Tổng Hợp Lời Phật Dạy / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dtdecopark.edu.vn

Tổng Hợp Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống Rất Ý Nghĩa

Những lời dạy của Phật đã giúp chúng ta rất nhiều cuộc sống, mỗi bài học là một viên ngọc quý giúp chúng ta có cơ hội để hiểu thế giới và làm cho nó trở thành một nơi tốt hơn. Các giáo pháp Phật giáo đã xuất hiện hơn 2500 năm trước, nhưng giờ đây nó vẫn còn hữu ích và phù hợp trong bối cảnh hiện tại.

Một trong những bài học mà tôi yêu thích nhất của Đức Phật Thích Ca là: “Khi bạn đi bộ, ăn uống hay đi du lịch, hãy ở nơi bạn đang ở. Nếu không, bạn sẽ bỏ lỡ hầu hết cuộc đời của bạn”.

Điều này là đúng trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Có thể là một cái gì đó mà bạn đang làm, ăn hoặc là một nơi nào đó bạn đang đi đến. Chúng ta sẽ không thể trải nghiệm sâu sắc cuộc sống này nếu chúng ta không hoàn toàn hiện diện ở đó, tại thời điểm đó. Quá khứ đã là lịch sử, tương lai là một bí ẩn, còn hiện tại là món quà.

Chúng ta cần phải có tinh thần và thể chất lý tưởng để thấy cuộc sống diễn ra như thế nào. Đó là cách để không bỏ lỡ một chút gì trong cuộc sống của chúng ta.

Trong suốt 45 năm giảng dạy, Đức Phật đã đưa ra rất nhiều trích dẫn tinh thần đầy cảm hứng cho các môn đệ của mình. Những lời dạy đó không mang tính giáo điều, ép buộc mà Ngài khuyến khích chúng ta nghiên cứu và trải nghiệm nó, để có thể đưa ra một nhận định chính xác nhất cho bản thân mỗi người.

1. “Cuối cùng, chỉ có ba điều quan trọng: Bạn yêu bao nhiêu, bạn đã sống thanh thản như thế nào và bạn đã bỏ đi một cách duyên dáng những thứ không dành cho bạn.”

2. Đức Phật đã được hỏi, “Ngài đã đạt được gì từ thiền định?” Ngài trả lời “Không có gì! Tuy nhiên, hãy để tôi nói với bạn những thứ tôi đã mất: tức giận, lo lắng, trầm cảm, mất kiểm soát, sợ già và cái chết.”

3. “Khi học sinh sẵn sàng, giáo viên sẽ xuất hiện.”

4. “Bạn càng ít trả lời những người tiêu cực, cuộc sống của bạn sẽ trở nên yên bình.”

5. “Sức khỏe là món quà lớn nhất, mãn nguyện là sự giàu có lớn nhất, một người bạn đáng tin cậy là người thân thích nhất, tâm trí giải phóng là hạnh phúc lớn nhất.”

6. “Ý nghĩ thể hiện qua hành động, hành động phát triển thành tính cách. Vì vậy, hãy chăm sóc cẩn thận ý nghĩ của mình, để cho nó nảy sinh từ tình yêu và sự quan tâm đến tất cả chúng sinh.”

7. “Đừng học cách phản ứng mà nên học cách thích nghi.”

8. “Nếu lòng từ bi của bạn không bao gồm chính mình, thì lòng từ bi đó chưa hoàn hảo.”

9. “Có bắt đầu thì sẽ có kết thúc. Hãy bình tĩnh đón nhận nó, tất cả sẽ ổn thôi.”

10. “Nếu có điều gì đáng làm, hãy làm hết lòng.”

11. “Nguồn gốc của đau khổ là chấp trước.”

12. “Giữ hận thù trong lòng cũng giống như uống thuốc độc và hy vọng người khác sẽ chết.”

13. “Tất cả những gì chúng ta làm là kết quả của những gì chúng ta đã nghĩ.”

14. “Đừng sống trong quá khứ, không mơ về tương lai, tập trung tâm trí vào khoảnh khắc hiện tại.”

