Tải bản đầy đủ – 128trang
2.1.1. Nghề trồng lúa:
Nhƣ trong chƣơng I chúng tôi đã phân tích, trong số những câu tục
ngữ nói về trồng trọt thì những câu nói về kinh nghiệm làm ruộng (gieo
trồng, cày cấy và gặt hái) lại chiếm đa số (có 174 câu trên tổng số 438
câu, chiếm tỷ lệ 39,7%). Còn ca dao thì cũng có tới 99 bài nói về nghề
này (chiếm tỷ lệ 61,87%) mặc dù có những bài ca dao không chỉ nói về
kinh nghiệm về trồng lúa mà còn đề cập cả đến kinh nghiệm khác nữa. Ví
dụ:
Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày ruộng vỡ ra,
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.
Tháng năm gặt hái đã xong,
Nhờ Trời một mẫu năm nong thóc đầy.
Năm nong đầu em xay, em giã,
Trấu ủ phân, cám bã nuôi heo.
Sang năm lúa tốt tiền nhiều,
Em đem đóng thuế đóng sưu cho chồng.
Đói no có thiếp có chàng,
Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình.
Có thể nói, cha ông ta đã đúc kết đƣợc những kinh nghiệm hết sức
quý báu và phong phú về nghề làm ruộng.
Nói đến trồng trọt thì từ xƣa tới nay trồng lúa đã và đang là một
trong những nghề chủ đạo sản xuất ra lúa gạo. Nếu nhƣ trƣớc đây, sản
xuất ra lúa gạo trƣớc hết là nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nƣớc thì khoảng
một thập kỷ trở lại đây, ngƣời nông dân Việt Nam không chỉ sản xuất ra lúa
gạo cho nhu cầu nội địa mà còn để xuất khẩu. Và gạo đã trở thành một trong
những mặt hàng nông sản xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam.
Về trồng lúa, ca dao có rất nhiều bài:
82
–
Bao giờ Mang hiện đến ngày,
Cày bừa cho chín, mạ này đem gieo.
Bao giờ nắng rữa bàng trôi,
–
Tua Rua quặt lại, thời thôi cấy mùa.
Tua Rua thì mặc Tua Rua,
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
Cày nông xấu lúa, xấu màu
–
Thiệt mình, thiệt cả con trâu kéo cày.
Và tục ngữ cũng vậy:
– Cấy thưa hơn bừa kỹ.
– Cấy thưa thừa thóc, cấy mau dốc bồ.
– Cấy thưa thừa thóc, cấy dầy cóc được ăn.
– Cơm quanh rá, mạ quanh bờ.
– Chiêm cấy to tẽ, mùa cấy nhẻ con.
– Làm ruộng tháng năm, coi chăm tháng mười.
Có thể nói, trong ca dao cũng nhƣ trong tục ngữ nói về kinh nghiệm trồng
lúa, chúng ta có thể thấy xuất hiện rất nhiều từ mà hễ chỉ cần nghe nhắc
đến những từ đó là ngƣời đọc hay ngƣời nghe có thể nhận diện ngay lớp
từ đó nói về ngành nghề gì. Chẳng hạn nhƣ tên của rất nhiều loại lúa mạ
cũng nhƣ những đặc điểm của chúng : lúa chiêm, lúa mùa, lúa dé, lúa
von, lúa bông vang, mạ, mạ chiêm, mạ mùa, chiêm gon, chiêm hoa
ngâu,…trong các câu tục ngữ sau đây:
– Chiêm cấy to tẽ, mùa cấy nhẻ con.
– Chiêm cứng, ré mềm.
– Lúa bông vang thì vàng con mắt.
– Lúa chín hoa ngâu đi đâu chẳng gặt.
– Lúa ré là mẹ lúa chiêm
– Mạ chiêm đào sâu chôn chặt, Mạ mùa vừa đặt vừa đi.
83
– Mạ chiêm tháng ba không già, Mạ mùa tháng rưỡi ắt là không non.
