Xu Hướng 3/2023 # Tranh Cãi Trong Cộng Đồng Lgbt Việt Xung Quanh Phim ‘Xóm Trọ 3D’ # Top 6 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tranh Cãi Trong Cộng Đồng Lgbt Việt Xung Quanh Phim ‘Xóm Trọ 3D’ # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Tranh Cãi Trong Cộng Đồng Lgbt Việt Xung Quanh Phim ‘Xóm Trọ 3D’ được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thu được 10 tỉ đồng sau 3 ngày công chiếu, phim ‘Xóm trọ 3D’ đang gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng LGBT Việt (đồng tính, song tính và chuyển giới) xung quanh việc sử dụng nhiều từ ngữ mang tính kỳ thị như “bê đê”, “bóng xanh bóng đỏ”…

Chuyển thể từ vở kịch cùng tên Xóm trọ 3D là dự án điện ảnh đầu tay của NSND Hồng Vân và do Hoàng Tuấn Cường làm đạo diễn. Mặc dù không được quảng bá rầm rộ trước đó thế nhưng phim vẫn thu hút được một lượng đông đảo khán giả đến rạp nhờ vào tên tuổi của dàn diễn viên nổi tiếng gồm Minh Nhí, Việt Hương, Huy Khánh, Maya, Anh Vũ, Bằng Cường…

Poster phim “Xóm trọ 3D”

“3D” là một thuật ngữ do cộng đồng LGBT Việt tự nghĩ ra nhằm thay thế cho từ “bê đê” vốn mang hàm ý tiêu cực do cách phát âm hao hao giống nhau. Xóm trọ 3D kể về một nhóm người LGBT sống chung như một gia đình tại một xóm lao động nghèo. Má Lâm (Minh Nhí đóng) cùng em gái tên Na (Maya đóng) là chủ khu nhà trọ. Họ cưu mang 4 người đồng tính trẻ tuổi nhưng gặp phải nhiều bất hạnh trong cuộc sống là Tú, Lệ, Bảo và Như Ý. Bị kỳ thị bởi xã hội, những con người này buộc phải mưu sinh bằng nhiều nghề thấp cổ bé họng như hát đám ma, trang điểm tử thi, bán đồ tự thiết kế trong chợ tự phát, bán kẹo kéo… Một ngày nọ, cuộc sống bình dị của “xóm trọ 3D” bỗng nhiên bị xáo trộn khi Phong (Huy Khánh đóng) xuất hiện và xin vào ở trọ dù biết rằng “trai thẳng” không hề được hoan nghênh ở đây.

Diễn biến của Xóm trọ 3D khá nhanh và gọn. Phim không tập trung khai thác quá nhiều vào những tình tiết bi lụy, đau khổ như các phim LGBT trước đây mà thay thế bằng tiếng cười tình huống. Bên cạnh đó, những nhân vật trong phim dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ được ý chí lạc quan mạnh mẽ nhằm vượt qua số phận. Chính vì thế, họ dễ dàng lấy được sự cảm thông từ phía khán giả. Tuy nhiên, phim cũng đã vấp phải không ít chỉ trích từ chính phía cộng đồng LGBT Việt.

Nhiều người cho rằng Xóm trọ 3D đã sử dụng vô tội vạ những thuật ngữ mang tính kỳ thị như “bóng”, “bê đê”, “ô môi” và kèm theo từ “bị” (ví dụ như “bị bê đê”)… khiến cho không ít khán giả là người LGBT cảm thấy bị xúc phạm. Thứ hai, phim đưa ra nhiều quy chụp về người LGBT như “Giới này làm sao có tình yêu?”, “Hai người đàn ông sao yêu nhau được?” hay đồng tính nữ là mạnh mẽ, hung tợn (điển hình như nhân vật “Bà nội” do Việt Hương đóng) còn đồng tính nam thì phải ẻo lả, trang điểm đậm cùng nhiều hành động lố lăng.

