Bạn đang xem bài viết Từ Mv Mới Của Chi Pu: Yêu Thụ Động Như Tấm Hay Nặng Tình Như Cám Mới Xứng Đáng Với Tình Yêu Chung Thuỷ Của Vua? được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong truyện cổ tích, Tấm đại diện cho cái thiện. Thế nên từ đầu tới cuối, cô luôn được mặc định là đúng, là tốt. Thiệt thòi của cô là mẹ mất sớm, cha có dì ghẻ, phải làm lụng vất vả từ nhỏ nhưng bù lại, ở bất kì tình huống khó khăn nào, chỉ cần cô khóc, Bụt sẽ hiện lên giúp đỡ. Vì không cần nỗ lực mà vẫn trở thành Hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc bên Vua nên ngày bé, con nít thường mong được như Tấm, thường được dạy theo hình mẫu của Tấm: chỉ cần hiền lành, tốt bụng, ông trời sẽ không tuyệt đường sống.
Tấm trong “Anh ơi ở lại” của Chi Pu cũng vậy. Chị – em Tấm Cám cùng gặp Vua trong 1 hoàn cảnh, cùng hào hứng thử chiếc hài mà người con gái Vua si mê đánh rơi. Vậy mà cuối cùng chỉ có Tấm được chọn. Lẽ nào vì Tấm là hình tượng đã quá kinh điển trong truyện cổ tích nên nhắc đến tên thôi, người ta đã chắc mẩm, cô mới là nữ chính? Lẽ nào vì Tấm có vẻ hiền lành, nhu mì hơn nên không cần tranh giành cũng được Vua yêu?
Vì là Tấm nên lúc nào cũng được ông trời ưu ái hơn
Tấm ở cả 2 phiên bản trên đều chung tính cách: nhu mì đến mức nhu nhược, dịu dàng đến mức nhạt nhoà, cô yêu rất thụ động nhưng lại gặp may mắn hơn người khi Vua trúng “tiếng sét ái tình”. Nói theo ngôn ngữ thời hiện đại thì Tấm với Vua là đúng người, đúng thời điểm. Do đó, Cám có xinh đẹp đến mấy, có mưu mô xảo quyệt ra sao thì cuối cùng Tấm vẫn trở về bên Vua.
Cám: sai người, sai thời điểm – chủ động theo đuổi tình yêu nhưng chưa khi nào được hồi đáp
Xây dựng hình tượng Cám vừa độc ác, vừa ích kỉ trong truyện cổ tích, các tác giả dân gian đã thành công trong việc hình thành tâm lý ghét bỏ đến cùng cực của người đời dành cho mẹ con nhà Cám. Ngược lại với Tấm, Cám làm việc gì cũng bị coi là xấu, là ác. Ngay cả việc Cám tìm mọi cách để có được tình yêu của Vua cũng bị xua đuổi, rũ bỏ vì vốn sự tồn tại của cô đã là sai lầm của tạo hoá.
Cám bao đời nay luôn là hiện thân của cái ác. Cô sống đã cô độc mà ngay cả khi chết rồi cũng không được toàn thây. Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì Cám cũng chỉ là nạn nhân của mẹ ruột, của chế độ phong kiến cổ hủ. Cô sinh ra trong một môi trường ác, ắt bản tính cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bởi cứ thử nghĩ mà xem, nếu Cám là em ruột cùng mẹ cùng cha với Tấm, hà cớ gì cô phải năm lần bảy lượt hãm hại chị gái nếu không nghe theo lời xui khiến của một nhân vật còn ác hơn cả mang tên – dì ghẻ (ở đây là mẹ ruột của Cám).
Có người cho rằng, Cám ác như vậy là do hoàn cảnh
Đọc truyện Tấm Cám, ít người về phe Cám. Tuy nhiên, Chi Pu lại khác. Nói chính xác, cô không bênh vực Cám nhưng chọn hoá thân thành Cám để thấu hiểu, để bao dung và để lý giải về việc tại sao là em nhưng chưa bao giờ Cám chúc phúc cho Tấm.