15. “Không có gì có thể làm hại bạn nhiều như những suy nghĩ không được bảo vệ của bạn.”

16. “Thư giãn thật sự là không có gì kiểm soát được.”

17. “Điều lo lắng là bạn nghĩ rằng bạn có đủ thời gian.”

18. “Công việc của bạn là khám phá thế giới và sau đó hòa nhập với nó bằng một trái tim chân thành.”

19. “Không tin gì cả, dù bạn đọc nó ở đâu hay ai đã nói, thậm chí tôi nói cũng thế. Trừ khi nó phù hợp với lý trí và ý thức của riêng bạn thông qua trải nghiệm cá nhân.”

20. “Để hiểu mọi thứ thì hãy tha thứ cho mọi thứ.”

21. “Không ai có thể cứu bạn trừ chính bạn. Không ai có thể, chúng ta phải tự bước qua quá khứ.”

22. “Không có con đường dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.”

23. “Cho dù bạn phải trải quá khứ đau buồn như thế nào, bạn luôn có thể bắt đầu lại.”

24. “Nếu bạn muốn bay, hãy bỏ tất cả những gì kéo bạn xuống.”

25. “Bạn chỉ mất cái mà bạn bám lấy.”

26. “Khi chúng ta gặp bi kịch thật sự trong cuộc sống, chúng ta có thể phản ứng theo hai cách: Hoặc bằng cách mất niềm tin và rơi vào thói quen tự huỷ hoại, hoặc bằng cách sử dụng thử thách để tìm ra sức mạnh bên trong của chính mình.”

27. “Đừng vội vàng bất cứ điều gì. Đúng thời điểm, nó sẽ xảy ra.”

28. “Toàn bộ bí mật của sự tồn tại là không sợ hãi.”

29. “Những ai không có dã tâm thì chắc chắn sẽ tìm được bình an.”

30. “Trong khoảnh khắc đen tối nhất, chúng ta phải tập trung để nhìn thấy ánh sáng.”

31. “Hãy kiên nhẫn, mọi thứ đến với bạn đúng lúc.”

32. “Mỗi buổi sáng, chúng ta lại được sinh ra. Những gì chúng ta làm ngày hôm nay là điều quan trọng nhất.”

33. “Một người có thể chiến thắng chính mình thì vĩ đại hơn một người chiến thắng 1000 người trong một trận chiến.”

34. “Tất cả sự bất hạnh của con người xuất phát từ việc không thể đối mặt với thực tại một cách đúng đắn, đúng như nó đang xảy ra.”

35. “Ai không hiểu sự im lặng của bạn có thể sẽ không hiểu thông điệp của bạn.”

36. “Hạnh phúc không phụ thuộc vào những gì bạn làm hay nhận được, mà nó chỉ dựa vào những gì bạn nghĩ.”

37. “Có tiền thì đừng keo kiệt; Có phúc thì đừng chờ đợi; Có tình yêu thì đừng buông bỏ; Có tức giận thì đừng để trong lòng; Có thù hận thì đừng ghi nhớ.”

38. “Chúng sinh bình đẳng, nếu ta không đối xử với người khác bằng lòng bình đẳng, người khác cũng không thể đối xử với ta bằng lòng bình đẳng.”

39. “Khi gặp được một người bạn tốt thì hãy mở cánh cửa tâm hồn để đón nhận những làn gió trong lành đó.”

40. “Hiếu với cha mẹ tức là kính Phật. Thờ phụng thờ cha mẹ như phụng thờ Phật vậy.”

41. “Điều thiện lớn nhất là có hiếu với cha mẹ. Điều ác lớn nhất là bất hiếu với cha mẹ.”

42. “Bất hiếu với cha mẹ là con đường nhanh nhất dẫn đến bại vong.”

42. “Im lặng là câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.”

43. “Nếu ta không thích người khác nói lời cay độc với mình, thì người khác cũng như thế. Vậy tại sao ta lại nhục mạ họ!”

44. “Giữ gìn khẩu nghiệp, không nói lỗi người.”

