Triết Lý Trong Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dtdecopark.edu.vn

Triết Lý Giáo Dục Trong Ca Dao, Tục Ngữ Việt Nam

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:02

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Bên cạnh việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn học truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”. Tinh thần đó tiếp tục được bổ sung và khẳng định trong kết luận của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX: “Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của Việt Nam đương đại, cần đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc”. Để đạt được những mục tiêu trên chúng ta phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp khác nhau. Một trong những biện pháp có vai trò hết sức quan trọng đó là cần xuất phát từ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, mà nhân tố góp phần tạo nên sức mạnh của truyền thống đó là kho tàng văn học dân gian nói chung, ca dao, tục ngữ nói riêng. Ca dao, tục ngữ là di sản tinh thần quý báu, là kho tri thức về kinh nghiệm cuộc sống và đạo lý làm người, là “túi khôn” mà ông cha ta đã dày công xây dựng và lưu giữ. Những triết lý giáo dục sâu sắc, đậm chất nhân văn về thế giới, về con người của nhân dân ta đã được khái quát và đúc kết qua ca dao, tục ngữ sẽ có tác dụng quan trọng trong việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Là cơ sở định hướng cho hoạt động thực tiễn giáo dục và xây dựng con người. Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm khơi dậy niềm say mê học tập của học sinh, sinh viên trong việc giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa 1 Mác – Lênin và môn Giáo dục công dân trong các trường trung học phổ thông. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nếu huyền thoại và truyền thuyết tạo nên tâm điểm căn bản văn hóa dân tộc và hồn con người Việt Nam thì ca dao, tục ngữ là cẩm nang bí quyết, là một cuốn từ điển mà tiền nhân đã tích lũy theo thời gian và để lại cho con cháu. Trong đó hàm chứa triết lý dân tộc, phản ánh tâm thức Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nó là một thành tố quan trọng, góp phần tạo nên hệ giá trị tinh thần, bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc ta. Thế nhưng, hiện nay văn học dân gian là nguồn tư liệu ít được khai thác, tiếp cận về mặt triết học vì có ý kiến cho rằng đây là loại văn phong không uyên bác, lạc hậu và có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, nếu chúng ta dày công sưu tập và nghiên cứu thì từ kho tàng văn học dân gian ấy có thể khám phá ra khí phách con người Việt Nam, khám phá ra những đặc điểm về tâm – sinh lý, tình cảm, cũng như quan niệm về thế giới, về con người của người Việt Nam. Đồng thời nó còn thể hiện năng lực tư duy, phán đoán, phân tích và nhận thức của cha ông ta về vũ trụ và con người. Vậy nên, muốn tìm hiểu hồn dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua kho tàng này, qua đó chứng tỏ cha ông ta đã có một khối hiểu biết, kinh nghiệm và luân lý sâu sắc. Nhờ vậy mà đất nước và dân tộc ta sống còn và sống mạnh cho đến hôm nay sau những chiến tranh, xâm lược từ bên ngoài và phân tranh, chia rẽ ngay trong nội bộ. Mặt khác, Nghị quyết của Bộ Chính trị – Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Về chính sách khoa học và kỹ thuật cũng đã chỉ rõ: “Nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc và sự thắng lợi của tư tưởng triết học Mác – Lênin ở Việt Nam” là một việc làm hết sức cần thiết không chỉ có ý nghĩa trọng đại trong giai đoạn hiện nay mà còn có ý nghĩa lâu dài. Hiện nay, nền kinh tế thị trường và sự mở cửa, giao lưu đã đưa nước ta hội nhập mạnh mẽ vào nền văn minh nhân loại, làm thay đổi nhanh chóng 2 diện mạo và đời sống đất nước. Thực tiễn đó cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức trong ngành giáo dục khi mà gần đây, tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường ngày càng gia tăng và trở nên nghiêm trọng, vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách hơn bao giờ hết trở thành mối quan tâm trước hết của toàn xã hội. Để phát huy hơn nữa sức mạnh của dân tộc, đồng thời khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hơn bao giờ hết lại càng đòi hỏi phải quan tâm hơn nữa đến những giá trị tinh thần, đó là truyền thống văn hóa của dân tộc, là nền văn học dân gian nói chung – kho tàng ca dao, tục ngữ nói riêng; đồng thời kết hợp hài hòa với tinh hoa văn hóa của nhân loại để tạo nên sự phát triển bền vững cho nền văn hóa nước nhà. Lịch sử là một dòng chảy liên tục, tiếp nối không ngừng. Xưa – nay và cả ngày mai, vốn có quan hệ chặt chẽ theo dòng thời gian. Lý luận và kinh nghiệm giáo dục có tính kế thừa và phát triển. Giữa sự phát triển xã hội và giáo dục cũng như giữa lý luận và thực tiễn của hoạt động giáo dục có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nhìn lại quá khứ để mạnh tiến đến tương lai – đó là những lý do để tôi chọn đề tài: “Triết lý giáo dục trong ca dao, tục ngữ Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học triết học. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Hiện nay ở nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung dưới góc độ văn học dân gian là chính, chưa có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về vấn đề triết lý giáo dục trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Cụ thể: – Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện văn học 1 (2001), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, 5 tập, Nhà xuất bản giáo dục. – Vũ Ngọc Phan (1995), “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, Nhà xuất bản Văn học. 3 – Cao Huy Đỉnh (1974), “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. – Phúc Khánh (1961), Thử tìm hiểu những yếu tố tư tưởng triết học trong thần thoại Việt Nam, Nhà xuất bản Sự thật. – Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục. – Nguyễn Nghĩa Dân (2011), Đạo làm người trong tục ngữ ca dao Việt nam, Nhà xuất bản Thanh niên. – Nguyễn Nghĩa Dân (2001), Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt Nam, Nxb Hội nhà văn. – Phương Thu (2004), Ca dao, tục ngữ Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. – Triều Nguyên (2005)”Ca dao Thừa Thiên – Huế”, Nhà xuất bản Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, Huế. – Triều Nguyên (2010), “Khảo luận về tục ngữ Người Việt”, Nxb Khoa học xã hội. – Phạm Việt Long (2010), “Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. – Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. – Nguyễn Hữu Vui (2004), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Những công trình nghiên cứu trên các tác giả đã đi sâu và làm sáng tỏ những vấn đề của ca dao, tục ngữ của Việt Nam như khái niệm, nguồn gốc, sự hình thành, phát triển, nội dung và các hình thức nghệ thuật nói chung của ca dao, tục ngữ. Làm rõ nội dung phản ánh của ca dao, tục ngữ như: ca dao, tục ngữ nói về thiên nhiên, về lao động sản xuất, về quan hệ gia đình, xã hội và về giáo dục, về đạo đức. Ca dao, tục ngữ thể hiện tình yêu quê hương đất 4 nước; thể hiện tình cảm đôi lứa, thể hiện về quan hệ hôn nhân – gia đình,… Ngoài ra, tác giả còn làm rõ mối quan hệ giữa ca dao, tục ngữ với các thể loại văn học dân gian khác. – Một số luận văn đã nghiên cứu liên quan đến đề tài này là: Lương Thị Lan Huệ (2004), “Một số vấn đề triết học qua ca dao, tục ngữ Việt Nam”. Tác giả đã trình bày một số tư tưởng triết học trong ca dao, tục ngữ người Việt như: Tư tưởng triết học biểu hiện qua mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và mối quan hệ giữa con người đối với xã hội. Tác giả cũng đã rút ra một số nhận xét về ca dao, tục ngữ Việt Nam, nêu ý nghĩa triết học của ca dao, tục ngữ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Phạm Thị Thúy Hằng (2006), “Những tư tưởng triết học trong truyện kể dân gian Việt Nam”. Tác giả cũng đã trình bày một số tư tưởng triết học về thế giới quan, nhân sinh quan của con người Việt Nam. Đề cập đến những ảnh hưởng của truyện kể dân gian đối với việc xây dựng nền văn hóa của dân tộc. Cao Thị Hoa (2011), “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên – Huế”. Tác giả đã đi sâu phân tích và làm sáng tỏ triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên – Huế, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn về quan niệm sống (nhân sinh quan, thế giới quan) của con người Việt Nam ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, vận dụng nó ở góc độ kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. – Một số bài viết đăng trên các tạp chí triết học như: Lê Huy Thực (2004 – 2005), “Triết lý dân gian về hạnh phúc trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam”, Tạp chí triết học số 2 (153); “Tiêu chí kiểm định đạo đức con người qua tục ngữ thơ ca dân gian”, Tạp chí triết học số 9 (172). Đỗ Lan Hiền (2005), “Những nét độc đáo trong tư duy người Việt qua văn học dân gian”, Tạp chí triết học số 6 (169). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 * Mục đích: Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ triết lý giáo dục trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Trên cơ sở đó vận dụng vào việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho con người Việt Nam. Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích đã nêu trên, đề tài làm rõ: – Quá trình hình thành của ca dao, tục ngữ Việt Nam. – Những nội dung triết lý giáo dục thể hiện trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là ca dao, tục ngữ Việt Nam qua các công trình đã được xuất bản. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của đề tài là những quan điểm, phương pháp luận của triết học Mác – Lênin. Đó là sự kết hợp những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với nguyên tắc thống nhất giữa lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê, so sánh và đối chiếu, khách quan và biện chứng trong việc nghiên cứu tư tưởng triết học. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống về vấn đề triết lý giáo dục trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Làm rõ những vấn đề về giá trị giáo dục, giá trị nhân sinh được thể hiện trong ca dao, tục ngữ của dân tộc. Luận văn hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương, 5 tiết. 6 CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CA DAO TỤC NGỮ VÀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM 1.1. Vấn đề chung về ca dao, tục ngữ Việt Nam 1.1.1. Khái niệm ca dao, tục ngữ Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ, ca dao luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng, được coi là nền văn học khởi nguồn. Đó là những viên ngọc quý, những kinh nghiệm, những điều hay, lẽ phải mà ông cha ta để lại. Là tâm hồn, trí tuệ, tình cảm và đời sống tinh thần của nhân dân ở từng chặng đường lịch sử. Là kết quả lao động sáng tạo, thể hiện những triết lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn cuộc sống của người dân lao động. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, tinh tế, có vần và dễ nhớ nên ca dao, tục ngữ luôn luôn được nhân dân vận dụng, giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Mặc dù luôn được trau chuốt, có những thay đổi nhất định nào đó về ngôn từ khi đến “cư trú” ở các địa phương khác nhau nhưng ca dao, tục ngữ vẫn luôn giữ được cái hồn, cái hình của mình. Ca dao, tục ngữ vừa là một hiện tượng ngôn ngữ, vừa là một hiện tượng thuộc về ý thức xã hội, phản ánh cuộc sống sinh hoạt muôn hình muôn vẻ của nhân dân, biểu hiện những nhận xét, những ý nghĩ của nhân dân trong cuộc đấu tranh với các hiện tượng thiên nhiên bất lợi hoặc trong đấu tranh xã hội và xây dựng đất nước, từ đó kết tinh thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 1.1.1.1. Ca dao Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt thì ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; giao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc. Cho nên, ca dao là lời của các bài hát 7 dân ca đã được tách những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca. Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 1, thì “ca dao thường là những câu thơ, bài hát dân gian có ý nghĩa khái quát, phản ánh đời sống, phong tục, đạo đức hoặc mang tính chất trữ tình, đặc biệt là tình yêu nam nữ” [43, tr.303]. Ca dao là những bài hát ngắn, thường là 3, 4 câu. Cũng có một số ít bài ca dao dài. Những bài ca dao xưa thường có nguồn gốc dân ca. Dân ca, tước bỏ làn điệu đi, lời ca ở lại, đi vào kho tàng ca dao. Trong quá trình sáng tác của thơ ca dân gian, khái niệm ca dao được dùng để chỉ bộ phận cốt lõi, tiêu biểu, đó là bộ phận những câu hát đã trở nên phổ biến và được truyền tụng rộng rãi trong nhân dân. Ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian, do đó tất cả những sáng tác thơ ca nào mang phong cách của những câu hát cổ truyền, người ta gọi là ca dao. Như vậy, ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian. Những tác phẩm trong thể loại này dù nói lên mối quan hệ giữa con người trong lao động, trong sinh hoạt gia đình và xã hội, hoặc nói lên những kinh nghiệm sống và hành động thì bao giờ cũng bộc lộ thái độ chủ quan chứ không phải miêu tả một cách khách quan những hiện tượng, những vấn đề. Cho nên trong ca dao, cái tôi trữ tình nổi lên một cách rõ nét. Cũng như các thể loại văn học dân gian khác, ca dao phản ánh mọi mặt cuộc sống của người dân Việt Nam qua quá trình lịch sử. Đó là một bức tranh sinh động, phong phú, đầy màu sắc Việt Nam. Thể hiện một cách sâu sắc, rực rỡ thế giới quan, nhân sinh quan của con người Việt Nam. Đó là những quan niệm về trời, đất, về nguồn gốc con người. Đó là tinh thần lạc quan trong khó khăn, tinh thần tương thân tương ái giữa những con người lương thiện, đó còn là nhận thức sâu sắc về bạn, về thù, về chính nghĩa. Tóm lại, qua ca dao có thể thấy rõ hiện thực cuộc sống của 8 nhân dân, cái hiện thực vốn có được hiện lên một cách chân thực nhất. Nội dung của ca dao rất phong phú, đa dạng. Phản ánh những quan niệm về trời, đất, về thời thế, nguồn gốc con người; phản ánh lịch sử, công cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, chống áp bức bóc lột và xâm lược. Miêu tả khá chi tiết phong tục tập quán, những kinh nghiệm trong sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân lao động, những kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, gieo trồng mùa vụ, trong đời sống riêng tư, đời sống gia đình và đời sống xã hội. Qua đó thấy được đức tính cần cù, chịu đựng gian khổ, khó khăn và những phẩm chất tốt đẹp của người dân trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với xã hội để sinh tồn và vươn lên giành lấy hạnh phúc. Nét nổi bật trong bộ phận ca dao lịch sử là nội dung của nó đã thể hiện một cách mạnh mẽ, sâu sắc tình cảm của nhân dân đối với quê hương, đất nước, với nòi giống, tổ tiên: “Thương chi đồng nỗi thương con/ Nhớ chi đồng nhớ nước non quê nhà”; “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn”. Hay những câu ca dao phản ánh những sự kiện của lịch sử dân tộc, nói lên thái độ, quan điểm, lòng yêu nước của nhân dân ta trong khi bà Triệu khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược: “Ru con, con ngủ cho lành/ Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi/ Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng/ Túi gấm cho lẫn túi hồng/ Têm trầu cánh kiến cho chồng đi quân”. Ca dao còn là tiếng nói của trái tim, bày tỏ sự uất ức, phẫn nộ của nhân dân, là tiếng hát đấu tranh chống áp bức của chế độ phong kiến, cường quyền, chống quân xâm lược, vạch trần những cái xấu, những tội ác mà chế độ phong kiến đế quốc gây ra cho nhân dân ta. Hình ảnh nổi bật trong những câu ca dao nói về đất nước, quê hương, dân tộc,…là những hình ảnh về con người Việt Nam cần cù trong lao động, 9 dũng cảm trong đấu tranh, nhân ái, vị tha, giàu đức hy sinh trong quan hệ giữa người với người và luôn luôn lạc quan, yêu đời. Ca dao thể hiện những phẩm chất tốt đẹp đó của người Việt Nam và hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Tình yêu quê hương, đất nước, cảm hứng về một non sông tươi đẹp, về một nòi giống vẻ vang, về một dân tộc anh hùng,… là một cảm hứng vừa nồng nàn, vừa đằm thắm, lắng sâu. Nhiều tên núi, tên sông, tên các làng quê, các di tích lịch sử – văn hóa, các sản vật, các cảnh sinh hoạt cùng phong tục tập quán ở các địa phương được thể hiện rất phong phú trong ca dao. Ca dao còn là tiếng hát nghĩa tình, tiếng hát yêu thương của con người. Phong phú và đặc sắc nhất, giàu cung bậc nhất trong tình cảm của con người là mảng ca dao giành cho tình yêu đôi lứa. Những tâm tình, những khía cạnh của tình yêu và trạng thái tâm lý của trai gái lúc yêu nhau, được ca dao diễn đạt bằng một ngôn ngữ vừa giản dị, vừa bay bổng, vừa ý nhị, vừa đậm đà, chứ không mang màu sắc ủy mị, sướt mướt, trái lại nó rất rắn rỏi, bền chặt, trong sáng mặc dù trong cuộc sống, trong hôn nhân có không ít trắc trở, khổ đau: “Thuyền về có nhớ bến chăng?/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!”. Nội dung của ca dao đã phản ánh được mọi biểu hiện sắc thái, cung bậc của tình yêu, thể hiện quan niệm tự do trong yêu đương, tự do hôn nhân. Những tình cảm thắm thiết trong hoàn cảnh may mắn hạnh phúc với những niềm mơ ước, những nỗi nhớ nhung da diết hoặc cảm xúc nảy sinh từ những rủi ro ngang trái, thất bại, khổ đau với những lời than thở oán trách, tình yêu cho con người thêm mạnh mẽ trong cuộc sống, trong lao động, trong đấu tranh để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc của mình. Ca dao trữ tình về tình yêu nam nữ đã kết hợp chặt chẽ chủ đề tình yêu 10 . VỀ CA DAO TỤC NGỮ VÀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM 1.1. Vấn đề chung về ca dao, tục ngữ Việt Nam 1.1.1. Khái niệm ca dao, tục ngữ Trong. làm sáng tỏ triết lý giáo dục trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Trên cơ sở đó vận dụng vào việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho con người Việt Nam. Kế thừa