Ngoài ra, thông điệp của phim cũng không hề rõ ràng khi đến sau cùng chỉ có cặp đôi dị tính Phong – Na là tìm được hạnh phúc còn những người LGBT trong “xóm trọ 3D” vẫn phải tiếp tục đi kêu gọi lòng thương hại từ xã hội và sống dựa vào sự giúp đỡ của kẻ khác. Thậm chí, Xóm trọ 3D còn bị nhận xét là phim ngôn tình “đội lốt” phim LGBT.

Anh Phan Lê Trung Tín (30 tuổi), một người đồng tính nam hiện làm trong lĩnh vực truyền thông, bức xúc chia sẻ: “Tại sao phim về đồng tính thì phải là trai gọi, đứng đường, là bóng xanh, bóng đỏ đùa giỡn không lo làm ăn nghiêm túc, là mê trai đến chảy nước miếng mà xem nhẹ giá trị cảm xúc của bản thân? Làm phim về người đồng tính như vậy rồi sao kêu gọi sự đồng điệu? Cộng đồng LGBT chỉ khác biệt về xu hướng tính dục và bản dạng giới chứ họ đâu có bị gì mà phải kêu gọi lòng thương hại? Còn muốn thương hại ư? Làm ơn đi, hãy kể một câu chuyện có chiều sâu. Đừng đi vào lối mòn một chàng trai ẻo lả thích son phấn rồi bị bố đánh, rồi bỏ nhà, rồi gia nhập cộng đồng 3D, rồi ăn mặc như điên như khùng rồi giỡn hớt, rồi ghẹo trai, rồi làm ăn đổ bể, rồi bị người ta đánh, rồi chạy về nhà khóc. Làm vậy ai mà cảm thông, đồng cảm? Hãy kể về một thế giới LGBT đầy văn minh và thực tế một chút xíu có được không?”.

Trong khi đó, Trần An Vi, một người chuyển giới nữ hiện đang sinh sống tại TP. HCM, thì lại có ý kiến hoàn toàn trái ngược.

Trần An Vi là một người chuyển giới khá nổi tiếng tại TP. HCM

“Theo cảm nhận cá nhân của tôi, những miếng hài của ‘Xóm trọ 3D’ rất duyên rất đời thường theo đúng cái cách mà chị em 3D hay nói chuyện với nhau. Còn việc sử dụng những ngôn từ mang tính kỳ thị như ‘bê đê’ hay ‘bóng gió’ và khắc họa cuộc sống nhân vật LGBT quá bi lụy, tôi không hề cảm thấy khó chịu bởi vì thực tế hiện nay là vậy. Rất nhiều người LGBT mà đặc biệt là chuyển giới như tôi vẫn gặp khó khăn trăm bề khi ra đường kiếm sống. Thành thật mà nói, tôi đã trải qua hầu hết những gì mà các nhân vật trong phim gặp phải. Còn nữa, tôi từng sống trong một ngôi nhà chung cùng nhiều bạn bè chuyển giới do một người chị lớn đứng ra quán xuyến. Nó giống y như xóm trọ của ‘má Lâm’. Bóng gió đi làm hay bị khi dễ, bị kỳ thị cho nên chị em phải dựa dẫm vào nhau mà sống. Người đồng tính thì tôi không rõ nhưng nói người chuyển giới không có tình yêu thật lòng thì tôi nghĩ cũng không hoàn toàn sai. Chúng tôi khi yêu chỉ toàn bị lợi dụng, cố gắng kiếm tiền để giữ tình yêu của mình, không có thì mua. Nhưng khi hết tiền hết nhan sắc thì bị bỏ rơi. Đó là sư thật”, cô nói.

Chia sẻ với truyền thông, NSND Hồng Vân cho biết: “Tôi hi vọng bộ phim có khả năng thu hồi vốn và may mắn sẽ thu lãi để có kinh phí thực hiện các dự án khác. Hiện nay, tôi chưa có kế hoạch cụ thể vì tâm trí dồn hết vào phim này. Tôi rất mong khán giả khắp nơi có thể xem phim và đón nhận thông điệp chúng tôi muốn truyền tả. Bao nhiêu năm làm sân khấu ít nhiều tôi cũng tạo được chút uy tín cho mình. Lần đầu làm phim, tôi cũng tự đề cho mình quy tắc không thể cẩu thả hay hời hợt được. Mọi thứ phải được chỉn chu”.