45. “Đừng nói xấu sau lưng người khác, vì có thể người nào đó cũng đang nói xấu về bạn.”

46. “Được khen chớ vội mừng. Bị chê chớ vội buồn.”

47. “Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.”

48. “Đừng khóc vì không có dép để mang, mà hãy mỉm cười vì mình vẫn còn đôi chân để bước đi và cảm nhận những điều kỳ diệu trong cuộc sống.”

49. “Một người có cuộc sống hạnh phúc không phải vì họ thường xuyên trải nghiệm những điều tích cực, mà họ biết làm thế nào để những điều tiêu cực không ảnh hưởng nhiều đến họ.”

50. “Cuộc đời ngắn ngủi lắm! Hãy sống cho thật đáng để không hối hận khi không còn được sống.” Hoa Sen Phật

Tổng Hợp Những Lời Phật Dạy Về Tình Yêu Và Cuộc Sống Hay Nhất

Những lời Phật dạy về tình yêu và cuộc sống giống như những chân lý không bao giờ thay đổi. Để rồi khi dựa vào đó, mỗi người trong chúng ta biết cách để sống tốt hơn với chính mình và những người mà chúng ta yêu thương, trân quý.

1. Những lời Phật dạy về tình yêu

Tất cả những gì chúng ta có được ở thế gian này chỉ là thứ phù du, chóng đến nhưng cũng chóng qua, duy chỉ có tình yêu là thứ tồn tại vĩnh viễn. Đó là lời dạy của Đức Phật để lại cho chúng sanh.

Trong giáo lý nhà Phật lòng khoan dung và trí tuệ luôn là hai thứ song hành cùng nhau. Bạn sẽ không thể yêu thương người khác nếu bạn không hiểu con người họ. Như vậy sự thấu hiểu là điều kiện kiên quyết để tình yêu có cơ hội nảy sinh và lớn dần theo năm tháng.

“Nhân gian vạn sự thay đổi, đã là yêu thì cứ yêu, chung một mái nhà xin đừng phân vân duyên kiếp.”

“Không gian, thời gian không ngăn cách được nhân duyên. Không có duyên cho dù gần ngay trước mặt cũng tựa nghìn trùng cách xa.”

“Duyên kiếp trăm năm là thế nhưng 1 bước sai lầm, quay lại bỗng thành hư không.”

“Nhân vẫn cứ là nhân, lẽ tự nhiên đã là vậy. Hãy cứ giữ cứ cốt cách nguyên bản của mình, đừng cố tìm cách thay đổi.”

“Chuyện gì xưa cũ rồi thì hãy để cho nó qua đi.”

“Nhân gian vốn như một giấc mộng. Con người ta yêu cũng từ từ mà chuyển sang hận cũng từ từ. Nhưng sau cùng thì tất cả cũng trở về với bụi tro,”

“Con người ta tu trăm kiếp mới có cơ hội ngồi chung thuyền, tu ngàn kiếp mới lên duyên vợ chồng. Kiếp trước đánh đổi trăm lần quay đầu mới đổi 1 lần gặp gỡ kiếp này.”

“Yêu mấy rồi cũng có ngày chia ly, hận mấy rồi cũng có ngày tương phùng. Đến lúc buông tay từ giã kết quả vẫn là hư không.”

“Thề hứa giống như một thứ chấp niệm, dùng cả đời đa tình. Kết quả dù có là họa hay là phúc cũng đều khiến đôi ta khổ đau.”

“Thù hận này không thể chế ngự bằng thù hận khác, chỉ nào tình yêu xuất hiện mới có thể hóa giải được thù hận.”

“Mọi sự xảy ra trên đời này đều cần đúng thời điểm, không sớm mà cũng không muộn.”

“Vợ chồng đồng cam cộng khổ, khổ đau nháy mắt nhưng hạnh phúc sẽ là vĩnh cửu.”

“Luyến ái chính là căn nguyên của mọi khổ đau, bi ai.”

“Sự trưởng thành của con người được hình thành từ những vết thương.”

