Ung Dung Stt Tam Trang / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dtdecopark.edu.vn

Công Dung Ngôn Hạnh – Tam Tòng Tứ Đức Của Phụ Nữ Xưa Và Nay

Tam tòng tứ đức là gì?

Bên cạnh “Tam cương ngũ thường” thì một nhà triết gia nổi tiếng của Trung Quốc đã đưa ra thuyết “Tam tòng tứ đức” làm tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một người phụ nữ và cũng là yếu tố giúp người phụ nữ trở nên hoàn thiện hơn.

Trong tiếng Hán, tam tòng tứ được viết là 三从四德, chia thành hai vế là: tam tòng và tứ đức. Cụm từ “Tam tòng” dùng để chỉ 3 điều mà người phụ nữ xưa buộc phải tuân theo, gồm có:

Tại gia tòng phụ: Có nghĩa là người con gái ở nhà thì phải nghe theo lời của cha mẹ. Trong xã hội xưa, một người con gái được đánh giá ngoan ngoãn là phải biết nghe lời bố mẹ, làm theo những điều mà bố mẹ đề ra.

Xuất giá tòng phu: Nghĩa là người con gái sau khi lấy chồng sẽ phải nhất quyết nghe theo lời chồng. Họ có trách nhiệm vun vén hạnh phúc gia đình, chăm sóc con cái và giúp chồng làm nên sự nghiệp lớn.

Phu tử tòng tử: Nếu chồng mất thì người phụ nữ phải ở vậy để nuôi con trưởng thành và mọi việc trọng đại trong gia đình đều do người con trai quyết định.

Công dung ngôn hạnh là gì?

Đây là 4 chuẩn mực cơ bản của người phụ nữ, là điều mà mỗi người phụ nữ cần tu luyện để hoàn thiện mình hơn. Theo quan niệm Nho giáo, ý nghĩa công dung ngôn hạnh được hiểu như sau:

– Công: Được hiểu là nữ công gia chánh, biết nội trợ, biết may vá thêu thùa và nuôi dạy con cái chăm ngoan, khỏe mạnh.

– Dung: Chỉ “dung nhan”, đề cập đến vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ. Đó là vẻ kín đáo, thùy mị, nết na, đảm đang,… như ca dao ca ngợi:

“Những người thắt đáy lưng ong

Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con”. 

– Ngôn: Là những lời nói nhã nhặn, kín đáo, dễ nghe, nhỏ nhẹ, gọi dạ bảo vâng,… kèm theo đó là những cử chỉ phù hợp, cư xử đúng phép tắc, nói đúng chỗ, đúng lúc; thể hiện sự đoan trang, thanh lịch của người phụ nữ.

– Hạnh: Đây là đức tính cuối cùng trong “tứ đức” của người phụ nữ và được xem là quan trọng nhất. Hạnh dùng để chỉ đạo đức, lòng chung thủy son sắt, lòng nhân hậu, giữ trọn nề nếp gia phong,… Đức hạnh đó của người phụ nữ được thể hiện qua các mối quan hệ với cha mẹ, con cái, vợ – chồng,…

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài ca dao, bài thơ về công dung ngôn hạnh của người phụ nữ. Ví dụ như:

“Vá may giữ nếp đàn bà

  Mũi Kim nhỏ nhặt mới là nữ công”. (Ca dao)

    “Em là người con gái Việt Nam

    Trung hậu đảm đang lại hay làm

    Thời chiến em xông pha lửa đạn

    Thời bình về lại em giỏi giang.       

    Sướng khổ buồn vui vẫn không màng

    Đói nghèo nheo nhóc khổ đeo mang

    Em vẫn cười vui như hoa nở

    Không oán than đời kiếp hồng nhan.” (Sưu tầm – Trích bài thơ “Em là cô gái Việt Nam”).

