Thuyết Pháp Lời Phật Dạy / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dtdecopark.edu.vn

Lời Phật Dạy : Xả Bỏ “Tự Ngã” Khi Thuyết Pháp

Hiện nay, sinh hoạt thuyết pháp phát triển sôi nổi ở nhiều nơi trong nước và hải ngoại. Người thuyết pháp không những là các Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni mà còn có cả hàng cư sĩ.

Bên cạnh đó, nhờ vào phương tiện truyền thông hiện đại, những buổi giảng pháp của các pháp sư được ghi âm, thu hình và phát hành khắp nơi, mang lại nhiều lợi ích cho người học đạo tại gia cũng như xuất gia. Tuy nhiên, để hằng thuận chúng sinh một cách hiệu quả, thì việc thuyết pháp phù hợp với văn hóa địa phương, ngôn ngữ và hoàn cảnh cụ thể của đối tượng nghe pháp không phải đơn giản. Thuyết pháp cho người khác đòi hỏi vị pháp sư phải có đầy đủ năm đức tính mà đức Thích Tôn xác quyết trong Tăng Chi Bộ II như sau:

Đức Phật thuyết pháp…

Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambì, tại vườn Ghosita. Lúc bấy giờ, Tôn giả Udàyi đang ngồi thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh. Tôn giả Ànanda thấy vậy bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, Tôn giả Udàyi đang ngồi thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh.

Này Ànanda, thật không dễ gì thuyết pháp cho người khác. Để thuyết pháp cho người khác, này Ànanda, sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho người khác. Thế nào là năm?

Ta sẽ thuyết pháp theo tuần tự; ta sẽ thuyết pháp với mắt nhìn vào pháp môn; ta sẽ thuyết pháp với lòng từ mẫn; ta sẽ thuyết pháp, không phải vì tài vật; ta sẽ thuyết pháp, không làm thương tổn cho mình và người. Này Ànanda, khi thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Diệu pháp, phần Tôn giả Udàyi, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.611) [1].

Pháp sư đầy đủ năm đức này mới có khả năng thuyết pháp. Bài kết tập này nhấn mạnh ba đức tính sau cùng: Thuyết pháp vì lòng từ mẫn, thuyết pháp không phải vì tài vật và thuyết pháp không làm tổn thương mình và cho người khác.

Thuyết pháp vì lòng từ mẫn với mong muốn người nghe được thông hiểu giáo pháp, có thể ứng dụng lời Phật dạy trong việc tu tập để chuyển hóa khổ đau, và mang lại niềm vui, hướng đến giải thoát là mục đích quan trọng của thuyết pháp. Tất cả vì lợi ích chúng sinh, người thuyết pháp khôn khéo trong việc sử dụng ngôn từ sao cho tránh làm tổn hại hoặc gây hoang mang cho người nghe và tổn hại cho chính pháp sư. Thật ra nếu vì lợi ích chúng sanh mà thuyết pháp, vị pháp sư sẽ cố gắng hết sức mình tìm phương tiện thuyết pháp để đạt được mục đích tối thượng của việc thuyết pháp. Chính vì thế, vị pháp sư sẽ lập ra giáo án thuyết pháp và cách dùng ngôn từ thích hợp cho thính giả tùy theo phong tục, trình độ và căn cơ.

Tự nhiên một pháp tương túc với bốn pháp còn lại là nhờ quên mình vì người mà thuyết pháp. Làm như vậy chính là xả bỏ tự ngã để thuyết pháp.

Trong các kinh điển Đại thừa, xả bỏ tự ngã thuyết pháp là điều mà Thế Tôn ân cần nhắc nhở cho những pháp sư nhất là trong thời mạt pháp phước mỏng nghiệp dày nhằm tránh tăng thượng mạn khi thuyết pháp. Pháp hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ trong Đại Bảo Tích Kinh là một ví dụ điển hình.

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ tiến lên bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Vừa rồi con tuyên nói bí yếu của đức Như Lai phải chăng không sai trái hủy báng đức Như Lai. Bí yếu của đức Như Lai là huyền diệu, rộng lớn không ngằn mé, thế gian khó tin được. Dầu nói bí yếu của đức Như Lai mà tâm con tự nhớ là trí huệ của đức Như Lai nhập trong thân con, chớ chẳng phải sức của con.’

Đức Phật phán: “Đúng như vậy. Như lời của Mật Tích đã nói. Đạo huệ của đức Như Lai nhập vào chỗ nào thì không ai là chẳng được an ổn. Hàng đệ tử Phật ban tuyên kinh điển, đều nương nhờ oai thần của đức Như Lai” [2, trtr.380 -381].

Ngay cả Bồ tát Nhất Sanh Bổ Xứ như Ngài Kim Cang Lực Sĩ còn xả bỏ tự ngã và nương nhờ đạo huệ và oai thần của đức Như Lai thuyết pháp huống là hạng phàm phu chúng ta. Tương tự như vậy trong nhiều kinh điển đại thừa như Kinh Niệm Phật Ba-la-mật, Bố tát Phổ Hiền cũng nương vào oai thần của Phật Thích Ca mà tuyên bố công đức danh hiệu Phật như đoạn kinh sau:

“Này Phật tử! nay tôi nương thần lực và lòng đại bi vô hạng của đức Thích Ca Mâu Ni Phật, mà tuyên thuyết Công Đức Bất Khả Xưng Tán của sự chấp trì danh hiệu Phật” [3, tr.50].

Nếu vì lòng thương và lợi ích chúng sanh mà thuyết pháp và không sanh niệm tham đắm hợp với đạo lý của chư Phật thì sẽ được các ngài âm thầm gia hộ để cho người thuyết pháp thuận lợi trong việc lập giáo án, tìm hiểu đối tượng thuyết pháp, cách sử dụng ngôn từ thích hợp vv… nhằm mang đến lợi ích thiết thực cho đối tượng nghe pháp.

Hồi hương chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sinh cõi Cực Lạc.

Lời Phật Dạy Phương Pháp Làm Chủ Bệnh

Trong nhiều bài kinh chúng ta cũng thường thấy hình ảnh đức Phật bị bệnh tật, bị thọ bệnh. Đúng vậy đã có thân thì phải có bệnh. Vậy bệnh từ đâu đến? đức Phật dạy bệnh tật cũng do nhân quả sinh ra, do nghiệp lực tác thành.

Sau khi đọc qua bài Kinh Miếng Đá Vụn, chúng ta sẽ thấy được một hình ảnh mô tả rất cụ thể và sinh động về một sự việc xảy ra khi chân của Thế Tôn bị miếng đá bể đâm phải vào chân.

Đó là một sự việc rất thường tình, rất bình thường, rất giản dị của đức Phật trong những lúc Ngài bị những chướng ngại ác pháp của môi trường nhân quả tấn công vào xác thân vô thường.

