Suu Tam Ca Dao Tuc Ngu Noi Ve Dao Duc / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dtdecopark.edu.vn

Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam Toàn Tập Ca Dao Tuc Ngu Viet Nam Toan Tap Doc

Ca dao tục ngữ Việt Nam toàn tập

21. Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng

22. Cần Thơ là tỉnh Cao Lãnh là quê Anh đi lục tỉnh bốn bề Mảng lo buôn bán không về thăm em

23. Cậu cai nón dấu lông gà Cổ tay đeo nhẫn gọi là cậu cai Ba năm được một chuyến sai Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê Cậu cai buông áo em ra Ðể em đi bán kẻo mà chợ trưa

24. Cây cao bóng mát không ngồi Ra ngồi chỗ nắng trách trời không mây

25. Cây da Chợ Đũi nay nó trụi lủi, trốc gốc, mất tàn Tình xưa còn đó, ngỡ ngàng nan phân!

26. Cây khô không dễ mọc chồi Mẹ già không thể sống đời với con

27. Cây không trồng nên lòng không tiếc Con không đẻ nên mẹ ghẻ không thương

28. Cây trên rừng hoá kiểng Cá dưới biển hoá long Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong Anh đi lục tỉnh giáp vòng Đến đây trời khiến đem lòng thương em

29. Cây vông đồng không không trồng mà mọc Con gái xóm này chẳng chọc mà theo

30. Cây xanh lá đỏ hoa vàng Hạt đen rễ trắng đố chàng là chi (đố là gì? Cây rau sam)

31. Cây xanh thời lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con Mừng cây rồi lại mừng cành Cây đức lắm chồi, người đức lắm con Ba vuông sánh với bảy tròn Đời cha vinh hiển đời con sang giàu

32. Cậu cai buông áo em ra Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa Chợ trưa dưa nó héo đi Lấy chi nuôi mẹ, lấy gì nuôi em?

33. Cha mẹ anh có đánh quằn đánh quại Bắt anh ra treo tại nhành dương Biểu từ ai, anh từ đặng Chớ biểu anh từ người thương, anh không từ

34. Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày

35. Chanh chua thì khế cũng chua Chanh bán có muà, khế bán quanh năm

36. Cháu ơi cháu ngủ cho ngon Của dì, dì giữ ai bòn mặc ai

37. Chàng ôi, giận thiếp mà chi Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng

38. Chàng về để áo lại đây Để khuya em đắp gió khuya lạnh lùng

39. Chàng về để áo lại đây Phòng khi em nhớ cầm tay đỡ buồn

40. Chặt không đứt, bứt không rời Phơi không khô, chụm không cháy (Đố là con gì? Con sam)

41. Chẳng tham ruộng cả, ao tiền Chỉ tham cái bút, cái nghiên anh đồ

42. Chân đi ba bước lại dừng Tuổi em còn bé chưa từng đi buôn Đi buôn cho đáng đi buôn Đi buôn cau héo có buồn hay không

43. Chén tình là chén say sưa Nón tình anh đội nắng mưa trên đầu

44. Chẻ tre bện sáo cho dầy Chận ngang sông Mỹ có ngày gặp em

45. Chê đắng chê hôi Đã chê xôi không dẻo Lại chê kẹo không ngọ

46. Chê đây, lấy đấy sao đành Em chê cam sành , lấy phải quít hôi Quít hôi bán một đồng mười Cam ba đồng một, quít ngồi trơ trơ

47. Chết trước được mồ, được mả Chết sau nằm ngả, nằm nghiêng

48. Chiếc khăn cô đội trên đầu Gió xuân đưa đẩy rơi vào tay tôi Bâng khuâng tôi chẳng muốn rời Trao cô thì tiếc, giữ thời không yên