Triết Lý Dân Tộc Việt Nam Qua Tục Ngữ

Triết lý dân tộc Việt Nam qua tục ngữ

Võ Thu-Tịnh  

Về ý nghĩa của tục ngữ, trong Việt-Nam văn-học sử yếu, Dương Quảng Hàm đã nhận xét: “Các câu tục ngữ là do những điều kinh nghiệm của cổ nhân đã chung đúc lại, nhờ đấy mà người dân vô học cũng có một trí thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời… “. (1) Phạm Thế Ngũ, trong Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên đã ghi: “Tục ngữ là kho tàng kinh nghệm và hiểu biết của người xưa về vũ trụ cũng như về nhân sinh…. Có thể nói đó là một quyển sách khôn mở ngỏ và lưu truyền trong giới bình dân từ xưa đến nay.” (2) Tóm lại, theo các nhà biên khảo nầy thì các câu tục ngữ là một “quyển sách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh” giúp cho dân gian ta “có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời”. Trong các tục ngữ của chúng tôi đã sưu tập, ngoài những câu nói về “mưu sinh” và “tâm lý người đời” ra (như canh nông, thời tiết, nghề nghiệp, phong tục, luân lý, lý sự đương nhiên…, mà ở văn chương truyền khẩu nước nào cũng có), thì phần nhiều là những câu về “cái biết”, về “cái khôn” của người đời, rồi đến những câu về “vũ trụ” (như đạo Trời, vận mệnh con người, Phật, tu hành, phúc đức…), về “nhân sinh” (như trung với vua, quan lại tham nhũng, các kinh nghiệm ứng xử khôn ngoan giữa xã hội với nhau). Chúng tôi nghĩ rằng đây là cẩm nang, là bản chúc thư của tiền nhân, truyền lại cho con cháu cả một “triết lý dân tộc” xây dựng trên cái “biết” và cái “khôn”, để cư xử cho đúng “đạo làm người”, theo “Lẽ Trời và Tình người”. Tuy tiền nhân không nói rõ ra, nhưng con cháu chúng ta phải hiểu rằng dụng ý của các Ngài không ngoài mục đích tối thượng là chỉ đường cho chúng ta “tranh đấu bảo tồn nòi giống, đất nước, chống xâm lăng cho khỏi bị đồng hóa, diệt chủng”. Các nhà Nho, các thành phần sang giàu, các thị dân có những sách vở của Nho giáo để căn cứ vào đấy mà ứng xử với nhau. Còn dân gian nông thôn không có chữ, nên trong sự giao thiệp, ứng xử thường ngày, chỉ căn cứ vào các câu tục ngữ, là kho tàng hiểu biết, khôn ngoan, kinh nghiệm mà tiền nhân đã truyền miệng lại cho chúng ta. Tục ngữ nước ta rất nhiều, không có một trường hợp nào mà dân gian không có thể dùng một vài câu tục ngữ để minh chứng cho thái độ, hành vi của mình. Ở bài Parémiologie viêtnamienne et comparée (“Tục-ngữ- học Việt Nam và đối chiếu”), học giả Thái Văn Kiểm có kể lại câu chuyện về công dụng của tục ngữ trong một việc tranh chấp giữa dân gian với nhau, tóm lược như sau:

“Trước đây có một lái buôn bán cho người Việt Thượng một cái áo bằng vải bông giá 50 đồng, trả được 30, còn thiếu 20 đồng, thì người Thượng bỏ lên núi không thấy quay lại thanh toán. Sau một thời gian khá lâu, người lái buôn gặp lại người Thượng xuống đi chợ, liền túm lấy dẫn đến viên cai trị người Pháp để kiện. Người Thượng nói áo mua, vải không tốt, không xứng 50 đồng, nay y chịu trả thêm 10 đồng nữa mà thôi. Còn người lái buôn nhất định đòi cho được 20. Viên cai trị Pháp xét việc cũng không có gì rắc rối, mà y lại nói tiếng Việt và tiếng Thượng thông thạo, thấy không cần gọi viên chức Việt đến giúp. Không ngờ suốt cả buổi mai y giải thích luật lệ, khuyên dụ đủ mọi cách, mà cả hai bên nguyên bị vẫn không ai chịu nghe theo. Cùng lắm, y cho gọi viên chức Việt đến. Viên chức Việt chỉ nói qua nói lại có mấy phút mà người lái buôn bằng lòng nhận 10 đồng. Viên cai trị Pháp lấy làm lạ, hỏi, thì viên chức Việt kể lại là đã dùng các câu thành ngữ, tục ngữ để nói với người lái buôn rằng: “Anh cho người Thượng mắc chịu như vậy cũng như “thả trâu vô rú”, nay được người Thượng bằng lòng trả thêm 10 đồng, là như “của đổ mà hốt” lại thôi. Xưa nay anh có thấy ai hốt của rơi lại cho đủ không? Ông bà ta thường nói: “gạo đổ lượm chẳng đầy thúng”. Bây giờ họ bằng lòng trả 10 đồng là được rồi, chớ bày chuyện kiện cáo vì tục ngữ ta có câu: “Ðược kiện mười bốn quan năm, thua kiện mười lăm quan chẳn”. Khôn dại, hơn thiệt thế nào, là một thương gia, anh hẳn thấy rõ.” Người lái buôn cho là phải, nên nghe theo.” (3)  

1. Khôn dại trong thi ca

Vấn đề “khôn dại” rất quan trọng trong việc xử thế, cho nên trong văn thơ của các bậc thức giả xưa nay, vẫn thường thấy được nói đến. Từ thế kỉ thứ XV, Nguyễn Trãi, trong Quốc-âm thi tập, đã nêu lên vấn đề “khôn dại” nầy:

“Chẳng khôn chẳng dại, chỉ ương ương, “Chẳng dại người hòa (tất cả) lại chẳng thưong.”

Ðại ý nói rằng nếu ta chẳng chịu nhận là dại thì tất cả mọi người chẳng ai thương mình… Ðến thế kỉ thứ XVI, trong Bạch-Vân am quốc ngữ thi tập, Trạng Trình cũng phân biệt hai chữ “khôn dại” như sau:

“Khôn thì người dái (sợ, nể), dại thì thương, “Nhắn bảo bao nhiêu người ở thế, “Chẳng khôn đành dở, chớ ương ương.”

Nghĩa là: Khôn thì thật khôn cho người ta sợ, dại thì rõ ràng dại đi cho người ta thương, nếu không khôn được thì đành chịu dại, chớ không nên ương ngạnh. Vào cuối thế kỉ thứ XIX, khi người Pháp bắt đầu đặt quyền thống trị ở nước ta, Nguyễn Khuyến cáo bệnh từ quan, làm ra vẻ ngây ngô để khỏi bị ép ra làm việc lại. Ở Nam Ðịnh thời bấy giờ, có một người đàn bà tên là Mẹ Mốc, chồng đi mất tích (có thuyết cho là theo kháng chiến), bà giả điên giả cuồng và hủy hoại nhan sắc để khỏi bị chọc ghẹo. Nguyễn Khuyến thấy tâm sự của bà giống với tâm sự của mình, nên cảm tác ra một bài hát nói, có câu kết như sau:

“Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ, “Ðắp tai, ngảnh mặt làm ngơ, “Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây. “Khôn kia dễ bán dại nầy…” (4)

Rồi đến đầu thế kỉ thứ XX, Trần Thế Xương cũng than lên:

“Thiên hạ đua nhau nói dại khôn, “Biết ai là dại, biết ai khôn? “Khôn nghề cờ bạc là khôn dại, “Dại chốn văn chương, ấy dại khôn…”

Vấn đề “khôn, dại” nầy, từ thời xa xưa, ở Trung Hoa, Khổng Tử (551- 479 t.T.L.) cũng đã nêu ra để giảng dạy cho các môn đệ, rằng: “Ninh Võ Tử, khi trong nước có đạo lý thì ông ta tỏ ra có tài trí (để ra làm việc), nhưng gặp khi chính quyền vô đạo, thì ông làm như ngu dại (để khỏi bị ép ra cọng tác, tiếp tay với quân cường bạo sát hại nhân dân). Cái khôn của ông nhiều người làm được, đến như cái ngu của ông thì không mấy ai bì kịp.” (5)  

2. Khôn dại trong tục ngữ

Trong các câu tục ngữ của ta, dân gian đã nói nhiều về “khôn” dại”, và đặc biệt, cũng có một câu giống như các câu thơ của Nguyễn

“Khôn cho người dái (nể, sợ), dại cho người thương “Dở dở ương ương, tổ cho người ta ghét.”