Chắc chắn khi nghe hay đọc đƣợc những từ trên đây ai cũng sẽ nhận ngay
ra đây là những từ chuyên dùng trong gieo trồng và cấy lúa dù có thể họ
không thể biết hết về đặc tính của các loại mạ, các loại lúa, không rõ thời
gian nào thì ngƣời nông dân bắt đầu gieo trồng trên những loại ruộng,
loại đất nhƣ thế nào và với kỹ thuật cày ra sao cấy cũng nhƣ thời điểm
nào thì họ cấy gặt. Nhƣ vậy, trong nghề trồng lúa, từ xa xƣa, bao thế hệ
nông dân đã đúc kết nên một hệ thống từ khá phong phú. Có thể liệt kê sơ
bộ ra ở đây nhƣ sau:
– Lớp danh từ: giống, giống lúa, lúa, vụ lúa, vụ chiêm, vụ mùa, lúa
chiêm, lúa mùa, lúa dé, lúa gon, lúa bông vang, ruộng, đồng ruộng,
bờ ruộng, ruộng ngấu, mạ già, mạ úa, mạ mùa, mạ chiêm, mạ non,
thóc gạo, ruộng cao, ruộng thấp, ruộng khô, ruộng sâu (cấy trước),
ruộng gò (cấy sau), ruộng góc, hàng sông, hàng con, bụi lúa, …
– Lớp động từ: cấy, cày, bừa, gặt hái, làm ruộng, làm mùa, làm mạ, gặt
chiêm, cấy trốc, cấy lúa, cấy thưa, cấy mau, vãi lúa, đi cày, cày sâu bừa
kỹ, bừa cạn, cày sâu, cày nông, cắt rạ, trỗ (lúa, ngô bắt đầu ra hoa)…
Có thể, nhiều từ thuộc lớp từ này sẽ đƣợc sử dụng trong nhiều ngữ
cảnh, nhiều loại văn bản khác nhau. Ví dụ nhƣ từ cấy có thể đƣợc coi là
một thuật ngữ trong y sinh học (cấy phôi) với ý nghĩa là gieo, cấy tế bào
vào cơ thể. Nhìn chung, lớp từ này dù đƣợc dùng trong ngữ cảnh nào, loại
văn bản nào thì ngƣời đọc lẫn ngừi nghe có thể xác định ngay: đó là
những từ chuyên dùng trong một nghề mà hiện nay có tới khoảng 75%
dân số Việt Nam theo làm – nghề trồng lúa.
Thêm vào đó, một hệ thống từ vựng về gieo trồng cày cấy nhƣ nêu
trên xuất hiện từ rất xa xƣa và tồn tại cho đến nay trong kho tàng văn hoá
dân gian Việt Nam có thể coi là một trong những bằng chứng sống động,
và quan trọng để chứng minh Việt Nam là một trong những cái nôi đầu
tiên của nền văn hóa văn minh lúa nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
84
đồng thời, nó cũng minh chứng cho lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam
từ thuở khai sinh.
2.1.2. Trồng trọt các loại cây khác
Ngoài cây lúa là loại cây lƣơng thực chủ đạo, ngƣời nông dân Việt
Nam còn trồng trọt khá nhiều loại cây khác. Do vậy, căn cứ vào những
câu tục ngữ, những bài ca dao mang chủ đề kinh nghiệm trong lao động
sản xuất, chúng ta cũng sẽ gặp hàng loạt tên các loại cây trồng, trong số
đó, có cả những cây lƣơng thực nhƣ khoai, đậu, ngô, đỗ, cà, bầu, bí nhƣ:
–
Đất đập nhỏ, luống đánh to,
Xung quanh rắc đậu, trồng ngô xen vào.
Phân tro chăm bón cho nhiều,
Đậu ngô hai gánh một sào không sai.
–
Tháng chạp là tiết trồng khoai,
Tháng giêng tưới đậu, tháng hai cấy cà
Bên cạnh đó, ngƣời nông dân còn trồng cả các loại cây ăn quả nhƣ
chanh, mít, dừa, chanh, cam, quýt…:
– Cảnh cau, màu chuối
– Mít chạm cành, Chanh chạm rễ
– Mít tròn, dưa vẹo, thị méo trôn…
2.2. Về những từ chuyên dùng nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm
Cũng nhƣ trong chƣơng một chúng tôi đã phân tích, ở nƣớc ta,
cùng với nghề trồng trọt (mà chủ yếu là trồng lúa) thì nghề chăn nuôi,
đánh cá, trồng dâu nuôi tằm… cũng chiếm vị trí rất quan trọng trong lao
động sản xuất nông nghiệp.