49. Chiếu bông mà trải góc đền Muốn vô làm bé biết có bền hay không?

50. Chiều chiều, buồn miệng nhai trầu Nhớ người quân tử bên cầu ngẩn ngơ

Đ

1. Đánh bạc quen tay Ngủ ngày quen mắt Ăn vặt quen mồm

2. Đánh chết, mà nết không chừa Đến mai ăn chợ, bánh dừa lại ăn

3. Đàn bà nói có là không Nói yêu là ghét, nói buồn là vui

4. Đàn bà tốt tóc thì sang Đàn ông tốt tóc thì mang nặng đầu

5. Đàn đâu mà gảy tai trâu Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi

6. Đàn kêu tích tịch tình tang Ai đem công chúa lên thang mà về

7. Đàn ông đi biển có đôi Đàn bà đi biển mồ côi một mình

8. Đàn ông không râu vô nghì Đàn bà không vú lấy gì nuôi con

9. Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu Anh về học lấy chữ nhu Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ

10. Đèn cầu tàu ngọn lu ngọn tỏ Anh trông không rõ, anh ngỡ đèn màu Rút gươm đâm họng máu trào Để em ở lại, em kiếm thằng nào hơn anh

11. Đèn nhà lầu hết dầu đèn tắt Lửa nhà máy hết cháy thành than Nhang chùa Ông hết mạt nhang tàn Kể từ khi em biết được chàng Đêm về em lăn lộn như con chim phượng hoàng bị tên

12. Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc Xứ nào dốc bằng xứ Nam Vang Một tiếng anh than ba bốn đôi vàng em không tiếc Anh lấy đặng em rồi anh trốn biệt lánh thân

13. Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần THương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run

14. Đèn treo ngang quán Tỏ rạng bờ kinh Em có thương anh thì ăn nói cho thiệt tình Đừng để cho anh lên xuống một mình bơ vơ

15. Đêm khuya nguyệt lặn sao tàn Đồng hồ điểm nhặt nhớ chàng không quên

16. Đêm khuya ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

17. Đêm khuya thắp chút dầu dư Tim loan cháy lụn, sầu tư một mình

18. Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

19. Đêm khuya trăng dọi lầu son Vào ra thương bạn, héo hon ruột vàng Bển qua đây đàng đã xa đàng Dầu tui có lâm nguy thất thế Hỏi con bạn vàng nó cứu không? Chiều rồi kẻ Bắc, người Đông Trách lòng người nghĩa, nói không thiệt lời

20. Đêm nằm tàu chuối có đôi Hơn nằm chiếu tốt lẻ loi một mình

21. Đêm qua, đêm lạnh, đêm lùng Đêm đắp áo ngắn, đêm chung áo dài Bây giờ chàng đã nghe ai Aó ngắn chẳng đắp, aó dài không chung Bây giờ sự đã nhạt nhùn Giấm thanh đổ biển mấy thùng cho chua Cá lên mặt nước, cá khô Vì anh, em phải giang hồ tiếng tăm

22. Đêm qua nguyệt lặn về Tây Sự tình kẻ ấy, người đây còn dài Trúc với mai, mai về trúc nhớ Trúc trở về, mai nhớ trúc không Bây giờ kẻ Bắc, người Đông Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư

23. Đêm thanh cảnh vắng Thức trắng năm canh Một duyên, hai nợ, ba tình Đường kia,nỗi nọ, phận mình ra sao

24. Đến đây đất nước lạ lùng Con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng lo

25. Đến ta mới biết của ta Trăm nghìn năm trước biết là của ai

26. Đề huề chồng vợ Như bí rợ nấu kiểm với khoai lang Như tép rang ăn cặp với canh khoai mỡ

27. Đi chùa lạy Phật cầu chồng Hộ pháp liền bảo đờn ông hết rồi

28. Đi đâu cho thiếp theo cùng Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam

29. Đi đâu mà vội mà vàng Mà vấp phải đá mà quàng phải dây Thủng thỉnh như chúng anh đây Thì đá nào vấp, thì dây nào quàng

30. Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn

31. Đi qua nhà nhỏ Thấy đôi liễn đỏ có bốn chữ vàng Thạnh suy anh chưa biết chớ thấy nàng anh vội thương

32. Đó đây trước lạ sau quen Chẳng gần, qua lại đôi phen cũng gần

33. Đói lòng ăn đọt chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng

Đói lòng ăn nắm lá sung Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng

34. Đói lòng ăn nửa trái sim Uống lưng bát nước đi tìm người thương

35. Đói lòng nuốt trái khổ qua Nuốt vô sợ đắng, nhả ra con bạn cười

36. Đôi ta chẳng được sum vầy Khác nào cánh nhạn lạc bầy kêu sương Vì sương nên núi bạc đầu Cành lay bởi gió hoa sầu vì mưa

37. Đôi ta đã trót lời thề Con dao lá trúc đã kề tóc mai Dặn rằng: Ai chớ quên ai!

38. Đôi ta như loan với phượng Nỡ lòng nào để phượng lià cây Muốn cho có đó, có đây Ai làm nên nỗi nước này chàng ôi Thà rằng chẳng biết thì thôi Biết rồi gối chiếc lẻ loi thêm phiền

39. Đôi ta như thể con tằm Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong Đôi ta như thể con ong Con quấn con quít, con trong con ngoài Đôi ta như thể con bài Chồng đánh vợ kết chẳng sai con nào

40. Đố ai biết luá mấy cây Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng Đố ai quét sạch lá rừng Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây Rung cây, rung cỗi, rung cành Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng

41. Đố ai lặn xuống vực sâu Ru con không hát, em chừa nguyệt hoa

42. Đố anh con rít mấy chưn Cầu Ô mấy nhịp, chợ Đinh mấy người Mấy người bán áo con trai Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim

43. Đốt than nướng cá cho vàng Lấy tiềng mua rượu cho chàng uống chơi

44. Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm Muốn ăn bôn súng mắm kho Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm

45. Đồng tiền Vạn lịch Thích bốn chữ vàng Anh tiếc công anh gắn bó với cô nàng bấy lâu Bây giờ cô lấy chồng đâủ Để anh giúp đỡ trăm cau nghìn vàng

46. Đổ lửa than nên vàng lộn trấu Anh mảng thương thầm chưa thấu dạ em

47. Đổng Kim Lân hồi còn nhỏ, đi bán giỏ nuôi mẹ Anh gặp em đây không cửa không nhà Muốn vô gá nghĩa, biết là đặng chăng?

48. Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn

49. Đờn cò lên trục kêu vang Qua còn thương bậu, bậu khoan có chồng Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng Qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương Chiều nay qua phản bạn hồi hương Nghe bậu ở lại vầy vươn nơi nào Ghe tui tới chỗ cắm sào Nghe bậu có chốn muốn nhào xuống sông

50. Đu đủ tiá, bạc hà cũng tiá Ngọn lang dâm, ngọn mía cũng dâm Anh thấy em tốt mã anh lầm Bây giờ anh biết rõ, vàng cầm anh cũng buông

51. Đưa nhau đổ chén rượu hồng Mai sau em có theo chồng đất xa Qua đò gõ nhịp chèo ca Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say

52. Đường trơn trợt gượng đi kẻo té Áo còn nguyên ai nỡ xé vá quàng Hồi sớm mai, gặp em sao anh không hỏi Hay dạ của chàng nay đã hết thương?

53. Đứt tay một chút còn đau Huống chi nhân nghĩa, lià sao cho đành

Ca Dao Tục Ngữ Về Rồng

Details Category: Kỹ năng mềm Published on Monday, 12 February 2018 02:12 Written by cudinhlang Hits: 5233

Rồng trong thành ngữ và tục ngữ Việt NamRồng lúc to lúc nhỏLớn thì đào sơn đảo hải – nhỏ ẩn tích tàn hình

Đa mưu túc trí muôn đời thịnh Hữu dũng vô mưu vạn đời suy Ghen ăn tức ở muôn đời nát Khiêm tốn nhường nhịn vạn kiếp sang.