Những lần đức Phật bị những cảm thọ trên cái thân tứ đại vô thường này, thì tâm tư của Thế Tôn không hờ biểu lộ một chút sợ hãi hoặc lo lắng gì cả.

Về thân thì những cảm thọ rất đau đớn khốc liệt đang hoành hành liên tục hiện hữu trên xác thân của Phật, mà về tâm thì Thế Tôn chỉ hướng đến đó là chính niệm tỉnh giác. Chúng ta hãy xem cách thức, phương pháp đức Phật làm chủ vượt qua những cảm thọ của bệnh tật “Cảm thọ Thế Tôn mãnh liệt. Thân cảm thọ khổ đau, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt, không khoái tâm, không thích thú. Nhưng Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn chịu, không phiền não”.

Phương pháp mà đức Phật làm chủ bệnh, vượt qua bệnh tật đó là Phật chỉ dùng phương pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác. Trên thân này dù cảm thọ đau đớn khốc liệt đến đâu thì Ngài vẫn không hờ sợ hãi, vẫn không hờ lo lắng, vẫn không hờ bị tác động, vẫn không hờ bị chi phối bởi những cảm giác, cảm thọ đau đớn khốc liệt đang hiện hữu trên thân của Ngài.

Đời sống sinh hoạt của đức Phật rất bình thường. Hằng ngày, đức Phật vẫn sống một đời sống phạm hạnh trong sạch hoàn toàn. Sống với ba y một bát, ngày ăn một bữa, không cất giữ tiền bạc, đức Phật là một du tăng khất sĩ nên không có nơi nào là chùa, tịnh xá, để Ngài làm trú xứ lâu dài, Ngài thường đi du tăng từ chỗ này đến chỗ kia để đem giáo pháp giác ngộ sự thật của khổ đau đến cho chúng sanh có đầy đủ nhân duyên tiếp nhận chánh pháp.

Phương pháp mà đức Phật làm chủ bệnh, vượt qua bệnh tật đó là Phật chỉ dùng phương pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Qua đó chúng ta cũng thấy rõ ràng sinh hoạt thường nhật của Phật rất giản dị bình thường. Cứ mỗi buổi sáng Phật vào làng khất thực xin ăn, khi dùng cơm xong Ngài đi rửa bình bát, rồi Ngài đi kinh hành thư giãn, nghỉ ngơi để cho cái thân xả nghĩ.

Đến đầu giờ buổi chiều, buổi tối, khuya. Ngài thường giảng dạy thuyết pháp về giáo lý trung đạo như giáo lý nhân quả, giáo lý vô thường vô ngã, Tứ Diệu đế, thập nhị nhân duyên, Bát chánh đạo, ngũ căn, ngũ lực, tứ chánh cần, tứ như ý túc, tứ niệm xứ và bảy bồ đề phần. Ngài nói pháp giảng dạy cho các hàng đệ tử xuất gia, cư sĩ tại gia hoặc thuyết pháp cho những ai (ngoại đạo bà la môn) có nhu cầu muốn nghe pháp hoặc chất vấn, cho dù có một người muốn đến thưa hỏi pháp thì Ngài vẫn thuyết pháp. Đức Phật thuyết những pháp mình đã tu tập, đã chứng ngộ từ sơ thiện, trung thiện và hậu thiện trình bày đầy đủ ý nghĩa rõ ràng mạch lạc và nêu rõ phạm hạnh một cách trong sạch thanh tịnh hoàn toàn.

Có một hình ảnh rất giản dị đến nỗi chúng ta cảm nhận rằng đức Thế Tôn là một người rất gần gũi, và thực tế. Mỗi khi bị bệnh tật đau nhức thì Ngài trải y nằm kiết tường với tâm tư luôn luôn chánh niệm tỉnh giác “Rồi Thế Tôn cho trải áo Sanghàti (Tăng-già-lê) xếp tư lại, nằm xuống phía hông bên phải như dáng điệu con sư tử, chân đặt trên chân, chánh niệm tỉnh giác”.

Đức Phật nằm nghiêng bên phải với dáng điệu con sư tử, với tâm tư luôn luôn chánh niệm tỉnh giác. Cho dù bị đớn đau, nhứt nhối cả thân, còn tâm tư không thoái mái, không an lạc gì cả nhưng đức Phật vẫn nằm kiết tường, chứ không nằm ngửa, nằm kiểu sấp giống như người phàm phu. Dáng điệu nằm kiết tường là một trong những oai nghi chánh hạnh của người xuất gia, dáng nằm kiết tường là một kiểu nằm rất kín đáo, đẹp đẽ, và phù hợp với người xuất gia tu hành giải thoát, dáng nằm này nói lên được một người đã lìa xa, buông bỏ sạch các dục vọng tham muốn của thế gian.

Đức Phật vẫn nằm kiết tường kham nhẫn, vui vẻ, và bằng lòng đón nhận cái đau đớn của thân nhân quả này. Chính nhờ hiểu được như vậy tâm Ngài không hờ phiền não, không hờ sân si, không hờ sầu muộn với những cảm giác đang đau đớn khốc liệt. Đó là cách thức đức Phật làm chủ bệnh, vượt qua bệnh khổ. Nhờ vậy mà tâm tư Ngài luôn hướng về tâm giải thoát vô lậu. Tâm giải thoát vô lậu đó là tâm bất động, thanh thản và an lạc vô sự. Cho nên Ngài lúc nào cũng thường xuyên răn dạy cho học trò của mình .

“Vui thay, chúng ta sống,

Không bệnh, giữa ốm đau!

Giữa những người bệnh hoạn,

Ta sống, không ốm đau.” (kinh Pháp Cú)

Đức Phật vẫn nằm kiết tường kham nhẫn, vui vẻ, và bằng lòng đón nhận cái đau đớn của thân nhân quả này.

Đó là một tinh thần trong sáng đầy lạc quan của đức Phật. Lúc Ngài ốm đau nhưng Ngài không hờ phiền não, không hờ sân si nổi giận trước bệnh tật, cảm thọ. Cho nên Ngài không bao giờ sợ bệnh đến. Ngài đã hiểu tính chất vô thường sinh diệt, hợp tan của các pháp, thì có gì đâu mà Ngài lại sầu ưu, phiền não trước bệnh tật? Chính Ngài đã hiểu tính chất sinh diệt “Các pháp tự duyên sinh, các pháp tự duyên diệt”. Mà cái ” nhân quả của các pháp là vô thường”, bệnh tật cũng là một trong những pháp vô thường, sinh diệt, hợp tan. Nếu đủ duyên hợp thì bệnh đến và nếu hết duyên hợp thì bệnh cũng đi. Do hiểu được tính chất nhân quả vô thường, hợp tan, sinh diệt như vậy, tâm tư đức Phật không bị cảm thọ của trọng bệnh chi phối, tác động làm cho sầu ưu, khổ sở, phiền hà chi cả. Còn khi đức Phật nhìn thấy chúng sanh phàm phu đang bị bệnh hoạn, thì thân đã bị bệnh khổ sở đau đớn rồi, mà lẫn tâm của họ cũng bị sầu muộn, phiền hà bởi bệnh tật luôn.