Trong nghề chăn nuôi, từ xƣa chăn nuôi gia súc và gia cầm đã trở
thành ngành chủ đạo. Đặc biệt là trong chăn nuôi các loại gia súc, chúng
tôi nhận thấy con trâu là loại gia súc đƣợc ngƣời nông dân dành cho nhiều
tình cảm nhất. Tổng số câu tục ngữ nói về kinh nghiệm chọn giống và
chăn nuôi trâu mà chúng tôi thống kê đƣợc là 35 câu còn, ca dao là 6 bài.
85
Trƣớc hết, có thể thấy trong các loại gia súc, con trâu là con vật
quen thuộc và gần gũi nhất đối với ngƣời nông dân. Hơn thế nữa, đối với
họ thì “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Vì vậy, ngƣời dân lao động Việt
Nam đã đƣa hình ảnh con trâu vào trong nhiều bài ca dao. Xuất hiện ở đó,
con trâu dƣờng nhƣ đƣợc coi nhƣ là bạn cần mẫn của ngƣời nông dân
trong lao động sản xuất:
Trâu ơi! Ta bảo trâu này!
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cầy vốn nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công!
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Tiếng gọi Trâu ơi thật gần gũi. Ngƣời ta là ai thì trâu cũng là ai, thật bình
đẳng, thân thiết. Và cũng chính vì đƣợc tình cảm gần gũi đối với con trâu
nhƣ vậy nên ngƣời nông dân Việt Nam rất hiểu và cũng rất có kinh
nghiệm trong việc chọn giống khi mua để có con trâu nhƣ ý cũng nhƣ rất
có kinh nghiệm trong việc chăm nuôi để chúng có thể giúp ích tối đa cho
mình trong sản xuất. Điều này thể hiện qua cách chọn và sử dụng từ của
ngƣời sáng tác.
Khi chọn giống mua trâu thì những con đƣợc việc sẽ là những con
mà tóc chóp, hoa tai:
– Trâu hoa tai, bò gai sừng.
– Trâu tóc chóp, bò mũ chấn.
Còn những con mà: tóc tạng, khoang nạng, vang trừng thì không nên
mua vì đó là những con trâu rất phàm ăn mà lại dữ, rất nguy hiểm. Vì
vậy khi quyết mua thì cần phải xem xét kỹ lƣỡng và nên lựa nái, xem vó,
xem sừng:
– Mua trâu lựa nái, mua gái lựa dòng.
– Mua trâu xem sừng, mua chó xem chân.
86
– Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi.
Và nên:
– Cày trâu loạn, bán trâu đồ.
Và trong quá trình chăn nuôi thì họ cũng rút ra nhiều kinh nghiệm với
những con trâu nhƣ trâu he, trâu trắng, trâu hay, trâu gầy, trâu chậm,
trâu ngơ… thì sẽ có những đặc điểm gì cần chú ý. Phải nói rằng, để tìm
từ ngữ và cách diễn đạt thích hợp để nêu lên đặc điểm của từng loại nhƣ
vậy quả là linh hoạt:
– Trâu chậm uống nước dơ, Trâu ngơ ăn cỏ héo.
– Trâu hay không ngại cày trưa.
– Trâu thịt thì gầy, trâu cầy thì béo.
– Trâu trắng đi đến đâu, mất mùa đến đấy.
Đó là một loạt kinh nghiệm về chăn nuôi trâu – con vật đƣợc coi là gần
gũi nhất với ngƣời nông dân. Qua tục ngữ cũng nhƣ ca dao nói về kinh
nghiệm chọn giống và chăn nuôi trâu, bằng cách diễn đạt giản dị và
những từ ngữ phong phú, chính xác, ngƣời đọc cảm nhận thấy ngƣời
nông dân Việt Nam dƣờng nhƣ đã dành cho con trâu một tình cảm thân
thiết, dƣờng nhƣ đã coi con trâu nhƣ một ngƣời bạn thực sự của mình
trong công việc và dƣờng nhƣ đã hiểu khá rõ về tính cách cũng nhƣ đặc
điểm của chúng.
Bên cạnh đó, những gia súc đƣợc nhắc đến trong ca dao tục ngữ
nói về kinh nghiệm chăn nuôi còn có con lợn (ca dao có 1 bài chiếm tỷ lệ
0,66%, tục ngữ có 13 câu chiếm tỷ lệ 5.25%) và con bò (ca dao: 3 bài
chiếm tỷ lệ 2%, tục ngữ 15 bài chiếm tỷ lệ 3,42%). Tuy nhiên có thể thấy,
trong quan niệm và cách đối xử, bò lợn hay cả những gia cầm nhƣ gà vịt
đều ở địa vị thấp hơn trâu rất nhiều vì nhiều khi bò, lợn đƣợc nhắc tới thì
bị coi nhƣ thức ăn và bị có thành kiến là dốt nát.