Là con vật huyện thoại nhưng phổ biến, vừa cao quý, độc đáo, diệu kỳ lại vừa thân quen, gần gũi và giàu ý nghĩa biểu tượng, rồng (long) được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thúy của người Việt Nam.* Ăn như rồng cuốn: Ăn nhanh, ăn đến đâu hết đấy.* Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội nước/uống như rồng leo, làm như mèo mửa: 1. Ăn nhiều, ăn tham mà làm ít, cẩu thả; 2. Ăn thật làm chơi.* Cá [chép] hóa rồng: 1. Học trò đi thi được đỗ đạt vinh hiển; 2. Người được thỏa chí, toại nguyện, thành đạt.* Cá gặp nước, rồng gặp mây: 1. Gặp môi trường thuận lợi, tương hợp, may mắn; 2. Cảnh sum vầy, hội ngộ.* Chạm rồng trổ phượng: 1. Trang trí lộng lẫy, tinh xảo, cầu kỳ; 2. Sự tô điểm rối rắm, rườm rà.* Con Rồng cháu Tiên: Dòng dõi đầy tự hào của dân tộc Việt Nam.* Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng, chiếu hoa nệm gấm không chồng cũng hư: Một quan niệm đề cao hạnh phúc gia đình.* Dựa mạn thuyền rồng: Được vua chọn làm cung phi, làm vợ hoặc lấy được người giàu sang.* Đầu rồng đuôi tôm/rắn: 1. Việc khi đầu thì hưng thịnh, sau thì suy yếu; 2. Chuyện lúc khởi đầu có vẻ to tát, đẹp đẽ nhưng kết thúc lại chẳng ra gì; 3. Sự cọc cạch, không tương xứng giữa những bộ phận có phẩm chất quá khác biệt trong cùng một chỉnh thể.* Đẹp duyên cưỡi rồng: Lấy được người chồng lý tưởng.* Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay chết ngõng: Một quan niệm xưa, đề cao vai trò của người đàn ông, khẳng định phụ nữ cần thiết phải lập gia đình.

* Họa long điểm tinh (Vẽ rồng điểm mắt): Hành động đúng hướng, nắm bắt được trọng tâm của sự vật, sự việc.* Học chẳng biết chữ cu chữ cò, nói những chữ như rồng như rắn: Nói phét, nói suông, dốt hay nói chữ.* Hội long vân (Hội rồng mây): Cuộc gặp gỡ tốt lành, thời cơ thuận lợi.* Long bàn hổ cứ (Rồng cuộn hổ ngồi): Thế đất hiểm yếu, linh thiêng.* Long ly quy phụng (Rồng lân rùa phượng): Bốn con vật quý và thiêng theo quan niệm tín ngưỡng.* Lưỡng long chầu nguyệt: 1. Hình hai con rồng chầu chụm vào một mặt trăng thường thấy ở nơi thờ tự; 2. Một người tài giỏi lại có được hai người hỗ trợ, phò tá nhiệt tình, tương xứng và trung thành.* Mả táng hàm rồng: Gặp may mắn, tự nhiên ngày càng phát đạt thịnh vượng, [tưởng như] do mồ mả tổ tiên được chôn vào chỗ đất đẹp.* May hóa long, không may xong máu: Gặp may thì vinh hoa phú quý, không may thì chết.* Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng: Bản chất đã xấu thì khó thể trở thành người tốt, kẻ thuộc tầng lớp dưới khó thể lên địa vị cao.* Nem rồng chả phượng: Món ăn ngon, cầu kỳ và sang trọng.* Như rồng gặp mây: Gặp người, gặp hoàn cảnh tương hợp, thỏa lòng mong mỏi khát khao.* Nói như rồng cuốn: Nói những lời hay ý đẹp nhưng nói suông, chẳng bao giờ thực hiện điều gì mình đã nói, đã hứa.* Nói như rồng leo: Nói năng khôn khéo, mạch bạo.* Rồng bay phượng múa: Hình dáng, đường nét tươi đẹp, uyển chuyển, phóng khoáng.* Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa: Một cách dự báo và lý giải trạng thái thời tiết qua hiện tượng thiên nhiên – mây (rồng lấy nước ở đây tức là đám mây hình cột từ phía biển vươn lên trời).* Rồng đến nhà tôm: Người cao sang đến thăm kẻ thấp hèn (thường thấy trong lời ngoại giao, nói nhún của chủ nhà với khách).* Rồng lội ao tù: Người anh hùng sa cơ thất thế, bị kìm hãm, tù túng, không có điều kiện thi thố tài năng.* Rồng mây gặp hội: Cơ hội may mắn cho sự gặp gỡ và hòa nhập.* Rồng nằm bể cạn phơi râu: Trạng thái thờ ơ vì bất lực của người vốn tài giỏi nhưng bị đặt trong môi trường khó hoạt động, khó phát triển được.* Rồng thiêng uốn khúc: Người anh hùng, tài giỏi nhưng gặp vận xấu, phải sống nép mình, ẩn dật chờ thời cơ.

* Rồng tranh hổ chọi: Hai đối thủ hùng mạnh giao đấu.* Rồng vàng tắm nước ao tù: Người tài giỏi ở trong hoàn cảnh bó buộc, bất lợi hoặc phải chấp nhận chung sống với kẻ kém cỏi.* Thêu rồng vẽ phượng: Bày vẽ, làm đẹp thêm.* Trai ơn vua – cưỡi thuyền rồng, gái ơn chồng – bồng con thơ: Một quan niệm xưa, cho rằng nghĩa vụ chính của người đàn ông là phụng sự nhà cầm quyền, còn của người đàn bà là chăm lo gia đình và con cái.* Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu: Tính tất yếu của sự bảo toàn, di truyền những giá trị và bản chất nòi giống.* Vẽ rồng nên/ra giun: Có mục đích hay, tham vọng lớn nhưng do bất tài nên chỉ tạo ra sản phẩm xấu, dở.* Vẽ rồng vẽ rắn: Bày vẽ lôi thôi, luộm thuộm, rườm rà.

Văn Thuyết Minh: Ca Dao

Nhân năm Giáp Thân cầm tinh con khỉ, xin gom nhặt một số câu ca dao – tục ngữ của nước nhà thành một “từ điển mi – ni” theo thứ tự ABC để bạn đọc tham khảo và nghiền ngẫm:

Chuột chù chê khỉ rằng hôi

Khỉ lại trả lời: cả họ mày thơm?

Chuột chù vốn rất hôi, vậy mà dám mở miệng chê cái hôi ở khỉ, để cho khỉ hỏi “móc” lại một câu phải cứng họng. Phàm, khi mở miệng chê bai ai thì ta hãy tự phán xét mình trước, xem thử mình có mắc phải điều đáng bị phê phán như ở người sắp bị mình chê bai hay không. Tốt hơn hết đừng nên chê bai dè bỉu người khác, mà chỉ nên góp ý xây dựng với thiện tâm, thiện chí.

Hứa hươu hứa vượn: Hươu với vượn là loài thú hoang dã rất nhanh nhẹn, thoắt hiện đó rồi thoắt mất đó, muốn theo dấu vết của chúng là một chuyện hết sức khó khăn. Vậy nên “hứa hươu hứa vượn” là lời hứa suông, hứa cho qua chuyện không đảm bảo được gì, rất dễ “xù”, dễ bội hứa “chạy làng”!

Khỉ ho cò gáy: Ám chỉ nơi hoang dã, vừa vắng vẻ hoang liêu vừa xa xôi hẻo lánh, không ai lui tới ra vào. Thường dùng để chỉ những vùng khô cằn sỏi đá, không có đủ điều kiện để con người “cắm dùi” mà sinh sống, hay mưu đồ tạo dựng cơ nghiệp. .