Trong “Anh ơi ở lại”, Cám chạm mặt Vua trong một lần chạy trời mưa sau khi mò cua bắt ốc cùng Tấm. Theo lẽ thường tình, khi xinh đẹp hơn, khi được diện bộ đồ lộng lẫy hơn, Cám phải là người được Vua chú ý đầu tiên. Vậy mà, người thử vừa chiếc hài là Tấm chứ không phải cô, người được trở thành Hoàng hậu là Tấm, chứ không phải cô.
Cám sau lần thất bại ấy bắt đầu sống trong chuỗi ngày đau đớn, thất vọng. Cô cũng là phụ nữ nên tất yếu sẽ nảy sinh cảm giác ghen ghét, đố kị. Cô chặt cau khiến Tấm chết tức tưởi rồi thế chỗ chị tiến cung. Cô đốt lồng chim Vàng Anh vì muốn Vua một lòng, một dạ. Cô yêu thương Vua nên trước sự ghẻ lạnh của Người vẫn một mực theo sau, chờ đợi hy vọng. Thế nhưng, sau tất cả những hành động điên cuồng ấy,… Tấm lại về bên Vua, còn Cám cô độc vẫn cứ cô độc. Thị vệ có tình cảm với cô mà chưa kịp giãi bày thì Cám đã biến mất khỏi nhân gian.
Trong con mắt của Chi Pu, Cám cũng chỉ là một người con gái bình thường, biết đau đớn, biết dằn vặt khi phải chứng kiến người mình yêu ôm ấp một người con gái khác
Sau khi “Anh ơi ở lại” lên sóng, Chi Pu có bỏ ngỏ một câu mà khiến nhiều người phải suy ngẫm:
“Hoàng thượng chỉ thấy Tấm khóc Đâu biết rằng Cám cũng biết đau…”
Quả thực là vậy! Cám dưới góc nhìn của Chi Pu thậm chí còn nặng tình với Vua hơn cả Tấm. Cô vì yêu nên mới ác, vì yêu quá nên mới gạt bỏ cả tình thân. Cám dưới góc nhìn của Chi Pu không khiến người ta ghét, hơn nữa còn thấy đáng thương. Cô so với Tấm, yêu rất chủ động, luôn nỗ lực để có được người mình yêu. Chỉ tiếc, cô là người đến sau, đã sai người còn sai thời điểm nên tất yếu, kết cục nhận được chỉ có thể là đau thương.
Ở thời đại 4.0, Tấm hay Cám mới xứng đáng được yêu?
Có một câu hỏi được đặt ra là nếu Tấm – Cám cùng sinh ra trong thời hiện đại chứ không phải phong kiến cổ hủ thì ai mới xứng đáng được yêu thương?
Câu trả lời đa phần sẽ là Cám. Cám đúng là ác nhưng ít nhất cô có mục đích sống và biết đấu tranh cho thứ mình yêu, dù đó là hành động ác. Còn Tấm, trước khó khăn chỉ biết khóc, chỉ biết chờ Bụt xuất hiện cứu giúp. Mãi về sau, khi năm lần bảy lượt bị Cám hãm hại, Tấm mới biết phản kháng nhưng nhanh chóng trở thành kẻ ác nhất truyện nhờ hành động: xúi giục Cám tắm nước sôi rồi sau đó làm mắm gửi cho dì ghẻ.
Đối chiếu với thời đại 4.0 ngày nay, Tấm đại diện cho những người thụ động, luôn chờ đợi thứ gọi là phép màu. Cuộc đời Tấm nói chính xác là đã được trải sẵn hoa hồng nên cô không cần nỗ lực cũng có được kết thúc viên mãn. Còn Cám – có mục tiêu sống, có kế hoạch phấn đấu, vấn đề là hành động quá tiêu cực. Vậy nhưng, nếu phải chọn lựa giữa Tấm và Cám, người ta sẽ chọn Cám – một người kiên định và có tham vọng. Riêng Tấm, cô chỉ phù hợp sống trong sự bao dung của những người yêu truyện cổ tích bởi ở thời hiện đại này, KHÓC không phải là một cách giải quyết.