Trong những câu tục ngữ nói về kinh nghiệm chăn nuôi lợn, các
tác giả cũng đƣa ra một loạt từ để chỉ đặc điểm cũng nhƣ tính chất của nó
87
nhƣ lợn đực là những con chuộng phệ, lợn sề là những con chuộng chỗm,
lợn đói một bữa bằng người đói nửa năm, lợn đói một năm không bằng
tằm đói một bữa…
Còn trong kinh nghiệm chăn nuôi bò thì:
– Bò đẻ tháng năm, nỏ bằm thì hư.
– Bắt lợn tóm giò, bắt bò tóm mũi.
Đồng chiêm xin chớ nuôi bò,
–
Mùa đông tháng giá bò dò làm sao?
Bên cạnh chọn giống và chăn nuôi gia súc, kinh nghiệm chọn
giống, chăn nuôi gà, vịt và đánh bắt, nuôi thả cá cũng nhƣ nghề trồng dâu
nuôi tằm cũng đƣợc ngƣời xƣa đã đúc kết lại khá súc tích bằng cách chọn
lựa từ vựng sao cho hợp lý mà lại hàm chứa đƣợc đầy đủ thông tin muốn
truyền đạt. Ở những nghề này, có thể liệt kê một loạt từ vựng khá điển
hình mà khi tiếp nhận là ngƣời đọc có thể phần nào nhận diện nó liên
quan đến lĩnh vực nào. Sở dĩ chúng tôi nói phần nào là bởi vì nếu những
từ và cụm từ này đứng một mình và tách ra khỏi văn cảnh là câu tục ngữ
hay bài ca dao thì cũng rất có thể ngƣời đọc hay ngƣời nghe liên tƣởng
tới một lĩnh vực nào đó chứ không hẳn là liên tƣởng đến kinh nghiệm về
các nghề mà chúng tôi đang đề cập đến. Ví dụ:
– Nghề trồng dâu nuôi tằm ( tục ngữ có 18 bài chiếm tỷ lệ 4,1%, ca dao
có 23 bài chiếm tỷ lệ 15,33%): chăn tằm, ươm tơ, dâu, tằm xuân, nong
tằm, nong kén, nén tơ, nuôi tằm, tằm đỏ cổ, vỗ dâu vào, chăn tằm lấy
tơ, dâu cỏ lá nhỏ, dâu tàu to lá, giống dâu ưa nước…
– Nghề chọn giống và chăn nuôi gà, vịt (tục ngữ có 11 câu chiếm tỷ lệ
2,51%, ca dao có 2 bài chiếm tỷ lệ 1,33%): gà cỏ, gà cựa dài (thì rắn),
gà cựa ngắn (thì mềm), gà đen chân trắng, gà trắng chân chì, gà ri,
gà nâu, nuôi gà…
– Nghề nuôi thả và đánh bắt cá (tục ngữ có 23 câu chiếm tỷ lệ 5,25%, ca
dao có 4 bài chiếm tỷ lệ 2,66%): ao sâu tốt cá, cá mè, cá chép, vãi
88
chài, làm nghề chài cá, cầm chài, vãi cá, vào lộng ra khơi, đi biển làm
nghề, giong câu, …
3. TIỂU KẾT
Nói tóm lại, ca dao tục ngữ truyền đạt kinh nghiệm lao động sản
xuất bên cạnh những đặc điểm khá đặc sắc về ngữ âm, thì những đặc
điểm về từ vựng lại khá đơn giản.
Thứ nhất, về cơ bản, ca dao tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất
trong nông nghiệp nên hệ thống từ vựng đƣợc lựa chọn sử dụng bao gồm
một tỷ lệ khá nhiều từ chuyên dùng trong trồng trọt (đặc biệt là gieo trồng
và cày cấy lúa, cũng nhƣ là trồng trọt các loại cây nông nghiệp và các loại
cây ăn quả) và chăn nuôi (những loài gia súc phục vụ trực tiếp cho công
việc cày bừa của nhà nông nhƣ trâu bò, và các loài gia cầm nhằm cải
thiện kinh tế nhƣ gà vịt). Đây những từ mà chúng tôi tạm gọi là từ thƣờng
gặp trong sản xuất nông nghiệp: trong trồng trọt và chăn nuôi. Chúng tôi
tạm gọi nhƣ vậy vì đây là hệ thống từ vựng mà khi nhắc tới thì phần lớn
ngƣời ta sẽ liên tƣởng tới nghề nông.