“Đừng bao giờ lãng phí cuộc đời vào một người không thuộc về mình.”

“Người không biết yêu bản thân thì cũng không biết cách yêu thương người khác.”

“Không có lối đi nào dẫn đến hạnh phúc mà chỉ có hạnh phúc mới tạo lên lối đi.”

“Tình chấp là ngọn nguồn của khổ đau, chỉ khi buông bỏ tình chấp ta mới có được sự an nhiên tự tại.”

“Hãy tìm người tri kỷ dựa vào 2 nguyên tắc: Chọn người biết thấu hiểu và thương mình.”

2. Những lời Phật dạy về cuộc sống

Cuộc sống là một con đường dài. Trên con đường này mỗi người sẽ gặp những thử thách, chướng ngại vật tưởng chừng như không thể vượt qua. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng gặp được những người bạn đường cùng ta đi hết đoạn đường.

Đau khổ, mình vui, hạnh phúc hay tuyệt vọng đều là những cảm xúc mà mỗi người đều sẽ phải trải qua. Những lúc như vậy, xin mỗi người hãy chiêm nghiệm những lời Phật dạy về cuộc sống.

Những lời phật dạy về cuộc sống gia đình, vợ chồng, xã hội

“Đừng cố gắng tìm kiếm sự bình yên từ bên ngoài mà hãy khám phá là từ bên trong chúng ta.”

“Nếu có thể để thì hãy cho đi chứ đừng tìm cách nhận lại.”

“Chúng ta thường thấy những thứ mình không đạt được luôn đẹp đẽ và lấp lánh bởi vì chúng ta không hiểu nó, không biết nó là thứ gì. Nhưng đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ thấy nó không đẹp và lấp lấp lánh như mình tưởng tượng.”

“Chỉ khi dám đối diện với thực tại, con người ta mới có thể chiến thắng thực tại khắc nghiệt.”

“Điều tuyệt vời nhất là chinh phục được chính mình chứ không phải chinh phục người khác”

“Mỗi người phải tự biết cách phấn đấu, các Chư Phật chỉ có thể chỉ ra cho bạn con đường còn đi con đường đó lại là chính bạn.”

“Thế nhân luôn sợ hãi trước cái chết và sự chia ly. Nhưng với người khôn ngoan, họ không sợ điều đó bởi họ nhận ra bản chất thực sự của cái chết và sự chia ly.”

“Con người chỉ thực sự hết phiền muộn khi biết buông bỏ mọi thứ.”

“Nếu trong lòng bạn không thực sự tha thứ cho ai đó thì tâm hồn bạn sẽ chẳng thể nào được thanh thản.”

“Còn được sống một ngày chính là hạnh phúc nên hãy biết trân quý. Bạn không có dép để đi ư? Vậy hãy nhìn vào những người không có chân để mang dép.”

“Mang nặng chữ hận chính là điều đau khổ nhất.”

“Thời gian là liều thuốc tốt nhất để xóa nhòa mọi đau khổ.”

“Phung phí một ngày vào những chuyện vô ích chẳng khác nào bạn đang phung phí tài sản của chính mình.”

“Mỗi một con người thường sẽ rất giỏi trong 3 việc: Tự lừa dối bản thân, lừa dối người khác và bị người khác lừa dối.”

“Dù người khác có xấu xa đến bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng đừng nguyền rủa họ. Khi bạn nguyền rủa họ có nghĩa bạn đang đầu độc chính tâm hồn mình.”

“Hãy biết cảm ơn đến những người đã đem đến nghịch cảnh cho bạn. Vì chính những nghịch cảnh đó mới giúp bạn thêm trưởng thành mạnh mẽ hơn.”

“Người mà trong tâm luôn đề cao bản thân thì sẽ khó lòng mà biết lắng nghe ý kiến của người khác.”

“Nếu đã tìm ra niềm yêu thích, bạn hãy xây dựng nó với tất cả trái tim.”

“Đừng loay hoay với thế giới bóng tối bạn đang sống mà hãy tìm cách đến với thế giới của ánh sáng.”