Theo chúng tôi

Những Câu Nói Nổi Tiếng Và Cực Ý Nghĩa Về Cộng Đồng Lgbt

Ngày 26/6 hẳn là một ngày niềm vui vỡ oà của cộng đồng LGBT Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung, khi mà Toà án tối cao Mỹ đã tuyên bố quyền hợp pháp của hôn nhân đồng giới trên đất nước này. Để có được thắng lợi tuyệt đối của tình yêu đó, người Mỹ đã phải trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh, sự cải cách để thay đổi nhận thức của cộng đồng về LGBT.

Chiến thắng này là dành cho họ, dành cho tất cả những cặp đôi đồng tính chung sống với nhau dưới một mái ấm nhưng chưa bao giờ được pháp luật thừa nhận, dành cho những thanh thiếu niên LGBT quyết định chọn sống với chính bản thân mình, và dành cho tất cả những ai tin tưởng tuyệt đối vào sự bình đẳng giới tính của mỗi người.

Niềm vui của cộng đồng LBGT đã thực sự trọn vẹn khi họ cũng sẽ được làm đám cưới và chung sống đến hết đời với những người mà họ yêu thương, khi được xã hội thừa nhận và từ bây giờ trở đi sẽ không còn những giấu diếm, những trăn trở, những lần tranh đấu nữa. Trước hay nay, ngày xưa hay bây giờ, dù ít hay nhiều thì tình yêu đồng giới vẫn luôn nhận được sự quan tâm và trân trọng từ đồng loại, điều đó đã thể hiện rất rõ trong các câu nói cực ý nghĩa của những người nổi tiếng trên thế giới sau đây:

1.”Người đồng tính sinh ra và thuộc về mọi cộng đồng trên thế giới này.Họ ở đủ mọi lứa tuổi, chủng tộc, tôn giáo. Họ là bác sĩ, giáo viên, nông dân, nhân viên ngân hàng,binh sĩ và vận động viên. Cho dù chúng ta biết và nhìn nhận điều đó như thế nào, thì họ đều là gia đình, bạn bè, xóm giềng. Đồng tính không phải được phát minh ra, mà nó là bản chất của con người.” – Hillary Clinton.

Có không ít người vẫn luôn nghĩ đồng tính là một cái gì đó rất bất thường và dị biệt. Cũng có người đến thời điểm này vẫn nghĩ rằng đồng tính là một căn bệnh và cần được chữa trị. Nhưng không, những điều đó là hoàn toàn sai! Hillary Clinton – Cựu Ngoại trưởng Mỹ và cũng là ứng viên hàng đầu trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016 – đã có một phát ngôn để đời, khẳng định chắc nịch rằng “Đồng tính không phải được phát minh ra, mà nó là bản chất của con người”.

2. “Mỗi người Mỹ – bao gồm cả đồng tính, dị tính, song tính, chuyển giới – tất cả đều xứng đáng được đối xử một cách công bằng dưới con mắt của luật pháp và dưới con mắt củav cộng đồng chúng ta.” – Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Ai sinh ra cũng có quyền được bình đẳng và đòi quyền bình đẳng cho chính mình. Những người đồng tính – họ cũng chỉ là những con người bình thường như chúng ta. Chẳng có lý do gì lại phân biệt và đối xử với họ theo một cách khác biệt cả!

3. “Tại sao, một nền văn minh, chúng ta lại thấy thoải mái khi nhìn hai người đàn ông ôm cây súng hơn là hai người đàn ông nắm tay nhau.” – Ernest Gaines. 