      “Đâu phải bây giờ em mới đảm đang

      Nuôi mẹ chăm con thay chồng trăm chuyện

      Đâu phải đợi khi quân thù ập đến

      Tổ quốc gọi tên, em tình nguyện lên đường

      Cái tính đảm đang em chịu đựng yêu thương.” (Sưu tầm – Trích bài thơ “Đảm Đang”).

      Tam tòng, tứ đức và công dung ngôn hạnh thời nay của phụ nữ

      Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì tiêu chuẩn đặt ra để đánh giá về người phụ nữ cũng không giống nhau. Chính điều này tạo nên sự khác biệt về tam tòng tứ đức – công dung ngôn hạnh xưa và nay của người phụ nữ.

      Về tam tòng: Nhìn chung, “tam tòng” của phụ nữ thời nay vẫn giữ được bản chất theo quan niệm của Nho giáo. Tuy nhiên hiện nay, quan niệm đó được mở rộng và không khắt khe như thời xưa. Nếu con gái thời xưa phải ngoan ngoãn, sống theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” thì ngày nay lại khác. Họ cũng vẫn ngoan ngoãn, vẫn nghe lời bố mẹ nhưng họ có quyền được lên tiếng, được bày tỏ quan điểm của bản thân về những quyết định của bề trên. Hay khi chồng mất, người phụ nữ thời xưa phải ở vậy nuôi con để giữ đúng “đạo tiết làm vợ” thì trong xã hội hiện đại lại khác, họ vẫn có thể tiếp tục đi bước nữa mà không phải hứng chịu sự dè bỉu của những người xung quanh.

      Cùng với đó, công dung ngôn hạnh của phụ nữ thời nay cũng được mở rộng và phát triển thành nhiều hướng khác nhau. Cụ thể như sau:

      – Công: Phụ nữ thời nay không phải gánh vác tất cả các công việc nội trợ nữa vì họ có thể san sẻ công việc với chồng hoặc thuê người giúp việc. Tuy nhiên, những công việc chủ chốt như chăm sóc con cái hay bếp núc trong gia đình đều do bàn tay người phụ nữ đảm nhiệm. Bên cạnh đó, họ cũng tham gia và giữ các vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý nhà nước, khoa học – kỹ thuật,…

      – Dung: Dù ở bất kỳ chế độ xã hội nào thì con người vẫn luôn quan tâm đến vấn đề làm đẹp cho bản thân. Xu hướng xã hội hiện đại khuyến khích chị em phụ nữ nên làm đẹp cho bản thân bởi “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”. Tuy nhiên, có nhiều chị em quá chú trọng đến hình thức bên ngoài mà quên mất rằng cái đẹp là sự kết hợp giữa vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn.

      – Ngôn: Trong xã hội hiện đại, không phải lúc nào người phụ nữ cũng phải sống trong khuôn phép, gọi dạ – bảo vâng,… mà được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện thực và thể hiện sự bình đẳng nam – nữ.

      – Hạnh: Ngày nay, đức hạnh của người phụ được đánh giá qua nhiều khía cạnh như: chức năng sinh sản, khả năng giao tiếp, khả năng làm kinh tế,… Người vợ luôn là chỗ dựa tinh thần cho chồng, cùng chồng chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn, mọi thành công cũng như thất bại trong cuộc sống.

      Ở bất kỳ thời đại nào thì công dung ngôn hạnh – tam tòng tứ đức đều là thước đo của người phụ nữ. Tuy nhiên, trong mỗi thời đại, thước đo này lại được thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Trong xã hội hiện đại ngày nay, người phụ nữ không chỉ làm tròn trách nhiệm của người vợ, người mẹ mà họ còn rất quan tâm đến bản thân, cố gắng trau dồi kiến thức để trở thành một người phụ nữ hiện đại, tài sắc vẹn toàn.