“Bí quyết để có một đời sống hạnh phúc là đừng luyến tiếc quá khứ hay lo âu cho tương lai mà hãy biết trân quý từng phút giây của hiện tại.”

“Người không tràn ngập ham muốn danh vọng sẽ không tồn tại nỗi sợ hãi.”

“Có sinh sẽ có tử, có trùng phùng sẽ có chia ly, có ngày thịnh vượng thì cũng sẽ có ngày suy tàn. Khi đang viên mãn hạnh phúc, hãy biết rằng nó không tồn tại vĩnh viễn. Khi đang chìm trong khổ đau cũng hãy nhớ rằng khổ đau rồi sẽ có ngày qua đi. Thế gian vốn vô thường nên không có gì là mãi mãi.”

“Bạn sẽ biết giá trị đích thực của bản thân khi bạn đang từ đỉnh cao vinh quang mà chìm xuống đáy của xã hội.”

“Thước đo đích thực của sự giàu có phụ thuộc vào những điều mà bạn đã cho đi.”

“Nhân quả không thể chấm dứt chỉ trong một đời người.”

“Ô uế hay trong sạch là tự nơi mỗi người, không một ai có thể làm người khác trở nên trong sạch hay ô uế.”

“Người khôn ngoan đích thực không phải là người nói hay mà là người biết kiên nhẫn, không bị ràng buộc bởi thù hận và nỗi sợ hãi.

Chúng tôi vừa gửi đến bạn đọc phần tổng hợp những lời Phật dạy về tình yêu và cuộc sống. Mong rằng những lời hay ý đẹp này sẽ giúp cho mỗi người có thêm nhiều châm ngôn sống sao cho thật ý nghĩa.

Những Lời Phật Dạy

Nguyên tác: In the Buddha’s Words – An Anthology of Discourses from the Pali Canon. Tác giả: Bhikkhu Bodhi. Dịch giả: Bình Anson.

Các bài giảng của Đức Phật được bảo tồn trong kinh điển Pāli được gọi là các sutta (kinh), tiếng Sanskrit tương đương là sūtra. Mặc dù kinh điển Pāli thuộc về một bộ phái Phật giáo – bộ phái Theravāda hay Thượng tọa bộ – không có nghĩa là các bài kinh này chỉ dành riêng cho Theravāda. Các bài kinh ấy bắt nguồn từ giai đoạn sớm nhất của lịch sử văn học Phật giáo, một giai đoạn kéo dài khoảng một trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, trước khi cộng đồng Phật giáo nguyên thủy phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau. Các bài kinh Pāli có các bài kinh tương đương trong các bộ phái Phật giáo Sơ kỳ khác – các bộ phái này ngày nay không còn hiện hữu, đôi khi cũng rất giống bản Pāli, khác nhau chủ yếu là về bối cảnh và cách bố trí, nhưng không khác nhau về mặt giáo lý. Các bài kinh Pāli là những văn bản cổ xưa nhất về lời dạy của Đức Phật mà hiện nay chúng ta có được. Đó là những gì gần gũi nhất với các bài giảng của Đức Phật lịch sử. Những lời dạy được tìm trong đó là đầu nguồn của tất cả những dòng chảy tiến hóa của giáo lý và thực hành trong đạo Phật, qua nhiều thế kỷ. Vì lý do đó, các bài kinh Pāli tạo thành một di sản chung cho tất cả mọi truyền thống Phật giáo. Phật tử của tất cả các tông phái muốn hiểu được cội rễ của Phật giáo cần phải đặt ưu tiên trong việc nghiên cứu học tập các bài kinh này.