Nếu để Tấm xuất hiện trong thời đại ngày nay, có lẽ cô sẽ không thể sống sót
Cuối cùng, cả Tấm và Cám đều xứng đáng được yêu nếu họ tìm được đúng người, sinh đúng thời…
Tình Yêu Xa Cách Như Ngọn Lựa Trong Gió.
[Tình Yêu Xa Cách ] Như ngọn lửa trong gió Đã ai trải qua chắc chắn hiểu và thấm thía câu nói này lắm. Người ta nói xa mặt cách lòng mà. Đọc nhiều tâm sự về tình yêu xa tôi cảm thấy có gì đó buồn và chua sót. Cùng lắng nghe tâm sự của một anh chàng sinh viên học kinh tế với tình yêu xa của anh.
” Người yêu tôi học sư phạm cũng sinh năm 90, chúng tôi yêu nhau từ năm nhất đại học, quen nhau qua lò luyện thi trên này rồi thì ai cũng bảo Trai Kinh tế gái Sư Phạm là hợp nhau quá rồi. Chơi với nhau được 1 thời gian tôi tỏ tình, bạn ấy đồng ý, vậy chúng tôi yêu nhau. Nếu tính đến thời điểm này thì yêu nhau cũng phải được gần 8 năm.
[ Tâm Sự Buồn ] Các bạn biết cảm giác gần 8 năm nó như nào ko? Quá nhiều biến cố, quá nhiều thăng trầm, 8 năm cứ ngỡ rằng sẽ lấy nhau, đôi bên gia đình cũng tác thành, ngay cả từ anh em họ hàng cũng ưng ý…có 1 điều là, nửa năm trước, tôi được cử đi làm trong Hồ Chí Minh 1 năm…chỉ 2 tháng thôi, 2 tháng chúng tôi yêu xa có bao nhiêu là biến cố, có lẽ do ngày trước chúng tôi gần nhau quá, tình cảm với nhau quá nên xa nhau 2 tháng ko chịu đựng nổi…cũng phải thôi. Rồi cô ấy nói chia tay vì ko chịu được yêu xa. Tôi thì xin cô ấy thời gian để suy nghĩ…vậy mà. Chưa kịp nghĩ, 2 tuần sau cô ấy có người yêu mới và vừa làm đám cưới được 1 tuần rồi, trong khi đó tôi vẫn ở Hồ Chí Minh tiếp tục công việc, cô ấy lấy chồng cũng làm ở Ủy ban tỉnh, con của sếp ko phải là lớn nhưng cũng có tên tuổi…đến giờ tôi vẫn thấy có gì đó ko đúng, 8 năm và 4 tháng…con người dễ đổi thay đến vậy sao? Điều gì khiến người ta thay đổi, tôi sai hay cô ấy sai thì chúng tôi đã mất 8 năm cho nhau, vậy mà lại như 1 cơn gió… Buồn cũng chẳng buồn, vui cũng chẳng vui, chỉ thấy cay sống mũi..
Tình Yêu Của Thiên Chúa Ðối Với Ta
TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA
ÐỐI VỚI TA Loạt bài suy niệm sau đây lấy ý trong: R. Cantalamessa, La vie dans la seigneurie du Christ, Les éditions du Cerf, 1990. Tác giả dựa vào thư Rôma, đề nghị một cuộc hành trình tái phúc âm hoá và canh tân đời sống đức tin, dành cho mọi kitô hữu. Làm sao cho mỗi người, nhờ những ân sủng đã lãnh nhận trong bí tích Rửa Tội, được thư Rôma khơi lại, cuối cùng trở thành một tạo vật mới, không còn sống cho mình, nhưng là sống cho Chúa.
Khi phải vắn tắt loan báo một tin gì, nhất là tin khẩn cấp, bao giờ người ta cũng đi thẳng vào điều chính, điều cốt yếu, không dài dòng văn tự, không đi từ đầu đến cuối. Cái đó để sau. Lý do, hoàn cảnh này khác của sự việc cũng để sau. Ðiều cốt yếu mới là điều dân chúng mong đợi hay cần biết ngay. Chẳng hạn, đang chờ kết quả của một trận bóng đá của đội nhà, chỉ cần đưa tin: thắng rồi. Sau đó mới dần dà hỏi thêm: tỉ số bao nhiêu, bên nào chơi đẹp, cầu thủ nào ghi bàn, có nghi bán độ không . . .
Khi loan báo Tin Mừng của Chúa, Phaolô cũng đã làm theo cách này ngay đầu thư Rôma. Coi mình như là sứ giả đưa một tin chiến thắng vĩ đại nhất, Phaolô chỉ vội vàng nói lên mấy chữ: “Kính gửi tất cả anh em ở Rôma, những người được Thiên Chúa yêu thương. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an” (Rm 1,7).
Thoạt nghe, chúng ta tưởng là một lời chào bình thường, như vẫn có ở đầu mỗi lá thư. Nhưng nếu để ý, ta thấy những lời trên chứa đựng một tin vui mới. Tin vui mới đó là thế này: Các tín hữu Rôma là những người được Thiên Chúa yêu thương, đã có sự bình an vĩnh viễn, đang được sống trong ân sủng. TÌNH YÊU, BÌNH AN, ÂN SỦNG, những từ chứa đựng tất cả sứ điệp Tin Mừng. Không những chúng truyền đạt các chân lý, mà còn tạo ra một tình trạng tâm hồn: một tâm hồn bình an vì được Thiên Chúa yêu thương và đang sống trong ân sủng.
Ðây cũng là Tin Vui rất quan trọng cho chúng ta hôm nay. Thiên Chúa cũng yêu thương ta, ban cho ta ân sủng và bình an như là hoa quả của tình Ngài yêu ta. Thế nhưng, nếu thành thật nhìn lại đời sống của mình, chúng ta phải nhận ra rằng thời gian và những thói hư nết xấu đã làm cho chúng ta ra chai lỳ. Phần nào giống như lời Isaia đã nói: “Ngươi vốn là kẻ cứng đầu, cổ ngươi là thanh sắt, trán ngươi làm bằng đồng” (Is 48,14). Cứng đầu cứng cổ, ương ngạnh chai lỳ như thế đâu có được! Phải uốn nó. Uốn thế nào? Sắt và đồng không thể để nguyên vậy mà uốn. Phải đưa vào lò, nung cho nó mềm ra. Lò chúng ta dùng ở đây, để uốn cổ cứng của ta, là lò lửa tình yêu của Thiên Chúa. Rồi phải dùng búa mà đập, mà rèn. Búa ở đây chính là lời Chúa. Ta sẽ chịu đựng được hết khi thấy mình thực sự được Thiên Chúa yêu thương.
Chúng ta tiếp thu sứ điệp tình yêu của Thiên Chúa, một sứ điệp rất quan trọng, qua mấy ý tưởng rải rác trong thư Rôma:
– Chúng ta là “những người được Thiên Chúa yêu thương” (Rm 1,7)
– “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta” (Rm 5,5)
– “Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (Rm 8,39)
Ba câu trên có liên hệ mật thiết với nhau, tạo nên một diễn từ xuyên suốt lá thư, như một sứ điệp riêng trong một sứ điệp.
* Kiểu nói “tình yêu Thiên Chúa” có hai nghĩa rất khác nhau. Hoặc Thiên Chúa là đối tượng của tình yêu (yêu Chúa). Hoặc Ngài là chủ thể của tình yêu (Chúa yêu). Con người chúng ta thường hướng tới chỗ tích cực hơn tiêu cực, năng động hơn thụ động. Vì vậy, luôn ưu tiên nhấn mạnh nghĩa thứ nhất, tức bổn phận phải yêu Chúa, để nói lên hành vi tích cực của mình đối với Chúa. Giảng thuyết kitô giáo cũng rập theo chiều hướng này. Có những thời kỳ hầu như chỉ nói về việc yêu Chúa, với những mức độ của tình yêu này.