Chúng ta cảm thấy chiến tranh và xung đột trở thành chuyện bình thường, nhưng lại nheo mắt kỳ thị khi thấy hai người đàn ông ở bên nhau. Chẳng lẽ, chuyện hai người đàn ông nắm tay nhau lại đáng lo ngại và sợ sệt đến thế? Trong khi đó chỉ là cách những con người bình thường bày tỏ tình yêu với nhau? Đó chính là mâu thuẫn về rào cản xã hội với người đồng tính mà nhà văn Mỹ gốc Phi từng được đề cử giải Putlizer – Ernest Gaines đã chỉ ra bằng một câu nói.

4. “Áp lực lên các bạn đồng tính tuổi thiếu niên rất nặng nề – phải giữ bí mật, phải nói dối, phải từ chối việc mình là ai và cố gắng trở thành một ai đó không phải mình. Hãy nhớ rằng: Các em đặc biệt và đáng được quan tâm, yêu thương và chấp nhận con người thật của các em.” – Alex Sanchez.

Alex Sanchez – Nhà văn nổi tiếng từng đoạt nhiều giải thưởng với các tác phẩm dành cho tuổi thiếu niên, đặc biệt là thiếu niên đồng tính – đưa ra lời khuyên mạnh mẽ cho các bạn trẻ về việc hãy tin và yêu thương chính bản thân mình.

5. “Tôi không quan tâm nếu bạn đen, trắng, thẳng, lưỡng tính, đồng tính, béo, lùn, giàu, nghèo… Nếu bạn tốt với tôi, tôi sẽ tốt với bạn. Đơn giản là như vậy.” – Eminem.

Nguyên tắc cho – nhận của cuộc sống này đơn giản lắm, chẳng cần quan tâm đến bạn là ai, bạn như thế nào, bạn đồng tính hay không, miễn bạn đối xử tốt với người khác, thì nghiễm nhiên, chẳng có lý do gì để người ta bạc đãi mình.

6. “Tôi phát mệt khi nói những từ “gay” hay “lesbian”. Họ chỉ là con người như chúng ta. Nếu một ngày con trai tôi đi học về và nói: “Con thấy một cậu bạn, con yêu cậu ta chết đi được.”, thì tôi sẽ trả lời rằng: ” Ồ vậy à, điều đó thật tuyệt.” – Josh Hutcherson. 

Mệt thật chứ! Liệu đến bao giờ gay và lesbian cũng sẽ trở thành những giới tính được xem là bình thường giống như con trai và con gái đây? Diễn viên chính bộ phim The Hunger Games – Josh Hutcherson nổi tiếng với những câu nói vô cùng ý nghĩa về LGBT, và câu nói này chính là một ví dụ.

7. “Chọn tình yêu cũng là chọn sự bình đẳng, có nghĩa là bạn chọn sự thay đổi và chọn điều gì đúng cho nhân loại.” – Macklemore.

Tất cả mọi thứ, kể cả tình yêu cũng đều bình đẳng. Và với tình yêu đó, chỉ cần nó giúp bạn thay đổi để tốt lên, thì đó mãi là một tình yêu đáng quý. Đó chính là thông điệp của rapper Macklemore, người từng đưa 33 cặp đôi đồng tính và dị tính lên sân khấu Grammy để tổ chức hôn lễ, trong màn trình diễn bài hát Same Love của mình.

8. “Một ngày nào đó chúng ta sẽ không phải thừa nhận mình là người đồng tính. Chúng ta chỉ cần nói rằng tôi đang yêu và đó là tất cả những gì quan trọng.” – Ellen Degeneres

Vì đồng tính cũng là những người có một cuộc sống bình thường như bao người khác. Và chính vì bình thường, nên sẽ có một ngày bạn không cần phải “thừa nhận” như thể đó là một sự tội lỗi, với bất cứ ai. MC đồng tính lừng danh thế giới – Ellen Degeneres thẳng thắn chia sẻ về việc “thừa nhận giới tính”.

9. “Tất cả mọi người đều có quyền yêu và được yêu, không ai trên trái đất này có quyền được nói một người khác rằng tình yêu của họ là trái luân lí.” – Barbra Streisand

Và cũng không ai có đủ quyền để cấm hai người dành tình cảm cho nhau được hạnh phúc đến với nhau! Đó chính là điều mà nữ diễn viên nổi tiếng Barbra Streisand muốn gửi gắm đến tất cả mọi người.

