Tâm Điểm Lời Phật Dạy Pdf / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dtdecopark.edu.vn

Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm

(Lichngaytot.com) Trong cuộc sống có rất nhiều điều quý giá nhưng quan trọng nhất là tâm. Tâm khởi phát cho mọi khổ đau và hạnh phúc, cùng lắng nghe lời Phật dạy về chữ tâm để có thêm những suy nghĩ đúng đắn cho con đường mình đi.

Nhiều người thích tiền tài, danh vọng, vật chất, điều này không sai, đó là nhu cầu thiết thực và đáng trân trọng. Nếu làm theo tâm mình thì những thứ kia sẽ giúp cuộc sống trở nên xa hoa, tốt đẹp, thoải mái hơn. Nhưng ngược lại, làm trái tâm thì có bao nhiêu cũng chỉ khiến cuộc sống bế tắc, bất hạnh hơn mà thôi.

Lời Phật dạy về chữ tâm được ghi trong kinh sách sẽ bày tỏ đôi điều về vấn đề tưởng đơn giản mà lại rất rộng lớn này.

1. Nhất thiết duy tâm tạo

Trong kinh Hoa Nghiêm có viết: nhất thiết duy tâm tạo, tức là mọi việc đều do tâm sinh ra. Tâm là thứ điều khiển và nảy sinh ra mọi lẽ thiện ác, mọi công đức nghiệp báo của một đời người, quyết định con người ấy sẽ sống đời lương thiện hay đời xấu xa, sẽ trở nên hạnh phúc hay đau khổ.

Tâm tốt tạo ra thiện hạnh, nghiệp lành, hướng con người tới những việc giản đơn, tốt đẹp. Tâm xấu thúc đẩy tham, sân, si, tất cả những tội lỗi sai lầm mà chúng ta gây ra đều xuất phát từ tâm không trong sáng. Từ trong tâm sẽ dẫn dắt hành động, từ hành động mà tạo ra nhân quả.

Lời Phật dạy về chứ tâm nhấn mạnh tới sự tự chủ của mỗi người, không phải hoàn cảnh, không phải xã hội, không phải cuộc đời đẩy chúng ta tới chân tường, khiến chúng ta rơi vào vòng xoáy oan nghiệt mà chính tâm mới quyết định tất cả. Thế nên trong Phật giáo mới có những bài kinh sám hối.

Sám hối là nhìn lại tâm của mình, chủ động thừa nhận những sai lầm khởi phát từ trong tâm và cố gắng thay đổi, cải biến để lương tâm trong sáng, xóa sạch nhưng mờ tục trong tâm. Tâm sinh tính và , tâm tốt thì mọi thứ đều vẹn tròn..

2. Tùy tâm biểu hiện

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết: tùy tâm biểu hiện, tức là mọi sự thiện ác lành dữ đều do tâm biểu hiện ra. Người hành động không tốt, có tính bạo lực, thù địch, dối trá tức là tâm không sáng; người dịu dàng, nho nhã, thanh lịch, thật thà là biểu hiện của tấm lòng tốt đẹp.

Không có chuyện tâm tốt mà biểu hiện ra xấu cũng không có trường hợp tâm xấu mà hành động lại tốt đẹp trừ khi là giả tạo mà cái gì giả thì sớm muộn cũng bị vạch trần. Tâm và biểu hiện rất nhất quán, có sự tương đồng, tương thông. Vì thế thông qua hành động của một người có thể thấy tâm tính của người đó.

3. Tam giới tận tâm, tức thị niết bàn

Lời Phật dạy về chữ tâm ghi trong kinh A Hàm có ý nghĩa là chỉ khi nào tâm sạch ba cõi, không còn tham, sân, si thì mới thấy được Niết Bàn – cõi cực lạc tiên cảnh.

Lòng tham nổi lên, con người sẽ chìm đắm trong dục giới, lúc nào cũng chỉ muốn thỏa mãn lòng tham, sẵn sàng làm tất cả những chuyện xấu xa đồi bại nhất để đạt được mục đích. Mà lòng tham thì vô đáy, không có điểm dừng, đạt được cái này rồi lại muốn cái kia nên con người lúc nào cũng vất vả, bôn ba vì những thứ chưa chắc đã thực sự có ý nghĩa. Phật dạy về chữ tham, lòng tham và nỗi khổ vì tham nhất định phải nhớ.

Khi lòng sân hận nổi lên, con người sẽ chìm trong sắc giới, sinh sự bất mãn, tự mình làm khổ mình, dù không tham nhưng có sân thì không thể hết khổ, không thể hết buồn, dễ đố kị, ghen tị mà làm việc ác.