Nhưng vì sao dân ta cho rằng cần phải phân biệt dứt khoát “khôn”, “dại” như thể Nguyên là trải qua bao thế kỉ, dân tộc Việt thường xuyên phải chọn lựa giữa hai con đường: Ðầu hàng, cọng tác với địch, hay kháng chiến chống lại với ngoại xâm và bạo quyền độc tài tàn ác. Con đường nào là khôn? Con đường nào là dại? Nhưng khôn hay dại, thường bị các thành kiến chủ quan thiên lệch của người đời chi phối. Lắm khi, điều mà ta cho là khôn, thì người khác lại cho là dại, hay ngược lại, như trong cổ tích “Trâu rừng với trâu nhà”: “Trâu rừng chê trâu nhà là dại, vì để cho chủ bắt làm việc cực nhọc, rồi cuối cùng cũng bị chủ làm thịt, và cho mình là khôn vì đã chọn cuộc sống tự do, không bị cưỡng bách lao lực. Còn trâu nhà thì chê lại trâu rừng là dại, vì ở rừng bị đói khát, nhất định có ngày sẽ bị beo cọp ăn thịt, và cho mình là khôn vì thường ngày có cỏ để ăn, có nhà để ở, khỏi bị dãi dầu mưa nắng, khỏi bị thú dữ sát hại. Bên nào cũng tự cho mình là khôn hơn bên kia, và cảnh cáo lẫn nhau: “Khôn thì sống, mống (dại) thì chết”. (Truyện cổ nước Nam, Nguyễn Văn Ngọc, tập 2, tóm lược truyện số 28). Trong suốt bao nhiêu thế kỉ bị ngoại thuộc hay hay bị kềm hãm dưới các chế độ bạo ngược, cái “khôn thật”, “khôn giả”, và cái “dại thật”, “dại giả” thường bị lẫn lộn với nhau. Tuy vậy, dân gian không phải là không phân biệt được, song không dám nói rõ ra, mà trái lại, thường còn làm như dại khờ không biết đến. Cũng như Nguyễn Khuyến, dân gian đã có câu kín đáo tự hào rằng:

“Rù đầu, giả dại, làm ngây, “Khôn kia dễ bán dại nầy mà ăn !”

Văn-minh Việt-Nam, để giải thích thêm về vấn đề nầy:

“Làm thế nào khác hơn được? khi một dân tộc bị sống trong hoàn cảnh đe dọa diệt tộc thường xuyên, bởi một kẻ mạnh gấp trăm ngàn lần mình, ở ngay bên nách mình, nếu chẳng nghĩ tha thiết đến sự sống còn, đến con cái nối nghiệp, thì chỉ sơ sẩy để đầu óc viễn vông một chút thôi, cũng đủ mất tích vào trong bản đồ của địch thụ Cho nên Trạng Trình, một vị hiền triết được dân chúng kính trọng là có tài tiên tri, đã chỉ dạy có một điều rất gọn:

“Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”.

Biết tương quan lực lượng giữa mình và người, biết tâm lý khát vọng giữa mình và người, biết dằn lòng chờ cơ hội thuận tiện để thực hiện ý định, biết giả dối để che đậy bí mật hành động cho khỏi hại, biết cương quyết tiến lui, biết cứng mềm tùy lúc, biết thích ứng hoàn cảnh để sống còn, biết lẩn tránh mũi dùi của địch… toàn là những cái biết rất thực tế, có thể kiểm điểm lại qua mọi sự kiện lịch sử, và có thể thấy rất rõ ràng là chính nhờ cái biết ấy mà nước Việt Nam chúng ta còn được tới ngày nay”. (6) “Khôn cũng chết ” như Trạng Trình nói, đó là cái “khôn giả”; và “dại cũng chết ” như Trạng Trình nói, đó là cái “dại thật”. Chỉ ai biết phân biệt được “khôn thật” với “khôn giả”, “dại thật” với “dại giả”, thì mới có thể sống được mà thôi. Cũng như Trạng Trình, tục ngữ đã kết thúc rằng:

“Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống.”

Xem như thế, “biết” là điều kiện chính yếu để biện biệt cái “khôn” với cái “dại”, giúp cho chúng ta có thể thực hiện được “đạo làm người”, giúp cho dân và nước Việt Nam chúng ta khỏi bị diệt vong.

Cho nên tưởng trước hết, chúng ta nên tìm hiểu qua các câu tục ngữ: “Biết là thế nào?” và “Khôn là thế nào?”  

A) “Biết ” là thế nào ?

1 – Biết là suy xét cho đúng phép: suy chín, xét xa, biết rõ gốc ngọn, vắn dài, đắn đo nặng nhẹ, nông sâu:

“Làm người suy chín, xét xa, “Cho tường gốc ngọn, cho ra vắn dài”

…”Làm người phải đắn, phải đo, “Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.”

Biết suy nghĩ rất quan trọng, cho nên dân gian thường nhắc đi nhắc lại cho chúng ta ghi nhớ rằng:

“Làm người mà chẳng biết suy, “Ðến khi nghĩ lại, còn gì là thân.”  

2 – Biết còn là suy đoán phân biệt để nhận diện đúng sự vật. Suy đoán là sở trường của những câu đố.  Câu đố – Câu đố có hình thức một câu gọn ngắn có vần hay không có vần, có bản văn nhất định, nhưng câu đố cũng có hình thức một chuyện kể ngắn, không có lời văn nhất định. Tuy vậy vì nội dung hoàn toàn thuộc về trí tuệ, suy luận, nên chúng tôi vẫn xem câu đố như là một loại tục ngữ: Câu đố thường dùng để mua vui, giải trí sau những giờ làm việc mệt nhọc, nhưng câu đố cũng góp phần không nhỏ với tục ngữ để luyện tập, một cách linh động, tinh thần và lề lối suy đoán, biện biệt cho dân gian. Ở đây chúng tôi không thể đi sâu vào việc nghiên cứu toàn thể các câu đố, mà chỉ dẫn ra một số câu đố liên hệ hơn cả với cách suy đoán biện biệt, bổ túc thêm về cái “biết” trong các câu tục ngữ mà thôi. Chúng tôi chú trọng nhiều đến các câu đố gọi là đố mẹo, nghĩa là dùng những cách kín đáo, khéo léo để “gài bẩy”, làm cho người đâu mà suy đoán giải đáp. a) Về loại câu đố mẹo nầy, trước hết, có những câu đố “vừa dố vừa giảng” rất dung dị, song người nghe qua tưởng lầm là vấn đề khó khăn, rắc rối, nên suy nghĩ xa xôi, đi tìm lời giải ở ngoài lời đố, không ngờ lời giảng lại nằm sờ sờ trong câu đố rồi:

“Con cua tám cẳng hai càng, một mai hai mắt, rõ ràng con cua”

“Tổ kiến, kiển tố, vừa đố vừa giảng” Ðố: Là những con gì, vật gì ? Giải: Là con cua và tổ kiến (có ghi rõ trong các lời đố).

Người Pháp cũng có một câu đố mẹo như thế: “Quelle est la couleur du cheval blanc d’Henri IV?” (Màu lông con ngựa trắng của Henri IV là màu gi?). Giải: Màu trắng (có ghi rõ trong lời đố). b) Có các câu đố mẹo khác, trong lời đố cố tình làm lẫn lộn các ý niệm “đồng thời” với “lần lượt”, “trọng lượng” với “khối lượng” khiến cho người nghe nào sơ ý, hấp tấp sẽ giải đáp sai:

“Luộc 1 cái trứng 4 phút là chín, vậy muốn luộc chín 8 cái trứng phải tốn bao nhiêu phút?” “Một tạ sắt với một tạ gòn, tạ nào nặng hơn tạ nào?” Giải: Luộc chín 8 quả trứng cũng 4 phút thôi (bỏ 8 trứng chung vào một nồi mà luộc đồng thời với nhau). Một tạ sắt và một tạ gòn, không tạ nào nặng hơn tạ nào. (Vì tạ là 100 cân, thì tạ sắt cũng nặng 100 cân, tạ gòn cũng nặng 100 cân như nhau).

c) Có câu đố mẹo cố tình làm cho lẫn lộn các ý nghĩa (đồng âm dị nghĩa) để đánh lạc hướng người nghe:

“Trục trục như con chó thui, “Chín mắt, chín mũi, chín đầu, chín đuôi.” Ðố là con vật gi? Giải: Con chó thui (Vừa đố vừa giảng; chữ “chín” ở câu nầy không phải là số 9, mà nghĩa là “thui chín”, trái nghĩa với “sống”)

d) Cũng có câu đố mẹo đã cố tình sắp đặt sẵn một câu giải đáp khôi hài nghe qua cũng hợp lý, mà thật ra thì “lãng nhách” (trả lời không đâu vào đâu cả) và ngộ nghĩnh, để “chọc quê” người giải câu đố:

“Vì sao khi hành nghề, mọi tên ăn cắp, móc túi phải nhìn trước rồi nhìn sau? “ Giải: Vì hắn không thể nhìn trước và nhìn sau cùng một lượt.