Mùa Oải Hương Năm Ấy Chưa Ra Mắt Đã Gây Tranh Cãi

Sản phẩm mới của ê kíp “Căn hộ số 69” vừa tung ra teaser chính thức của “Mùa oải hương năm ấy” và lập tức khiến tác phẩm này trở thành tâm điểm tranh luận của “mọt phim”.

Vào thời điểm cuối năm, khi các rạp chiếu đang “cháy vé” vì các bom tấn như Gone Girl hay tác phẩm Việt gây chú ý như L ạc giới, Hương ga… thì màn ảnh nhỏ trong nước cũng được “hâm nóng” bởi dự án phim truyền hình dài 9 tập mang tên Mùa oải hương năm ấy.

Không cảnh hành động giật gân, không “cảnh nóng” và không sử dụng chiêu trò nhưng bộ phim vẫn gây chú ý và nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận. Đặc biệt, sau khi video teaser chính thức của Mùa oải hương năm ấy được công bố vào trưa 29/10, phản ứng của khán giả, đặc biệt là các “mọt phim” càng trở nên mạnh mẽ.

Teaser chính thức “Mùa oải hương năm ấy”

“Thoạt nhìn tưởng là Căn hộ số 69”

Đây là phần đa ý kiến của độc giả sau khi xem hình ảnh dàn diễn viên Mùa oải hương năm ấy bởi nhà sản xuất đã chọn 3 diễn viên chính của Căn hộ số 69 là Ngọc Thảo, Sĩ Thanh và Hoàng Kỳ Nam cho dự án mới này.

Mặc dù không đảm nhiệm vai chính nhưng sự xuất hiện của hot girl và VJ xinh đẹp rất gây tò mò cho công chúng. Lý do bởi trước đó, Căn hộ số 69 mới ra mắt 1 tập đãkhai tử và bị xử phạt hành chính vì sai phạm trong khâu phát hành.

Poster phim “Mùa oải hương năm ấy” (Từ trái sáng phải, trên xuống dưới: Hoàng Kỳ Nam, Ngọc Thảo, Bảo Trung, Bella Mai, Tuấn Trần, Sĩ Thanh và Nguyên Minh)

“Tôi khẳng định phim không hề có cảnh nóng hay những câu thoại nhạy cảm. Nó chỉ đơn thuần là câu chuyện tình cảm nhẹ nhàng được thể hiện qua các cảnh quay lãng mạn” – giám đốc sáng tạo Namcito đại diện ê kíp phản hồi nghi vấn của cư dân mạng.

Cùng với thông tin chính thức về bộ phim được công bố, khán giả thực sự bất ngờ trước nội dung kịch bản và phong cách thực hiện Mùa oải hương năm ấy. Bộ phim được làm theo phong cách Hàn Quốc với bối cảnh đẹp, câu chuyện lãng mạn xoay quanh cuộc sống của giới trẻ. Loạt ảnh mới nhất về cảnh phim với góc bao quát Đà Lạt từ trên cao, thực hiện bởi fly camera đã mang đến cho người xem cảm giác thực sự choáng ngợp.

Bella Mai và Tuấn Trần – hai gương mặt mới hứa hẹn mang đến bất ngờ cho khán giả

Phim được đầu tư hệ thống máy móc chuyên dụng vốn dành để sản xuất phim nhựa. “Phần hình ảnh của phim sẽ rất lung linh và đạt chuẩn 4K để có thể đem chiếu rạp”, Nam Cito khẳng định.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những gương mặt mới thủ vai chính như Bella Mai (An Nhiên), Bảo Trung (Bảo Anh), Tuấn Trần (Khải Minh)… cũng là điểm sáng cho phim. Trong teaser vừa được công bố, mỗi khuôn hình đặc tả khuôn mặt diễn viên đều mang đến cảm xúc khó quên cho người xem.