Thứ hai, trong ca dao và tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất, các
tác giả chủ yếu sử dụng từ thuần Việt với cách diễn đạt giản dị không khó
hiểu. Số lƣợng từ Hán Việt chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là trong ca dao; còn
từ địa phƣơng đƣợc dùng rất ít, trong ca dao hầu nhƣ không xuất hiện.
Sở dĩ, các tác giả từ thời xƣa đã rất quan tâm và chú trọng trong
việc lựa chọn từ ngữ để đúc kết lại những kinh nghiệm quý báu trong ca
dao và tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất hoàn toàn không có
gì khó hiểu. Trái lại, điều đó đƣợc giải thích bằng những lý do xác đáng
và hợp lý. Lý do chính là đối tƣợng hƣớng tới của tục ngữ ca dao nói về
kinh nghiệm sản xuất là đại đa số những ngƣời thuộc tầng lớp nông dân.
Mặc dù, ngày nay, nông dân Việt Nam đã có sự khác biệt rất lớn so với
nông dân Việt Nam cách nay chỉ khoảng hai mƣơi, ba mƣơi năm nhƣng
nhìn chung, nông dân là những ngƣời quanh năm vất vả, “bán mặt cho
89
đất, bán lưng cho trời”, những ngƣời ít có điều kiện học hành. Hơn thế
nữa, nhiều ngƣời trong số họ có khi cả đời không bƣớc chân ra khỏi cổng
làng do vậy cũng không có cơ hội tiếp xúc thế giới bên ngoài và mở
mang kiến thức… Với những đối tƣợng này, việc không sử dụng nhiều từ
Hán Việt cũng nhƣ từ địa phƣơng là hoàn toàn có lý và dễ hiểu. Vì nếu
một câu tục ngữ, một bài ca dao muốn đi vào tâm thức ngƣời đọc, ngƣời
nghe thì trƣớc hết nó không thể đƣợc tạo nên bằng nhiều từ ngữ xa lạ và
khó hiểu mà từ Hán Việt cũng nhƣ từ địa phƣơng đƣợc coi là lớp từ mà ai
ai khi gặp cũng có thể hiểu ngay và hiểu một cách chính xác.Thậm chí có
khá nhiều từ Hán Việt nhiều khi còn gây khó hiểu hoặc hiểu sai nghĩa cho
ngay cả những ngƣời có chút học vấn.
Vì vậy, để cho tất cả những ngƣời nông dân suốt ngày, suốt tháng
đầu tắt mặt tối có thể tiếp thu những kinh nghiệm quý báu, các tác giả từ
thời xƣa đã cố gắng sử dụng ít những lớp từ gây khó hiểu mà chú trọng
sử dụng nhiều từ thuần Việt cũng nhƣ cách diễn đạt dễ hiểu, dễ nhớ đối
với ngƣời đọc. Và kết quả của việc chọn lựa cách sử dụng từ vựng đó
chính là những thành quả mà ngƣời nông dân đạt đƣợc. Nhiều kinh
nghiệm mà bao đời truyền lại đã trở thành những bài học ăn sâu vào tâm
thức biết bao thế hệ nông dân. Những kinh nghiệm đó đã giúp cho ngƣời
nông dân đỡ vất vả hơn, chủ động hơn sáng tạo hơn trong công việc của
mình cũng nhƣ có đƣợc nhiều vụ mùa bội thu hơn, đời sống ngày càng
đƣợc cải thiện và trở nên khấm khá hơn.
Cuối cùng, từ vựng trong câu ca dao tục ngữ nói về kinh nghiệm
sản xuất đƣợc lƣu truyền trong bao thế hệ ngƣời Việt là một trong những
bằng chứng quan trọng chứng minh một hiện thực rằng Việt Nam là một
trong những cái nôi đầu tiên của nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc
trong khu vực và trên thế giới.