đ) Ðặc biệt có câu đố mà có thể có nhiều lời giải đúng, như:

“Con gì đứng thì thấp, ngồi thì cao ? “ Trong sách, thấy ghi lời giải đáp là: “Con chó”. Nhưng thật ra, lời giải có thể là “con mèo” vì mèo cũng “đứng thì thấp, ngồi thì cao”, như con chó. Mà con beo, con cọp cũng vậy.

Về “đố toán số” cũng có trường hợp một câu đố mà có thể có vô số lời giải đúng. Chẳng hạn như: “Ba người mua trứng. Người thứ nhất mua nửa giỏ và nửa quả, người thứ hai cũng thế (mua nửa só trứng còn lại trong giỏ và nửa quả). Người thứ ba mua số trứng còn lại. Hỏi số trứng là bao nhiêu? “ Trong sách chỉ thấy ghi có mỗi một lời giải như sau: Số trứng trong giỏ là 7, rồi giảng thêm:

Người thứ nhất: Ba quả rưỡi + nửa quả = 4 quả Người thứ hai : (còn lại: 7 – 4 = 3. Phân nửa của 3 = 1 quả rưởi) một quả rưỡi + nửa quả = 2 quả Người thứ ba: (7 – 4 – 2) = 1 quả

Nhưng thật ra có vô số lời giải đúng khác nữa, như số trứng trong giỏ là 11, 15, 19, 23, 27… chẳng hạn. Số trứng là 11: thì người thứ nhất 6, thứ hai 3, thứ ba 2 quạ Số trứng là 15: thì – 8, – 4, – 3 quả- Số trứng là 19: thì – 10, – 5, – 4 quạ Số trứng là 23: thì – 12, – 6 , – 5 quả. Số trứng là 27: thì – 14, – 7, – 6 quả. Cái mẹo trong câu đố nầy là đưa ra việc mua thêm “nửa quả” trứng. Ðó là điều trên thực tế không thể làm được. Ðiều nầy làm cho người giải câu đố bị hoang mang. Cho nên trước tiên, phải tìm hiểu vì sao lại có việc mua thêm “nửa quả”, thì mới tiếp tục suy đoán được. Là vì số trứng trong giỏ là một số lẻ, nếu chia thành hai phần đều nhau (nửa giỏ) thì, trên lý thuyết kế toán, trong mỗi phần sẽ có “nửa quả”. Cho tiện việc mua bán, người mua, ngoài phần nửa giỏ trứng ra, lại mua thêm “nửa quả” nữa, cho có được trọn y một quạ Như vậy, số trứng trong giỏ phải là một số lẹ Từ điều kiện tiên quyết nầy, người giải câu đố mò mẫm với những con số lẻ, từ số nhỏ đến số lớn, từ 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17, 19, 21, 23, 25 đến 27 chẳng hạn …, thì thấy các con số đáp ứng với các tiêu chuẩn trong câu đố, là 7,11, 15, 19, 23, 27. Và nhận thấy thêm rằng: lấy số 7 mà cọng với 4, hay cọng với các bội số của 4 (cho đến vô tận), thì chúng ta sẽ có rất có vô số lời giải đúng. Cái hay của câu đố nầy là ở chỗ giúp cho ta hiểu được rằng:

Cần đối chiếu với thực tế mà kiểm soát sự việc mới có thể suy đoán hữu hiệu.  

Thường không phải chỉ có một lời giải (của mình) là đúng mà thôi, cũng có nhiều lời giải khác đúng nữa. Phải có sự “truyền thông” với nhau giữa những thành phần nhân loại.

e) Ðể kết thúc phần nầy, chúng tôi xin dẫn ra một vài câu “đố tục, giảng thanh”, chẳng hạn như: “Bộ tịch quan anh xấu lạ lùng “Khom lưng, uốn gối, cả đời cong “Lưỡi to mà sức ăn ra khoét, “Cái kiếp theo đuôi có thẹn không?” Câu đố nghe qua, thì thấy rõ ràng là một thóa mạ” một ông quan “có hành động xấu xa lạ lùng, bên trên thì cả đời khom lưng, uốn gối nịnh bợ, phía dưới thì ra sức hà hiếp, đục khoét dân đen, thử hỏi cái kiếp nô lệ theo đuôi ấy, tự mình có thấy hổ thẹn không?” Lời chê bai, hạch tội có phần tục tằn, sống sượng, nhưng khi giảng giải khác đi, thì nghe thanh nhã: Câu nầy tả cái cày. “Cái cày hình dáng không đẹp, cán uốn cong, lưỡi cày to, bao giờ cũng phải theo đuôi con trâu để cày”. Rồi dân gian, nhân cách hóa cái cày, mà lên tiếng hỏi rằng: “Sống cuộc đời theo đuôi con trâu như vậy, “quan anh” có thẹn không?” (Chữ “quan” trong “quan anh”, chỉ “người có địa vị không phải đi phu, tạp dịch trong làng, dưới thời Pháp thuộc” (theo Từdiển tiếng Việt, Nguyễn Lân, 1991). Kinh nghiệm: Một chuyện mới nghe qua cho là chướng tai, biết đâu nếu đứng vào một lập trường nào khác mà nhìn, thì không phải vậy. Dân gian biết dùng lối vừa đùa cợt giải trí, vừa đào luyện cho nhau về suy đoán và cân nhắc trong nhận định, một cách không kém phần sâu sắc.  

B) Khôn là thế nào ?

Khi đã “biết” suy xét, nhận định, suy đoán, thì có thể phân biệt được “khôn” với “dại”, để hành động cho khỏi sai lầm:

1 – Khôn không phải là làm khôn, (tiếng Việt, có chữ “làm khôn” nghĩa là tỏ ra mình khôn ngoan hơn người và can thiệp, xía vào việc của người khác), như thế chỉ có hại cho mình.

“Khôn vừa chứ, khôn lắm lại chết non.”

Từ thế kỉ thứ XV, Nguyễn Trãi đã có câu thơ đại ý như thế:

“Hễ kẻ làm khôn thì phải khó”

Và Trạng Trình cũng khuyên đừng “tranh khôn” mà có hại:

“Tranh khôn ắt có bề lo lắng.”

Mà trái lại, tục ngữ bảo ta phải biết cư xử cho nhún nhường, khiêm tốn:

“Ai nhất thì tôi thứ nhì, “Ai mà hơn nũa tôi thì thứ ba.”  

2 – Mà khôn là thận trọng biết giữ gìn lời ăn tiếng nói.

Chỉ vì thiếu tinh thần cảnh giác, không thận trọng, nên người ta thường thốt ra những câu hớ hênh, vô ý thức, gây ra bao nhiêu tai họa cho bản thân và cho công cuộc đấu tranh của toàn dân:

” Vạ ở miệng ra, bệnh qua miệng vào.”

…” Thứ nhất là tội miệng mạ”

Cho nên:

“Khôn thì ngậm miệng, khoẻ thì cắp tay.” …”Người khôn đón trước rào sau, “Ðể cho người dại biết đâu mà dò” …”Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời.” “Sông sâu, sào ngắn khôn dò, “Người khôn ít nói, khôn đo tấc lòng.”…

…”Người khôn nói mánh, người dại đánh đòn.”

Ông cha chúng ta có cách nói gần, nói xa, rào trước đón sau, để khỏi phật lòng người nghe và nhất là để không ai có thể bắt bẻ, hay buộc tội mình được. Ðó gọi là “nói mánh”. (Trong Ðại Nam quốc âm tự điển, 1896, Huỳnh Tịnh Của định nghĩa chữ “mánh” là “ý tứ, tình ý, màng dò” và “nói mánh” là “nói ý tứ, xa gần, nói ướm thử” để người nghe suy nghĩ mà hiểu lấy).  

3 – Khôn không phải là quỉ quyệt để làm thiệt hại người khác:

“Ðã khôn lại ngoan, “Ðã đi làm đĩ lại toan cáo làng.”

Nếu khôn mà quỉ quyệt, thì trước sau gì cũng:

“Khôn ngoan quỉ quyệt chết lao, chết tụ” “Càng khôn ngoan lắm, càng oan trái nhiều.”

Ở tiếng Việt, từ “ngoan” vốn có hai nghĩa trái ngược nhau: “ngoan” là khôn, nhơn lành, (như ngoan đạo, đứa bé ngoan), mà “ngoan” cũng có nghĩa là khó trị, quỉ quái (như ngoan cố, gian ngoan), (Ðại Nam quốc âm tự vị, Huỳnh Tịnh Của, Saigon, 1896). Trong “gian tham, quỉ quyệt”.  

4 – Mà khôn là thật thà ngay thẳng, vì cuối cùng cái khôn ngay thật bao giờ cũng hơn cái khôn gian trá:

“Khôn ngoan chẳng đọ thật thà, “Lường thưng, tráo đấu chẳng qua đong đầy.”

(Ðấu: thùng bằng gỗ để đong lúa, gạo; thưng: 1/10 đấu).