Tam Sinh Tam Thế: Chẩm Thượng Thư

Anh Duy xin chào các độc giả SAOstar!. Duy may mắn được biết đến như hiện tượng mạng trong ca khúc Độ ta không độ nàng vào năm 2019. Và từ ca khúc đó đã làm thay đổi hướng đi về âm nhạc của Duy.

Dạo gần đây, Anh Duy đã say mê giai điệu của ca khúc Người bên gối – OST của bộ phim Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư đang trình chiếu độc quyền trên ứng dụng WeTV.

Bộ phim này đang là hiện tượng trên mạng xã hội, được nhiều người nhắc tên và theo dõi nên ngay chính Duy cũng tò mò tìm xem và ‘nghiện’ ngay lập tức. Chính vì thế, Anh Duy cũng vừa cover bản nhạc phim Người bên gối để rồi sau đó lại tiếp tục hát Duyên tự thư.

Cơ duyên nào đã đẩy đưa Anh Duy đến với phiên bản Việt của OST Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư?

Trước tiên Duy cũng là fan của thể loại phim tiên hiệp. Nhất là series Tam sinh tam thế. Thế nên ngay khi Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư được WeTV cho ra mắt ở Việt Nam.

Ở các phân cảnh tình cảm, nhạc phim làm tăng them xúc cảm cho người xem, thậm chí Duy còn nổi da gà vì OST và có lúc còn rơi nước mắt khi xem. Vì lẽ đó, một ý nghĩ thôi thúc Duy cover lại bài hát Người bên gối.

Đối với Độ ta không độ nàng, đây là một ca khúc không mấy quen thuộc ở Việt Nam. Nhưng đến OST Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư, bài hát lại phổ biến với các fan của phim. Anh Duy có những nỗi lo hay áp lực gì khi thể hiện phiên bản Việt?

Thật ra là rất áp lực vì dù bản thân Duy cũng đã có nhiều ca khúc cover nhạc Phim thành công (Hoa thiên cốt, Tây Du Ký,…) nhưng lần với ca khúc người bên gối do ca sĩ Hồ Ngạn Bân trình bày.

Anh Duy nghĩ, điều gì khiến cho những ca khúc nhạc phim của Trung Quốc chạm đến trái tim của khán giả, kể cả khi ta Việt hóa lời bài hát?

Duy nghĩ là để chạm được đến tim của khán giả. Ngoài giai điệu ca khúc bắt tai ra thì nội dung của phim ít nhiều phải thể hiện qua lời bài hát thì mới có thể truyền tải được tình cảm cho người nghe.

Và hơn ai hết, khán giả họ đã xem qua bộ phim và đã ghi nhớ các thuật ngữ ấy. Thế nên nếu trong ca khúc có nhắc tới 1 tình tiết, 1 địa danh hoặc 1 câu thoại thì nhất định sẽ gợi đến tình cảm cho người nghe.

Giống với chuyện tình của Đông Hoa và Phượng Cửu trong Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư vậy. Cuộc tình ngang trái, ngược nhau thê thảm.

Thế nên câu kết bài hát Duy thể hiện điều đó khi nhấn nhá “yêu là sai là những trái ngang quấn quanh đời ta”. Duy tin là nó sẽ làm cho cảm xúc của nhiều người lắng đọng rất nhiều.

Đối với bản nhạc OST của Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư, điều gì khiến Anh Duy ấn tượng nhất? Bạn có muốn thử sức viết những giai điệu nhạc tương đồng với Độ ta không độ nàng hay bản OST này không?

Vẫn là giai điệu của ca khúc này khiến Duy cảm thấy ấn tượng nhất. Đoạn điệp khúc cao trào khiến tiết tấu làm cho người nghe cảm thấy thích thú hơn. Nên Duy tin là hầu như người nghe sẽ chú ý và ấn tượng ở đoạn điệp khúc.