Nhạc phim “quen tai” dễ đi vào lòng người

Ngoài phần hình ảnh được chăm chút qua những thước phim mô tả vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, kinh phí khá lớn của ê kíp còn dành cho nhạc phim. Trong teaser chính thức, ca khúc Giữ em đi qua sự thể hiện của nữ ca sỹ Thùy Chi đã mang đến cho người nghe nhiều cảm xúc.

Theo chia sẻ của đạo diễn Bảo Nhân, đây là một sáng tác của nhạc sỹ Tiên Tiên (tác giả bài hit Gọi mưa – Trung Quân Idol) được “đo ni đóng giày” cho Mùa oải hương năm ấy. Với giai điệu nhẹ nhàng, lời ca từ giản dị nhưng với cách hát thủ thỉ, ca khúc đã tạo hiệu ứng tốt với người nghe, dù chưa công bố phiên bản hoàn chỉnh.

Bạn bè của các nghệ sỹ tham gia ê kíp là những sao hot của Vbiz cũng lần lượt chia sẻ link (đường dẫn) teaser và ca khúc nhạc phim kèm theo lời chúc mừng đồng nghiệp.

Giọng ca trong trẻo của Thùy Chi đã mang truyền cảm xúc mạnh mẽ cho ca khúc giàu chất tự sự “Giữ em đi”

Tuy nhiên, bên cạnh những phản hồi tích cực, ca khúc Giữ em đi cũng vấp phải một số ý kiến nhạy cảm. Người nghe nhạc tinh ý phát hiện, phần nhạc mở đầu bài hát “na ná” bài hit Tìm lại giấc mơ của Hồ Ngọc Hà. Tiếp đó, những giai điệu phía sau lại pha trộn giữa nhiều tác phẩm nhạc nhẹ ăn khách hiện tại do Thủy Tiên trình bày.

Những cảm nhận đơn phương của số ít người nghe trong giai đoạn phim chưa lên sóng truyền hình đã gợi sự tò mò cho cộng đồng mạng. Điều này vô tình trở thành “đòn bẩy”, khiến Mùa oải hương năm ấy càng trở nên “hot” và trở thành từ khóa được tìm kiếm có trữ lượng ngày một tăng nhanh trong vài ngày qua.

Nhà sản xuất chia sẻ, bộ phim sẽ công chiếu ra mắt tập 1 với báo giới vào ngày 27/11 tới và sau đó lên sóng truyền hình vào đầu tháng 12.

Loạt ảnh poster mới của đoàn phim “Mùa oải hương năm ấy”:

Bella Mai và Bảo Trung (cặp đôi ở giữa) thủ vai nam nữ chính trong phim. Sĩ Thanh (tóc vàng) và Tuấn Trần là cặp đôi thứ chính nhưng cũng mang đến những câu chuyện kịch tính

Bella Mai trong vai An Nhiên, là một cô hoạ sĩ trở về từ vùng Provence nước Pháp, rất yêu hoa oải hương.

An Nhiên trở về Đà Lạt với dự án vẽ tranh về thành phố thơ mộng này và vô tình gặp gỡ Bảo Anh và nảy sinh tình cảm mặc dù cô đang có một mối tình với Khải Minh, cũng là vị hôn phu sắp cưới của mình. Sự giằng xé giữa Bảo Anh và Khải Minh cũng chính là bi kịch của An Nhiên.

Trong Mùa oải hương năm ấy, Sĩ Thanh vào vai Minh Hy, là một cô gái thực dụng và đanh đá đến mức dễ ghét. Sĩ Thanh đem lòng yêu Bảo Anh mà không hề hay biết rằng anh ta chỉ yêu cô bạn thân của mình là An Nhiên. Mâu thuẫn dần nảy sinh khi mối quan hệ giữa An Nhiên và Bảo Anh càng ngày càng phát triển.

Ngọc Thảo trong vai Bảo Quyên, là em gái ruột của Bảo Anh, vì quá nhớ người yêu của mình là Đông Quân, cô tức tốc từ Mỹ quay về Đà Lạt và từ đó bi kịch xảy ra khi cô phát hiện ra quá nhiều điều bất ngờ.