Tức là: Khôn ngoan không bằng thật thà, ngay thẳng; có gian lận, tráo đổi cũng không bằng làm ăn đứng đắn, lương thiện: đong đầy, cân đúng.

Chưa kể, “khôn” mà làm điều gian ngoan, bất nhân, thất đức, chết đi sẽ bị xuống địa ngục; còn ở đời nầy dại mà hiền lành, chết đi sẽ được lên thiên đàng:

“Khôn thế gian, làm quan địa ngục, “Dại thế gian , làm quan thiên đàng”  

5 – Khôn không dùng để hại dân, bán nước: không phải là đem cái khôn ra chống lại với đồng bào, phản lại quyền lợi chung:

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài, “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”…

…”Chim không đánh chim cùng một tổ “Trâu một chuồng, đâu có húc nhau.

“Cùng chung một giọt máu đào, “Nỡ nào hại nước, nỡ nào hại dân.”

“Tiếc thay con chim phượng hoàng còn dại chửa có khôn, “Núi Tam Sơn chẳng đậu, lại đi đậu cồn cỏ may !”

Dân gian ở vùng của chúng tôi cũng có một câu nữa tương tự như thế:

“Chim kia dại lắm không khôn, “Núi Lam Sơn không đậu, lại đậu cồn cỏ may.”

Lam Sơn là nơi ngày xưa Lê Lợi khởi nghĩa, ở đây “Lam Sơn” dùng để tượng trưng cho “kháng chiến”. Câu nầy đại ý nói: Thương hại cho những kẻ dại dột không biết theo kháng chiến cứu nước, mà lại đi theo phường Việt gian (đậu cồn cỏ may là một thứ cỏ, mỗi lần ta ngang qua, thì bị những hạt nhỏ của cỏ móc vào quần, rất dơ bẩn, phải mất thì giờ mới gỡ hết được). Và cũng có câu:

“Gáo đồng múc nước giếng tây, “Khôn ngoan cho lắm tớ thầy người ta.”

“Giếng tây” là “giếng ở phía tây” mà cũng có thể hiểu là “người Tây”; “múc nước giếng Tây” có thể hiểu là “đem nước dâng cho Tây”. Ðại ý câu nầy là: Cọng tác với Tây, mà tự cho là mình khôn, nhưng có khôn cho lắm, cũng chỉ là đem thân ra làm nô lệ cho ngoại nhân mà thôi!  

6 – Mà khôn dùng để giữ vững lập trường, đừng để cho đối phương lung lạc, mua chuộc, dụ dỗ đưa vào con đường bán nước, phản dân:

“Người đời phải xét thiệt hơn, “Ðừng nghe tiếng sáo, tiếng đờn mà sai.”…

“Ðây ta như cây giữa rừng, “Ai lay không chuyển, ai rung không dời”  

7 – Khôn mà ý thức được giới hạn của cái khôn. Chính tục ngữ đã vạch ra cho ta thấy rõ những hoàn cảnh khách quan và chủ quan đã hạn chế cái khôn của người đời:

a) Hoàn cảnh khách quan đã hạn chế cái “khôn”, như: tiền bạc, lẽ phải, may mắn, thiên thời, địa lợi…:

“Cái khó, bó cái khôn.”

…”Khôn như tiên, không tiền cũng dại.”…

…”Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời.”…

…”May hơn khôn.”…

…”Chẻ vỏ (biết nhiều) vẫn thua vận đỏ.”…

…”Người đời ai có dại chi, “Khúc sông eo hẹp phải tùy khúc sông.” …”Khôn ngoan ở đất nhà bay, “Dù che, ngựa cưỡi, đến đây phải luồn.”  

b) Hoàn cảnh chủ quan đã hạn chế cái “khôn”, như: dục tình, nhẹ dạ, bản tính trời sinh, già nua lú lẫn…

“Miệng khôn, trôn dại.”

…”Khôn ba năm, dại một giờ “

…”Khôn từ trong trứng khôn ra,

“Dại dẫu đến già cũng dại.”

…”Trẻ khôn qua, già lú lại.”

Tổng kết

Qua tục ngữ, chúng ta thấy được đường lối nghìn năm của ông cha chúng ta, là trường kỳ tranh đấu cho sự sống còn của dân tộc, của quốc gia, mà triết lý căn bản là: “biết thì sống”, biết “phân biệt dại và khôn” để bản thân, nòi giống khỏi bị diệt vong, một triết lý xây dựng trên tình người , trên sự làm lành, đùm bọc, giúp đỡ, cứu vớt lẫn nhau, một lề lối ứng xử chừng mực vừa phải, biết thận trọng, ẩn nhẫn, chịu đựng để thích nghi hóa với mọi hoàn cảnh để sống, để tồn tại, để chờ thời, chờ cơ hội thuận lợi mà vùng lên. Nguyễn Thùy, trong Tinh thần Việt Nam, cho rằng: “Có như thế, dân tộc ta mới tồn tại, mới bảo vệ được tinh thần của mình, mới tiếp thu được mọi thứ của người để có thể thể hiện được một hội nhập tròn đầy cái lý dịch hóa của vũ trụ vạn vật và của con người vào thời kỳ cuối của kỉ nguyên. Cái tính “chấp nhận để từ khước”, “hòa mà không đồng”, “tỏ ra thua thiệt để không đầu hàng”, “chịu thiệt thòi để không mất tất cả”, nếu có đưa dân tộc đến chỗ phải gánh chịu nhiều trầm luân, nhưng chính là một cuộc “chạy trốn về đằng trước” rất tế nhị của dân tộc ta để sửa soạn cho một bước đi tốt đẹp vào hồi chung cục. Chịu đựng tất cả để khỏi bị tiêu diệt.” (7) Tinh thần kết hợp cái “khôn” và cái “biết” trong tục ngữ, đã chi phối mọi xử sự, thông truyền giữa dân gian nước ta. Tinh thần ấy cũng phần nào giống với quan niệm kết hợp “khôn” và “biết” trong triết học hiện đại Tây phương. Một giáo sư Pháp, Didier Julia, cũng xác nhận rằng: “Cái “khôn”, theo nghĩa xưa, là cái “biết” bằng trực giác về những qui luật của vũ trụ, và theo định nghĩa hiện đại, là cái “biết” về những vấn đề của những người khác. Nói một cách thông thường hơn, cái “khôn” là một khái niệm luân lý chỉ sự “thăng bằng” của phẩm cách con người : sự “tiết độ” (theo Platon), hay sự “chừng mực” của mọi ham muốn. Theo nghĩa ấy, cái “khôn” trái lại với sự “say mê”, cũng như trái lại với cái “dại”. Cái “khôn” có khuynh hướng hóa đồng với sự “thận trọng”. (8) Từ điển về Triết-học Pháp cũng đã định nghĩa: “La sagesse est le but de la philosophie”, nghĩa là “cái khôn là cứu cánh của triết học”. (8) Tóm lại, dân tộc Việt Nam quả đã có một triết lý riêng của mình, triết lý mà ông cha chúng ta dụng ý trối gửi lại qua các câu tục ngự Bổn phận con cháu chúng ta là khám phá cho thấy được triết lý ấy, để hành động cho đúng, hầu tiếp tục đấu tranh bảo tồn nòi giống và quê hương. Và danh từ “triết lý” trong đầu đề “Triết lý dân tộc Việt

Võ Thu-Tịnh  

Chú Thích:

(1) Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn học sử yếu, q. I, Paris, SudAsie, 1986, Tục ngữ, tr. 6,7.

(2) Phạm Thế Ngũ, Việt-Nam văn-học sử giản ước tân biên, q. I, Ðại Nam tái bản, Glendale,CA., năm ?, tr. 22, 23.

(3) Thái Văn Kiểm, Parémiologie việtnamienne comparée , in Présence Indochinoise, Paris, No1 – Avril 1979, pp. 81 – 117.

(4) Nguyễn Khuyến – Mẹ Mốc:

So danh giá ai bằng Mẹ Mốc, Ngoài hình hài gấm vóc cũng thêm ra. Tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nhòa, Làm thế để cho qua mắt tục. Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc, Tâm trung thường thủ tự kiêm kim.(a) Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm, Giữ son sắt êm đềm một tiết. Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết; Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ. Ðắp tai ngảnh mặt làm ngơ, Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây. Khôn kia dễ bán dại nầy!

(a) Kiêm kim = vàng ròng

(5) Luận Ngữ, bản dịch của Ðoàn Trung Còn, Paris, SudAsie, năm ?, chương Công Dả Tràng, tiết 20, trang 76: “Tử viết: Ninh Võ Tử, bang hữu đạo tắc trí, bang vô đạo tắc ngu. Kỳ trí khả cập giã, kỳ ngu bất khả cập giã”

(6) Lê Văn Siêu, Văn minh Việt Nam, Saigon, Nam Chi tùng thư, 1964, tái bản Glendale CA., Ðại Nam, năm ?, tr. 92, 93.

(7) Nguyễn Thùy và Trần Minh Xuân, Tinh thần Việt Nam, San José CA, Mékong Tỵ nạn, 1992, tr.195-196.

