Từ Điển Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dtdecopark.edu.vn

Ca Dao &Amp; Tục Ngữ Việt Nam

10:36:14 AM, Sep 07, 2020 * Số lần xem: 854101 * Cập nhật

* đăng lúc 11:22:41 AM, Jan 26, 2009 Ca Dao & Tục Ngữ Việt Nam Ca dao là gì?

Trước hết là Ca dao, là những câu thơ ca dân gian Việt Nam. Được truyền miệng dưới dạng những câu hát không thể một điệu nhất định. Và thông thường được phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ và dễ thuộc.

Và đặc biệt hơn đó chính là ca dao đã để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Trong đó phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ. Ngoài ra còn có các nội dung khác như: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp trong xã hội. Và tóm lại ca dao được hiểu ý nghĩa ngắn gọn là những câu thơ dân gian được truyền miệng từ ông cha ta để lại.

Tục ngữ là gì?

Khác với ca dao, thì tục ngữ lại thể hiện những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian. Về mọi mặt trong cuộc sống như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn…

Với ý nghĩa ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh thường gieo vần lưng. Và đây cũng là một thể loại văn học dân gian Việt Nam. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn của con người. Trong đó gữa hình thức và nội dung, tục ngữ có một sự gắn bó chặt chẽ. Thông thường trong một câu tục ngữ có 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

Khác với ca dao, tục ngữ thường có vần, gồm 2 loại chính là: vần liền và vần cách.

Ca Dao Tục Ngữ Phần II từ H tới L Ca Dao Tục Ngữ Phần III từ M tới Y :: ::

Xin bấm vào các links sau đây để đọc tiếp :

1. Ai ai cũng tưởng bậu hiềnA

Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai

2. Ai đem con sáo sang song Để cho con sáo sổ lồng bay cao

3. Ai đi bờ đắp một mình Phất phơ chiếc áo giống hình phu quân

4. Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm Ai đi muôn dặm non song Để ai chứa chất sầu đong vời đầy

5. Ai đi sục sịch ngoài hàng dưa Phải chăng chú thợ mộc với cái cưa cái bào Ai đi sục sịch ngoài hàng rào Phải chăng chú thợ mộc với cái bào cái cưa

6. Ai kêu là rạch, em gọi là song Phù sa theo nước chảy mênh mông Sông ơi, thấm mát đời con gái Chẳng muốn lìa sông, chẳng muốn lấy chồng

7. Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng

8. Ai làm Nam Bắc phân kỳ Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương

9. Ai mà nói dối cùng ai Thì trời giáng hạ cây khoai giữa đồng Ai mà nói dối cùng chồng Thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao

10. Ai nhứt thì tôi đứng nhì Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba

11. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

12. Ai ơi chơi lấy kẻo già Măng mọc có lứa người ta có thì Chơi xuân kẻo hết xuân đi Cái già sòng sọc nó thì theo sau Phần I từ A tới G

100. Áo anh đứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu

B

Mưa rầu, nắng lửa, người ta lừ đừBuồn về một nỗi tháng tưCon mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ănBuồn về một nỗi tháng nămChửa đặt mình nằm gà gáy, chim kêuLựu xa đào, lựu xéo đào xiênVàng cầm trên tay rớt xuống không phiềnChỉ phiền một nỗi nợ với duyên không trònChờ con bạn ngọc thở than đôi lờianh hai vật đổi sao dờiTính sao nàng tính trọn đời thủy chungCanh ba cờ phất trống rungMặc ai ai thẳng ai dùn mặc aiCanh tư hạc đậu cành maiSương sa lác đác khói bay mịt mờCanh chầy tơ tưởng tưởng tơChiêm bao thấy bậu dậy rờ chiếu khôngAi làm lỡ chuyến đò ngangCho loan với phượng đôi hàng biệt ly

C

78. Bước vô trường án, vỗ ván cái rầm Bủa xua ông Tham biện, bạc tiền ông để đâu

80. Bực mình chẳng muốn nói ra Muốn đi ăn giỗ chẳng ma nào mời

79. Bước xuống ruộng sâu, em mảng sầu tấc dạ

75. Bươm bướm mà đậu cành bong Đã dê con chị, lại bồng con em

76. Bước lên xe kiếng đi viếng mả chồng Mả chưa cỏ mọc trong lòng đậu thai

77. Bước sang canh một anh thắp ngọn đèn vàng

73. Buổi chợ đông con cá đồng anh chê lạt Buổi chợ tan rồi con tép bạc anh cũng khen ngon

74. Bùn xa bèo, bùn khô bèo héo Tay em ôm bó mạ, luỵ ứa hai hàng

C

Đi buôn cau héo có buồn hay không

43. Chén tình là chén say sưa Nón tình anh đội nắng mưa trên đầu

VẦN D VẦN Đ

Đánh bạc quen tay Ngủ ngày quen mắt Ăn vặt quen mồm

Đánh chết, mà nết không chừa Đến mai ăn chợ, bánh dừa lại ăn

Đàn bà nói có là không Nói yêu là ghét, nói buồn là vui

Đàn bà tốt tóc thì sang Đàn ông tốt tóc thì mang nặng đầu

Đàn đâu mà gảy tai trâu Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi

Đàn kêu tích tịch tình tang Ai đem công chúa lên thang mà về

Đàn ông đi biển có đôi Đàn bà đi biển mồ côi một mình

Đàn ông không râu vô nghì Đàn bà không vú lấy gì nuôi con

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu Anh về học lấy chữ nhu Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ

Đèn cầu tàu ngọn lu ngọn tỏ Anh trông không rõ, anh ngỡ đèn màu Rút gươm đâm họng máu trào Để em ở lại, em kiếm thằng nào hơn anh

Đèn nhà lầu hết dầu đèn tắt Lửa nhà máy hết cháy thành than Nhang chùa Ông hết mạt nhang tàn Kể từ khi em biết được chàng Đêm về em lăn lộn như con chim phượng hoàng bị tên

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc Xứ nào dốc bằng xứ Nam Vang Một tiếng anh than ba bốn đôi vàng em không tiếc Anh lấy đặng em rồi anh trốn biệt lánh thân

Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần THương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run

Đèn treo ngang quán Tỏ rạng bờ kinh Em có thương anh thì ăn nói cho thiệt tình Đừng để cho anh lên xuống một mình bơ vơ

