Xem Lời Phật Dạy / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dtdecopark.edu.vn

Những Lời Phật Dạy

Nguyên tác: In the Buddha’s Words – An Anthology of Discourses from the Pali Canon. Tác giả: Bhikkhu Bodhi. Dịch giả: Bình Anson.

Các bài giảng của Đức Phật được bảo tồn trong kinh điển Pāli được gọi là các sutta (kinh), tiếng Sanskrit tương đương là sūtra. Mặc dù kinh điển Pāli thuộc về một bộ phái Phật giáo – bộ phái Theravāda hay Thượng tọa bộ – không có nghĩa là các bài kinh này chỉ dành riêng cho Theravāda. Các bài kinh ấy bắt nguồn từ giai đoạn sớm nhất của lịch sử văn học Phật giáo, một giai đoạn kéo dài khoảng một trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, trước khi cộng đồng Phật giáo nguyên thủy phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau. Các bài kinh Pāli có các bài kinh tương đương trong các bộ phái Phật giáo Sơ kỳ khác – các bộ phái này ngày nay không còn hiện hữu, đôi khi cũng rất giống bản Pāli, khác nhau chủ yếu là về bối cảnh và cách bố trí, nhưng không khác nhau về mặt giáo lý. Các bài kinh Pāli là những văn bản cổ xưa nhất về lời dạy của Đức Phật mà hiện nay chúng ta có được. Đó là những gì gần gũi nhất với các bài giảng của Đức Phật lịch sử. Những lời dạy được tìm trong đó là đầu nguồn của tất cả những dòng chảy tiến hóa của giáo lý và thực hành trong đạo Phật, qua nhiều thế kỷ. Vì lý do đó, các bài kinh Pāli tạo thành một di sản chung cho tất cả mọi truyền thống Phật giáo. Phật tử của tất cả các tông phái muốn hiểu được cội rễ của Phật giáo cần phải đặt ưu tiên trong việc nghiên cứu học tập các bài kinh này.

Trong kinh điển Pāli, các bài giảng của Đức Phật được sưu tập và bố trí vào các bộ kinh Nikāya. Trong hai mươi năm qua, các bản dịch mới bằng tiếng Anh của bốn bộ Nikāya chính đã được in ra trong các bản in đẹp và phổ biến rộng rãi. Nhiều người sau khi đọc các bộ kinh này đã nói với tôi rằng các bản dịch đó giúp họ hiểu biết rõ ràng hơn. Tuy nhiên, những người khác khi cố gắng tìm đọc các bản kinh Nikāya lại nói với tôi khác hơn. Họ nói rằng trong khi các bản dịch này đọc dễ hiểu hơn các bản dịch trước đó, họ vẫn cảm thấy khó khăn. Họ không thể thấy được cấu trúc tổng quát của các bài kinh, một khung sườn trong đó các bài kinh được sắp xếp. Ngay chính các bộ Nikāya không giúp gì nhiều trên phương diện này, vì cách sắp xếp dường như có vẻ khá lộn xộn – với ngoại lệ của Tương ưng bộ có cấu trúc theo chủ đề.

Trong loạt các bài giảng mà tôi tiến hành tại Tu viện Bồ-đề ở bang New Jersey, Hoa Kỳ, từ tháng Giêng 2003, tôi đã thảo ra một cấu trúc của riêng tôi để sắp xếp nội dung Trung bộ kinh. Cấu trúc này trình bày từng bước về thông điệp của Đức Phật, từ đơn giản đến phức tạp, từ sơ đẳng đến thâm sâu. Khi suy ngẫm lại, tôi thấy cấu trúc này không chỉ áp dụng cho Trung bộ, mà có thể dùng cho tất cả bốn bộ Nikāya. Do đó, cuốn sách này được tổ chức trích lục các bài kinh từ bốn bộ Nikāya, trong khuôn khổ cấu trúc dựa theo chủ đề phát triển dần lên.