Tuy nhiên, mạc khải lại dành ưu tiên cho nghĩa thứ hai, tức tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, chứ không phải tình yêu của con người đối với Thiên Chúa. Thư thứ nhất của Gioan viết: “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng là chính Người đã yêu thương chúng ta” (1Ga 4,10). Thế nên ta phải lập lại thứ tự được lời Chúa mạc khải, tức phải nhấn mạnh “ân huệ” trước “lệnh truyền”, nhấn mạnh tình yêu của Thiên Chúa đối với ta, trước khi nói đến bổn phận của ta phải yêu mến Chúa. Thiên Chúa yêu thương ta: đó mới là điều chính, đó mới là điều mà mọi sự khác phải tuỳ thuộc, kể cả khả năng của ta yêu mến Chúa, như cũng Gioan còn viết: “Chúng ta hãy yêu mến, vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1Ga 4,19).
* Ðể hiểu Chúa yêu ta như thế nào, phải nại tới mạc khải. Quả thực, ngoài một mình Thiên Chúa ra, ai có thể bảo đảm với ta là Ngài yêu ta. Theo Augustinô, tất cả Kinh Thánh chỉ là bản “tường thuật tình yêu của Thiên Chúa”. Kinh Thánh tràn ngập tình yêu của Thiên Chúa. Chính tình yêu này giải thích mọi sự khác, cắt nghĩa vì sao có tạo dựng, có nhập thể, có cứu chuộc . Nếu thay vì là chữ viết, cả cuốn Kinh Thánh trở thành tiếng nói, và nếu có thể thu gọn vào một vài tiếng mà thôi, thì những tiếng ấy sẽ là: Thiên Chúa yêu ta. Ðức Giêsu cũng đã diễn tả vắn gọn như thế khi Ngài nói: “Chúa Cha yêu thương anh em” (Ga 16,27). Mọi sự Thiên Chúa nói và làm trong Kinh Thánh đều bày tỏ tình yêu của Ngài, vì Ngài là Tình Yêu. Cho nên, “biết Thiên Chúa hiện hữu chưa phải là điều quan trọng, biết Ngài là Tình Yêu mới quan trọng” (S.Kierkegaard).
Nại tới mạc khải tức là phải đọc Kinh Thánh. Ðể hiểu tất cả sự phong phú và sâu sắc của lời Chúa, phải đọc cả Tân Ước lẫn Cựu Ước, hoặc thực tế hơn, đọc Tân Ước dựa vào ánh sáng của Cựu Ước. Nhờ hiểu được ảnh hưởng hỗ tương giữa Cựu Ước và Tân Ước, chúng ta mới hiểu hơn ý nghĩa của kiểu nói “được Thiên Chúa yêu thương”. Trước đây, Israel là dân được Thiên Chúa yêu thương. Nay, Phaolô nói: tín hữu Rôma, hoặc các kitô hữu nói chung, cũng là những người được Thiên Chúa yêu thương, tức là Phaolô muốn gán cho Giáo Hội mọi đặc quyền đặc lợi của tình yêu Thiên Chúa, mà Israel đã được hưởng trong Cựu Ước. Hoặc nói đúng hơn, Thiên Chúa cho chúng ta được dự phần vào đặc ân này.
Trong Cựu Ước, mạc khải về tình yêu của Thiên Chúa thường được thể hiện qua các ngôn sứ, là những người được tuyển chọn và chuẩn bị ngay từ trong lòng mẹ, để có thể đảm đương nhiệm vụ cao cả này. Qua các ngôn sứ, Thiên Chúa nói cho chúng ta về tình yêu của Ngài. Một điểm đáng lưu ý: trong mạc khải qua các ngôn sứ, Thiên Chúa không luôn luôn nói trực tiếp ở ngôi thứ nhất. Thường ra là chính ngôn sứ xét đoán, truyền lệnh, đe doạ, cho dù ông làm thế nhân danh Thiên Chúa. Nhưng nếu là về tình yêu của Thiên Chúa, thì thường là chính tiếng Thiên Chúa nói: Ta yêu thương ngươi. Ta sẽ đính ước với ngươi . Dường như về tình yêu này, các ngôn sứ phải thinh lặng, để một tiếng nói khác uy lực hơn thay thế tiếng nói của các ông, và chính các ông cũng lắng tai nghe. Vậy ngôn sứ là người đầu tiên đón nhận mạc khải về tình yêu của Thiên Chúa.
* Qua mạc khải của Cựu Ước, đặc biệt qua các ngôn sứ, ta có thể thấy tình yêu của Thiên Chúa đối với ta có những đặc tính này:
–Tình yêu của người cha, người mẹ.“Khi Israel còn là đứa trẻ, Ta đã yêu nó. Ta đã tập đi cho Ephraim, đã đỡ cánh tay nó. Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo nó. Ta xử với nó như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má. Ta cúi xuống gần nó mà đút cho nó ăn” (Hs 11,1-4).
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều đã từng thấy cảnh cha mẹ nựng con, chăm sóc cho con nhỏ qua một vài hình ảnh được nêu ra trên đây: bồng bế trên tay, nhấc lên hôn hít, mớm đút cho con ăn. Áp dụng những hình ảnh đầy biểu tượng trên đây cho Thiên Chúa có thể gợi cho ta thấy tình yêu của Thiên Chúa như của một hiền phụ, hiền mẫu.
Khi Israel vong ân bội nghĩa, tỏ ra bất trung thì, giá là con người, chắc phải nổi tam bành lên. Thiên Chúa thì không. Nhưng “Trái tim ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi (cha Thuấn dịch: Lòng Ta đảo lộn trong Ta, và mối chạnh thương sôi réo cả lên!). Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm” (Hs 11,8-9). Chúng ta có bất trung thì Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể chối chình mình. Giêrêmia cũng diễn tả bằng một kiểu cách tương tự (Gr 31,20).
Tình yêu của cha thì đầy khích lệ và ân cần săn sóc (nói chung là thế), và cũng thường sửa dạy con để nó khỏi hư thân mất nết. Thiên Chúa cũng sửa dạy người Ngài yêu. Nhưng không chỉ có vậy. Ngài còn là Ðấng bảo đảm, bảo vệ ta. Trong cả Kinh Thánh, Ngài luôn xuất hiện như “đá tảng”, như “đồn luỹ” (Tv 18,2-3). Ðó là một tình yêu có mầu sắc nam tính, như từ hesed diễn tả, cho thấy một Thiên Chúa dũng mạnh và trung thành, một Thiên Chúa làm cho ta cảm thấy được an ninh, bảo đảm.
Còn tình yêu của mẹ thì đón nhận và dịu dàng. Một tình yêu từ ruột từ gan, từ lòng dạ đã nặn đúc nên hình hài của đứa con. Ðó chính là ý nghĩa của từ rachamim trong tiếng hipri. Yêu con, vì đó là con mình, do lòng dạ mình sinh ra. Dù con có phạm tội tày đình nào đi nữa, nếu biết hối lỗi trở về, thì phản ứng đầu tiên của người mẹ là mở rộng vòng tay ôm lấy nó, Dầu sao nó vẫn là con mình. Chính người mẹ sẽ đứng ra xin với chồng nhận lại đứa con.
Nơi con người chúng ta, hai mẫu tình yêu đó thường được phân chia tương đối rõ và bổ sung cho nhau. Ðứa con nhỏ nào còn cả cha lẫn mẹ quả là có phúc. Chỉ tội cho người cha hay người mẹ nào phải một mình thể hiện cả hai mẫu tình yêu đó. Nơi Thiên Chúa, chúng kết hợp với nhau. Do vậy ta hiểu vì sao tình yêu của Thiên Chúa có khi được diễn tả qua hình ảnh tình yêu của người mẹ. Dụ ngôn tình phụ tử trong Luca (15,11tt) cho thấy, nơi khuôn mặt của người cha già, những nét của một Thiên Chúa vừa là cha vừa là mẹ. Nói đúng ra, người cha trong dụ ngôn này có tâm tình và thái độ của người mẹ hơn của người cha.