Khi lòng si nổi lên, ngu dốt u mê tăm tối, không thấy đúng sai, không màng phải trái, không có tâm dẫn đường, dễ mê lầm.

4. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai

Một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên mà chúng ta không tự kiềm chế, không tự khắc phục, thì trăm ngàn vạn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại tiếp nối theo sau đó. Tâm dẫn đường hành động, tâm sinh tính cách, tâm làm nên tướng người nên tâm xấu ắt hẳn bao chuyện thiếu tử tế sẽ diễn ra.

Lời Phật dạy về chữ tâm thực ra chung quy lại chỉ có một trọng điểm: chữ tâm tạo nên cuộc đời. Sống ở đời có thể không có tiền, không có tài nhưng nhất định phải có tâm. Người không tiền sống nghèo sống khổ, người không tài sống vô dụng và nhỏ bé nhưng người không tâm thì không có cuộc sống.

Học Cách Điều Phục Tâm Theo Lời Phật Dạy

Điều phục tâm là cốt tủy tu tập theo giáo pháp Đức Phật. Tâm phải được huấn luyện như luyện ngựa, luyện voi cho đến khi thuần thục. Bởi Ngài dạy rằng tâm chúng ta rất hoang dại, vì chúng ta không thể kiểm soát được nó. Các hoạt động dù tốt hay xấu đều là sự phóng chiếu của tâm.

Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm

Tôn chỉ của Phật giáo Nguyên Thủy là “tránh hết thảy ác”, còn của Phật giáo Đại thừa là “làm hết thảy lành”. Cả hai thừa đều cùng một tôn chỉ: mọi thứ hoàn toàn tùy thuộc vào tâm – vì tâm là năng lực duy nhất tạo nên hoạt động thiện hay ác.

Thân, khẩu chúng ta chỉ là phương tiện trợ giúp tâm tạo nên hoạt động, còn tâm mới là nhân tố quyết định tạo nên hoạt động đó. Nếu tâm không tác ý cho một hoạt động cụ thể nào, thì chắc chắn thân, khẩu sẽ không biểu hiện hoạt động đó. Rất nhiều tín ngưỡng không thuộc Đạo Phật cũng nhấn mạnh tôn chỉ “bất bạo động”. Tuy nhiên động cơ (tâm tác ý) của Đạo Phật đối với tôn chỉ này rộng lớn hơn. Đây là một điểm khác biệt rất tinh tế giữa Phật giáo và các tôn giáo khác. Tất cả các tín ngưỡng tâm linh đều dạy mọi người không được làm ác, và đều khuyến khích hành thiện. Bởi vì chưa thực chứng được bản chất của Tâm nên không ai trong chúng ta, ngay cả một số hành giả tâm linh, có thể thực hành được điều này một cách toàn vẹn. Vì thế mà giờ đây, dù có phải là Phật tử hay không, bạn đều cần tìm cách đối trị và chuyển hóa tâm mình. Vì chính tâm vô minh của chúng ta đã quấy nhiễu hết thảy chúng sinh từ vô thủy tới nay. Rất nhiều người trong số chúng ta đã tìm cách đào luyện tâm theo những phương cách khác nhau, song chúng ta đều không thực sự thành công.

Nhờ sự an bình trong tâm này, chúng ta có thể dễ dàng đạt tới tầm nhìn cao hơn về vạn pháp để từ đó không gặp khó khăn trong việc chế ngự những độc trong tâm.

Thiền định – dưỡng chất chuyển hóa thân tâm

Mặc dù có nhiều cách thức đào luyện tâm, nhưng thực tế, tâm chỉ có thể thực sự được rèn luyện bởi chính nó, chứ không phải nhờ bất kỳ yếu tố bên ngoài nào khác. Đôi khi, chúng ta cố gắng hiểu được tâm mình, đôi khi chúng ta muốn đè nén tâm. Đây không phải là những biện pháp tích cực, thiện xảo để chuyển hóa tâm. Hầu hết các kỹ năng rèn luyện tâm đều không thực sự thành công vì tâm phức tạp như chính chúng ta vậy. Nếu bối rối, tán loạn, tâm sẽ dẫn dắt ta trôi lăn trong cõi luân hồi. Nếu định tĩnh, an lạc, tâm có thể đưa ta tới Niết Bàn giải thoát. Vì thế, tâm chúng ta có đủ công dụng thiện và công dụng bất thiện. Đó là lí do tại sao Đức Phật dạy rằng tâm cần phải được điều phục.