Trong kinh điển Pāli, các bài giảng của Đức Phật được sưu tập và bố trí vào các bộ kinh Nikāya. Trong hai mươi năm qua, các bản dịch mới bằng tiếng Anh của bốn bộ Nikāya chính đã được in ra trong các bản in đẹp và phổ biến rộng rãi. Nhiều người sau khi đọc các bộ kinh này đã nói với tôi rằng các bản dịch đó giúp họ hiểu biết rõ ràng hơn. Tuy nhiên, những người khác khi cố gắng tìm đọc các bản kinh Nikāya lại nói với tôi khác hơn. Họ nói rằng trong khi các bản dịch này đọc dễ hiểu hơn các bản dịch trước đó, họ vẫn cảm thấy khó khăn. Họ không thể thấy được cấu trúc tổng quát của các bài kinh, một khung sườn trong đó các bài kinh được sắp xếp. Ngay chính các bộ Nikāya không giúp gì nhiều trên phương diện này, vì cách sắp xếp dường như có vẻ khá lộn xộn – với ngoại lệ của Tương ưng bộ có cấu trúc theo chủ đề.

Trong loạt các bài giảng mà tôi tiến hành tại Tu viện Bồ-đề ở bang New Jersey, Hoa Kỳ, từ tháng Giêng 2003, tôi đã thảo ra một cấu trúc của riêng tôi để sắp xếp nội dung Trung bộ kinh. Cấu trúc này trình bày từng bước về thông điệp của Đức Phật, từ đơn giản đến phức tạp, từ sơ đẳng đến thâm sâu. Khi suy ngẫm lại, tôi thấy cấu trúc này không chỉ áp dụng cho Trung bộ, mà có thể dùng cho tất cả bốn bộ Nikāya. Do đó, cuốn sách này được tổ chức trích lục các bài kinh từ bốn bộ Nikāya, trong khuôn khổ cấu trúc dựa theo chủ đề phát triển dần lên.

Cuốn sách nhằm để 

phục vụ

 hai nhóm 

độc giả

. Nhóm thứ nhất là những người chưa quen với các bài giảng của 

Đức Phật

 và 

cảm thấy

 cần một sự 

giới thiệu

 có 

hệ thống

. Đối với các 

độc giả

 như vậy, bất kỳ 

bộ kinh

 Nikāya nào cũng có vẻ 

mơ hồ

. Tất cả bốn 

bộ kinh

 Nikāya, nếu xem cùng một lúc, có thể sẽ giống như một khu rừng – dày đặc với nhiều loại thú hoang ẩn hiện, hay như một 

đại dương

mênh mông

, đầy 

biến động

hoàn toàn

xa lạ

. Tôi 

hy vọng

 rằng cuốn sách này sẽ 

phục vụ

 như là một bản đồ để giúp những 

độc giả

 ấy đi thông qua khu rừng của các 

bài kinh

, hoặc như một con tàu mạnh mẽ để mang các vị ấy đi khắp 

đại dương

 của 

Giáo Pháp

.

Nhóm độc giả thứ hai mà cuốn sách này nhắm đến là những người, tuy đã quen với những bài kinh, nhưng vẫn chưa thấy các bài kinh đó kết hợp như thế nào trong một tổng thể khả tri. Đối với các độc giả như vậy, những bài kinh cá biệt có thể được hiểu riêng rẽ nhưng các đoạn kinh văn xuất hiện giống như những mảnh giấy của một trò chơi ghép hình rải rác trên – 9 – bàn. Một khi độc giả thông hiểu cấu trúc trong cuốn sách này, vị ấy sẽ có một khái niệm rõ ràng về cấu trúc các lời Phật dạy. Từ đó, với việc suy tư thêm nữa, vị ấy có thể xác định vị trí của bất kỳ bài kinh nào trong lâu đài Giáo Pháp, cho dù được hay không được đề cập trong cuốn sách.

Tuyển tập trích lục này, hoặc bất cứ tập trích lục kinh điển nào khác, không thể thay thế cho các bộ kinh Nikāya. Cuốn sách của tôi có hai phần, tương ứng với hai nhóm độc giả mà cuốn sách được thiết kế: (1) những người mới đến với văn học Phật giáo Sơ kỳ sẽ thấy thích thú và được động viên tìm đọc đầy đủ các bộ kinh Nikāya; và (2) những người đã có kinh nghiệm đọc các bộ Nikāya, sau khi đọc cuốn sách này sẽ có hiểu biết tốt hơn về nguồn kinh điển mà họ đã quen thuộc.