(8) Didier Julia, Dictionnaire de la Philosophie, France Loisirs, Paris, 1992, p. 252: Sagesse , “Cette définition est certainement la plus rigoureuse: la sagesse est, au sens antique, la connaissance des lois du monde et, au sens moderne, la compréhension des problèmes d’autrui. Plus communément, la sagesse est une notion morale qui désigne l'”équilibre” de la personnalité : la “tempérance” (Platon) ou la modération des désirs. En ce sens, la sagesse s’oppose à la passion, autant qúà la bêtise. Elle tend à s’identifier à la prudence.”  

Chữ Hiếu Trong Tục Ngữ, Ca Dao Việt Nam

Công Cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Tinh thần hiếu đễ của người Á Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng đã thấm sâu vào xương tủy của mọi người, và phát khởi ra sự sinh hoạt bên ngoài tạo nên những nét đẹp cao quý, thành ca dao, tục ngữ, thành đặc tính tinh thần Đông Phương. Có lẽ chỉ có người Á Đông mới có tục lệ chúc thọ cho ông bà, cha mẹ và cũng có lẽ chỉ có người Á Đông mới yêu chuộng tinh thần “đại gia đình” – Ông bà, cha mẹ, con cháu, chắt, chút chít… sống quây quần đầm ấm trên cùng một mảnh đất gia tiên, bao bọc bởi lũy tre xanh, hàng dậu bông bụt – Và vì thế nên tình thân được nẩy nở, đơm hoa kết trái để luôn luôn gần gũi, thương yêu và đùm bọc với nhau.

Có hình ảnh nào đẹp hơn cảnh gia đình xum họp trong những buổi chiều nhàn nhã, gió hiu hiu nhẹ thổi vừa đủ để bà nằm võng đu đưa, tay ôm đứa cháu nhỏ nhè nhẹ hát ru cháu dưới bóng mát của hàng cây sau vườn; ông ngồi kể truyện cổ tích với đàn cháu vây quanh vừa lắng tai theo dõi vừa nhổ tóc sâu, thỉnh thoảng lại chen vào những câu hỏi thơ ngây làm câu chuyện thêm rộn ràng giữa hương thơm của hoa cau, hoa bưởi ngạt ngào trong không gian miền thôn dã. Hoặc những buổi tối: “… Cha tôi ngồi xem báo, me tôi ngồi đan áo, bên cây đèn dầu hao…”

Tinh thần chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam được diễn đạt qua những câu thơ sau đây của Trần Kế Xương càng làm nổi bật những đức tính hy sinh của người mẹ, người vợ:

– Quanh năm buôn bán ở ven sông.

Nuôi đủ năm con với một chồng…

Mẹ đã tảo tần thức khuya, dậy sớm lo việc tang tầm, thu vén nhà cửa, không những lo cho con mà còn phải lo cho người chồng thư sinh chỉ biết việc bút nghiên:

– Canh một dọn cửa dọn nhà,

Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm,

Canh tư bước sang canh năm,

Trình anh dậy học chớ nằm làm chi.

Lỡ mai Chúa mở khoa thi,

Bảng vàng kia cũng sẽ đề tên anh.

Hay là:

– … Nửa đêm về sáng gánh gồng nuôi con…

– Nuôi con buôn bán tảo tần,

Chỉ mong con lớn nên thân với đời.

Những khi trái nắng trở trời,

Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.

Trọn đời vất vả triền miên,

Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con.

Tấm lòng của mẹ thật bao la, mênh mông như trời bể, mặc thân gầy yếu, hao mòn chỉ mong cho con được khôn lớn, mẹ đã vắt cạn dòng sữa thơm cho con được no đủ:

– Bồng con cho bú một hồi,

Mẹ đã hết sữa con vòi, con la.

Lại còn những khi con đau ốm, mẹ nào được an giấc:

– Con ho lòng mẹ tan tành,

Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.

Mẹ đã đem hết sức mình để bảo bọc, che chở cho con được an lành, bình yên:

– Nuôi con chẳng quản chi thân,

Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.

Tấm lòng mẹ trải rộng bao la, không nghĩ gì đến sức khỏe bản thân chỉ nhất mực lo cho con, dù suốt đêm không chợp mắt:

– Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,

Năm canh chày thức đủ vừa năm.

Nào đã hết, ngoài việc chăm nuôi, cho con bú mớm, mẹ phải thay cha nuôi dạy con cái:

– … Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân…

Mẹ còn phải năng động hơn, xông xáo hơn để giáo dục, truyền đạt cho con những kinh nghiệm cá nhân mong con khôn ngoan, thành đạt trong xã hội:

– Ví dầu cầu ván đóng đinh,

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.

Khó đi, mẹ dắt con đi,

Con đi trường học, mẹ đi trường đời.

Vì thế người mẹ được ví: “Mẹ già bằng ba hàng dậu”. Hạnh phúc thay cho những ai còn có mẹ để chia xẻ niềm vui, nỗi buồn, để được mẹ lo lắng chăm sóc như ngày còn thơ, để được hầu hạ gần gũi với mẹ. Có mẹ để thấy mình vẫn trẻ thơ như ngày nào:

– Có cha có mẹ thì hơn,

Không cha không mẹ như đờn đứt giây.

Đờn đứt giây còn tay nối lại,

Cha mẹ mất rồi con phải mồ côi.

Nào đã hết, mẹ vẫn lo toan vất vả trong phận dâu con, có sức chịu đựng nào bằng bổn phận người con dâu đè nặng trên hai vai của mẹ, dẫu chồng có lơ là, lạnh nhạt, nhưng vẫn không thất xuất trách nhiệm cá nhân, qua những câu ca dao sau đây:

– Gió đưa bụi chuối sau hè,

Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ.

Con thơ tay ẵm tay bồng,

Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng rơm.

Chữ hiếu không những chỉ thể hiện trong bổn phận người con, mà còn ràng buộc cả người con dâu nữa. Cụ bà Phan Bội Châu đã thay cụ ông hầu hạ, thuốc thang cho thân sinh cụ ông nay đau, mai ốm trong cảnh gia đình túng thiếu với các con thơ dại trong suốt thời gian cụ ông lo việc nước. Gương hy sinh, tiết liệt của người phụ nữ Việt Nam điển hình qua tinh thần trách nhiệm của cụ bà Phan Bội Châu làm rạng rỡ giá trị thiêng liêng tình nghĩa gia đình.

Người xưa ra đi lo việc nước đã nhắn nhủ vợ nhà:

– Anh đi, em ở lại nhà,

Vườn dâu em bón mẹ già em trông.

– Con cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non,

– Nàng về nuôi cái cùng con,

Để anh trẩy hội nước non Cao Bằng.

Bằng tâm tình của người chồng phải vắng nhà buôn bán phương xa, đã ân cần nhờ cậy vợ lo toan mọi việc và chăm sóc mẹ già sao cho tròn câu hiếu kính:

– Nhà anh chỉ có một gian,

Nửa thời làm bếp, nửa toan làm buồng.

Anh cậy em coi sóc trăm đường,

Để anh buôn bán trẩy trương thông hành.

Còn chút mẹ già nuôi lấy cho anh,

Để anh buôn bán thông hành đường xa.

Liệu mà thờ kính mẹ già,

Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười.

Vai trò của người mẹ quan trọng biết là chừng nào:

– Mồ côi cha ăn cơm với cá,

Mồ côi mẹ, lót lá mà nằm.

– Gió đưa bụi trúc ngã quì,

Vì cha con phải lụy dì, dì ơi!

Phải chăng vì thế con cái thường có khuynh hướng thương yêu và thân cận với mẹ hơn? Nói như thế không có nghĩa là vai trò của người cha không quan trọng:

– Con có cha như nhà có nóc,

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

– Còn cha gót đỏ như son,

Đến khi cha mất, gót con đen sì.

Còn cha nhiều kẻ yêu vì,

Một mai cha thác ai thì nuôi con?

Sự chăm sóc của cha có thể không chăm chút tỉ mỉ bằng mẹ, nhưng hoàn cảnh bắt buộc cha cũng vẫn lo cho con được no dạ:

– Nghiêng bình mở hộp nút ra,

Con ơi, con bú cho cha yên lòng.

Cha tuy già nhưng không quản ngại, cũng vẫn phải lo sinh kế trong vai trò cột trụ của gia đình, vì thế hình ảnh người cha cũng rất đậm nét trong tâm khảm của mọi người trong nhà:

– Cha tôi tuy đã già rồi,

Nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà.

Sớm hôm vừa gáy tiếng gà,

Cha tôi đã dậy để ra đi làm.

Vắng bóng người cha làm cho gia đình trống vắng, quạnh hiu:

– Vắng đàn ông quạnh nhà.