Đêm khuya nguyệt lặn sao tàn Đồng hồ điểm nhặt nhớ chàng không quên

Đêm khuya ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

Đêm khuya thắp chút dầu dư Tim loan cháy lụn, sầu tư một mình

Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

Đêm khuya trăng dọi lầu son Vào ra thương bạn, héo hon ruột vàng Bển qua đây đàng đã xa đàng Dầu tui có lâm nguy thất thế Hỏi con bạn vàng nó cứu không? Chiều rồi kẻ Bắc, người Đông Trách lòng người nghĩa, nói không thiệt lời

Đêm nằm tàu chuối có đôi Hơn nằm chiếu tốt lẻ loi một mình

Đêm qua, đêm lạnh, đêm lùng Đêm đắp áo ngắn, đêm chung áo dài Bây giờ chàng đã nghe ai Aó ngắn chẳng đắp, aó dài không chung Bây giờ sự đã nhạt nhùn Giấm thanh đổ biển mấy thùng cho chua Cá lên mặt nước, cá khô Vì anh, em phải giang hồ tiếng tăm

Đêm qua nguyệt lặn về Tây Sự tình kẻ ấy, người đây còn dài Trúc với mai, mai về trúc nhớ Trúc trở về, mai nhớ trúc không Bây giờ kẻ Bắc, người Đông Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư

Đêm thanh cảnh vắng Thức trắng năm canh Một duyên, hai nợ, ba tình Đường kia,nỗi nọ, phận mình ra sao

Đến đây đất nước lạ lùng Con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng lo

Đến ta mới biết của ta Trăm nghìn năm trước biết là của ai

Đề huề chồng vợ Như bí rợ nấu kiểm với khoai lang Như tép rang ăn cặp với canh khoai mỡ

Đi chùa lạy Phật cầu chồng Hộ pháp liền bảo đờn ông hết rồi

Đi đâu cho thiếp theo cùng Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam

Đi đâu mà vội mà vàng Mà vấp phải đá mà quàng phải dây Thủng thỉnh như chúng anh đây Thì đá nào vấp, thì dây nào quàng

Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn

Đi qua nhà nhỏ Thấy đôi liễn đỏ có bốn chữ vàng Thạnh suy anh chưa biết chớ thấy nàng anh vội thương

Đó đây trước lạ sau quen Chẳng gần, qua lại đôi phen cũng gần

Đói lòng ăn đọt chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng

Đói lòng ăn nắm lá sung Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng

Đói lòng ăn nửa trái sim Uống lưng bát nước đi tìm người thương

Đói lòng nuốt trái khổ qua Nuốt vô sợ đắng, nhả ra con bạn cười

Đôi ta chẳng được sum vầy Khác nào cánh nhạn lạc bầy kêu sương Vì sương nên núi bạc đầu Cành lay bởi gió hoa sầu vì mưa

Đôi ta đã trót lời thề Con dao lá trúc đã kề tóc mai Dặn rằng: Ai chớ quên ai!

Đôi ta như loan với phượng Nỡ lòng nào để phượng lià cây Muốn cho có đó, có đây Ai làm nên nỗi nước này chàng ôi Thà rằng chẳng biết thì thôi Biết rồi gối chiếc lẻ loi thêm phiền

Đôi ta như thể con tằm Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong Đôi ta như thể con ong Con quấn con quít, con trong con ngoài Đôi ta như thể con bài Chồng đánh vợ kết chẳng sai con nào

Đố ai biết luá mấy cây Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng Đố ai quét sạch lá rừng Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây Rung cây, rung cỗi, rung cành Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng

Đố ai lặn xuống vực sâu Ru con không hát, em chừa nguyệt hoa

Đố anh con rít mấy chưn Cầu Ô mấy nhịp, chợ Đinh mấy người Mấy người bán áo con trai Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim

Đốt than nướng cá cho vàng Lấy tiềng mua rượu cho chàng uống chơi

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm Muốn ăn bôn súng mắm kho Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm

Đồng tiền Vạn lịch Thích bốn chữ vàng Anh tiếc công anh gắn bó với cô nàng bấy lâu Bây giờ cô lấy chồng đâủ Để anh giúp đỡ trăm cau nghìn vàng

Đổ lửa than nên vàng lộn trấu Anh mảng thương thầm chưa thấu dạ em

Đổng Kim Lân hồi còn nhỏ, đi bán giỏ nuôi mẹ Anh gặp em đây không cửa không nhà Muốn vô gá nghĩa, biết là đặng chăng?

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn

Đờn cò lên trục kêu vang Qua còn thương bậu, bậu khoan có chồng Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng Qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương Chiều nay qua phản bạn hồi hương Nghe bậu ở lại vầy vươn nơi nào Ghe tui tới chỗ cắm sào Nghe bậu có chốn muốn nhào xuống sông

Đu đủ tiá, bạc hà cũng tiá Ngọn lang dâm, ngọn mía cũng dâm Anh thấy em tốt mã anh lầm Bây giờ anh biết rõ, vàng cầm anh cũng buông

Đưa nhau đổ chén rượu hồng Mai sau em có theo chồng đất xa Qua đò gõ nhịp chèo ca Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say

Đường trơn trợt gượng đi kẻo té Áo còn nguyên ai nỡ xé vá quàng Hồi sớm mai, gặp em sao anh không hỏi Hay dạ của chàng nay đã hết thương?

Đứt tay một chút còn đau Huống chi nhân nghĩa, lià sao cho đành

Đ Đất lành chim đậu.

E

VẦN E

Em có chồng sao em không nói? Để anh theo anh chọc em hoài Chắc có ngày anh sẽ bị ăn dao phay!

Em đeo chiếc kim hườn Em còn chờn vờn chiếc kim xuyến Hườn xuyến vuột tay rồi, buồn nghiến, ai thương!

Em liều một cái bánh bò Còn nào chót chét, cặp giò em chặt hai

Em liều một chén dầu chanh Con nào hỗn dữ vuốt nanh em bẻ liền

Em liều một trái sầu giêng Con nào độc hiểm, em nghiền ra tro

Em nghĩ thân em, như kiếng lấm lem cát bụi Ai đó lau chùi, biết tới buổi nào xong?