Mỗi lần chúng sanh, phàm phu bị bệnh thì tâm tư rất sợ hãi, lo lắng, đau đớn, sầu muộn thì Ngài thấy cảm thương cho họ. Cho nên, đối với người phàm phu mỗi khi bệnh tật, tai nạn, hay những chuyện rủi ro đến trong cuộc sống thì thân lẫn tâm đều bị bệnh, đều bị đau khổ cả; còn đối với đức Phật và các bậc Thánh thì thân tuy bệnh nhưng tâm không bị bệnh, tâm không sầu khổ. Nhờ có trí tuệ, đức Phật còn gọi là Tri kiến giải thoát nên các Ngài luôn sống trong trạng thái giải thoát, đó là trạng thái Niết Bàn.

Chúng ta hãy lắng nghe một vị Thiên nói lên lời cảm hứng tán thán trước mặt Thế Tôn: “Hãy xem tâm của Ngài khéo được tu tập Thiền định và giải thoát, không có nổi lên, không có chìm xuống, mọi hành động được tác thành, không có ai kích thích”.

Thật vậy, chính đức Phật đã khéo nhờ sự tu tập thiền định mà Ngài đã hiểu rõ sự thật cội nguồn của chân lý: chân lý về Khổ, chân lý về Nguyên Nhân của Khổ, chân lý về Trạng Thái Diệt Khổ và chân lý về Con đường đưa đến sự Diệt Khổ. Khi tâm đức Phật hiểu rõ được chân lý về trạng thái diệt khổ thì tâm tư Ngài được giải thoát, đạt được tâm giải thoát vô lậu thì mới hiểu rõ một cách chân chánh, hiểu biết một cách như thật về sự thật của Khổ và về sự thật Nguyên nhân của Khổ.

Chính nhờ tâm Ngài đã hiểu biết như thật cái nguyên nhân của các cảm thọ tác động trên thân này bởi do từ đâu sinh ra? Nên tâm các Ngài hướng đến giải thoát Bất Động và tâm các Ngài hướng đến giải thoát Vô Sự mà không hờ phải rên la, ta thán, oán trách khi những cảm giác trên thân bệnh hoành hành đau đớn khốc liệt như vậy.

Những người bình thường không hiểu biết được nguyên nhân của các cảm thọ này. Cho nên họ thường oán trách, than phiền trách đất, rồi chỉ định là do mình bị xui xẻo, bị trời đất, thần linh hay một đấng tối cao nào đó trừng phạt. Vì mọi người hiểu theo một định mệnh nên mọi người không hiểu được cái gốc sự thật của Khổ và cái gốc sự thật Nguyên Nhân của Khổ này nên con người khổ đau triền miên mãi mãi. Nếu chúng ta hiểu rõ như thật thì sẽ không còn hành động làm khổ mình, làm khổ người và làm khổ mọi loài chúng sanh nào cả.

Chính vì thế đức Phật dạy hàng đệ tử và tất cả chúng sanh phải luôn luôn sống tỉnh thức. Tỉnh thức ở đây là chỉ cho ba hành nghiệp: Thân, Khẩu và Ý của chúng ta lúc nào cũng phải sáng suốt, tỉnh táo, không bị mê muội mất sáng suốt để mỗi khi chúng ta hành động hay làm một việc gì, một điều gì thì hành vi, hành động cũng phải tỉnh thức, sáng suốt hết. Tỉnh thức để luôn luôn sống với ý thức thiện, ý thức lành, sống với ý thức không làm tổn thương đến mình, không làm tổn thương đến người khác và không làm tổn thương đến tất cả muôn loài chúng sanh.

Tình yêu thương này sẽ không còn giới hạn bởi không gian, thời gian hay bởi một loài chúng sanh nào cả…tình yêu thương này rộng lớn hơn biển cả và cao cả hơn hẳn núi non.

Chúng ta thấy mỗi khi bị cảm thọ, bị trọng bệnh thì mọi người cho là do ăn uống thiếu chất, ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng nên thân bị bệnh. Đức Phật dạy rằng không có cái gì tự nhiên mà nó đến một cách ngẫu nhiên cả, cái gì khi nó hiện hữu thì cũng có cái nguyên nhân của nó. Cho nên mỗi khi chúng ta bị bệnh nặng nhẹ, tùy theo cấp độ chúng ta đã gieo nhân thiện ác khác nhau…

Sự việc xảy ra với đức Phật bị miếng đá bể đâm phải vào chân cũng là một việc xảy ra bình thường do nhân quả nghiệp lực trong quá khứ còn sót lại, khi đầy đủ các duyên thì nghiệp lực nhân quả này đến thôi, nhân quả đến nên đức Phật bị miếng đá bể đâm phải vào chân làm cho chân Thế Tôn phải bị thương tích như vậy. Đối với đời sống sinh hoạt hằng ngày, chúng ta đừng lầm nghĩ rằng khi các Ngài đã chứng đắc quả vị Phật, Thánh Alahan thì các Ngài sẽ không còn ác pháp tấn công, không còn bị nhân quả tác động nữa.

Sự việc là nhân quả vẫn đến với Ngài nhưng tâm Ngài hoàn toàn không hờ bị tác động bị chi phối, bị nô lệ bởi nó. Cho nên đức Phật vẫn sống trong cuộc đời, trong nhân quả nhưng không bị nhân quả, không bị cuộc đời này tác động được. Chính vì vậy mà đức Phật và các vị Thánh Alahan làm chủ nhân quả và bất động bởi nhân quả. Cũng giống như hoa sen tuy sống ở trong bùn lầy nhưng không bị bùn lầy làm cho ô nhiễm hoa sen, mà hoa sen vẫn nở thơm tho hoàn toàn tinh khiết, trong sạch.

Trong cuộc sống, nếu chúng ta gieo nhân vô tình thì chúng ta sẽ gặt quả vô tình, nếu chúng ta gieo nhân cố ý thì sẽ gặt quả cố ý. Như vậy nhân vô tình là như thế nào? Nhân vô tình là nhân không có ác tâm, không có một sự bất thiện xen vào, như cố ý đánh đập, giết hại làm cho chúng sanh bị đau khổ.