Trong khi đó, bạn diễn của cô trong Căn hộ số 69 là Hoàng Kỳ Nam (áo xanh, đứng ngoài cùng bên phải trong ảnh) vào vai Đông Quân, một du học sinh từ Mỹ quay về Đà Lạt trong kỳ nghỉ đông. Tại đây, bí mật của anh bị chính người yêu của mình (Bảo Quyên do Ngọc Thảo thủ vai) phát hiện. Đó là tình cảm thầm kín dành cho người bạn thân của mình – Bảo Anh.

Góp Bàn Xung Quanh Một Số Bào Ca Dao Nói Về Xứ Lạng

Lạng Sơn, một vùng văn hóa truyền thống từ lâu đời với cái tên thường gọi thân quen: Xứ Lạng. Xứ Lạng được nhắc đến nhiều trong thư tịch cổ với tư cách là tâm phên dậu của đất nước, nơi diễn ra nhiều cuộc bang giao, nhiều chiến trận lịch sử nổi tiếng. Xứ Lạng còn là nơi hấp dẫn du khách. Ca dao về Xứ Lạng chủ yếu nói về cảnh đẹp, sự trù phú của một vùng biên cương.

Bài này của giáo làng Chiềng được đăng trên tạp chí văn nghệ Xứ Lạng số 72, tháng 10 -1999

Theo văn bản đầy đủ nhất cho đến nay là cuốn Tục ngữ ca dao Việt Nam của Vũ Ngọc Phan[r bản in năm 1998 (Lần in thứ 11) 832 trang của Nhà Xuất bản Khoa học xã hội thì Xứ Lạng được xuất hiện trong ca dao đến 12 lần trong đó co một số lần lặp lại và một số bản khác (Dị bản). Với nhiều nét phản ánh đa dang, phong phú, trong đó có hai ca dao tiêu biểu được nhắc lại nhiều lần đó là:

Đường lên Xứ Lạng bao xa? Cách một trái núi với ba quãng đồng Ai ơi đứng lại mà trông Kìa núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ Bụng anh vẫn thẳng như tờ giấy phong

Cặp lục bát cuối có khi lại chép là:

Anh chớ thấy em lắm bạn mà ngờ Bụng em vẫn thẳng như tờ giấy phong (Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam – Vũ Ngọc Phan trang 272)

Bài ca dao cũng được nhắc đến nhiều và được yêu thích hơn cả đó là:

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh Ai lên Xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem Mải vui quên hết lời em dặn dò

Riêng bài ca dao này đã được nhiều người biết đến vì nó là ca dao mang tính phổ biến rộng rãi không cục bộ như dân ca. Và cũng nhiều nhà nghiên cứu tốn giấy mực về nó. Đây là một bài ca dao tiêu biểu và nó có sự phát triển vận động dích dắc, phức tạp luôn được chắp nối. Đây cũng là một đặc điểm của thi pháp ca dao nhưng với bài này nó đặc sắc hơn cả. Tiến sỹ Phan Đăng Nhật (Viện nghiên cứu văn hóa dân gian) đã sưu tầm được 26 lần xuất hiện của 2 câu ca dao: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa- Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh” với một cấu trúc ổn định trong các trường hợp khác nhau. Và ông xếp cái trường hợp đó vào 7 loại cấu trúc. Trong những dị bản đó thì có bản dài nhất gần 8 cặp lục bát (từ 16 câu) xuất hiện lần đầu vào 1910 trong sách Quốc phong thi tập hợp thái. Lúc đầu trong ca dao cơ sở có lẽ chỉ có một hoặc ba cặp lục bát như kể trên sau đó được bổ sung và chắp nối liên tục, vận động và trở thành một bài ca dao hoàn chỉnh gồm 16 câu như sau:

Thứ nhất thì bầu Chi Lăng Thứ nhì cây khế, Đồng Đăng Kỳ Lừa Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh Em lên Xứ Lạng cùng Anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem Mải vui quên hết lời em dặn dò Gánh vàng đi đổ sông Ngô Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương Lên chùa thắp một nén hương Khấn trời cúng bụt bốn phương chùa này Tôi đi tìm bạn tôi đây Bạn tôi thấy khó, bạn nay không chào Chắp tay vái lạy con sào Nông sâu đã biết, thấp cao đã từng.