90
PHẦN KẾT LUẬN
ao động là quá trình mà con ngƣời phát triển lý trí cũng nhƣ tôi
L
luyện cảm quan thẩm mỹ. Do đó, quá trình lao động là quá trình
phát triển khoa học và văn nghệ. Những sáng tác dân gian trong mỗi thời
kỳ lịch sử đều có liên hệ chặt chẽ với lao động và ngƣợc lại, những sản
phẩm trong quá trình lao động ấy, những sáng tác truyền miệng lại cũng
có mối liên hệ chặt chẽ với lao động sản xuất, đƣợc sản sinh trên cơ sở
của lao động sản xuất. Cũng nhƣ các loại văn học truyền miệng khác,
hiện thời chúng ta chƣa thể biết đƣợc tục ngữ và ca dao đã xuất hiện vào
một thời kỳ nhất định nào trong lịch sử tồn tại của con ngƣời. Nhƣng
chúng ta có thể tin đƣợc loại tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động của
ngƣời Việt và nói về các hiện tƣợng tự nhiên chắc đã phải ra đời từ rất
sớm, tƣơng ứng với sự phát triển rất sớm của nền kinh tế nông nghiệp của
nƣớc ta. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định chọn ca dao, tục ngữ nói về kinh
nghiệm sản xuất trong nông nghiệp làm đối tƣợng chính của đề tài.
Nội dung chính của luận văn:
* Về nội dung: Kinh nghiệm trong lao động sản xuất đƣợc đúc kết
lại trong ca dao và tục ngữ trong hai mảng nội dung lớn là trồng trọt và
chăn nuôi. Đây là hai nghề chính trong sản xuất lao động nông nghiệp
của Việt Nam tự bao năm nay. Và cũng chính bởi lẽ đó mà có thể nói,
những câu tục ngữ ca dao đúc kết những kinh nghiệm trong lao động sản
xuất cũng chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt
Nam.
* Về đặc điểm ngữ âm: ca dao cũng nhƣ tục ngữ Việt Nam mang
chủ đề kinh nghiệm lao động sản xuất đều là những đơn vị mang đặc
trƣng chung của thơ ca Việt Nam là có vần và có nhịp. Đây có thể nói là
91
hai đặc điểm nổi bật của của ca dao tục ngữ nói chung và ca dao tục ngữ
nói về kinh nghiệm lao động sản xuất nói riêng.
– Ca dao mang chủ đề kinh nghiệm lao động sản xuất chủ yếu
đƣợc sáng tác theo thể lục bát và tuân thủ nghiêm chỉnh hiệp vần chung
của thể thơ lục bát: chữ cuối câu trên phải vần với chữ thứ 6 câu dƣới và
mỗi hai câu mỗi đổi vần, và vần luôn là vần bằng. Nhờ có vần, mỗi dòng
ca dao không chỉ trở nên hài hoà, dễ nhớ, có nhạc điệu mà nó còn có thể
truyền tải thông tin một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn.
Về nhịp điệu, ca dao nói về kinh nghiệm sản xuất rất đa dạng và
linh hoạt. Nhờ vậy, những bài ca dao truyền đạt kinh nghiệm quý báu
trong lao động sản xuất trở nên không đơn điệu, tẻ nhạt, cứng nhắc mà
trái lại, nhờ có sự đan xen của các cách ngắt nhịp khác nhau ấy mà những
kinh nghiệm quý báu ấy đƣợc truyền tải một cách trọn vẹn theo đúng tâm
nguyện của những ngƣời đi trƣớc.
– Về đặc điểm ngữ âm của tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động:
Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm lao động sản xuất gồm hai loại: Loại câu
không gieo vần và loại câu có gieo vần
+ Loại câu không gieo vần có thể là những tuy không vần vè nhƣng
đƣợc chia làm hai vế rất cân đối nhau về ý tứ những cũng có thể là những
câu không cân đối nhƣng khi đọc lên nghe rất xuôi tai. Ở những câu tục
ngữ thuộc loại không gieo vần và cũng đặt không đối, ngƣời sáng tác có
mục đích duy nhất là truyền lại kinh nghiệm của mình nên chỉ cốt sao cho
ý đúng, lời gọn mà thôi.
+ Loại câu có gieo vần: nhìn chung, vị trí hiệp vần của tục ngữ Việt
Nam nói chung và tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất rất đa dạng vần
rất phong phú với các loại vần khác nhau nhƣ vần lƣng, vần liền, vần
cách tiếng. Nhìn chung, các kiểu vần này không tồn tại riêng rẽ mà luôn
kết hợp một cách linh hoạt trong các đơn vị tục ngữ.
92