Đức Phật thường dạy thân này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, thì chúng ta đừng nên chấp thủ, giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ nó nữa

Ví dụ như hằng ngày đức Phật đi kinh hành, đi khất thực thì có lắm lúc đức Phật đã vô tình không nhìn thấy những chúng sinh nhỏ bé như kiến, sâu, bọ, trùng… nên đức Phật đã vô tình (chúng sanh quá nhỏ không nhìn thấy) giẫm đạp lên những chúng sanh này làm cho chúng phải bị thương đau đớn trên thân hoặc Phật đã vô tình giẫm đạp lên những chúng sanh này làm cho chúng phải bị chết. Nhân đó là nhân vô tình thì đức Phật mới bị miếng đá vô tình đâm phải vào chân làm cho bị thương đau nhức. Cho nên Nhân quả rất công bằng là như vậy, dù mình có trốn lên trời, trốn xuống dưới biển, chui vào hang sâu, lánh lên núi thẳm thì nhân quả vẫn đến không thể nào trốn thoát được.

“Không trên trời, giữa biển,

Không lánh vào động núi,

Không chỗ nào trên đời,

Trốn được quả ác nghiệp.” (pháp cú 127)

Khi hình thành thân này, thì con người phàm phu hay thánh nhân đều phải chịu cái quy luật chung, đó là quy luật vô thường sanh, già, bệnh, chết là một quy luật tất nhiên thường tình. Cho dù đó là đức Phật cũng phải chịu cái quy luật vô thường này. Thường thường khi con người bị già, bị bệnh, bị đau ốm thì tâm tư đều lo lắng và sợ hãi. Cái gì đã làm nên nỗi sợ hãi và lo lắng đó mỗi khi chúng ta bị bệnh? Đó là cái tâm chấp thủ về bản thân, về tự ngã này, cái lầm chấp trên cái thân vô thường, bất tịnh này, nó luôn luôn bảo thủ và giữ gìn cái thân tứ đại này mỗi ngày, nó sợ cái thân này nó chết, nó cứ mong muốn cái thân này trường tồn sống mãi mãi, nó cứ mong muốn cái thân này đừng có bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết. Nhưng cái mong muốn ấy là cái mong muốn của sự vô minh, tà kiến, tà tư duy.

Đức Phật thường dạy thân này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, thì chúng ta đừng nên chấp thủ, giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ nó nữa. Chúng ta hãy sống giống như tinh thần mà đức Phật đã chỉ dạy để hiểu biết sự thật của nó, khi chúng ta đã hiểu biết, nhận chân rõ ràng sự thật của các pháp thì chúng ta sẽ không còn thấy sợ hãi hay lo lắng mỗi khi bệnh tật, cảm thọ tác động đến hoặc có một tai nạn rủi ro xảy ra trong cuộc sống. Chúng ta hãy ứng dụng phương pháp và cách thức vượt qua bệnh khổ trên thân mà đức Phật đã chỉ dạy để cho thân này lẫn tâm này luôn luôn được thanh thản và an lạc.

Kinh Miếng Đá Vụn

(Trích lược bài kinh bản Việt dịch của HT.Thích Minh Châu)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), tại vườn Nai (Maddakucchi)

Lúc bấy giờ, chân Thế Tôn bị miếng đá bể đâm phải. Cảm thọ Thế Tôn mãnh liệt. Thân cảm thọ khổ đau, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt, không khoái tâm, không thích thú. Nhưng Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn chịu, không phiền não.

Rồi Thế Tôn cho trải áo Sanghàti (Tăng-già-lê) xếp tư lại, nằm xuống phía hông bên phải như dáng điệu con sư tử, chân đặt trên chân, chánh niệm tỉnh giác.

Rồi bảy trăm quần tiên Satullapakàyikà, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Maddakucchi, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.

Đứng một bên, một vị Thiên đọc lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

Sa-môn Gotama thật là bậc Long tượng. Và với tư cách Long tượng, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, đau khổ, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt, không khoái tâm, không thích thú, Ngài chánh niệm tỉnh giác, nhẫn chịu, không có phiền não.

Rồi một vị Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

Sa-môn Gotama thật là bậc Sư tử. Và với tư cách Sư tử, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, khổ đau … không có phiền não.

Rồi một vị Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

Sa-môn Gotama thật là Lương tuấn mã. Và với tư cách Lương tuấn mã, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, khổ đau … không có phiền não.

Rồi một vị Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

Sa-môn Gotama thật là bậc Ngưu vương. Và với tư cách Ngưu vương, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, khổ đau … không có phiền não.

Rồi một vị Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

Sa-môn Gotama thật là bậc Nhẫn nại Kiên cường. Và với tư cách bậc Nhẫn nại Kiên cường, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, khổ đau … không có phiền não.

Rồi một vị Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

Sa-môn Gotama thật là một bậc Khéo điều phục. Và với tư cách là một bậc Khéo điều phục, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, khổ đau … không có phiền não.

Rồi một vị Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

Hãy xem tâm của Ngài khéo được tu tập Thiền định và giải thoát, không có nổi lên, không có chìm xuống, mọi hành động được tác thành, không có ai kích thích. Ai có thể nghĩ mình đi ngược lại một Long tượng như vậy, một bậc Sư tử như vậy, một bậc Lương tuấn mã như vậy, một bậc Ngưu vương như vậy, một bậc Nhẫn nại Kiên cường như vậy, một bậc Nhiếp phục như vậy, trừ phi là một người mù.

Các vị Bà-la-môn,

Tinh thông năm Vệ-đà,

Dầu tu tập khổ hạnh,

Cho đến hàng trăm năm,

Tâm họ không có thể,

Chơn chánh được giải thoát.

Tự tánh quá hạ liệt,

Không đến bờ bên kia,

Bị khát ái chi phối,

Bị giới cấm trói buộc,

Dầu tu tập khổ hạnh,

Cho đến hàng trăm năm,

Tâm họ không có thể,

Chơn chánh được giải thoát.

Tự tánh quá hạ liệt,

Không đến bờ bên kia.

Ở đời không nhiếp phục,

Kiêu mạn cùng các dục,

Tâm không được an tịnh,

Không tu tập Thiền định.

Ở trong rừng cô độc,

Nhưng tâm tư phóng dật,

Vị ấy khó vượt khỏi,

Sự chinh phục tử thần.

Nhiếp phục được kiêu mạn,

Khéo tu tập Thiền định,

Tâm tư khéo an tịnh,

Giải thoát được viên mãn,

Ở trong rừng cô độc,

Tâm tư không phóng dật,

Vị ấy khéo vượt khỏi,

Sự chinh phục tử thần.

(Tương Ưng Bộ Kinh 3)

Trầm Lặng

Dạy Phật Pháp Cho Trẻ Em

Giáo dục Phật giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người tu học Phật. Đối tượng giáo dục hẳn nhiên là con người ở mọi lứa tuổi thuộc mọi giai tầng của xã hội.