Hơn thế nữa, trong vai trò giáo huấn đàn con, người cha bao giờ cũng coi trọng và nghiêm minh hơn, do đó ảnh hưởng giáo dục người cha thường tốt đẹp và tác dụng nhiều hơn mẹ:

– Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

Hoặc:

– Mẹ đánh một trăm, không bằng cha hăm một tiếng.

– Mẹ dạy thời con khéo,

Cha dạy thời con khôn.

Dẫu thương yêu, gần gũi với mẹ nhiều hơn con cũng không quên được công ơn dưỡng dục của cha, bao giờ cũng hằn sâu trong tâm trí:

– Khôn ngoan nhờ ấm cha ông,

Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ,

Đạo làm con chớ hững hờ,

Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm.

Biết bao nhiêu áng văn thơ, ca dao, tục ngữ tán thán công đức Cha và Mẹ, cái hạnh phúc có được cha mẹ vẹn toàn để nhất tâm hiếu kính đã làm cho bao nhiêu người con thiếu vắng cha mẹ phải ước ao ngậm ngùi:

– Ân cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

– Vẳng nghe chim vịt kêu chiều,

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

Nhớ ơn chín chữ cù lao,

Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình?

– Ngày nào em bé cỏn con,

Bây giờ em đã lớn khôn thế này.

Cơm cha, áo mẹ, công thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

– Làm trai đủ nết trăm đường,

Trước tiên điều hiếu, đạo thường xưa nay.

Công cha đức mẹ cao dày,

Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.

Nuôi con khó nhọc đến giờ,

Trưởng thành con phải biết thờ song thân.

Thức khuya dậy sớm cho cần,

Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.

“Xảy nhà ra thất nghiệp”, mẹ cha có biết lòng con thương nhớ khôn nguôn, tâm hiếu kính mang mang, luôn tưởng nhớ đến công ơn sinh dưỡng của đấng sinh thành:

– Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.

– Ngó lần nuột lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuột lạt, em thương mẹ già bấy nhiêu.

– Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

– Gió đưa cây cửu lý hương,

Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn.

Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn,

Đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm.

Phải xa nhà lòng đau như cắt, biết có ai sớm hôm phụng dưỡng mẹ cha, để con khắc khoải nhớ thương:

– Lòng riêng nhớ mẹ, thương cha,

Bóng chim tăm cá biết là tìm đâu?

Trong vòng binh lửa dãi dầu,

Bơ vơ lưu lạc, bạn bầu cùng ai?

– Ra đi bỏ mẹ ở nhà,

Gối nghiêng ai sửa, mẹ già ai nâng?

– Một mai cha mẹ yếu già,

Bát cơm đôi đũa, kỷ trà ai dâng?

– Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời,

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Cha mẹ có hay lòng con như muối xát, chỉ mong sao cha mẹ được đầy đủ, mong được sáng thăm tối viếng, mong dâng đến cha mẹ miếng ngon vật lạ tỏ lòng hiếu kính phụng thờ mẹ cha:

– Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,

Giã gạo cho trắng đặng nuôi mẹ già.

Đói lòng ăn hột chà là,

Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

– Đây bát cơm đầy nặng ước mong,

Mẹ ơi, đây ngọc (1) với đây lòng,

Đây tình con nặng trong tha thiết,

Ơn nghĩa sanh thành, chưa trả xong.

(1) Hạt gạo là hạt ngọc.

– Lên chùa thấy Phật muốn tu,

Về nhà thấy mẹ công phu sao đành?

Mẹ già ở túp lều tranh,

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.

– Cau non khéo bửa cũng dày,

Trầu têm cánh phượng để thầy mẹ xơi.

– Ai về tôi gởi buồng cau,

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.

Ai về tôi gửi đôi giầy,

Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

Cha mẹ nuôi con ơn sâu nghĩa nặng, dẫu nhọc nhằn vất vả con cũng chẳng ưu tư:

– Dấn mình gánh nước làm thuê,

Miễn nuôi được mẹ, quản gì là thân .

Làm con ăn ở sao cho phải đạo, mình biết hiếu kính mẹ cha đó là tấm gương tốt cho con cái noi theo “sóng trước làm sao, sóng sau như vậy”, có hết lòng thờ phụng mẹ cha mới mong sanh con hiếu nghĩa:

– Nếu mình hiếu với mẹ cha,

Chắc con cũng hiếu với ta khác gì.

Nếu mình ăn ở vô nghì,

Đừng mong con hiếu làm gì uổng công.

Hoặc:

– Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận,

Ngỗ nghịch nào con có khác chi!

Xem thử trước thềm mưa xối nước,

Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì!

– Người xưa khó nhọc nuôi mình,

Khác gì mình đã hết tình nuôi con.

Suốt một đời sống trong tình thương của cha mẹ, biết bao công khó cho con được nên người, bao lo lắng hy sinh, nhọc nhằn mong con được đầy đủ không thua bạn, kém bè. Nay cha mẹ không còn, đau đớn biết dường nào, dù nuối tiếc bao nhiêu cũng không làm sao được. Bạn hỡi! Ngay bây giờ hãy làm bất cứ điều gì có thể làm được cho cha mẹ để sau này có muốn cũng không thể nào thực hiện được:

– … Độ nhỏ tôi không tin,

Người thân yêu sẽ mất.

Hôm ấy tôi sững sờ,

Và nghi ngờ trời đất.

Từ nay tôi hết thấy,

Trên trán mẹ hôn con.

Những khi con phải đòn,

Đau lòng mẹ la lẫy.

Kìa nhờ ai sung sướng,

Mẹ con vỗ về nhau.

Tìm mẹ, con không thấy,

Khi buồn biết trốn đâu?…

Hiếu đễ không phải là những lời đãi bôi, những xót xa không thật từ cửa miệng, những ao ước bâng quơ không bao giờ thực hiện, mà chữ Hiếu phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, bằng những chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng xuất phát tự đáy tâm hồn với lòng thương quý chân thật.

Mùa Vu Lan là mùa báo Hiếu, mùa cho các người con tưởng nhớ đến công đức sinh thành của cha mẹ, mong muốn làm điều gì tốt đẹp hơn để đền đáp xứng đáng công ơn dưỡng dục của mẹ cha. Nhớ ơn và báo Hiếu luôn luôn là những suy tư triền miên, sâu đậm trong thâm tâm mọi người con Việt.

– Phụng dưỡng Cha và Mẹ,

Là công đức tối thượng.

Nguồn Gốc Ca Dao, Tục Ngữ Việt Nam

Trong cuộc sống, bất cứ điều gì cũng mang thông điệp muốn truyền tải cả. Đối với sinh vật bậc cao như con người, ngôn ngữ được sinh ra bởi nhu cầu trao đổi thông tin và giao tiếp. Một số cảm xúc như yêu, ghét, giận, hờn có thể được hoa mỹ thông qua một số cách thức sử dụng từ ngữ rất đặc biệt. Trong tiếng Việt, hình ảnh những câu ca dao, tục ngữ đã trở nên quá quen thuộc. Chúng chứa đựng dòng chảy của lịch sử qua từng câu từng chữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được ca dao, tục ngữ xuất phát từ đâu trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam.

Ca dao, tục ngữ là ra đời để người xưa lưu giữ những bài học kinh nghiệm sống của mình cho con cháu. Ca dao, tục ngữ là những câu nói truyền miệng ngắn gọn, có vần điệu và rất dễ nhớ. Ngoài những bài học răn dạy, đôi lúc, ca dao, tục ngữ còn là nơi gửi gắm tình cảm, bày tỏ quan điểm của tầng lớp nhân dân, sĩ phu trước hiện thực xã hội. Đó là lý do lí giải cho việc ca dao, tục ngữ mang dòng chảy lịch sử.

Thời điểm mà truyền thông chưa phát triển trong xã hội như bây giờ thì ca dao, tục ngữ là một trong những hình thức để truyền thông tin được áp dụng rất rộng rãi. Không phải tất cả các câu tục ngữ, ca dao đều do tầng lớp nhân dân sáng tác mà trong đó có thể do tầng lớn tri thức, cụ thể là những người học Nho nhưng thi cử không đậu đạt để được làm quan. Họ trở thành thầy đồ, thầy thuốc, thầy bói… sống hoà vào cuộc sống của giới bình dân. Vì vậy, một số câu ca dao, tục ngữ cũng mang nét Nho giáo khá đậm đặc như:

– Thương người như thể thương thân (Gia Huấn Ca của cụ Nguyễn Trãi).

– Đồ sở khanh (nhân vật trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du).

– Máu Hoạn Thư (Truyện Kiều).

– Cô kia tát nước bên đàng, / Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ? (Từ bài thơ Tiếng Hát Trong Trăng trong tập thơ “Tiếng thông reo” của thi sĩ Bàng bá Lân xuất bản năm 1935).

Một số câu nói truyền lại kinh nghiệm sống, để răn dạy như:

– Ở chọn nơi, chơi chọn bạn .

– Ăn đi trước, lội nước đi sau .

– Cày sâu tốt lúa.

– Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

– Có công mài sắt, có ngày nên kim .

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng .