakami từng chia sẻ rằng: ” Đến năm 29 tuổi tôi mới bắt đầu viết. Trước thời gian đó tôi chẳng có gì để viết. Đôi khi bạn phải sống cuộc đời của chính mình cho hết sức hết lòng, hết mực chân thành, sau đó bạn mới tìm thấy một giá trị riêng.” Trong những tác phẩm của mình, ông đánh dấu giá trị của bản thân bằng 17 câu đặc biệt, có sức ảnh hưởng lan rộng trong giới trẻ, góp phần thay đổi lối tư duy của rất nhiều người sau đây.

1. “Tôi luôn nghĩ rằng con người sẽ từ từ già đi, nhưng không, chúng ta già đi trong một chớp mắt ngắn ngủi.” – Nhảy nhảy nhảy (1988)

2. “Ai sẽ thích sự cô đơn chứ, chẳng qua họ không muốn trải qua thất vọng mà thôi.” – Rừng Na Uy (1987)

3. “Quen ở trong ánh sáng thì làm sao hiểu bóng đêm sâu nhường nào.” – Lắng nghe gió hát (1979)

4. “Cô đơn một mình cũng chẳng sao, miễn là tự yêu mình từ chính trái tim, cuộc sống sẽ được cứu rỗi.” – 1Q84 (2009-2010)

5. “Người trầm cảm chỉ có thể mơ những giấc mộng trầm cảm, nếu trầm cảm nặng hơn, muốn mơ cũng khó.” – Lắng nghe gió hát (1979)

6. “Phải đối mặt với quá khứ, trở thành một nhân sĩ chuyên nghiệp chứ không phải thiếu niên ngây thơ dễ bị tổn thương. Đừng chỉ xem những thứ muốn xem, mà hãy nhìn vào những thứ bắt buộc phải nhìn. Nếu không, cuộc đời này bạn càng đi càng nặng.” – Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương (2013)

7. “Vi phạm nguyên tắc do chính mình đặt ra, dù chỉ một lần, rồi sẽ muốn vi phạm càng nhiều hơn trong tương lai.” – Tôi nói gì khi nói về chạy bộ (2007)

8. “Tuổi càng lớn, càng ít có niềm tin để tiêu xài. Giống như hàm răng vậy, không phải chúng ta đánh mất, buông bỏ, không cần, mà chỉ là do thời gian mài mòn mà thôi.” – Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới (1985)

9. “Cuộc sống chính là một quá trình mất mát liên tục. Những thứ rất quý giá với cuộc đời sẽ lần lượt tuột khỏi tay chúng ta, như chiếc lược rụng dần từng răng một. Thay vào đó, rơi vào bàn tay chỉ toàn là những thứ phế phẩm không đáng nhắc đến. Sức khỏe, hy vọng, mộng đẹp, lý tưởng, niềm tin, ý nghĩa, hoặc giả những người yêu thương, hết thứ này đến thứ kia, hết người này đến người kia, dần dần lặng lẽ biến mất.” – 1Q84 (2009-2010)

10. “Đừng thông cảm với chính mình, vì đó là hành vi ti tiện của những kẻ nhu nhược.” – Rừng Na Uy (1987)

11. “Sau khi đã tìm kiếm, tổn thương và lạc hướng, chúng ta vẫn có thể tin vào tình yêu như cũ chính là một loại can đảm.” – Rừng Na Uy (1987)

12. “Sự tầm thường giống như một vết bẩn trên áo trắng, đã ố lên thì không bao giờ tẩy được nữa.” – Nhảy nhảy nhảy (1988)

13. “Mỗi người đều có một khu rừng của riêng mình, có lẽ chúng ta chưa bao giờ đi qua, nhưng nó đã ở đó và sẽ luôn ở đó. Người cần lạc sẽ lạc, người cần gặp lại ắt sẽ gặp lại.” – Rừng Na Uy (1987)

14. “Điều gì không quên thì vĩnh viễn không quên, điều gì sẽ quên thì cố níu giữ cũng vô dụng!” – Rừng Na Uy (1987)

16. “Nếu rơi vào bóng tối, điều duy nhất bạn có thể làm là đợi đôi mắt của mình thích nghi với bóng tối.” – Rừng Na Uy (1987)

17. “Không phải tất cả mọi thứ đều biến mất trong dòng chảy của thời gian. Một niềm tin vững chắc và kiên định sẽ không bao giờ tan biến vô nghĩa.” – Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương (2013)