Khi xác định đạo Phật là kỹ năng và nghệ thuật sống tỉnh thức, sống bình an và sống hạnh phúc thì việc giáo dục đạo Phật cho trẻ em từ thuở bé là điều vô cùng cần thiết, vì các kỹ năng này được huân tập càng sớm càng tốt.

Nhiều phụ huynh Phật tử có quan niệm rằng, hồi xưa, có ai hướng dẫn mình đâu, giờ mình cũng biết tu vậy, cứ nuôi con lớn, khi đó, nó sẽ tự chọn tôn giáo nào để theo, mình không nên và không thể can thiệp. Nghĩ như vậy là bỏ đi cơ hội học đạo quý báu của thế hệ trẻ. Nếu cứ để mỗi người tự tìm lấy con đường đi của mình, việc gì ngay sau khi thành đạo, Đức Phật phải khẩn thiết khuyến tấn chư Tỳ-kheo “Hãy đi vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá Chánh pháp” ( 19-20, Luật tạng).

Dạy gì? Giảng giáo lý căn bản bằng ngôn ngữ dễ hiểu

Với cách này, chúng ta có thể tập cho các em có thói quen nghĩ đến kết quả trước khi hành động. Một khi thuần thục trong nếp sống ấy, các em sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc trong cuộc sống. Đây chính là cốt tủy của giáo lý nhân quả mà Đức Phật muốn nhắn gởi chúng ta: hãy nghĩ đến hậu quả trước khi hành động để tránh đau khổ cho mình và cho người.

Một phụ huynh Phật tử kể lại rằng, cô đã thành công trong việc dạy pháp Tứ đế cho đứa con gái 6 tuổi. Mới nghe có vẻ hài hước, nhưng đó là sự thật. Cô kể lại, một hôm nọ, do vừa nhận được bộ đồ mới từ một người bà con vừa gởi tặng, bé xúng xính mặc thử rồi khoe mọi người, thế là thức khuya hơn mọi ngày, sáng hôm sau, đến giờ mà không chịu dậy. Khi ba bé vào phòng gọi dậy, trong trạng thái nửa ngủ, nửa thức, bé phụng phịu giận ba. Thế là mẹ vào, ngồi đối thoại với bé.

Cuối cùng, người mẹ đã giúp bé hiểu ra, sáng nay bé không sảng khoái, nên bực bội ( khổ); do tối qua ham khoe đồ mới, đến giờ ngủ mà không chịu ngủ ( tập), vậy mà giận ba là không đúng; thế nhưng trạng thái uể oải sẽ qua đi, bé trở nên hoạt bát như mọi ngày thôi ( diệt); bé không nằm nán nữa mà ra khỏi giường, chạy lại xin lỗi ba, hứa sẽ không thức quá khuya nữa. Nói rồi bé chạy ra sân, hít thở khí trời buổi sáng trong lành, trở nên năng động và vui vẻ để bắt đầu một ngày mới ( đạo). Người mẹ kể lại với tôi mà trong ánh mắt còn ngời lên niềm hạnh phúc vì đã bắt đầu biết cách dạy Phật pháp cho con theo cách đơn giản và bình dân như vậy.

Tôi cũng vui theo khi cô biết dùng các chữ “khổ, tập, diệt, đạo” khi kể lại câu chuyện và ứng dụng khá linh hoạt trong tình huống thực tế của mình.

Tập hành thiền chánh niệm

Nói đến hành thiền, nhiều người nghĩ phương pháp này dành cho các thiền sư, hoặc người xuất gia, hay ít ra, những người Phật tử trưởng thành mới có thể thực hành. Đây là một cách nghĩ lệch lạc làm cho phương pháp định tâm này chưa được phổ biến rộng rãi ở các nước phương Đông, ngay ở các nước có truyền thống Phật giáo lâu đời.

Ở Việt Nam chẳng hạn, chúng ta có truyền thống Phật giáo lâu đời và hình ảnh người tu, chùa chiền chẳng hề xa lạ với một đứa trẻ, nên việc các phụ huynh Phật tử đưa trẻ em hòa nhập vào môi trường đạo Phật có thể diễn ra dễ dàng và tự nhiên hơn nếu biết cách.

Thêm vào đó, mối liên hệ giữa các thành viên gia đình ở các nước phương Đông rất gần gũi và thân mật. Nếu biết khai thác thế mạnh này, ta có nhiều cơ hội để dạy trẻ em thực hành thiền định. Tiếc rằng chúng ta chưa tận dụng được những thuận lợi này để dạy các em hành thiền, trong khi đó, người phương Tây không có được những thuận lợi như vậy mà họ lại thành công hơn ở phương diện này.

Chú ấy hỏi, “Vậy con muốn làm gì bạn?”.Bé trả lời, “Con muốn đục vào mặt tụi nó mấy cái cho hả tức, con muốn hét vào mặt chúng ‘đồ mất dạy’…”. Chú ấy bình tĩnh nói, “Nhưng bây giờ, trước mặt con là ba nè, đâu có bạn con ở đây mà tức. Thôi, lại đây chơi cái này với ba…”. Thế là chú ấy soạn những thứ cần thiết (tôi đã nêu ở trên) đã chuẩn bị theo sự gợi ý của tôi trước đó và đợi có cơ hội sẽ thực hiện. Chú ấy thao tác, bảo bé hít thở sâu và quan sát hiện tượng các hạt kim tuyến chạy loạn xạ rồi dần lắng xuống, nước dần trong trở lại. Đứa bé chăm chú quan sát một cách thích thú mà quên đi cơn giận, vẻ mặt cau có đã thay bằng nụ cười.

Người cha hỏi, “Con thấy lòng con có giống vậy không?”. Đứa bé đồng ý là lòng em lúc nãy cũng chao đảo không khác những hạt kim tuyến này, rồi các giận dữ, bực bội dần chìm sâu xuống và tâm dần bình yên hơn, cũng giống như những hạt kim tuyến dần lắng xuống đáy lọ. Sau trò chơi này, bé cũng hết giận đứa bạn kia và cũng bỏ hẳn ý định “đục vào mặt” cho hả tức, cũng không còn muốn “hét vào chúng” nữa. Sau đó, mỗi lần bé tức giận, ba của bé thường nhắc bé “chiếc lọ kim tuyến của lòng con sao rồi?”, nhờ đó, bé nhanh lấy lại thăng bằng và trở về trạng thái bình thường.

Dạy trẻ những phẩm chất và hành vi tốt

Ví dụ bảo các em không giết hại sinh mạng con vật theo cách kinh điển khô khan, có thể không thuyết phục được. Thế nhưng, trong từng tình huống cụ thể, nếu ta biết cách vận dụng lời Phật dạy về việc giết hại, các em nhận thức rất tốt và có thể thực hành vấn đề này.