Em nhớ thương ai mà mặt mày ngơ ngác Nhớ tên hốt rác hay thương thằng vét đường mương?

Em ơi, anh bảo em này Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi

Em ơi, em có thương anh Em ra canh lính cho anh leo tường!

Em ơi em ở lại nhà Vườn dâu em hái mẹ già em thương Mẹ già một nắng hai sương Chị đi một bước trăm đường xót xa Cậy em em ở lại nhà

Em thấy anh em cũng muốn chào Sợ anh chồng cũ nó đứng bờ rào nó trông

Em chấy anh em cũng muốn chào Sợ rằng chị ả vắt dao trong mình Dao trong mình, gươm anh cặp nách Thuận nhơn tình khoét vách sang chơi

Em thương nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi Cái sập đá bỏ vắng em không ngồi Vườn hoa hoang lạnh mặc người vào ra

Em về hỏi mẹ cùng cha Có cho em lấy chồng xa hay đừng

Én bay thấp, mưa ngập bờ ao Én bay cao, mưa rào lại tạnh

Em nghe tiếng hát đâu xa

Còn trẻ hay già mà còn tinh vang.

Ê

Êm như ru

Ếch ngồi đáy giếng

VẦN G

Gan teo mấy đoạn, ruột thắt mấy từng Mình bảy buôi lỗ miệng đặng cầm chừng xa tui

Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa Con trai Thủ Thừa cỡi ngựa xuống mua

Gái Thới Bình lòng ngay dạ thẳng Trai bạc tình một cẳng về quê

Gái lấy trai đứng là gái dại Trai lấy rồi trai lại bán rao Gái đâu có thứ hỗn hào Trai chưa làm rể, gái vào làm dâu

Gà đẻ, gà cục tác

Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân

Gạo Ba Thắt trắng như bông bưởi Nước phông-tên tiền rưỡi một đôi Saigon vui lắm em ơi Lấy chồng về đó một đời sướng thân

Gạo chợ, nước sông, củi đồng, nồi đất

Gạo ngon nấu cháo chưa nhừ Mặt chị có thẹo ảnh chừa đôi bông

Gẫm xem sự thế nực cười Một con cá lội mấy người buông câu

Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Gập ghềnh nước chảy qua đèo Bà già tập tễnh mua heo cưới chồng

Ghe anh đỏ mũi xanh lườn Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em

Ghe anh mỏng ván, bóng láng nhẹ chèo Xin anh bớt mái, nương lèo đợi em

Ghe em rẽ vô ngọn, anh chẳng đón chẳng chờ Ghe anh tách bến tách bờ, em buồn cho trăng mờ sao lặn Mình lấy nhau chẳng đặng bởi bà mai lưỡi vắn ít lời Mật đường dù chẳng đi đôi Chút hương rớt lại, một đời chưa quên

Ghe lên ghe xuống dầm dề Sao anh không gởi thơ về thăm em?

Ghét con xẩm lai mê trai, mi lai nhãn khứ Ôm bụng trống chầu, bỏ xứ ra đi

Già thì đặc bí bì bì Con gái đương thì rỗng toác toàng toang Ngoài xanh trong trắng như ngà Đàn ông cũng chuộng, đàn bà cũng yêu (Đố là gì? – cau dầy)

Giàu cha giàu mẹ thì ham Giàu cô giàu bác ai làm nấy ăn

Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè

Giàu từ trong trứng giàu ra

Giàu út ăn, khó út chịu

Giả đò mua khế bán chanh Giả đi đòi nợ thăm anh kẻo buồn

Giặc Tây đánh tới Cần Giờ Bậu đừng thương nhớ đợi chờ uổng công

Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh

Giấy hồng đơn bán mấy Cho anh mua lấy một tờ Viết thơ quốc ngữ Dán trên trái bưởi Thả xuống giang hà Bớ cô gánh nước bên bờ Xuống sông vớt bưởi để mà xem thơ

Giận chồng xách gói ra đi Chồng theo năn nỉ, khoái tù ti trở về

Gieo gió gặp bão

**************************************

Toàn bộ từ vần A đến Y

-B-

-C-

Ca Li đi dễ khó về

Câu nguyên gốc là..nói về những người đi trồng cao su

Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo ================================================== ======= Có công mài sắt, có ngày nên kim ================================================== ======== Chân cứng đá mềm ================================================== ======== Có chí thì nên ================================================== ======== Cô kia bới tóc đuôi gà Nắm đuôi kéo lại hỏi nhà ở đâu ? Nhà tôi ở trước đám dâu Ở sau đám cải đầu cầu ngó qua

Cái câu này còn có khác hơn một tí đó là..

Đ-

Còn trẻ hay già mà còn tinh vang.

Ếch ngồi đáy giếng

================================================== ========

-G-

-H-

-I-

================================================== ========

-K-

-L-

-M-

-N-

Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ ================================================== ======== Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm ================================================== ======== Nhất quỷ nhì ma Thứ ba học trò …. ) ================================================== ======== Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng ================================================== ======== No bụng đói con mắt ================================================== ========

-O-

Ở đâu cũng có anh hùng Ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên ================================================== ======== Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài ================================================== ======== Ớt nào là ớt chẳng cay, Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng. Vôi nào là vôi chẳng nồng Gái nào là gái có chồng chẳng ghen ! ================================================== ======== Ở hiền gặp lành ================================================== ========

-Q-

Quả cau nho nhỏ Cái vỏ vân vân Nay anh học gần Mai anh học xa Tiền, gạo là của mẹ cha Bút nghiên, kinh sách thì là của anh

Lấy chàng từ thuở mười ba Đến năm mười tám thiếp đà năm con Ra đường thiếp hãy còn son Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng

================================================== ========

-R-

Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon ================================================== ========

-S-

Sông sâu còn có kẻ dò Nào ai lấy thước mà đo lòng người ================================================== ======== Sá gì một nải chuối xanh Năm bảy người giành cho mủ dính tay ================================================== ========

-T-

-U-

================================================== ========

-V-

Vì sông nên phải lụy thuyền Chứ như đường liền ai phải lụy ai ================================================== ======== Vải thưa che mắt thánh ================================================== ========

-X-

========

-Y-

Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay

========

Yêu nhau thì ném miếng trầu Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra Yêu nhau cau bổ làm ba Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười

☆ ☆

Xem Thêm Cập nhật 2020:

Mèo khen mèo dài đuôi.