Thực hành Ba La Mật – Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục để rèn “định tâm”

Nhắc tới “định” là nói về khả năng tập trung tâm vào một điểm, kiểm soát được tâm trong một khoảng thời gian nhất định. Hành giả thực hành Bồ tát hạnh cần rèn luyện khả năng điều phục tâm thông qua nhiều phương pháp khác nhau.

Nhìn chung, mọi pháp thực hành Ba La Mật – Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục… – đều giúp rèn luyện định tâm, chính khả năng định tâm này giúp tâm được an lạc. Việc giữ được sự an bình bên trong giúp chúng ta có thêm nhiều cơ hội để nhận biết tự tính tâm (nhận biết về tự tính của chúng ta và về thế giới, vượt qua sự nhận biết mê lầm và những tạo tác của tâm).

Nhắc tới “định” là nói về khả năng tập trung tâm vào một điểm, kiểm soát được tâm trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều phụ tâm bằng thiền đi

Chừng nào tâm chưa thể an trụ do vọng tưởng tán loạn chừng đó chúng ta còn không thể nhận ra tự tính, Đại Thủ Ấn, tính không hay Phật tính

Vì vậy, chúng ta phải biết cách định tâm. Trước khi bắt đầu thiền định, chúng ta cần biết lấy lại một chút an bình nội tâm, một chút an lạc thông qua phương pháp thực hành. Nhờ sự an bình trong tâm này, chúng ta có thể dễ dàng đạt tới tầm nhìn cao hơn về vạn pháp để từ đó không gặp khó khăn trong việc chế ngự những độc trong tâm.

Hãy cố gắng đạt được sự định tâm như vậy. Có thể chọn bất cứ đối tượng nào để thực hành: một pho tượng, một thân cây, một hòn đá, mặt trời hay mặt trăng, một ngôi sao…, mục đích là để tập trung tâm vào đối tượng đó, không phân tán tư tưởng. Có thể coi đây là pháp tu mở đầu để nhận ra Trí tuệ Bát nhã, tức sự thực hành Trí tuệ Ba La Mật.

Lời Phật Dạy Chỉ Ra 3 Điểm Khiến Hôn Nhân Tan Vỡ Vợ Chồng Hãy Tránh Xa

Hôn nhân và tình yêu luôn là một chủ đề muôn thuở của con người. Người ta khao khát tình yêu, vinh danh tình yêu, sống chết vì tình yêu. Nhưng khi tình yêu được kết trái thành hôn nhân thì chữ hạnh phúc lại chẳng có mấy người giữ được.

Bạn sẽ thấy quanh mình có những cặp vợ chồng êm ả sống với nhau đến khi đầu bạc răng long, có những cặp vợ chồng dù đánh chửi nhau hàng ngày cũng vẫn chung sống đến cuối đời, lại có những cặp mới thì tha thiết, sau vài năm đã chia ly vì lý do này khác, hay có những cặp đôi dù rất yêu nhau nhưng cũng không nên vợ chồng. Đó chính là duyên nợ vợ chồng. Theo lời Phật dạy, để có thể trở thành vợ chồng kiếp này của nhau, cả hai đều phải có duyên tiền định, tức là có mối quan hệ nhân duyên từ các đời trước trong sự tái sinh luân hồi của con người.

Duyên nợ vợ chồng kiếp này có được nhờ mối quan hệ nhân quả từ các đời trước mang đến cho đời này. Thực tế, đời sống hôn nhân không phải là một thế giới tràn ngập hoa hồng như nhiều người lầm tưởng. Hầu như đi đến đâu chúng ta cũng nghe những lời than phiền về đời sống hôn nhân, hiếm hoi lắm mới có được những lời ngợi ca về hạnh phúc. Hôn nhân và những phiền muộn thường có sự liên hệ gắn kết với nhau; sau khi kết hôn, người ta sẽ phải đối mặt với những rắc rối và những trách nhiệm mà họ không bao giờ mong muốn hoặc chưa bao giờ ngờ tới.

Dưới đây là những nguyên do thường thấy khiến cuộc sống hôn nhân dễ tan vỡ mà vợ chồng cần tránh xa:

1. Bạn mù quáng, thiếu sự chuẩn bị trong tình yêu Thực tế có tới 41% số người được hỏi cho biết họ đã không được chuẩn bị gì trước khi bước vào hôn nhân. Thiếu những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống gia đình, những người này cảm thấy họ khó khăn khi hòa hợp với bạn đời. Trong khi yêu nhau, cả hai đều cố gắng biểu lộ những khía cạnh tốt đẹp, những ưu điểm và những phẩm chất có giá trị của mình với người yêu. Các cặp đôi thường có xu hướng chấp nhận nhau trên những giá trị bề ngoài, và không khám phá được, không nhìn thấy rõ những mặt trái, những khuyết điểm của nhau. Nhiều người khi yêu có xu hướng lờ đi những khiếm khuyết, lỗi lầm của người kia, nghĩ rằng họ có thể chỉnh sửa sau khi kết hôn.

Tuy nhiên, sau khi kết hôn thì vị ngọt của tình yêu lãng mạn thuở ban đầu không còn nữa, sự thực bắt đầu lộ diện, họ phải đối mặt với những thực tế mà trước đây họ chưa từng thấy hoặc làm ngơ, dẫn đến khổ đau, vỡ mộng. Một cuộc hôn nhân phù hợp hay được tư vấn trước hôn nhân có thể giúp các cặp vợ chồng đảm bảo rằng họ được trang bị đầy đủ về cảm xúc để có thể gắn kết với nhau.2. Bạn khó khăn về tài chính, kinh tế hạn hẹp Tài chính đóng vai trò quan trọng với hầu hết các cuộc hôn nhân. Sẽ khôn ngoan hơn nếu trước khi kết hôn các bạn có một thỏa thuận, rằng sẽ không bao giờ để tiền bạc ảnh hưởng đến tình cảm hai người. Sẽ có những lúc khó khăn, sóng gió, nhưng đừng cãi nhau vì tiền, hãy tự nhủ với lòng: Rắc rối nào rồi cũng có cách giải quyết.

Người phương Tây có câu ngạn ngữ: “Khi cái nghèo đến gõ cửa thì nữ thần tình yêu vội vàng bay qua cửa sổ.” Tuy nhiên, không có nghĩa rằng muốn có được đời sống hôn nhân hạnh phúc nhất thiết phải giàu có, nhiều gia đình sung túc mà vẫn khổ đau như thường. Điều kiện vật chất chỉ là một trong những yếu tố để cho gia đình hạnh phúc, vì đấy là điều kiện cần thiết, cơ bản để sống còn.3. Ngoại tình Ngoại tình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một điểm chung là ngoại tình phá hủy hạnh phúc gia đình, dẫn đến hai vợ chồng ly hôn. Có sự khác nhau về giới trong ngoại tình và ly hôn. Đàn ông ngoại tình dẫn đến ly hôn thấp hơn phụ nữ ngoại tình dẫn đến ly hôn. Phụ nữ có thể dễ dàng bỏ qua sự không chung thủy của đàn ông ngược lại người đàn ông rất khó chấp nhận sự phản bội của phụ nữ. Khi người phụ nữ ngoại tình họ đã hình dung ra trước hậu quả của nó với gia đình, do vậy họ sẽ dễ chấp nhận việc ly hôn dễ dàng hơn.

Huyền Trang (TH)/Khoevadep

Những Lời Phật Dạy Về Tình Bạn Cần Khắc Cốt Ghi Tâm

Phật dạy bạn bè gặp nhau là duyên

Cuộc đời này luôn có những khó khăn. Chính vì thế, sẽ vô cùng may mắn khi ta có những người bạn tốt luôn bên cạnh. Họ sẽ cùng ta vượt qua những đau thương ngay cả khi ta muốn chối bỏ cuộc đời này.

Tình bạn chính là không bao giờ rời bỏ nhau, cho dù trong đau khổ hay gian khó sẽ luôn nắm chặt tay nhau để cùng vượt qua. Tình bạn chính là luôn sẵn sàng lắng nghe nhau. Không ai tìm đến nhau vì giáo điều mà chỉ là để thấu hiểu nhau, chia sẻ với nhau những buồn vui trong cuộc sống.

Bạn bè cũng giống như người yêu, phải có duyên thì mới gặp nhau và gắn bó với nhau. Và nếu đã hợp nhau và gắn bó với nhau thì dù thời gian trôi qua hay những biến cố khó khăn trong cuộc sống thì tình bạn vẫn luôn vẹn nguyên và tràn đầy.

Nếu như đã không có duyên với nhau thì không thể có được một tình bạn tốt đẹp. Cũng giống như trong tình yêu nên buông bỏ và hãy nhìn về phía trước sẽ tìm thấy được những người bạn tri kỷ như mình mong muốn.