Xâu chuỗi lại chúng ta có thể thấy đây là bài ca dao tả cảnh và cũng là câu chuyện tình của cặp trai gái mà cô gái ở miền xuôi lên theo “Anh” sinh sống. Cảnh đẹp, người đẹp thơ mộng, phố Kỳ Lừa lại là chốn phồn hoa đô hội. Anh con trai đã mải chơi bời vui vẻ quên hết lời thề ước hẹn ngày xưa. Cuộc đời từ chỗ êm đẹp nay đã rơi vào bế tắc, khiến cho người vợ đau khổ ngày đêm tơ tưởng người trong mộng:

Gánh vàng đi đổ sông Ngô Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương

Chưa hết, cô còn đi lễ chùa, khấn Phật cho cô tìm thấy chồng và kéo lại phía mình, nhưng sự giàu sang đã làm cho người chồng quên hết tình nghĩa vợ chồng ngày xưa Chỉ một bài ca dao thôi đã cho chúng ta thấy sự sầm uất của phố xá miện sơn cước, với những danh lam thắng cảnh, sản vật và cả một câu chuyện tình lý thú. Trong số các bài ca dao nói về Xứ Lạng thì cặp lục bát:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanhxuất hiện với tần suất dày đặc trong các bài ca dao. Kể cả ca dao mới danh từ Xứ Lạng cũngxuất hiện không ít lần ví dụ như:

Đường về Xứ Lạng mù xa Có về Hà Nội với ta thì về Hay là Em lên Xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em Ai lên Xứ Lạng cùng anh Thăm quân du kích thăm thành Bắc Sơn Đường lên Xứ Lạng bao xa Cách một trái núi với ba quãng đồng

Nhiều bài ca dao ngoài cái hay cái đẹp về mặt văn học và ngôn từ còn ẩn chứa nhiều câu hỏi về lịch sử, văn hóa chẳng hạn câu “kìa núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ” Vậy sao có tên Thành Lạng, Núi Thành Lạng ở đâu, sông Tam Cờ là sông nào mà nay không còn gọi nữa? Thật là một điều thú vị với các nhà nghiên cứu. Trong ca dao kháng chiến chống Pháp cũng ít nhất có ba lần nhắc đến các địa danh ở Lạng Sơn (Tất nhiên là trừ Xứ Lạng ) đó là Bắc Sơn, Đèo Khách, Lũng Vài, những nơi đã làm cho kẻ thù khiếp sợ. Những bài ca dao về Xứ Lạng hình như nó có một phong vị riêng có đại từ danh xưng rõ ràng, những đại từ, danh từ phiếm chỉ rất ít. Thường là cụm đại từ anh và em. Xin lưu ý rằng ngày xưa danh xưng như vậy không hề phổ biến mà thường là ai, mình, ta, người ta, người ấy, chàng, nàng hay các đại từ phiếm định khác chẳng hạn:

– Nàng về nuôi cái cùng con Để anh đi trảy nước non Cao Bằng

– Khăn đào vắt ngọn cành mơ Mình xuôi đằng ấy bao giờ mình lên

Hoặc là:

– Mấy khi rồng gặp mây đây Để rồng than thở với mây vài lời Nữa mai rồng ngược mây xuôi Biết bao giờ lại nối lời rồng mây.

Ca dao về Xứ Lạng còn rất nhiều chưa thể sưu tầm và nghiên cứu được hết. Mới đi vào đã thấy mênh mông, chỉ xin góp bàn một đôi lời rất mong có nhiều ý kiến khác nữa.

Xứ Lạng đầu đông 1999

Cập nhật thông tin chi tiết về Tranh Cãi Trong Cộng Đồng Lgbt Việt Xung Quanh Phim ‘Xóm Trọ 3D’ trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!