N Năm nắng mười mưa

Nguồn Gốc Ca Dao, Tục Ngữ Việt Nam

Trong cuộc sống, bất cứ điều gì cũng mang thông điệp muốn truyền tải cả. Đối với sinh vật bậc cao như con người, ngôn ngữ được sinh ra bởi nhu cầu trao đổi thông tin và giao tiếp. Một số cảm xúc như yêu, ghét, giận, hờn có thể được hoa mỹ thông qua một số cách thức sử dụng từ ngữ rất đặc biệt. Trong tiếng Việt, hình ảnh những câu ca dao, tục ngữ đã trở nên quá quen thuộc. Chúng chứa đựng dòng chảy của lịch sử qua từng câu từng chữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được ca dao, tục ngữ xuất phát từ đâu trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam.

Ca dao, tục ngữ là ra đời để người xưa lưu giữ những bài học kinh nghiệm sống của mình cho con cháu. Ca dao, tục ngữ là những câu nói truyền miệng ngắn gọn, có vần điệu và rất dễ nhớ. Ngoài những bài học răn dạy, đôi lúc, ca dao, tục ngữ còn là nơi gửi gắm tình cảm, bày tỏ quan điểm của tầng lớp nhân dân, sĩ phu trước hiện thực xã hội. Đó là lý do lí giải cho việc ca dao, tục ngữ mang dòng chảy lịch sử.

Thời điểm mà truyền thông chưa phát triển trong xã hội như bây giờ thì ca dao, tục ngữ là một trong những hình thức để truyền thông tin được áp dụng rất rộng rãi. Không phải tất cả các câu tục ngữ, ca dao đều do tầng lớp nhân dân sáng tác mà trong đó có thể do tầng lớn tri thức, cụ thể là những người học Nho nhưng thi cử không đậu đạt để được làm quan. Họ trở thành thầy đồ, thầy thuốc, thầy bói… sống hoà vào cuộc sống của giới bình dân. Vì vậy, một số câu ca dao, tục ngữ cũng mang nét Nho giáo khá đậm đặc như:

– Thương người như thể thương thân (Gia Huấn Ca của cụ Nguyễn Trãi).

– Đồ sở khanh (nhân vật trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du).

– Máu Hoạn Thư (Truyện Kiều).

– Cô kia tát nước bên đàng, / Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ? (Từ bài thơ Tiếng Hát Trong Trăng trong tập thơ “Tiếng thông reo” của thi sĩ Bàng bá Lân xuất bản năm 1935).

Một số câu nói truyền lại kinh nghiệm sống, để răn dạy như:

– Ở chọn nơi, chơi chọn bạn .

– Ăn đi trước, lội nước đi sau .

– Cày sâu tốt lúa.

– Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

– Có công mài sắt, có ngày nên kim .

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng .

Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam 10 Pdf

Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam T 1. Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn 2. Tai em nghe anh đau đầu chưa khá Em băng đồng chi sá, đi bẻ nạm lá về xông Ở làm sao đây cho trọn nghĩa vợ chồng Ðổ mồ hôi em chặm, ngọn gió lồng em che 3. Tam sao thất bản 4. Tấn thối lưỡng nan, cực khổ trăm bề Ở đây khó ở, ra về khó ra! 5. Tập tàng đem nấu với suông Lấy chàng, thiếp quyết đổi buồn làm vui 6. Tập tầm vông Chị lấy chồng, em ở giá Chị ăn cá, em mút xương Chị nằm giường, em nằm đất Chị hút mật, em liếm ve Chị ăn chè, em liếm bát Chị coi hát, em vỗ tay Chị ăn mày, em xách bị

Chị làm đĩ, em xỏ tiền Chị đi thuyền, em đi bộ Chị kéo gỗ, em lợp nhà Chị trồng cà, em trồng bí Chị tuổi tí, em tuổi thân Chị tuổi Dần em tuổi Mẹo Chị ăn kẹo, em mút câỵ 7. Tàu súp lê một còn trông còn đợi Tàu súp lê hai còn đợi còn chờ Tàu súp lê ba, tàu ra biển Bắc Hai tay tôi vịn song sắt, nước mắt chảy ròng ròng Miệng kêu bớ chú tài cồng khoan khoan, chậm chậm Vợ chồng tôi thôi đành ngàn dặm cách phân 8. Tay bưng dĩa muối chấm gừng Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ em 9. Tay mang khăn gói sang sông Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng cứ đi 10. Tay mang túi bạc kè kè Nói bậy nói bạ thiên hạ nghe rầm rầm 11. Tay tiên rót chén rượu đào Ðổ đi thời tiếc, uống vào thời say 12. Thà rằng chẳng biết cho xong Biết ra như xúc, như đong lấy sầu 13. Thà rằng ăn nửa quả hồng Còn hơn ăn cả chùm sung chát lè 14. Thà thua xuống láng, xuống bưng Bỏ ra đầu giặc, lỗi chưn quân thần 15. Tham thì thâm 16. Than rằng gối gấm không êm Gối lụa không mềm bằng gối tay em 17. Thân em như giếng giữa đường Người khôn rửa mặt, người thường rửa chân 18. Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi xuống giếng, hạt sa cánh đồng 19. Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày 20. Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