Thêm vào đó, tôi hy vọng tập sách trích lục này có thể trình bày được tầm vóc rộng lớn của trí tuệ Đức Phật. Đôi khi, Phật giáo Sơ kỳ được xem như là một công phu tu tập xuất ly thế tục, chủ yếu dành cho các nhà tu khổ hạnh và ẩn sĩ. Nhưng các bài giảng cổ xưa trong kinh điển Pāli cho chúng ta thấy rõ ràng là trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật đã đi sâu vào đời sống thế tục, cung cấp các hướng dẫn cho những người bình thường, để có được đạo đức và nhận thức đúng đắn. Không phải chỉ dành riêng cho tầng lớp tu sĩ, Phật giáo cổ xưa bao gồm sự cộng tác mật thiết giữa hai giới cư sĩ và tu sĩ, trong nhiệm vụ chung là giữ gìn lời dạy của Đức Phật và đồng thời giúp đỡ lẫn nhau trong nỗ lực đi trên con đường đưa đến sự tận diệt đau khổ. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Giáo Pháp đã cung cấp những hướng dẫn, cảm hứng, niềm vui và sự khích lệ dồi dào và thâm sâu.

Hầu như tất cả các đoạn kinh văn trong cuốn sách này đã được lựa chọn từ các bản dịch tiếng Anh mới nhất của bốn bộ Nikāya. Tuy nhiên, hầu như các đoạn trích lục đó đều được tôi chỉnh sửa, không ít thì nhiều, theo sự hiểu biết của tôi về kinh văn và về tiếng Pāli. Tôi cũng tuyển chọn một vài bài – 10 – kinh của tập Phật Tự Thuyết và Phật Thuyết Như Vậy trong bộ Nikāya thứ năm – Tiểu bộ, dựa theo bản dịch tiếng Anh của ông John Ireland, với vài sửa đổi theo cách dùng thuật ngữ của tôi. Tôi ưu tiên dùng các bài kinh văn xuôi hơn là các bài theo thể kệ, vì các bài kinh văn xuôi trình bày trực tiếp và rõ ràng hơn. Khi một bài kinh có kèm theo các câu kệ, nếu các câu kệ chỉ lặp lại ý tưởng của các đoạn văn xuôi đi trước, để tiết kiệm, tôi bỏ qua các đoạn kệ đó.

Tôi xin tri ân ông Timothy McNeill và David Kittelstrom của nhà xuất bản Wisdom Publications đã khích lệ tôi kiên trì biên soạn và hoàn tất cuốn sách trong những lúc sức khỏe của tôi không được tốt. Tỳ-khưu Anālayo và Tỳ-khưu Nyanasobhano đã đọc và góp ý về các phần dẫn nhập trong cuốn sách và ông John Kelly đã giúp rà soát toàn thể cuốn sách. Tôi rất tri ân sự đóng góp của ba vị. Cuối cùng, tôi xin tri ân các học viên các khóa Pāli và khóa Phật Pháp tại Tu viện Bồ-đề với sự quan tâm nồng nhiệt về những lời giảng dạy của Đức Phật trong các bộ Nikāya, đã tạo niềm hứng khởi cho tôi biên soạn cuốn sách. Tôi đặc biệt tri ân vị sáng lập tu viện, ngài Hòa thượng JenChun (Nhân Tuấn), đã đón nhận một tu sĩ của truyền thống Phật giáo khác đến trú ngụ tại Tu viện và đã có mối quan tâm đặc biệt, nối cầu Bắc truyền và Nam truyền trong giáo lý Phật giáo Sơ kỳ.