Về câu chuyện bản quyền, trước đó Độ ta không độ nàng gặp rắc rối khi có 1 bên thứ ba mua bản quyền ca khúc này và ảnh hưởng đến bản cover của Anh Duy. Bạn đã làm việc với nhà sản xuất Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư cũng như đơn vị nắm giữ bản quyền ca khúc này thế nào để đảm bảo quyền lợi cho mình trong lần này?

Về ca khúc Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư lần này Duy có làm việc với WeTV và WeTV cũng đã hỗ trợ Duy trong việc gỡ bản quyền hình ảnh cũng như cho phép sử dụng bài hát để lưu hành trên youtube và cả mạng xã hội Facebook. WeTV làm việc rất chuyên nghiệp nên Duy rất yên tâm khi thực hiện phiên bản lời Việt cho các ca khúc này.

Sau tác phẩm Độ ta không độ nàng thì Duy không theo hướng cover hoàn toàn như trước. Mà vẫn đan xen những ca khúc đã sáng tác như tác phẩm Tương ngộ tam giới, Cổ Loa thương tâm khúc,… và gần nhất là cuối tháng 3 này Duy và ekip sẽ ra mắt dự án 1 ca khúc về Phật Giáo mang giai điệu trẻ với tiết tấu có 1 chút R&B để giúp các bạn trẻ dễ tiếp cận hơn. Đây cũng là MV phía bên Duy chỉnh chu hơn và cũng là nhạc do phía bên Duy đặt nhạc sĩ Hy Di sáng tác riêng.

Liệu rằng Anh Duy có muốn “trẻ hóa” dòng nhạc của mình, theo đuổi các thể loại nhạc trẻ như Pop, Ballad, RnB như nhiều ca sĩ trên thị trường VPOP hiện nay? Nếu có, ai là hình mẫu mà bạn muốn hướng đến?

Chắc chắn là sẽ có rồi. Sau khi ra mắt các tác phẩm về Phật Giáo, Duy vẫn sẽ theo đuổi dòng nhạc trẻ để phù hợp với thị hiếu của khán giả hiện nay. Nhưng vẫn sẽ giữ những nét đặc trưng của dòng nhạc cổ phong mà trước giờ Duy vẫn thể hiện. Như câu từ thay vì dùng anh em thì thay bằng ta và nàng là một ví dụ.

Hình tượng mà Duy vẫn hướng đến là anh Đan Trường. Cho nên rất nhiều khán giả nhận thấy giọng hát của Duy rất giống anh ta. Vì ngày trước Duy rất hay nghe nhạc của anh ta. Nên ít nhiều giọng hát cũng khá giống là vậy.

Một câu hỏi mà nhiều người rất quan tâm đối với các nghệ sĩ hoạt động nhiều trên Youtube: Nguồn thu từ đâu giúp Anh Duy duy trì niềm đam mê âm nhạc của mình, khi bạn đã lựa chọn một hướng đi “khác người”?

“Thị trường ngách” có thể hơi “khác người”, nhưng nó vẫn là một nhu cầu không nhỏ trong thực tế. Và cũng vì ít ai dám bước đi mạo hiểm nên thành ra Duy lại may mắn tiên phong đi đầu. (Cười)

Tải ngay WeTV và thưởng thức Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư cũng như nhạc phim cảm động lòng người tại: https://lihi.one/mRH9E

6. Tam Độc: Tham, Sân, Si

THAM

(Pháp Cú 356) Cỏ hoang làm hại ruộng vườn Tham lam gây hại nhiều hơn cho người, Tham lam ai đã lìa rồi Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng Hưởng về phước báu vô vàn.

Theo Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người không tham muốn thì được thành tựu những điều tốt đẹp sau đây: Ba nghiệp thân, khẩu, ý được tự tại, của cải không bị mất mát, hưởng phúc đức và những sự tốt đẹp sẽ đến với mình, mặc dù mình không mong ước.

Đức Phật còn dạy là đừng để tham và sân, đừng để tội lỗi lôi mình vào cảnh khổ. Tội lỗi ở đây nghịch nghĩa với chánh hạnh, là không theo giáo pháp, trong câu sau này có nghĩa là sân hận. Căn nguyên của điều ác là tham lam và sân hận:

SÂN

“Sân” là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn. Bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm những chuyện sai trái. Sau cơn giận thời giữ lại lòng oán ghét tìm dịp mà trả thù.

Sở dĩ sân sinh khởi là do lòng yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”. Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác thời ta không thấy giận, nhưng nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở thành nóng giận. Nhưng nên nhớ rằng trên đời này không ai tránh khỏi bị khiển trách, bị chê bai, khó tránh khỏi miệng thế gian như Đức Phật đã từng đưa nhận xét:

(Pháp Cú 227) Người con Phật hãy nghe đây Chuyện không phải chỉ đời này mà thôi Từ đời xưa đã nói rồi: “Làm thinh thời sẽ có người chê bai, Nói nhiều cũng bị chê hoài, Dù cho nói ít cũng người chê thôi”. Làm người không bị chê cười Thực là chuyện khó ở nơi cõi trần.

Trong quá khứ, trong tương lai và trong hiện tại chưa hề có người nào bị tất cả mọi người chê bai hay được tất cả mọi người khen ngợi, đúng như lời Đức Phật dạy:

(Pháp Cú 228) Ở đời toàn bị chê bai Hay toàn nghe tiếng người ngoài khen ta Từ xưa chẳng thấy xảy ra, Tìm trong hiện tại thật là khó sao, Tương lai cũng chẳng có nào.

(Pháp Cú 222) Khi cơn giận dữ bùng ra Ai mà ngăn được mới là người hay Giỏi như hãm lại được ngay Chiếc xe đang chạy chở đầy, phóng nhanh, Nếu không thì bản thân mình Cầm cương hờ hững tài tình gì đâu.

Đại đức Mục Kiền Liên hỏi thăm nhiều vị Trời nhờ công đức gì mà được tái sinh vào cảnh trời. Các vị này kể ra những hành động xem ra có vẻ không quan trọng lắm như chân thật, nhẫn nại và bố thí v.v… Khi ngài Mục Kiền Liên bạch hỏi Đức Phật vậy những hành động tuy nhỏ nhưng tốt lành có thể nào dẫn đến các cõi trời không, Đức Phật dạy:

(Pháp Cú 224) Nói lời chân thật luôn luôn, Dẹp cơn nóng giận dỗi hờn khó coi, Dù ta có ít của thôi Cũng chia bố thí cho người đến xin, Nhờ ba việc tốt lành trên Đưa ta đến cõi chư thiên, cõi trời.

Giảng về quả phúc của người cúng dường đến bậc hoàn toàn thanh tịnh, Đức Phật dạy rằng cỏ dại làm hại ruộng vườn thời lòng sân hận cũng làm hại loài người. Vì vậy người nào diệt hết lòng sân hận thì người đó đáng được ngưỡng vọng và khâm phục:

(Pháp Cú 357) Cỏ hoang làm hại ruộng vườn Lòng sân gây hại nhiều hơn cho người, Ai lìa sân hận được rồi Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng Hưởng về phước báu vô vàn.

(Pháp Cú 321) Luyện voi dự hội, tài thay Luyện voi vua cưỡi cũng hay vô cùng, Nhưng mà nếu luyện được lòng Luôn luôn nhẫn nhục, chẳng còn nổi sân Khi nghe phỉ báng bản thân Mới là điêu luyện, muôn phần tài hơn.

Đức Phật dạy rằng tự chế ngự được mình mới là điều rất quý và người chịu cố gắng, đủ nhẫn nại để tự huấn luyện mình thời cũng sẽ được hưởng kết quả tốt lành như người đã khéo huấn luyện các con thú vật như la, ngựa và voi. Con người thuần thục, giới đức trang nghiêm là hơn tất cả:

(Pháp Cú 322) Con la được huấn luyện qua Trở nên thuần tánh, tỏ ra tốt lành, Ngựa nòi sinh chốn sông xanh Sau khi huấn luyện, trở thành ngựa hay, Voi ngà to lớn quý thay Sau khi huấn luyện voi này tuyệt luân, Con người nếu chính bản thân Tự mình thuần hóa được luôn chính mình Mới là người thật tài tình!

(Pháp Cú 369) Tỳ Kheo tát nước thuyền này Thuyền không nhẹ nhõm xuôi ngay theo dòng, Tham và sân trừ diệt xong Thân này cũng nhẹ thoát vòng nhiễm ô Niết Bàn mau chóng qua bờ.

SI

(Pháp Cú 11) Những gì không thật, hão huyền Lại cho là thật và tin vô bờ, Những gì chân thật lại ngờ Lại cho không thật, chỉ là giả thôi, Nghĩ suy lầm lạc mất rồi Thấy sao chân thật rạng nơi pháp mầu.

(Pháp Cú 12) Biết đây là thật để tin Biết kia không thật, hão huyền mà thôi Nghĩ suy theo đúng đường rồi Thấy ngay chân thật rạng nơi pháp mầu.

(Pháp Cú 141) Dù tu khổ hạnh triền miên Trần truồng, bện tóc, tro đen xoa mình Nhịn ăn, nằm đất, lăn sình Sống dơ, ngồi xổm để hành xác thân Nào đâu thanh tịnh được tâm Nếu không trừ dứt đi phần hoài nghi.

(Pháp Cú 107) Trăm năm ở tại rừng sâu Dốc lòng thờ lửa cũng đâu sánh bằng Chỉ trong giây lát cúng dường Những người đạo hạnh một đường chân tu Thật là công đức vô bờ Hơn là thờ lửa mê mờ trăm năm.

(Pháp Cú 108) Suốt năm bố thí, cúng dường Để cầu phước báu chẳng bằng so ra Phần tư công đức của ta Khi ta kính lễ những nhà chân tu Thanh cao, chính trực vô bờ.

(Pháp Cú 358) Cỏ hoang làm hại ruộng vườn Si mê gây hại nhiều hơn cho người, Si mê ai đã lìa rồi Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng Hưởng về phước báu vô vàn.

TAM ĐỘC

(Pháp Cú 283) Đốn rừng nhưng chớ chặt cây, Đốn rừng tham ái với đầy sân si Chính do rừng dục vọng kia Mà bao sợ hãi dễ bề sinh ra Rừng to, rừng nhỏ quanh ta Cả hai rừng đó mau mà đốn đi, Các Tỳ Kheo hãy thoát ly Thoát rừng dục vọng muôn bề tối tăm.

(Pháp Cú 251) Lửa nào có thể sánh ngang Lửa tham dục nọ dữ dằn vô biên, Không còn cố chấp nào bền Bằng tâm sân hận nổi lên cấp kỳ, Lưới nào trói buộc dầm dề So ra với lưới ngu si buộc ràng, Sông nào chìm đắm cho bằng Dòng sông ái dục cuốn phăng bao người.

(Pháp Cú 20) Dù cho chỉ tụng ít kinh Nhưng theo giáo pháp thực hành sớm khuya Hết tham, hết cả sân, si Lòng luôn tỉnh giác, tâm thì hiền lương Trước sau giải thoát mọi đường Tu hành lợi ích ngát hương muôn đời.

Theo Phật Giáo, pháp học sẽ không bổ ích nếu không thật sự thực hành điều đã học. Như vậy, Phật Giáo không phải là một triết học suông mà là con đường giác ngộ duy nhất.

(Pháp Cú 179) Chẳng ai hơn nổi con người Đã từng thắng phục được nơi dục tình Người như vậy chính thân mình Ở đời không sợ dục tình dõi theo Mênh mông Phật giới cao siêu Tham, sân, si dấu tích đều còn đâu Các ngươi cám dỗ dễ nào.

(Pháp Cú 180) Lưới mê được giải tỏa rồi Dục tình kia khó tìm người dõi theo Mênh mông Phật giới cao siêu Tham, sân, si dấu tích đều còn đâu Các ngươi cám dỗ dễ nào!

Những Câu Nói ‘Nghĩa Nặng Tình Thâm’ Trong Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa

Không chỉ ‘gây tê’ với cốt truyện tình yêu hấp dẫn, drama siêu hot xứ Trung còn khiến người xem ‘đổ gục’ trước nhạc phim da diết và lời thoại đậm chất ngôn tình.

Nói về câu chuyện tình yêu đầy gian truân giữa nàng Thương Thần Thanh Khâu Bạch Thiển và Dạ Hoa ‘thái tử’ trong Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa, không thể không nhắc đến những câu thơ ‘lâm ly bi đát’ của tác giả nổi tiếng Đường Thất Công Tử.

Ta lấy tình yêu ba kiếp đổi lấy nhân duyên người một đời. Chỉ mong kiếp này có thể cùng người bắt đầu, mặt đối mặt. Ta lấy tình yêu ba kiếp đổi lấy nhân duyên người một đời. Không muốn chúng ta lại hứa hẹn kiếp sau mới gặp lại…(Trích Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa – Đường Thất Công Tử)

Khi phải chịu cảnh ‘lịch kiếp’ để thăng cấp thượng thần, Bạch Thiển đã trải qua biết bao cực khổ dưới danh phận người phàm Tố Tố. Tuy nhiên, dẫu có nhiều hiểu lầm hay đau đớn đến đâu cũng luôn có Dạ Hoa bên cạnh, yêu thương nàng.

Thứ tình yêu ‘bắt buộc phải che giấu’ trước Thiên Quân của Dạ Hoa đã vô tình đẩy Tố Tố vào con đường ‘nhảy’ Tru Tiên Đài. Khoảnh khắc ấy, chàng chìm đắm trong bể khổ, riêng con dân Tứ Hải Bát Hoang thì nhiệt tình ‘đốt pháo ăn mừng’. Thế gian này sẽ không có một Tố Tố trên núi Tuấn Tật nữa. Đó chẳng qua chỉ là một giấc mộng của thượng thần Bạch Thiển – con gái của Đế Quân Bạch Chỉ của nước Thanh Khâu, mang theo biết bao cay đắng khổ sở và sắc hoa đào phai nhạt. (Trích Đường Thất Công Tử)

Để rồi, khi Dạ Hoa gặp lại Bạch Thiển – người thương xưa và cũng là vị hôn phu tương lai. Chàng ngậm ngùi chua xót, đành mượn bí kíp thả thính đại công để ‘cua lại từ đầu’ âu cũng bởi, nàng ta vốn đã quên sạch chuyện yêu chàng ở kiếp trước.

Tuy luôn nắm thế chủ động là thế nhưng chàng Thiên Quân tương lai lại rất nhạy cảm về mối quan hệ ‘thầy – trò’ giữa Bạch Thiển (khi xưa nàng giả trai tên Tư Âm, lên núi Côn Luân bái Mặc Uyên làm thầy) và Thượng thần Mặc Uyên: ‘Nàng đợi đã bao năm như vậy là đợi người đó quay về, giờ người đó đã quay về, trái tim của nàng đương nhiên sẽ không thể dành chỗ cho người khác, là ta vọng tưởng mà thôi’.

Không hổ danh là ‘cô cô’ hơn chín vạn tuổi, Thanh Khâu Bạch Thiển luôn có những triết lý chiêm nghiệm trong tình yêu lẫn cuộc sống thật sâu sắc.

Đôi khi, lời nàng thốt ra như muốn nói hộ cho nỗi lòng của bao nhiêu kẻ tương tư khác.