Khi khỉ mắc độc già: (độc là loài khỉ độc to lớn thường sống một mình). Tránh né con khỉ vì những “trò khỉ” láu lỉnh, lí lắc của nó, nhưng gặp lại thứ khỉ độc hung dữ phá phách hơn. Câu này tương tự như câu “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, chê bai thứ này lại gặp thứ khác tồi tệ hơn. Ngụ ý khuyên ta trong cuộc sống hằng ngày đừng nên “kén cá chọn canh” quá, mà hãy bằng lòng với những gì ta đang có được, vậy mà yên thân!

Má ơi, đừng gả con xa

Chim kêu, vượn hú biết nhà mà đâu?!

Xưa, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, nhiều khi vì tham của, tham giàu mà gả con vào nơi xa xôi cách trở, con lên kiệu hoa đi rồi thì xem như biền biệt khó về. Ngụ ý câu này nói lên nỗi lòng trắc ẩn của người con không muốn sống xa cha mẹ khi lập gia đình riêng, đồng thời, phê phán luôn hiện tượng ép gả, ép cưới của các bậc cha mẹ, làm cho con cái không được tự do định đoạt hôn nhân dại sự của mình.

Mồ hôi gió đượm

Thiếp thương chồng thiếp phải chạy theo

Con ơi, mẹ dắt lên đèo

Chim kêu bên nọ, vượn trèo bên kia!

Mượn cảnh chim kêu, vượn trèo để tả cảnh băng đèo, vượt núi gian nan trắc trở của người vợ chạy theo bóng dáng của chồng mình, mà lột tả tình yêu thương mặn nồng của người phụ nữ đối với người bạn đời đang phải đi xa, lìa xa tổ ấm.

Nhăn nhó như khỉ ăn gừng: (câu tương tự là “Mặt nhăn như khỉ ăn ớt”) Khỉ mà ăn nhằm phải thứ cay như ớt, như gừng thì mặt nhăn nhó rất khổ sở. Mượn hình ảnh khổ sở của khỉ để ám chỉ người đang đau buồn, khổ tâm, cau có khó chịu đối với mọi người chung quanh.

Nuôi khỉ dòm nhà: Khỉ ưa phá phách, ăn vụng, ăn trộm, vậy nên nuôi khỉ dòm chừng nhà chẳng khác nào nuôi kẻ xấu, kẻ gian, lợi không thấy mà chỉ thấy hại. Ngụ ý khuyên ta thận trọng trong việc dùng người, tương tự như câu “nuôi ong tay áo”.

Rầu rĩ như khỉ chết con: Khỉ là loài động vật linh trưởng rất giống với người, không chỉ giống vì có hai tay, mà còn giống ở tình cảm. Khỉ mà mất con thì ngồi buồn rũ rượi, bần thần một chỗ trống thảm thương, tội nghiệp. Lấy hình ảnh của khỉ buồn rầu khi mất con để ví với tình cảm rầu rĩ của người vừa bị mất mát, tiêu hao một thứ gì đó quý giá đối với mình.

Rung cây nhát khỉ: Khỉ rất sợ người, gặp là chúng tót lên cây cao ngay, cho nên người ta thường rung cây để hù dọa khỉ, nhưng càng rung thì khỉ càng bám chặt vào ngọn cây không sao rơi rớt xuống được. Ngụ ý nói về sự hăm dọa, hù nhát một ai đó nhưng không có tác dụng, không hiệu quả, sự việc chẳng đi đến đâu.

Vượn hú chim kêu: Cảnh hoang dã buồn thảm ở những nơi thâm sơn cùng cốc. .

Vượn lìa cây có ngày lượn rũ

Anh xa nàng mặt ủ mày chau!