Cuối cùng, thằng bé hiểu ra, mất chim con, ba mẹ chim rất buồn, rất khổ vì nhớ thương con, cũng như ba mẹ bé mỗi khi đi xa buồn nhớ bé vậy. Thế là từ đó, thằng bé không còn bắt nhốt chim nữa, vì sợ ba mẹ chúng buồn. Có lần thấy cặp bồ câu nhà hàng xóm thường đến đậu trên cây trong vườn nhà bé, bé bảo ba mẹ làm nhà cho bồ câu ở, kẻo khi trời mưa ướt lạnh, ba mẹ bồ câu buồn. Như vậy, em bé 7 tuổi đã làm được điều Phật dạy, rằng:

“Ai cũng sợ gươm đao Ai cũng sợ sự chết Chớ giết, chớ bảo giết”. Thông qua các hình thức giáo dục nào? Dạy trẻ em qua các lễ hội Phật giáo và hình ảnh tiêu biểu trong đạo Phật Đọc truyện, kể chuyện về Đức Phật và Phật pháp

Để an toàn, ngỗng dặn rùa không được mở miệng. Ấy vậy mà khi bay ngang một làng nọ, đám con nít phía dưới thấy ngỗng và rùa cùng bay là một điều lạ, liền la ó. Rùa định mở miệng chửi “chuyện này có dính dáng gì đến tụi mày chứ”, nhưng chưa kịp cất tiếng, nó rơi xuống đất, vỡ tan xác. Đây là hậu quả của người không giữ được cái miệng và các em dễ dàng nhận ra ý tưởng này ngay sau khi nghe câu chuyện. Ta chỉ cần nhắc thêm một tí để ý tưởng được khắc sâu trong tâm trí các em là được.

Thế nhưng, có những câu chuyện cần gợi ý bằng các câu hỏi mở, các em mới nhận ra điều cần học. Chúng ta cần tinh ý hơn mới có thể chọn ra các chi tiết phù hợp để dắt dẫn trẻ em hiểu được phẩm chất tốt các em cần học tập và rèn luyện. Tôi có thể chọn câu chuyện tiền thân số 300, chuyện con sói xảo quyệt, làm ví dụ.

Chuyện kể có một con chó sói sống trên một phiến đá cạnh bờ sông Hằng. Khi nước lũ tràn về và dâng cao, nó không đi kiếm ăn được. Nó nghĩ, “Ta nằm đây không có gì ăn, tốt hơn ngày nay ta tu bằng phương pháp nhịn ăn”.Nó hứa sẽ giữ đúng lời để tạo công đức tu tập cho nó. Bất chợt, có con dê rừng xuất hiện. Nó nghĩ, “À có con dê rồi, để hôm khác tu nhịn ăn, giờ đói lả mà bỏ miếng mồi ngon thế này thì tiếc quá”. Nó nhảy đến vồ con dê. Trượt mất, dê nhanh chân chạy vào rừng, nó bất lực nằm thở dài, tự nhủ, “Được rồi, dù sao việc tu bằng cách nhịn ăn của ta ngày nay vẫn được giữ trọn vẹn!”.

Với câu chuyện này, điều chúng ta muốn các em nhận thức rõ là không giữ lời hứa, dù với mình hay với người, đều không tốt. Nếu các em không tự nhận ra, chúng ta cần vài gợi ý nhỏ qua các câu hỏi định hướng dạng mở để các em tiếp cận vấn đề dễ dàng hơn.

Sau đó, cho các em tự nhận xét, so sánh nét mặt mình khi nào đẹp, lúc nào xấu, rồi khuyến khích các em phát triển các trạng thái tâm lý tích cực để có khuôn mặt tươi đẹp và bỏ đi các trạng thái tâm lý tiêu cực nếu không muốn mình trở nên xấu xí. Lúc nào, tâm niệm của phụ huynh cũng hướng về giá trị đạo đức ta muốn “cấy” vào tâm các em mà đừng nên bỏ lỡ cơ hội nào cả.

Tôi chia sẻ một câu chuyện có thật tôi từng trải nghiệm với một em bé 7 tuổi về việc vẽ tranh về cuộc đời Đức Phật. Sau khi kể lịch sử Đức Phật cho bé nghe, tôi yêu cầu bé chọn một hình nào bé thích và vẽ lại. Thế là bé chọn hình con ngựa Kiền Trắc đang tung vó, mang theo Thái tử Sĩ Đạt Ta trên lưng và Sa Nặc bám theo chiếc đuôi. Tôi hỏi bé sao lại chọn hình đó mà không chọn hình khác, bé bảo, “Hình này đẹp, thái tử ngồi trên ngựa trông oai lắm, còn Sa Nặc nắm đuôi ngựa thật tức cười!”.

Quan sát cuộc sống

Chỉ cần một khu vườn nhỏ đã có thể cho các em nhiều bài học lớn về cuộc sống sinh động đang diễn ra quanh mình. Thế giới chim chóc, động vật cũng phong phú và hấp dẫn còn hơn thế giới thực vật, nếu chúng ta biết cách dẫn dắt các em học Phật pháp thông qua việc tìm hiểu đời sống của chúng thì các bài học sẽ trở nên sinh động vô cùng.

Trong sinh hoạt hàng ngày

Lời Phật Dạy Về Việc Sử Dụng Tiền Bạc Đúng Pháp

Tiền bạc của cải chỉ là phương tiện

Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác chúng tôi người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.

Tài sản của cải vật chất vốn là huyết mạch để bảo tồn sự sống cho tất cả mọi người. Mạch nhảy, máu lưu thông chạy khắp cơ thể nên con người mới sống và tồn tại. Tài là khả năng con người có được nhờ học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, luyện tập và biết vận dụng phát huy vào trong đời sống để mưu cầu hạnh phúc.

Ngày xưa, khi con người chưa biết xài tiền nên chỉ trao đổi hàng hóa bằng các phương tiện vật chất để đáp ứng nhu cầu sinh sống. Sau này con người văn minh, tiến bộ nên chế ra tiền để làm phương tiện cân bằng giá trị vật chất, tiền là đầu mối quan trọng làm con người đam mê phát huy tài năng để có được nhiều tiền.

Mặt phải, trái của sự giàu có

Ai cũng có ước mơ mình sau này trở nên giàu có, trừ những người đã đang sống trong những gia đình khá giả. Và ai cũng có thể ước mơ mình có khối tài sản khổng lồ, những căn biệt thự với sân vườn đẹp mắt, có hồ bơi, các loại xe sang, máy bay riêng để thỏa mãn những gì mình mong muốn.

Vậy, điều gì đã xảy ra với những người đã đạt được những gì họ tham vọng và mong muốn.