Cuốn sách nhằm để 

phục vụ

 hai nhóm 

độc giả

. Nhóm thứ nhất là những người chưa quen với các bài giảng của 

Đức Phật

 và 

cảm thấy

 cần một sự 

giới thiệu

 có 

hệ thống

. Đối với các 

độc giả

 như vậy, bất kỳ 

bộ kinh

 Nikāya nào cũng có vẻ 

mơ hồ

. Tất cả bốn 

bộ kinh

 Nikāya, nếu xem cùng một lúc, có thể sẽ giống như một khu rừng – dày đặc với nhiều loại thú hoang ẩn hiện, hay như một 

đại dương

mênh mông

, đầy 

biến động

hoàn toàn

xa lạ

. Tôi 

hy vọng

 rằng cuốn sách này sẽ 

phục vụ

 như là một bản đồ để giúp những 

độc giả

 ấy đi thông qua khu rừng của các 

bài kinh

, hoặc như một con tàu mạnh mẽ để mang các vị ấy đi khắp 

đại dương

 của 

Giáo Pháp

.

Nhóm độc giả thứ hai mà cuốn sách này nhắm đến là những người, tuy đã quen với những bài kinh, nhưng vẫn chưa thấy các bài kinh đó kết hợp như thế nào trong một tổng thể khả tri. Đối với các độc giả như vậy, những bài kinh cá biệt có thể được hiểu riêng rẽ nhưng các đoạn kinh văn xuất hiện giống như những mảnh giấy của một trò chơi ghép hình rải rác trên – 9 – bàn. Một khi độc giả thông hiểu cấu trúc trong cuốn sách này, vị ấy sẽ có một khái niệm rõ ràng về cấu trúc các lời Phật dạy. Từ đó, với việc suy tư thêm nữa, vị ấy có thể xác định vị trí của bất kỳ bài kinh nào trong lâu đài Giáo Pháp, cho dù được hay không được đề cập trong cuốn sách.

Tuyển tập trích lục này, hoặc bất cứ tập trích lục kinh điển nào khác, không thể thay thế cho các bộ kinh Nikāya. Cuốn sách của tôi có hai phần, tương ứng với hai nhóm độc giả mà cuốn sách được thiết kế: (1) những người mới đến với văn học Phật giáo Sơ kỳ sẽ thấy thích thú và được động viên tìm đọc đầy đủ các bộ kinh Nikāya; và (2) những người đã có kinh nghiệm đọc các bộ Nikāya, sau khi đọc cuốn sách này sẽ có hiểu biết tốt hơn về nguồn kinh điển mà họ đã quen thuộc.

Thêm vào đó, tôi hy vọng tập sách trích lục này có thể trình bày được tầm vóc rộng lớn của trí tuệ Đức Phật. Đôi khi, Phật giáo Sơ kỳ được xem như là một công phu tu tập xuất ly thế tục, chủ yếu dành cho các nhà tu khổ hạnh và ẩn sĩ. Nhưng các bài giảng cổ xưa trong kinh điển Pāli cho chúng ta thấy rõ ràng là trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật đã đi sâu vào đời sống thế tục, cung cấp các hướng dẫn cho những người bình thường, để có được đạo đức và nhận thức đúng đắn. Không phải chỉ dành riêng cho tầng lớp tu sĩ, Phật giáo cổ xưa bao gồm sự cộng tác mật thiết giữa hai giới cư sĩ và tu sĩ, trong nhiệm vụ chung là giữ gìn lời dạy của Đức Phật và đồng thời giúp đỡ lẫn nhau trong nỗ lực đi trên con đường đưa đến sự tận diệt đau khổ. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Giáo Pháp đã cung cấp những hướng dẫn, cảm hứng, niềm vui và sự khích lệ dồi dào và thâm sâu.

Hầu như tất cả các đoạn kinh văn trong cuốn sách này đã được lựa chọn từ các bản dịch tiếng Anh mới nhất của bốn bộ Nikāya. Tuy nhiên, hầu như các đoạn trích lục đó đều được tôi chỉnh sửa, không ít thì nhiều, theo sự hiểu biết của tôi về kinh văn và về tiếng Pāli. Tôi cũng tuyển chọn một vài bài – 10 – kinh của tập Phật Tự Thuyết và Phật Thuyết Như Vậy trong bộ Nikāya thứ năm – Tiểu bộ, dựa theo bản dịch tiếng Anh của ông John Ireland, với vài sửa đổi theo cách dùng thuật ngữ của tôi. Tôi ưu tiên dùng các bài kinh văn xuôi hơn là các bài theo thể kệ, vì các bài kinh văn xuôi trình bày trực tiếp và rõ ràng hơn. Khi một bài kinh có kèm theo các câu kệ, nếu các câu kệ chỉ lặp lại ý tưởng của các đoạn văn xuôi đi trước, để tiết kiệm, tôi bỏ qua các đoạn kệ đó.

Tôi xin tri ân ông Timothy McNeill và David Kittelstrom của nhà xuất bản Wisdom Publications đã khích lệ tôi kiên trì biên soạn và hoàn tất cuốn sách trong những lúc sức khỏe của tôi không được tốt. Tỳ-khưu Anālayo và Tỳ-khưu Nyanasobhano đã đọc và góp ý về các phần dẫn nhập trong cuốn sách và ông John Kelly đã giúp rà soát toàn thể cuốn sách. Tôi rất tri ân sự đóng góp của ba vị. Cuối cùng, tôi xin tri ân các học viên các khóa Pāli và khóa Phật Pháp tại Tu viện Bồ-đề với sự quan tâm nồng nhiệt về những lời giảng dạy của Đức Phật trong các bộ Nikāya, đã tạo niềm hứng khởi cho tôi biên soạn cuốn sách. Tôi đặc biệt tri ân vị sáng lập tu viện, ngài Hòa thượng JenChun (Nhân Tuấn), đã đón nhận một tu sĩ của truyền thống Phật giáo khác đến trú ngụ tại Tu viện và đã có mối quan tâm đặc biệt, nối cầu Bắc truyền và Nam truyền trong giáo lý Phật giáo Sơ kỳ.

Tỳ-khưu Bodhi

Bodhi Monastery, New Jersey, USA 2005

https://budsas.net/sach/vn24nlpd_2021-2.pdf

https://thuvienhoasen.org/images/file/RrR6_fm01QgQAGZj/nhung-loi-phat-day-2017-binh-anson-dich.pdf

https://quangduc.com/a58301/nhung-loi-phat-day-trich-luc-cac-bai-giang-trong-kinh-dien-pali

http://daotaogiangsu.com/Chi-tiet-tin/Ebook-Nhung-Loi-Phat-Day–Trich-luc-cac-bai-giang-trong-kinh-dien-Pali.htm

https://chuaadida.com/thu-vien-sach/chi-tiet-nhung-loi-phat-day-trich-luc-cac-bai-giang-trong-kinh-dien-pali/

Sách: Những Lời Phật Dạy

(…) Cuốn sách nhằm để phục vụ hai nhóm độc giả. NHÓM THỨ NHẤT là những người chưa quen với các bài giảng của Đức Phật và cảm thấy cần một sự giới thiệu có hệ thống. Đối với các độc giả như vậy, bất kỳ bộ kinh Nikāya nào cũng có vẻ mơ hồ. Tất cả bốn bộ kinh Nikāya, nếu xem cùng một lúc, có thể sẽ giống như một khu rừng – dày đặc với nhiều loại thú hoang ẩn hiện, hay như một đại dương mênh mông, đầy biến động hoàntoàn xa lạ. Tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ phục vụ như là một bản đồ để giúp những độc giả ấy đi thông qua khu rừng của các bài kinh, hoặc như một con tàu mạnh mẽ để mang các vị ấy đi khắp đại dương của Giáo Pháp.

NHÓM ĐỘC GIẢ THỨ HAI mà cuốn sách này nhắm đến là những người, tuy đã quen với những bài kinh, nhưng vẫn chưa thấy các bài kinh đó kết hợp như thế nào trong một tổng thể khả tri. Đối với các độc giả như vậy, những bài kinh cá biệt có thể được hiểu riêng rẽ nhưng các đoạn kinh văn xuất hiện giống như những mảnh giấy của một trò chơi ghép hình rải rác trên bàn. Một khi độc giả thông hiểu cấu trúc trong cuốn sách này, vị ấy sẽ có một khái niệm rõ ràng về cấu trúc các lời Phật dạy. Từ đó, với việc suy tư thêm nữa, vị ấy có thể xác định vị trí của bất kỳ bài kinh nào trong lâu đài Giáo Pháp, cho dù được hay không được đề cập trong cuốn sách.

Tuyển tập trích lục này, hoặc bất cứ tập trích lục kinh điển nào khác, không thể thay thế cho các bộ kinh Nikāya. Cuốn sách của tôi có hai phần, tương ứng với hai nhóm độc giả mà cuốn sách được thiết kế:

(1) những người mới đến với văn học Phật giáo Sơ kỳ sẽ thấy thích thú và được động viên tìm đọc đầy đủ các bộ kinh Nikāya; và

(2) những người đã có kinh nghiệm đọc các bộ Nikāya, sau khi đọc cuốn sách này sẽ có hiểu biết tốt hơn về nguồn kinh điển mà họ đã quen thuộc.

Thêm vào đó, tôi hy vọng tập sách trích lục này có thể trình bày được tầm vóc rộng lớn của trí tuệ Đức Phật. Đôi khi, Phật giáo Sơ kỳ được xem như là một công phu tu tập xuất ly thế tục, chủ yếu dành cho các nhà tu khổ hạnh và ẩn sĩ. Nhưng các bài giảng cổ xưa trong kinh điển Pāli cho chúng ta thấy rõ ràng là trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật đã đi sâu vào đời sống thế tục, cung cấp các hướng dẫn cho những người bình thường, để có được đạo đức và nhận thức đúng đắn. Không phải chỉ dành riêng cho tầng lớp tu sĩ, Phật giáo cổ xưa bao gồm sự cộng tác mật thiết giữa hai giới cư sĩ và tu sĩ, trong nhiệm vụ chung là giữ gìn lời dạy của Đức Phật và đồng thời giúp đỡ lẫn nhau trong nỗ lực đi trên con đường đưa đến sự tận diệt đau khổ. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Giáo Pháp đã cung cấp những hướng dẫn, cảm hứng, niềm vui và sự khích lệ dồi dào và thâm sâu.

Phật Pháp Vô Biên : 14 Lời Phật Dạy

14 lời Phật dạy

Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình

Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá

Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.

Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất chính mình.

Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.

Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti.

Đáng thương lớn nhất của đời người là biết đứng lên sau vấp ngã

Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.

Tài sản lớn nhất của đời người là sức ép, trí tuệ.

Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.

Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung.

Khuyết điểm lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.

An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

Suy luận chung

Qua 14 lời Phật dạy ta có thể tựu chung lại là cuộc đời của mỗi con người hạnh phúc hay khổ đau phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Các yếu tố bên ngoài chỉ là những tác nhân để thử thách xem con người có vượt qua được chính không chứ nó không có tính quyết định. Hãy cứ sống một cách tự tin, yêu chính con người mình,dù có bị vấp ngã thì cũng đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào cuộc sống mà hãy biết đứng lên , sống chân thật, loại bỏ đi những tính xấu như anh ghét đố kỵ để tâm hồn được thanh thản hơn.Trong lao động và học đừng bao giờ cho mình là nhất “ núi cao thì sẽ có núi cao hơn “ vì thế đừng bao giờ ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân mình hơn. Với những ai bất hơn mình hãy biết bố thí để tích thêm ơn đức.

Đối với những người xung quanh hãy biết khoan dung và chia sẻ nhiều hơn thì ta cũng sẽ nhận lại được như vậy. Và điều quan trọng nhất hãy trân trọng tình cảm mà người khác dành cho mình để cuộc đời có thêm ý nghĩa. Làm được như vậy ta sẽ cảm nghiệm rõ Phật pháp vô biên và huyền diệu ra sao.

Lời Phật Dạy Về Tình Bạn

— Bạn bè ảnh hưởng đến chúng ta rất nhiều. Vì vậy việc chọn bạn để kết giao sẽ quyết định đến sự tiến bộ của chúng ta. Qua kinh nghiệm của chính bản thân, chúng ta có thể thấy được mức độ tác động của bạn bè đối với chúng ta như thế nào. hảy nhớ lại những khi chúng ta bị rơi vào tình trạng rối khổ và chiêm nghiệm xem những lúc ấy do chúng ta kết thân với những người bạn không xứng đáng nên đã chuốc lấy những rắc rối, đau khổ như thế nào. Tương tự như vậy, hảy nhìn lại những hạnh phúc và những hiểu biết mà chúng ta có được do sự thân cận với những người bạn có lòng.

Những phẩm chất nào để nhận, biết đó là người bạn tốt? Những người nào chúng ta nên tránh né? Để ngắn gọn chúng tôi xin trình bày một đoạn trích từ kinh Thiện Sanh nới về tình bạn. Xem xét từng điểm suy nghĩ trong mối liên hệ đến những sự việc cụ thể trong cuộc đời, chúng ta sẽ có được một hiểu biết rõ ràng về những mối quan hệ bè bạn của chúng ta.

Mặc dầu những điểm sau đây chỉ cho thấy những phẩm cách cần xem người bạn của chúng tacos hay không; điều không kém quan trọng là chúng ta cũng phải kiểm tra xem bản thân mình có hay không có những phẩm cách này. Đây là cách hướng dẩn rất thực tiển, chỉ cho chúng ta những tính cách nào tự thân chúng ta cần nên diệt trừ và những phẩm cách nào tự thân chúng ta cần nên trao dồi. Nhờ vậy, những người tốt sẽ tìm đến chúng ta cùng làm bạn tốt với nhau.

Bạn xấu có bốn hạng, Những người này thật ra là kẻ cừu địch giả vờ làm bạn thôi:

1. Loại bạn đến với chúng ta tay không và khi đi thì trong tay phải có. Đó là những kẻ:

-Thăm chúng ta với ý định lấy đi cái gì đó.

-Tặng chúng ta ít thôi mà mong muốn nhận lại nhiều.

-chỉ giúp chúng ta khi bản thân họ đang bị nguy hiểm.

-Liên hệ với chúng ta chỉ vì những động cơ vị kỷ.

2. Loại bạn đầu môi chót lưỡi và loại tình bạn mỏng như cánh chuồn. Đó là những kẻ:

-Niềm nở rồi hoang phí thời gian của chúng ta bằng những câu chuyện về quá khứ.

-Niềm nở rồi hoang phí thời gian của chúng ta bằng những câu chuyện về tương lai.

-Tìm cách đạt được những lợi ích từ chúng ta bằng cách xung phong giúp đỡ những lúc chúng ta không cần sự giúp đỡ.

-Những khi chúng ta cần giúp đở thì họ nêu lên nhiều lý do để thoái thác và không chịu ra tay.

3. Loại bạn nịnh hót và giả vờ quan tâm, chăm sóc chúng ta. Đó là những kẻ:

– Khích lệ chúng ta khi chúng ta làm những điều không tốt.

-Ngăn cản chúng ta khi chúng ta làm những điều tốt.

-Ở trước mặt thì khen ngợi chúng ta.

-Ở sau lưng thì chỉ trích chúng ta.

4. Loại bạn đưa chúng ta đến chổ sa đọa. Đó là những kẻ:

-Làm người đồng hành với chúng ta trong các buổi ăn chơi, hút sách.

-Lang than ngoài phố với chúng ta trong đêm hôm tăm tối.

-Cùng đi xem với chúng ta những buổi biểu diển không lành mạnh.

-Đi chơi cờ bạc với chúng ta.

Có những quan hệ bằng hữu cởi mở và thân thiết với những hạng người như trên thì chúng ta sẽ gặp những khó khăn, rắc rối. Tốt hơn là chúng ta nên giữ một khoảng cách an toàn nhưng không chỉ trích họ. Mặc dầu có thể cho rằng một hành động nào đó là không tốt, chúng ta không thể nói người đã làm hành động đó là một người độc ác, không thể dung thứ. Vẫn có lòng bi mẫn và có những mong ước tốt đẹp đối với người đó, nhưng chúng ta nhất định không chịu đồng hành vì chúng ta biết rằng nếu đồng hành người như vậy chúng ta phải đi về một hướng mà chúng ta không muốn đi.

— Cũng theo cách trên, Đức Phật miêu tả những phẩm chất của người bạn tốt. Đó là những người mà chúng ta có thể tin tưởng và nương tựa. Nhờ vào việc kết thân với những người như vậy, chúng ta sẽ có hạnh phúc và sẽ tiến bộ. Điều quan trọng không kém việc tìm những người bạn có những phẩm chất cao thượng là chúng ta cũng phải tu tập những phẩm chất cao thượng nơi tự thân.

Bốn dạng bạn có lòng tốt là:

1. Những người bạn giúp đở chúng ta. Đó là những người:

-Nhắc nhở mỗi khi chúng ta cẩu thả hoặc lơ đễnh.

-Bảo vệ tài sãn của chúng ta.

-Che chở an ủi chúng ta trong những lúc chúng ta sợ hải.

-Giúp đở nhiều hơn mức độ mà chúng ta yêu cầu.

2. Người bạn quan tâm tới chúng ta trong mọi thăng trầmcủa cuộc sống. Đó là những người:

-Tin cẩn chúng ta.

-Giử kín những tâm sự riêng tư mà chúng ta đã thố lộ.

-không bỏ rơi chúng ta khi chúng ta lâm nạn.

-có thể hy sinh thân mangjcho chúng ta.

3. Người bạn khích lệ chúng ta đi theo con đường chánh đạo và làm cho chúng ta trở nên người tốt hơn. Đó là những người:

-Phản đối khi chúng ta làm việc quấy ác.

-Khích lệ khi chúng ta làm những việc lành thiện.

-Tạo điều kiện cho chúng ta nghe những lời dạy hữu ích.

-Chỉ cho chúng ta đi đến con đường hạnh phúc.

4. Người bạn có lòng bi mẫn và cảm thông. Đó là những người:

-Cảm thông cho chúng ta những khi chúng ta thất bại.

-Hân hoan đối với những thành công và phát đạt của chúng ta mà không ganh tỵ.

-Phản bác những ai nói xấu chúng ta.

-Tán thưởng những ai nói tốt chúng ta.

Mặc dầu những điều được trình bài ở trên rất sơ lược và chúng ta có thể cảm giác rằng đó là những điều chúng ta đã học được từ lâu rồi, từ khi còn bé; nhưng điều quan trọng là hảy suy xét lại những mối quan hệ bằng hữu, những hành động của chúng ta đối với tình bằng hữu để đánh giá lại mức độ mà chúng ta đã thực hiện những lời khuyên ở trên như thế nào. Nhờ vào việc ghi nhớ và áp dụng những lời dạy ở trên vào những hoàn cảnh cụ thể trong đời sống, chúng ta biết rõ ràng hơn về bản thân mình và sẽ có được một định hướng rõ ràng hơn để tu tiến