Tỳ-khưu Bodhi

Bodhi Monastery, New Jersey, USA 2005

https://budsas.net/sach/vn24nlpd_2021-2.pdf

https://thuvienhoasen.org/images/file/RrR6_fm01QgQAGZj/nhung-loi-phat-day-2017-binh-anson-dich.pdf

https://quangduc.com/a58301/nhung-loi-phat-day-trich-luc-cac-bai-giang-trong-kinh-dien-pali

http://daotaogiangsu.com/Chi-tiet-tin/Ebook-Nhung-Loi-Phat-Day–Trich-luc-cac-bai-giang-trong-kinh-dien-Pali.htm

https://chuaadida.com/thu-vien-sach/chi-tiet-nhung-loi-phat-day-trich-luc-cac-bai-giang-trong-kinh-dien-pali/

Sách: Những Lời Phật Dạy

(…) Cuốn sách nhằm để phục vụ hai nhóm độc giả. NHÓM THỨ NHẤT là những người chưa quen với các bài giảng của Đức Phật và cảm thấy cần một sự giới thiệu có hệ thống. Đối với các độc giả như vậy, bất kỳ bộ kinh Nikāya nào cũng có vẻ mơ hồ. Tất cả bốn bộ kinh Nikāya, nếu xem cùng một lúc, có thể sẽ giống như một khu rừng – dày đặc với nhiều loại thú hoang ẩn hiện, hay như một đại dương mênh mông, đầy biến động hoàntoàn xa lạ. Tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ phục vụ như là một bản đồ để giúp những độc giả ấy đi thông qua khu rừng của các bài kinh, hoặc như một con tàu mạnh mẽ để mang các vị ấy đi khắp đại dương của Giáo Pháp.

NHÓM ĐỘC GIẢ THỨ HAI mà cuốn sách này nhắm đến là những người, tuy đã quen với những bài kinh, nhưng vẫn chưa thấy các bài kinh đó kết hợp như thế nào trong một tổng thể khả tri. Đối với các độc giả như vậy, những bài kinh cá biệt có thể được hiểu riêng rẽ nhưng các đoạn kinh văn xuất hiện giống như những mảnh giấy của một trò chơi ghép hình rải rác trên bàn. Một khi độc giả thông hiểu cấu trúc trong cuốn sách này, vị ấy sẽ có một khái niệm rõ ràng về cấu trúc các lời Phật dạy. Từ đó, với việc suy tư thêm nữa, vị ấy có thể xác định vị trí của bất kỳ bài kinh nào trong lâu đài Giáo Pháp, cho dù được hay không được đề cập trong cuốn sách.

Tuyển tập trích lục này, hoặc bất cứ tập trích lục kinh điển nào khác, không thể thay thế cho các bộ kinh Nikāya. Cuốn sách của tôi có hai phần, tương ứng với hai nhóm độc giả mà cuốn sách được thiết kế:

(1) những người mới đến với văn học Phật giáo Sơ kỳ sẽ thấy thích thú và được động viên tìm đọc đầy đủ các bộ kinh Nikāya; và

(2) những người đã có kinh nghiệm đọc các bộ Nikāya, sau khi đọc cuốn sách này sẽ có hiểu biết tốt hơn về nguồn kinh điển mà họ đã quen thuộc.

Thêm vào đó, tôi hy vọng tập sách trích lục này có thể trình bày được tầm vóc rộng lớn của trí tuệ Đức Phật. Đôi khi, Phật giáo Sơ kỳ được xem như là một công phu tu tập xuất ly thế tục, chủ yếu dành cho các nhà tu khổ hạnh và ẩn sĩ. Nhưng các bài giảng cổ xưa trong kinh điển Pāli cho chúng ta thấy rõ ràng là trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật đã đi sâu vào đời sống thế tục, cung cấp các hướng dẫn cho những người bình thường, để có được đạo đức và nhận thức đúng đắn. Không phải chỉ dành riêng cho tầng lớp tu sĩ, Phật giáo cổ xưa bao gồm sự cộng tác mật thiết giữa hai giới cư sĩ và tu sĩ, trong nhiệm vụ chung là giữ gìn lời dạy của Đức Phật và đồng thời giúp đỡ lẫn nhau trong nỗ lực đi trên con đường đưa đến sự tận diệt đau khổ. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Giáo Pháp đã cung cấp những hướng dẫn, cảm hứng, niềm vui và sự khích lệ dồi dào và thâm sâu.