21. Thân em như thể trái chanh Lắt lẻo trên cành nhiều kẻ ước mơ 22. Thân tui thui thủi một mình Ðêm đêm lạnh lẽo buồn tình lang thang Nếu ai nghĩ chuyện đá vàng Tôi xin được dạo cung đàn tình chung 23. Tháng Ba cơm gói ra hòn Muốn ăn trứng nhạn phải lòn Hang Mai (Hang Khỉ) 24. Tháng Giêng là tháng ăn chơi Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà Tháng Ba thì đậu đã già Ta đi, ta hái về nhà phơi khô Tháng Tư đi tậu trâu bò Ðể cho ta lại làm mùa tháng Năm Sớm ngày đem lúc ra ngâm Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra Gánh đi ta ném ruộng ta Ðến khi lên mạ, thì ta nhổ về Lấy tiền mượn kẻ cấy thuê Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi Cỏ lúa dọn đã sạch rồi Nước ruộng vơi mười, còn độ một hai Ruộng thấp đóng một gầu giai Ruộng cao thì phải đóng hai gầu sòng Chờ cho lúa trổ đòng đòng Bấy giờ ta sẽ trả công cho người Bao giờ cho đến tháng mười Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta Gặt hái ta đem về nhà Phơi khô, quạt sạch ấy là xong công 25. Tháng Tám có lệnh vua ra Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng Không đi thì chợ không đông Mà đi thì lấy quần chồng sao đang 26. Thằng Bờm có cái quạt mo Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu Phú ông xin đổi ao sâu cá mè Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè Phú ông xin đổi một bè gỗ lim Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim Phú ông xin đổi con chim đồi mồi Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười Cười lên ba tiếng Bờm ơi Cười lên ba tiếng cho đời đắng cay 27. Thành thị chỗ nào cũng xí xô xí xào khách trú Em ăn cơm bảy phủ, dạo đủ khắp nơi Bán buôn một vốn ba bốn tiền lời Chê anh dân ruộng, chơn mốc cời quanh năm 28. Thất là mất Tồn là còn Tử là con Tôn là cháu Lục là sáu Tam là ba Gia là nhà Quốc là nước Tiền là trước Hậu là sau Ngưu là trâu Mã là ngựa 29. Thấy bạn mà chẳng thấy chàng Bâng khuâng như mất lạng vàng trong tay 30. Thấy mặt đặt tên 31. Thật thà là cha ăn cướp 32. Thẩn thơ tựa gốc mai già Hỏi thăm bà Nguyệt có nhà hay không 33. Thế gian chuộng của, chuộng công Nào ai có chuộng người không bao giờ 34. Thế gian được vợ, mất chồng Ðâu phải như rồng mà được cả đôi 35. Thói thường gần mực thì đen Anh em bạn hữu phải nên chọn người 36. Thò tay mà ngắt cọng ngò Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ 37. Thôi em xanh mắt bồ câu Vàng tơ sợi nhỏ xin hầu kiếp sau 38. Thôi thà đừng biết cho xong Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu 39. Thứ nhứt Thế Ðức gan gà Thứ hai Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần 40. Thứ nhứt đom đóm vô nhà Thứ nhì chuột rúc, thứ ba hoa đèn 41. Thứ nhứt là tu tạ.i gia Thứ nhì ở chợ, thứ ba tại chùa 42. Thứ nhứt rượu đã ngà ngà Thứ nhì chàng ở phương xa mới về 43. Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly 44. Thuận vợ, thuận chồng tát biển Ðông cũng cạn 45. Thuốc đắng giã tật, lời thật mất lòng 46. Thương ai ví bằng thương chồng Vì chồng cờ bạc nên lòng chẳng thương 47. Thương cho roi, cho vọt Ghét cho ngọt, cho bùi 48. Thương em anh biết để đâu Ðể vào tay áo, lâu lâu lại dòm 49. Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm 50. Thương em không dám vô nhà Ði qua đi lại hỏi có gà bán không? 51. Thương em thương cái hang dài Súng anh chực sẵn tối nay lảy còi 52. Thương người như thể thương thân Nhường cơm sẻ áo lòng nhân mới là 53. Thương nhau, cau sáu bổ ba Ghét nhau, cau sáu bổ ra làm mười 54. Thương nhau cởi áo cho nhau Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay Thương nhau cởi nhẫn cho nhau Về nhà mẹ hỏi qua cầu đánh rơi 55. Thương nhau đứng đợi ngồi trông Ðêm khuya hiu quạnh loan phòng thì thôi Mình nay đã có vợ rồi Còn theo đón hỏi chi tôi thế nàỷ 56. Thương nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua 57. Thương nhau nên phải đi tìm Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn 58. Thương nhau, thương cả tông chi Ghét nhau, ghét cả đường đi lối về 59. Thương nhau trái ấu cũng tròn Ghét nhau trái bồ hòn cũng méo 60. Thương sao thương quá bất nhơn Bữa nay gặp mặt, thương hơn bữa nào 61. Thương thì quả ấu cũng tròn Không thương thì quả bồ hòn cũng méo! 62. Thượng điền tích thủy, hạ điền khan Ruộng trên đầy nước, ruộng dưới khô khan 63. Thực lộc chi thê, là con cá trê ăn cứt Tề Thiên Ðại Thánh Ðánh với Hồng Hải Ðại chiến cả ngày Bất phân thắng bại Là con số 7 Tào thua Xích Bích Tào đương bôn tẩu Gặp Quan Công Hầu Tào lại kể ơn Con 60 trơn Dẹp tan gian tặc Non nước thái bình Bổng lộc thân vinh Ðịch gia đoàn tụ Thoại Ba Công Chúa Liền được rước về Má dựa vai kề Muôn dân cung kính Là con 89 Bon bon nước chảy bon bon Con vượn bồng con Lên non hái trái Tôi cảm thương nàng Phận gái mồ côi Là con số 1 ôi! Nhắm tây Liêu Quốc Ðình Quí dẫn đường Ðến Hỏa Xa Cang Thầy trò đi lạc Lộn qua Ðông Bắc Tới trước Thôn Trào Gặp thời Thiên Long Là quan giữ đi Là con số 7 chi Ra quân chống lại Ngũ tướng ra oai Một phen trổ tài Thiên Long khiếp đảm Là con số 8 Tài hèn sức kém Long bị chặt đầu Tin đến Thôn Trào Chúa tôi bàn tính Là con số 9 64. Thuyền đây nhớ bến vô cùng Ngặt vì đồn bót ngại ngùng khó qua 65. Thuyền đây ý cũng muốn qua Thuế má đóng đủ, gãy chạ cái cột buồm 66. Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền 67. Thuyền phải theo lái, gái phải theo chồng Chồng đi hang rắn hang rồng vợ cũng phải theo 68. Thuyền tôm kia nói có Ghe cá nọ nói không Phải chi miễu ở gần sông Em chỉ tay thề lại kẻo lòng anh nghi 69. Tiên học lễ, hậu học văn 70. Tiếc công xúc tép nuôi cò Cò ăn, cò béo, cò dò lên cây 71. Tiếc thay hột gạo trắng ngần Ðã vo nước đục, lại vần than rơm 72. Tiếc thay cây quế giữa rừng Ðể cho thằng Mán, thằng Mường nó leo 73. Tiếng chào cao hơn cỗ 74. Tiền trao cháo múc Không tiền cháo trút trở ra 75. Tin nhau buôn bán cùng nhau Thiệt hơn, hơn thiệt, trước sau như lời Thay gì lừa đảo kiếm lời Một nhà ăn uống, tội trời riêng mang Theo chi những thói gian tham Pha phôi thực giả tìm đường dối nhau Của phi nghĩa có giàu đâu Ở cho ngay thật giàu sau mới bền 76. Tính rằng đêm bảy ngày ba Mỗi đêm có sáu, gà đà sang canh Chém cha con gà trống nó đậu trên cành Giá biết như vậy bà đã làm gỏi, nấu canh ăn rồi 77. Tìm em như thể tìm chim Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Nam 78. Tình cờ bắt gặp nàng đây Hỏi rằng duyên ấy tình này ra sao Cái gì là mận, là đào Cái gì là ngãi tương giao với nàng 79. Tình ta như quế với gừng Mai kia cách trở, xin đừng quên nhau 80. Tóc em dài em cài hoa thiên lý Miệng em cười có ý anh thương 81. Tóc mai sợi vắn sợi dài Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm 82. Tóc quăn chải lược đồi mồi Chải đứng chải ngồi, quăn vẫn hoàn quăn 83. Tốt gỗ hơn tốt nước son Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người 84. Tới đây dầu đói giả no Dầu khôn giả dại đặng dò ý em 85. Tới đây không hát thì hò Không hò không hát chớ mò tới đây 86. Tới đây mướp lại gặp dưa Bầu kia gặp bí sao chưa chung giàn? 87. Tới đây thì ở lại đây Chừng nào bén rễ quen cây hãy về 88. Tờ thơ đo đỏ Anh dán con cò đen Gởi về thăm bạn có tên em trong nầy 89. Trai anh hùng năm thê bảy thiếp Gái trung trinh trăm tuổi một chồng 90. Trai ba mươi tuổi còn xinh Gái ba mươi tuổi như bình mắm nêm 91. Trai ba mươi tuổi còn xoan Gái ba mươi tuổi đã toan về chiều 92. Trai khôn tìm vợ chợ đông Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân 93. Trai lỡ thời như trái chín cây Trái chín cây người ta làm mứt Gái lỡ thời như cứt trôi sông Cứt trôi sông không ai thèm ngó 94. Trai tân, gái góa thì chơi Ðừng chơi có vợ, đừng chơi có chồng 95. Trai thấy gái lạ như quạ thấy gà con 96. Trai thời năm thê, bảy thiếp Gái chính chuyên chỉ lấy một chồng 97. Trai thì cày ruộng khiển trâu Gái thì phải biết bổ cau têm trầu 98. Trai tơ lấy gái góa chồng Như mua nồi đồng đem nấu cám heo 99. Trai tơ lấy gái góa chồng Như vũng nước trong, quậy bùn nổi đục 100. Trách ai chẳng khéo lường cân Ðào tiên không bẻ, bẻ trái bần làm chi 101. Trách ai đào mận luông tuồng Khi vui giỡn sóng, khi buồn giỡn trăng 102. Trách ai rẽ khế, chia chanh Cãi nhau mấy tiếng giận anh sao đành 103. Trách ai tham đó bỏ đăng Bần khinh phú trọng nên chăng bạn tình 104. Trách ai tham giấy bỏ bìa Khi thương thương vội, khi lìa lìa xa 105. Trách ai tính chuyện đa đoan Ðã hái được mận lại toan bẻ đào 106. Trách cha, trách mẹ nhà chàng Cầm cân chẳng biết rằng vàng hay thau Thực vàng chẳng phải thau đâu Ðừng đem thử lửa mà đau lòng nàng 107. Trách người quân tử vô danh Chơi hoa xong lại bẻ cành bán rao 108. Trai, cò mổ nhau, Ngư ông đắc lợi 109. Trái cau lửa, sao mà anh gọi là cau không nóng Tóc dợn sóng, sao mà sóng không trào Trai nam nhi mà đối đặng gái má đào xin theo 110. Trái gần anh hái, chẳng hái trái xa Dễ kiếm thịt gà tìm đâu ra thịt phụng 111. Trăm bề ruột nọ quặn đau Nhơn sâm sắc uống mấy tàu cho nguôi 112. Trăm năm bia đá còn mòn Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ 113. Trăm năm còn có gì đâu Miếng trầu liền với con trâu một vần 114. Trăm năm lòng gắn dạ ghi Nào ai thay nút, đổi khuy cũng đừng 115. Trăm năm se sợi chỉ hồng Bắt người tài sắc buộc trong khuôn trời Bao giờ tài sắc có lời Thì ta lại cởi khuôn trời cho ra 116. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn Núi bao nhiêu tuổi núi còn trơ trơ 117. Trăng khuyết rồi trăng lại tròn Mẹ già kén rể con còn góa lâu 118. Trâu bò được ngày phá đỗ Con cháu được ngày giỗ ông 119. Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết 120. Trâu đồng ta ăn cỏ đồng ta Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm 121. Trâu kia kén cỏ bờ ao Anh kia không vợ đời nào có con Người ta con trước, con sau Thân anh không vợ như cau không buồng Cau không buồng như tuồng cau đực Trai không vợ cực lắm anh ơi Người ta đi đón, về đôi Thân anh đi lẻ, về loi một mình 122. Trầu Bà Ðiểm xé ra nửa lá Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi Buồn tình gá nghĩa mà chơi Hay là anh quyết ở đời với em? 123. Trầu không ăn sao ngon, sao béo Nghĩa nhơn cho khéo để kẻo lòng phiền Chờ chàng bóng ngả trăng nghiêng Nỗi vui có bạn, ưu phiền riêng em 124. Trầu này trầu nghĩa trầu tình Trầu nhơn trầu ngãi trầu mình với ta 125. Trầu vàng nhá lẫn cau xanh Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời 126. Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em lấy chồng, anh tiếc lắm thay Ba đồng một mớ trầu cay Sao anh không hỏi từ ngày còn không Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng, như cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra

Phụ Nữ Việt Nam Qua Ca Dao, Tục Ngữ

Thật vậy, người Việt Nam từ rất sớm đã có quan niệm hết sức nghiêm túcvề vấn đề tái sản xuất con người mà cụ thể là duy trì nòi giống. Truyềnthuyết Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ mú kể rằng sau trận đại hồng thủy, mọingười trên thế gian đều chết hết, chỉ còn lại hai anh em nhà nọ. Họ bèn nghe lờichim thần lấy nhau để duy trì nòi giống. Hành động “loạn luân” này chẳngnhững không bị người đời sau lên án mà ngược lại còn được bày tỏ thái độ triân, đủ thấy trách nhiệm duy trì nòi giống được ông cha ta coi trọng đến mứcnào.Trong công việc duy trì nòi giống thì giống cái giữ vai trò chính còn giốngđực chỉ giữ vai trò phụ. Bởi vậy mà các hình tượng thuộc tín ngưỡng phồn thựcđược tôn thờ phần lớn là các bộ phận sinh dục nữ. Ngay cả ông Địa, đã gọi là“ông” mà vẫn được mang hình tướng y hệt người phụ nữ có mang sắp sinh.Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, vai trò sinh đẻ của người phụ nữ luônđược đề cao:– Con chim se sẻ nó đẻ cột đìnhBà ngoại đẻ má, má đẻ mình em ơi– Có chồng mà chẳng có conKhác gì hoa nở trên non một mình

Bởi vậy mà ngày xưa đàn ông chọn vợ rất coi trọng tiềm năng sinh sản:– Đàn ông không râu bất nghìĐàn bà không vú lấy gì nuôi con– Những người thắt đáy lưng ongĐã khéo chiều chồng lại khéo nuôi conNhững người phụ nữ không có khả năng sinh con bị xem là có tội, chồngcó thể đi lấy vợ khác, thậm chí người vợ đó phải chủ động đi cưới vợ khác chochồng để nối dõi tông đường. Những người phụ nữ không con, do đó, càngthêm bất hạnh, bị rẻ rúng, khinh khi: “Cây độc không trái, gái độc không con”.Xây dựng nề nếp gia phongNuôi dạy con cáiTrong gia đình Việt Nam, người phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong việcnuôi dạy con cái, được xem là “nội tướng”, người nội trợ trong gia đình. Chínhngười mẹ đã mang nặng đẻ đau và nuôi dạy con khôn lớn:– Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưaMiệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương– Gió mùa thu mẹ ru con ngủNăm canh chầy thức đủ vừa nămChẳng những nuôi lớn phần xác, mẹ còn nuôi lớn con phần hồn bằng lờiru nồng nàn tình nghĩa và dạy dỗ con nên người:

– Phúc đức tại mẫu– Mẹ ngoảnh đi, con dại; mẹ ngoảnh lại, con khôn– Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khônKhi con cất tiếng nói bi bô đầu đời, người mẹ cảm thấy vô cùng hạnhphúc:Có vàng vàng chẳng hay phôCó con, con nói trầm trồ mẹ ngheKhi con lớn lên một chút, chính mẹ là người chỉ bảo, dìu dắt con đi trênmọi bước đường:Ví dầu cầu ván đóng đinhCầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó điKhó đi mẹ dắt con đi…Chính vì vậy mà người mẹ, người bà chịu hoàn trách nhiệm về đứa con,đứa cháu của mình: “Con dại cái mang”, “Mẹ nào con nấy”, “Con hư tại mẹ,cháu hư tại bà”… Hầu như tạo hóa sinh ra người phụ nữ là để hy sinh chochồng con:Có con phải khổ vì conCó chồng phải gánh giang sơn nhà chồngSo với cha thì công lao của người mẹ thường nặng hơn nhiều: “Cha sinhkhông bằng mẹ dưỡng”. Bởi vậy mà mồ côi cha vẫn không khổ bằng mồ côimẹ:

Mồ côi cha ăn cơm với cáMồ côi mẹ liếm lá đầu chợTình phụ tử sâu nặng đã đành, nhưng tình mẫu tử lại có thêm sự cảmthông sâu sắc:Chiều chiều ra đứng ngõ sauTrông về quê mẹ ruột đau chín chiềuVẳng nghe chim vịt kêu chiềuBâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đauMá ơi đừng gả con xaChim kêu vượn hú biết nhà má đâuNgười mẹ đặc biệt lo cho tương lai hạnh phúc của con gái khi đến tuổi lấychồng:Mẹ mong gả thiếp về vườnĂn bông bí luộc, dưa hường nấu canhLời mẹ căn dặn con gái trước khi về nhà chồng thật tha thiết, cho thấytrách nhiệm nặng nề của người phụ nữ:Con gái lớn ơi, mẹ bảo đây nàyHọc buôn học bán cho tày người taCon đừng học thói chua ngoaHọ hàng ghét bỏ, người ta chê cười…Con ơi, nhớ bấy nhiêu lờiChính vì gắn bó nhiều với mẹ nên đứa con cũng dễ gắn bó và yêu thươngbên ngoại. Nếu đứa con gắn bó bên nội chủ yếu là ở quan niệm về huyết thốngthì lại gắn bó với bên ngoại chủ yếu là ở tình cảm. Nếu có gặp biến cố lớn tronggia đình thì đứa con thường trôi dạt về quê ngoại như “lá rụng về cội”: “Tấn vềnội, thoái về ngoại”, “Cháu bà nội, tội bà ngoại”. Riêng giữa cháu và bà ngoạiluôn có một mối tình đặc biệtGìn giữ hạnh phúc gia đìnhVai trò này chủ yếu thể hiện trong mối quan hệ với chồng mà trước hết làviệc “chiều chồng”. Người phụ nữ Việt Nam có truyền thống yêu thương chồngtha thiết, vượt trội hẳn tình yêu thương của chồng:– Gái thương chồng đương đông buổi chợTrai thương vợ nắng quái chiều hôm– Chồng em áo rách em thươngChồng người áo gấm xông hương mặc ngườiTrong gia đình, người phụ nữ luôn hết lòng chăm lo cho chồng như mộtngười phục vụ nhiệt tình:Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vânNay anh học gần, mai anh học xaLấy chồng từ thuở mười baViệc cửa việc nhà anh bỏ cho tôi

Tuy là phái yếu nhưng họ lại luôn có ý thức che chở cho chồng:– Trời mưa ướt lá trầu vàngƯớt em em chịu, ướt chàng em thương– Em nghe anh đau đầu chưa kháEm băng đồng chỉ sá hái ngọn lá cho anh xôngƯớc chi nên đạo vợ chồngĐổ mồ hôi thì em quạt, ngọn gió lồng thì em cheNhững hành động cao cả nói trên tóm lại là ở đức hi sinh cao cả của người phụnữ Việt Nam, trước hết là đối với chồng:Thương chồng nên phải lội sôngVì chồng nên phải ăn ròng bẹ mônSo với nam giới thì người phụ nữ Việt Nam có truyền thống thủy chunghơn nhiều:– Chưa chồng đi dọc đi ngangCó chồng thì thẳng một đàng mà đi– Có chồng thì phải theo chồngChồng đi hang rắn hang rồng cũng theoNgay cả khi chồng ruồng bỏ, họ vẫn nhẹ nhàng van lơn một cách khiêmnhường, từ tốn:Chàng ơi phụ thiếp mà chiThiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòngĐặc biệt, khi chồng giận dữ, vai trò dàn xếp của người vợ vô cùng quantrọng:Chồng giận thì vợ bớt lờiCơm sôi nhỏ lửa mấy đời cơm khêLàm kinh tếNgười phụ nữ Việt Nam là trung tâm kinh tế của gia đình. Họ vừa là thủquỹ (“Trai có vợ như giỏ có hom”), vừa là người cân đối chi tiêu. Người vợhiền thục, đảm đang là thứ tài sản vô cùng quý giá của chồng:Làm trai lấy được vợ hiềnNhư cầm đồng tiền mua được của ngonVề hình thức thì gia đình Việt Nam có vẻ nam quyền, như thực chất lại rấtbình đẳng, thậm chí tiếng nói của người vợ là quyết định:– Lệnh ông không bằng cồng bà– Ông tha mà bà chẳng thaLàm nên cái lụt hăm ba tháng mườiChính vì vậy mà lối sống “sợ vợ” trở nên hết sức phổ biến trong xã hộiViệt Nam. Người vợ đóng vai trò không nhỏ trong mọi thành công của chồng:“Giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ”. Tài sản trong gia đình có được cũng là nhờ “củachồng công vợ”. Vợ là người đồng chí của chồng:Vợ chồng như đôi cu cu

Chồng thời đi trước, vợ gật gù theo sauMọi việc trong nhà, dù nặng hay nhẹ, đều có sự góp công của người phụnữ thì mới thành công: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Hìnhảnh “Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa” trở nên vô cùng quen thuộc trong tâmthức người Việt Nam. Bởi vậy, cảnh người đàn ông làm lụng dãi dầu lẻ loi mộtmình bao giờ cũng lạ lẫm:Chú kia mà vợ chú đâuChú đi bắt ốc hái rau một mìnhÁp lực công việc trong gia đình luôn đè nặng lên đôi vai người phụ nữ:Có chồng chẳng được đi đâuCó con chẳng được đứng lâu một giờ.Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với việc thức khuya dậysớm:Nửa đêm ân ái cùng chồngNửa đêm về sáng gánh gồng ra điKhi chồng đi xa hay qua đời, người vợ phải vừa làm dâu, vừa làm mẹ, vừalàm cha để quán xuyến mọi công việc trong gia đình:Con thơ tay ẵm tay bồngTay dắt mẹ chồng đầu bạc như bôngĐấu tranh chống ngoại xâmNgay từ buổi đầu chống ngoại xâm, người phụ nữ Việt Nam đã thể hiệnvai trò đặc biệt, thậm chí đi đầu của mình. Họ không phải chỉ biết chăm lo chogia đình mà khi cần cũng sẵn sàng xả thân vì nước vì nhà. Tấm gương BàTrưng, Bà Triệu là điển hình cho truyền thống “Giặc đến nhà đàn bà cũngđánh”:Vú dài ba thước giắt lưngCưỡi voi gióng trống trong rừng chạy raCũng toan gánh vác sơn hàCho Ngô biết mặt đàn bà Việt NamĐặc biệt, qua lời ru nồng nàn, người phụ nữ đã hun đúc cho con truyềnthống yêu nước chống ngoại xâm:Ru con, con ngủ cho lànhĐể mẹ gánh nước rửa bành con voiMuốn coi lên núi mà coiCó bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồngĐể đối mặt với kẻ thù, người phụ nữ Việt Nam chân yếu tay mềm nhưngsẵn sàng luyện tập võ nghệ để trở thành anh hùng:– Ai vô Bình Định mà coiCon gái Bình Định đánh roi đi quyền– Ai về Cao Lãnh mà coiCon gái Cao Lãnh bỏ roi đi quyền

Khi kẻ thù giày xéo quê hương, người phụ nữ Việt Nam sẵn sàng xông ratrận tiền diệt lũ bán nước và cướp nước:Gái Ba Tri mày tằm mắt phụngGiặc tới nhà chẳng vụng huơ daoNhưng phổ biến nhất là vai trò tiếp tế hậu cần của người phụ nữ trongcông cuộc chống ngoại xâm:Con ơi con ngủ cho ngonĐể mẹ tiếp tế ba con đánh thùKết luậnTừ trong truyền thống, người phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò lớn laotrong gia đình và xã hội. Hình ảnh người mẹ, người bà, người chị hiện lên trongtâm thức dân tộc như một biểu tượng của tinh thần chăm chỉ cần cù, chịuthương chịu khó và giàu đức hi sinh.Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ Việt Nam có vai trò gìn giữ các giátrị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tạo hóa sinh ra họ như là đại diện cho bảnsắc văn hóa linh hoạt của dân tộc: vừa dịu dàng, vừa cứng cỏi; vừa là người chủtrong gia đình, lại vừa là người phục vụ; dù được tôn trọng nhưng vẫn không ỷlại. Chính vì vậy mà người phụ nữ trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.Điều đó giải thích vì sao phần lớn các hình thức tín ngưỡng bản địa ở Việt Namđều gắn với yếu tố nữ và người phụ nữ trở thành đối tượng thông linh trong đờisống tâm linh của cư dân bản địa Việt Nam.