Vượn là loài sống trên cây, nếu bắt nó phải xa rời cây chắc có ngày nó sẽ chết. Người yêu người cũng vậy, nếu bị bắt buộc phải chia lìa nhau, mỗi người một ngả, ắt sẽ gây nên cảnh đứt ruột xé gan vì thương, vì nhớ. Câu này diễn tả tình yêu của đôi lứa, khi xa nhau thì mặt mày ủ rũ, lúc nào cũng chau mày nhăn nhó, khổ sở vì nỗi nhớ nhung, vì bất đắc ý.

Tổng Hợp Các Câu Ca Dao

Xin chào các bạn đã đến với Wiki Kiến Thức trong bài viết ngày hôm nay. Và trong bài viết này Wiki Kiến Thức xin được chia sẻ với các bạn tất tần tật các câu Ca Dao – Tục Ngữ của Việt Nam đầy đủ nhất.

Trước hết là Ca dao, là những câu thơ ca dân gian Việt Nam. Được truyền miệng dưới dạng những câu hát không thể một điệu nhất định. Và thông thường được phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ và dễ thuộc.

Và đặc biệt hơn đó chính là ca dao đã để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Trong đó phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ. Ngoài ra còn có các nội dung khác như: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp trong xã hội. Và tóm lại ca dao được hiểu ý nghĩa ngắn gọn là những câu thơ dân gian được truyền miệng từ ông cha ta để lại.

Với ý nghĩa ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh thường gieo vần lưng. Và đây cũng là một thể loại văn học dân gian Việt Nam. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn của con người. Trong đó gữa hình thức và nội dung, tục ngữ có một sự gắn bó chặt chẽ. Thông thường trong một câu tục ngữ có 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

Khác với ca dao, tục ngữ thường có vần, gồm 2 loại chính là: vần liền và vần cách.

Danh sách các câu Ca dao – Tục ngữ Việt Nam

Và sau khi đã hiểu được ý nghĩa của Ca dao – Tục ngữ. Thì ngay sau đây Wiki Kiến Thức xin được tổng hợp lại danh sách các câu cao dao, tục ngữ của nhân dân Việt Nam chúng ta. Với danh sách này, các bạn có thể tra cứu tất cả các câu ca dao – tục ngữ của Việt Nam đầy đủ ngay sau đây.

Ăn cỗ đi trước,lội nước đi sau

Ăn kĩ no lâu,cày sâu tốt lúa.

Ăn cây nào, rào cây đó.

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

Ăn cháo,đá bát.

Ăn chưa no,lo chưa tới.

Ăn cơm mới,trò chuyện cũ

Anh em như thể tay chân

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

Ăn không ngồi rồi

Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

Bênh lý không bênh thân

Bốn bể mười nhà.

Bán quạt mùa đông, mua bông mùa hè.

Ba mặt một lời.

Bắt cá hai tay.

Bắt người có tóc, ai bắt kẻ trọc đầu.

Bé không vịn,lớn cả gãy cành.

Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.

Bỏ thì thương, vương thì tội.

Bóc ngắn cắn dài.

Bạn bè là nghĩa tương tri.

sao cho sau trước một bề mới yên.

Chuột sa chĩnh gạo.

Chung lưng đấu sức

Chân yếu tay mềm

Chớ dung kẻ gian, chớ oan người ngay

Con hơn cha là nhà có phúc

Con không nghe mẹ nghe cha, mắm không ưa muối thì ắt là đổ đi

Con có cha như nhà có nóc

Cày sâu cuốc bẫm

Còn nước, còn tát

Của ăn của để

Cãi thầy núi đè

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Đèn nhà ai nhà nấy rạng.

Đi với phật thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy.

Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.

Đổi trắng thay đen.

Đúng mũi chịu sào.đa đa ích thiện

Đã nghèo còn mắc cái eo

Gieo gió gặt bão

Góp gió thành bão

Giấy rách phải giữ lấy lề.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Giận quá mất khôn.

Gừng càng già càng cay.

Ghét của nào trời trao của nấy.

Gậy ông đập lưng ông.

Gạo chợ,nước sông,củi đồng,nồi đất.

Giấu đầu hở đuôi.

Gừng cay muối mặn

Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét.

Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già.

Khôn không qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.

Khôn nhà dại chợ.

Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

Không làm sao nên.

Kính lão đắc thọ.

Kính trên nhường dưới.

Không có lửa làm sao có khói.

Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Lá rụng về cội

Lá lành đùm lá rách

Liệu cơm gắp mắm.

Lùi một bước tiến ngàn dặm

Lửa thử vàng, gian nan thử sức

Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Lời nói là đọi máu, lời nói là gói vàng

Lòng tham vô đáy

Oán không giải được oán

Oan có đầu, nợ có chủ

Oan oan tương báo , dỉ hận miên miên

Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí.

Phú quý sinh lễ nghĩa , bần cùng sinh đạo tặc

Rau nào sâu nấy.

Ruộng bề bề chẳng bằng nghề trong tay.

Rừng nào cọp nấy

Rừng vàng biển bạc

Sinh nghề tử nghiệp

Sinh lão bệnh tử

Sông có khúc, người có lúc

Sóng Trường Giang, sóng sau đập sóng trước

Sai một li đi một dặm

Sông sâu sóng cả chớ ngã tay chèo

Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó

Sáng ướt áo, trưa ráo đầu

Xa mặt cách lòng.

Xa nhà cách trường.

Xanh vỏ đỏ lòng.

Yêu nhau yêu cả đường đi ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng

Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười

Yêu nhau lắm, cắn nhau đau

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Để cho con sáo sổ lồng bay ra. Chín trăng em đợi, mười thu em chờ. Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người còn trinh Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Mặc lụa chợ Hạ, uống chè hương sen. Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm. Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng. Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy. Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê, Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu Khê, Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào. Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.

Càng cao danh vọng càng đầy gian nan.

Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về. Thi đua yêu nước quyết không lơ là. Cơm nắm lá cọ là người sông Thao. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. Mắt anh anh liếc,mắt nàng nàng đưa. Nhớ xem phong cảnh nóc nhà Đông Dương

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Nói yêu là ghét, nói buồn là vui. Đàn bà đi biển mồ côi một mình. Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang. Mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông. Trách người đã vậy, trách mình sao đây ! Những mong chim nhạn mai trao chỉ hồng. Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?

Buồn trông chênh chếch sao Mai. Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ? Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang. Như chuông mới đúc, như chùa mới xây. Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu. Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau. Cách bờ ở giữa làm sao cho liền? Đồng sấp, đồng ngửa, đồng nghiêng, đồng nằm. Khi xa ngàn dặm, khi gần bên đôi. Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa. Trông cho mau sáng ra đường gặp em. Thấy em nho nhỏ, muốn bồng mà ru. Người thương có nghĩa trăm năm cũng về. Tiếc công gắn bó nhỡ lời giao đoan. Anh đi qua cửa em nằm không yên.

Mê anh chẳng phải mê tiền, Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.

Thấy anh em những mơ màng, Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi.

Thấy anh chưa kịp ngỏ lời, Ai ngờ anh đã vội dời gót loan.

Thiếp tôi mê mẩn canh tàn, Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên.

Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên, Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày.

Nghĩ rằng duyên nợ từ đây, Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào.

Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao! Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng. Anh không chào, em không hỏi, vì chưng đông người. Như sông nhớ nước, như nhành dâu nhớ tằm. Xin đừng kén chọn lọc lừa nơi nao. Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu! Của nhiều đất rộng gái xinh trai tài. Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa. Bắt chim đầu cánh, bắt người trong trăng. Tua rua mấy chiếc, trăng tròn mấy đêm. Đem gầu tát biển, ghẹo người trong trăng. Tát sông Bồ Đề, trăng tròn mấy đêm. Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Nghệ thì vô! Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.