Những câu nói hay Phật dạy về tình bạn

Tình bạn cũng giống như sự bất tử của linh hồn, quá tốt đẹp để tin được.

Nếu tình bạn là điểm yếu lớn nhất của bạn thì bạn chính là người mạnh mẽ nhất thế giới.

Bạn bè là những người hiếm hoi hỏi han bạn và rồi chờ để nghe câu trả lời.

Bạn tốt thì sẽ mãi mãi là bạn tốt. Bạn thân thì sẽ mãi mãi là bạn thân. Nhưng chắc gì bạn tốt đã chơi thân. Và chắc gì bạn thân đã chơi tốt.

Một người bạn tốt cũng giống như một ngày nắng đẹp, có thể lan tỏa ánh sáng tới khắp mọi nơi.

Tình bạn dưới góc nhìn Phật giáo

Trong cuộc sống này khi gặp được những người bạn hiền, bạn tốt sẽ là điều vô cùng quý giá. Chính vì thế, khi bạn gặp được một người bạn tốt thì hãy mở cánh cửa tâm hồn mình đón nhận những làn gió trong lành đó.

* Kết bạn như hoa: Đây là kiểu tình bạn chạy theo vật chất chỉ lợi dụng lẫn nhau. Khi giàu sang thì quen dựa dẫm nhưng khi nghèo khó thì sẽ bỏ mặc như người xa lạ.

* Kết bạn như cân: Đây chính là một kiểu tình bạn đòi hỏi phải có sự qua lại. Khi quyền lực, giàu có thì được trọng vọng, thăm hỏi. Nhưng khi bạn thất thế, sa cơ thì lại rất đỗi coi thường.

* Kết bạn như núi: Đây là một tình bạn có sự san sẻ và bồi đáp cho nhau. Khi giàu sang thì giúp đỡ nhau còn khi nghèo khó thì cùng nhau vượt qua.

* Kết bạn như đất: Đây chính là một tình bạn có sự nhẫn nhịn chia sẻ cho nhau.

Những lời Phật dạy hay nhất về tình bạn

– Phước thay người nào có tài kết bạn, vì đó là một trong những quà tặng quý nhất của Thượng đế. Món quà này bao gồm nhiều điều hay, nhưng trên hết là khả năng vượt khỏi chính mình.

– Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.

– Có tình bạn là có được chiếc chìa khóa mở vào tâm hồn người khác.

– Không người nào có thể tự nhiên trưởng thành trên đời này và có một cuộc sống hoàn hảo mà không có ít nhất một người hiểu mình.

– Khó khăn là một phần của cuộc sống, và nếu bạn không chia sẻ nó, bạn sẽ không mang lạ cho người yêu mến bạn cơ may để yêu bạn nhiều hơn.

Phật nói về những người hứa hươu hứa vượn

Không ai ưa những người không biết giữ lời hứa. Có những người chỉ hứa để được sự tin tưởng và yêu quý. Chính vì thế để tránh những người bạn này thì hãy giảm bớt lời hoặc kiểm soát bạn bè, người thân.

Phật nói về những người ngồi lê đôi mách

Nữ giới thường có tính ngồi lê đôi mách. Tuy chỉ là những điều tâm sự chia sẻ nhưng đôi khi sẽ bị lạm dụng thành việc nói xấu sau lưng người khác. Đôi khi chúng ta không có ý xấu nhưng do không biết kiểm soát nội dung và mục đích dẫn đến ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của người khác.

Phật nói về những người xu nịnh

Đây chính là một tính từ thấy nhiều nhất trong xã hội hiện nay. Để tránh trở thành kiểu người này thì bạn không nên nghiêm trọng hóa lời khen hay tâng bốc người khác dể thỏa lòng hiếu thắng của mình.

Phật nói về những người chi li tính toán

Trong tình bạn thì sự sòng phẳng cũng rất quan trọng nhưng sòng phẳng đến mức chi li tính toán thì sẽ làm cho mối quan hệ biến thành sự trao đổi. Chính vì thế để có được một tình bạn đẹp thì chúng ta không nên quá so đo những thiệt hơn nhỏ nhặt.

Phật nói về những người lợi dụng

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì sự lợi dụng trong tình bạn rất phổ biến. Để tránh gặp phải những người bạn này thì hãy công khai việc mình nhờ bạn và từ chối rõ ràng những việc bạn không đủ khả năng hoặc thấy bạn có thể tự xoay sở được.

Hãy hiểu rõ về những người bạn của mình và hãy lắng nghe suy ngẫm về những điều Phật dạy bạn sẽ có được một tình bạn tốt đẹp.