Tiền có thể mang lại những đổi thay trong cuộc sống, theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Một gia đình khi làm ăn được lợi nhuận càng nhiều thì tham vọng càng lớn “thuyền to sóng lớn”. Tuy nhiên có nhiều người rất ham thích tiền, mê tiền đến nỗi lãng quên trách nhiệm đối với gia đình, người thân.

Người có nhiều tiền của chỉ mang lại sự thoải mái về các phương diện vật chất, nhưng rất lo lắng và sợ hãi, cho nên họ hay tìm kiếm các thầy tướng số để chỉ bày cách gìn giữ của cải. Họ không biết rằng, hiện tại giàu có là do biết gieo trồng phước báu nhiều đời, nên ngày nay mới có được như vậy.

Sự thoải mái về vật chất đủ đầy, không tạo nên hạnh phúc hay sự mãn nguyện thậm chí có thể làm cho chúng ta có rất nhiều kẻ ganh ghét, tật đố muốn hãm hại vì quy luật cạnh tranh để tồn tại. Sống thoải mái về mọi phương diện vật chất là điều tốt, nhưng cảm nhận được bình yên, hạnh phúc mới là lý tưởng sống lâu dài.

Sự giàu có cũng làm lộ ra bản chất của con người, nếu chúng ta là một người hiểm độc, việc trở nên giàu có sẽ khiến người đó trở nên mưu ma chước quỷ hơn. Ngược lại, nếu chúng ta là người nhân từ đức độ thì việc giàu có đó, sẽ đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.

Sự giàu có cũng làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với gia đình, bè bạn và xã hội. Một số người sẽ trông đợi sự giúp đỡ của chúng ta để được hưởng lợi ích, và ta cũng nên suy nghĩ những người này có quý mến mình thật sự không? “Hay họ chỉ đến vì tiền”.

Phần lớn mọi người đều cho rằng sự giàu có mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho gia đình họ. Tuy nhiên có nhiều tiền vẫn tốt hơn, khi chúng ta bệnh tật phải cần có một số tiền lớn để giải phẫu, nhờ vậy có thể thoát được chết chóc đau thương. Có tiền để giúp đỡ gia đình người thân và rộng hơn nữa là để đóng góp lợi ích cho xã hội khi cần thiết.

Sự thoải mái trong đời sống vật chất với đầy đủ tiện nghi, không thể đem đến hạnh phúc thật sự hay sự mãn nguyện lâu dài, bởi vì lòng tham lam của con người như giếng sâu không đáy, nó sẽ làm cho ta bất an lo lắng và sợ bị hao hụt, mất mát.

Khi chúng ta đã quen với nếp sống cao sang quyền quý, mọi nhu cầu đều có người phục dịch, sẽ làm cho cái ngã của ta lớn thêm, bởi ta nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ, là thầy thiên hạ, là ta, là của ta….,nên ta càng cống cao ngã mạn chẳng coi ai ra gì.

Nếu ta biết sử dụng đồng tiền đúng chỗ thì sẽ đem lại lợi lạc cho chính mình, gia đình người thân và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội. Chính vì thế, tiền là huyết mạch của sự sống để mọi người phấn đấu gây dựng bằng tài năng của chính mình, qua sự làm việc đóng góp.

Có nhiều người nghĩ có tiền là hạnh phúc, thật ra tiền chỉ đem lại sự sung mãn về vật chất, nó không phải là yếu tố chính trong hạnh phúc. Tiền là vật vô tri do con người tạo ra, nhiều người không hiểu nên bị đồng tiền sai sử, chi phối mà làm những điều xấu ác.

Do nhu cầu sự sống, ai cũng cần phải có tiền để nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng đồng tiền làm ra phải bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình. Thật ra, ai cũng ước mơ đáng quý và trân trọng, lớn lên có một việc làm ổn định, có vợ hoặc chồng và có con để xây dựng hạnh phúc gia đình và góp phần an sinh đời sống cho xã hội.

Các dục khó thỏa mãn.

Phật còn đưa ra một ví dụ khác: “Người đam mê đắm say chạy theo ngũ dục quá đáng thì chẳng khác gì người khát nước mà uống nước muối, càng uống càng thêm khát”.

Chính vì vậy, Phật dạy chúng ta phải biết muốn ít, biết đủ để ngăn ngừa lòng tham lam của mình, khi nào chúng ta cảm thấy đủ thì sẽ an ổn, nhẹ nhàng. Nên Kinh dạy: “Ái dục là cội gốc của luân hồi sinh tử”. Hầu như tất cả những nỗi khổ niềm đau, tội ác trên thế gian này đều do ái dục và lòng tham muốn quá độ mà ra.

Đừng để tiền bạc làm con người hại nhau

Một đời sống có ý nghĩa và giá trị, là một đời sống không quá lệ thuộc vào phương tiện vật chất, nhưng không thể không có tiền bạc và tài sản, vì nó là phương tiện để nuôi sống chúng ta. Để đảm bảo một đời sống tốt đẹp, hài hòa, Phật dạy người cư sĩ có quyền làm ra tiền bạc, của cải một cách chính đáng; nghĩa là từ sự tinh cần, siêng năng bằng đôi bàn tay và khối óc của mình để tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia đình, người thân và đóng góp lợi ích thiết thực xã hội.

Tuy nhiên, sự giàu có về vật chất chỉ đáp ứng nhu cầu đầy đủ sự sung túc cho con người, hạnh phúc thật sự trong cuộc sống không phải là người có nhiều tài sản, tiền bạc, quyền uy, thế lực, nhà cao cửa rộng, mà chính là tự do không bị ràng buộc bởi tham lam, sân hận, và si mê. Đó là một thứ hạnh phúc chân thật lâu dài, dù chúng ta có nhiều tiền bạc vẫn không thể mua bán, đổi chác được.

Do đó, ngoài việc có nhiều tiền bạc, của cải để có cơ hội phục vụ tốt cho gia đình, đóng góp cho đời, chúng ta cần phải thăng hoa đời sống tinh thần, phát huy con người tâm linh, nên thường sống trong chánh niệm tỉnh giác, mở rộng tấm lòng từ bi thương xót muôn loài bằng tình người trong cuộc sống.

Nhờ vậy chúng ta biết vun bồi xây dựng tài sản tâm linh, nên các tâm tư mê muội không có cơ hội xen vào như toan tính, hơn thua, tranh chấp, hận thù, tàn sát giết hại lẫn nhau, làm tổn thương nhân loại.

Tiền bạc, của cải có thể giúp ta giải quyết nhiều thứ trong cuộc đời, nên trước tiên ai muốn bảo tồn sự sống là cần phải có tiền. Nhưng tiền bạc, của cải khi có thì ta phải biết sử dụng như thế nào cho hợp lý? Một người công dân muốn sống an vui, hạnh phúc thì phải biết sử dụng bốn yếu tố căn bản sau đây:

Có công ăn việc làm ổn định nuôi sống bản thân và luôn thường xuyên trau dồi công việc nghề nghiệp được tốt đẹp. Tiền bạc làm ra bằng nghề nghiệp chân chính và phải biết cách gìn giữ không để thất thoát. Phải biết chi tiêu cân đối, hài hòa, không nên hoang phí quá mức, tiền làm ra ít mà muốn xài nhiều; hoặc tiền bạc làm ra nhiều mà không dám xài vào việc có lợi ích, thành ra bỏn xẻn.

Tiền bạc và tài sản là phương tiện để con người sinh sống, phục vụ cho cá nhân có nhu cầu ăn, mặc, ở hằng ngày. Muốn vậy, trước hết ta phải có một việc làm ổn định về lâu về dài, nhưng nghề nghiệp mình chọn không làm tổn hại cho nhân loại. Các nghề nên tránh như mua bán vũ khí, nô lệ, phụ nữ; các chất gây say, gây nghiện như rượu, xì ke, ma túy; chế tạo thuốc độc hoặc trực tiếp sát sinh hại vật bằng nhiều hình thức…

Có nhiều người vì sĩ diện bản ngã muốn chứng tỏ đẳng cấp giàu sang bằng người hoặc hơn người, nên đã vay nợ xây dựng nhà cửa khang trang dù nhu cầu không cần thiết, do đó lún sâu vào nợ nần, dẫn đến tán gia bại sản bởi họ không biết bằng lòng với hiện tại.

Đa số chúng ta ai cũng nghĩ có thật nhiều tiền bạc và của cải là hạnh phúc, đó là điều lầm lẫn quá lớn của nhân loại, nên khi có quyền lực trong tay thì tìm cách vơ vét, gom góp về cho riêng mình, nhưng tiền bạc làm ra từ sự phi pháp đó rất khó mà tồn tại lâu dài.

Khi có nhiều tiền thì phải hưởng thụ, vui chơi trác táng, dễ dẫn đến sa đọa làm mình và người khổ đau, làm mất hạnh phúc gia đình và tác hại xấu đến xã hội. Tiền làm ra không bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình thường bị năm nhà cuốn trôi. Nhà lũ lụt, nhà hỏa hoạn, nhà trộm cướp, nhà vua quan tịch thâu, nhà con cái bất hiếu, phá sản và các tai nạn bất ngờ khác.

Chính vì để thỏa mãn lòng tham dục thì con người phải lao đầu vào gian khổ để tranh giành được mất, hơn thua mà tạo thêm nghiệp si mê không có ngày thôi dứt. Ví dụ, như trước đây chung ta có một chiếc xe máy, rồi chúng ta ước mơ muốn có xe hơi, khi được xe hơi rồi lại muốn xe siêu sang hiện đại. Con người ta sẽ khó dừng lại khi mình không chịu bằng lòng với hiện tại, vì lòng tham con người như giếng sâu không đáy.

Nói như vậy, không phải để chúng ta bi quan mà không chịu cố gắng siêng năng làm ăn nữa. Chúng ta vẫn làm việc phục vụ, nhưng bằng cả khối óc và con tim, bằng mồ hôi xương máu của mình, để không làm tổn hại người khác.

Hơn nữa, tiền của tuy cần thiết cho cuộc sống nhưng đâu phải lúc nào nó cũng mang lại hạnh phúc và an lạc cho chúng ta đâu? Thực tế cho thấy, có những gia đình lúc còn nghèo khó thì mọi người sống rất hoà thuận, vui vẻ với nhau, nhưng đến khi giàu có rồi thì tình cảm vợ chồng, con cái, anh em lại bị sứt mẻ và đổ vỡ, bởi lòng tham quá độ.

Vì lòng tham lam quá đáng mà con người ta có thể nhẫn tâm làm tổn hại người khác, để có tiền nhanh chóng. Một số người đã tán tận lương tâm làm ăn phi pháp như mua bán vũ khí, mua bán phụ nữ, mua bán xì ke, ma túy vì lợi nhuận quá cao, tạo ra nhiều băng nhóm tội phạm gây hiểm họa cho loài người, dẫn đến sự thiệt hại lớn lao của nhân loại, về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Người Phật tử cần biết sử dụng tiền bạc đúng pháp

Người Phật tử chân chính vì lòng từ bi thương xót chúng sinh nên không được kinh doanh, mua bán các loại chết người đó. Tiền bạc tài sản nếu sử dụng không đúng mục đích thì trở thành rắn độc, nhưng thiếu nó lấy gì để chúng ta sinh sống mà dấn thân phục vụ, hoằng pháp lợi sinh.

Mục đích của cuộc sống không phải là giàu có, nhiều tiền của mới là hạnh phúc, mà chúng ta phải biết bằng lòng với những gì đang có trong hiện tại, không nên đua đòi bắt chước làm bằng người, khi ta không có khả năng và điều kiện.

Tiền bạc chính là người đầy tớ tốt khi ta biết làm chủ đồng tiền, sử dụng vào việc chi tiêu hằng ngày tùy theo hoàn cảnh của mỗi cá nhân và gia đình. Sức mạnh của đồng tiền thật ghê gớm, nó có thể làm cho con người say mê, điên đảo bất chấp mọi thủ đoạn.

Người có tiền nếu biết sử dụng đúng cách vẫn đỡ hơn người không có tiền, như khi có bệnh hoặc giải quyết một số vấn đề cấp thiết. Người có tiền có bệnh không, có già không, có chết không? Nếu có thì phải có khổ. Tuy nhiên, người có tiền, có phước vẫn đỡ hơn người nghèo khó, bất hạnh ở chỗ sung túc, đầy đủ về vật chất.

Người tham muốn quá đáng dù tiền kho bạc đống, nhà ngang dãy dọc, đất ruộng cò bay thẳng cánh, cũng chưa cho là vừa, mà vẫn còn mong muốn được nhiều hơn nữa.

Chính vì thế, đồng tiền làm ra phải chân chính, nếu không thì vô cửa trước luồn cửa sau hoặc có mà không đóng góp vào việc lợi ích cho mọi người, thì ta sẽ trở thành kẻ tham lam bỏn xẻn, keo kiệt.

Chúng ta có thể sống an lạc, hạnh phúc khi biết đủ và sẵn sàng làm lợi ích cho nhiều người. Ông bà chúng ta cũng thường dạy hãy nên gieo nhân tốt giúp người cứu vật, để lại phước đức cho con cháu sau này:

“Bởi chưng kiếp trước khéo tu,

Ngày nay con cháu võng dù thênh thang”.