-Tình yêu vợ chồng . Ðây là tình yêu mà những ngọn lửa của nó, lửa hoả hào, “mãnh liệt như tử thần” (Dc 8,6). Thiên Chúa yêu ta như người chồng yêu vợ mình. Tình yêu vợ chồng có lúc thăng lúc trầm: say mê tươi mát thuở đầu, niềm vui ngày cưới, nhưng lại có lúc tưởng như đoạn tình dứt nghĩa. Kinh Thánh cũng diễn tả tình yêu của Thiên Chúa bằng những hình ảnh trên đây (x.Gr 2,2; Is 62,5; Hs 2,4tt), nhưng cuối cùng vẫn là phục hồi, đầy hy vọng về tình yêu ngày trước: “Ta đã một thời ngoảnh mặt chẳng nhìn ngươi, nhưng vì tình nghĩa ngàn đời, Ta lại chạnh lòng thương xót” (Is 54,8).
Một nét đặc trưng của tình yêu vợ chồng là sự ghen tuông. Quả thực, Kinh Thánh thường quả quyết Thiên Chúa là một Ðấng cả ghen (Xh 20,5.). Nơi con người, ghen là một dấu chỉ yếu đuối. Người ghen sợ cho chính mình, sợ một người khác hấp dẫn hơn chiếm đoạt trái tim của người mình yêu. Thiên Chúa thì không sợ cho mình, nhưng sợ cho chúng ta. Không sợ cho sự yếu đuối của mình, nhưng sợ cho sự yếu đuối của ta, sợ ta chạy theo ngẫu tượng. Theo Kinh Thánh, thờ ngẫu tượng dưới bất cứ hình thức nào đều là đối thủ đáng gờm cạnh tranh với Thiên Chúa. Sự cả ghen nơi Thiên Chúa không phải là một dấu chỉ bất toàn, nhưng chỉ nói lên tình yêu và lòng nhiệt thành của Ngài.
-Tình yêu khiêm tốn và nhưng không (gratuit). Ngoài những đặc tính trên đây, tình yêu của Thiên Chúa còn có đặc tính khiêm tốn và nhưng không. Khi mạc khải tình yêu thì đồng thời Thiên Chúa cũng mạc khải sự khiêm tốn của Ngài. Theo nghĩa này: Thiên Chúa là Ðấng đi tìm con người, tha thứ cho họ, sẵn sàng bắt đầu lại mọi sự. Yêu luôn luôn là một hành vi khiêm tốn. Người bắt đầu yêu là một người đi ăn xin. Dường như người đó muốn nói với người mình yêu rằng: Hãy cho anh (em) con người của em (anh), vì con người của anh (em) không đủ.
Nhưng sao Thiên Chúa lại đi yêu, lại phải khiêm tốn như vậy? Phải chăng Ngài thấy mình không đủ, còn cần một sự gì khác, một con người khác? Không phải. Ngược lại, tình yêu của Ngài hoàn toàn có tính cách nhưng không. Ngài yêu ta, không phải để làm cho mình được đầy đủ, nhưng làm cho ta được đầy đủ. Ngài yêu ta vì Ngài là Sự Thiện, và Sự Thiện thì muốn được toả rộng. Ðặc tính này của tình yêu nơi Thiên Chúa là độc nhất, không bắt chước được. Irênê có viết một trang về tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, mà Giáo Hội hôm nay vẫn không ngừng suy niệm: “Thiên Chúa không tìm kiếm tình bạn của Abraham vì cần nó, nhưng vì nhân từ muốn ban cho Abraham sự sống đời đời. Cũng thế, Thiên Chúa đã tạo nên Ađam không phải vì cần con người, nhưng là để có một người mà Ngài tuôn đổ hồng ân trên người đó.”
Trước mầu nhiệm khôn dò khôn ví của tình yêu này, ta hiểu vì sao tác giả Thánh Vịnh phải ngạc nhiên tự hỏi: “Phàm nhân là gì để Người nhớ đến, con người là gì để Người phải bận tâm?” (Tv 8,5).
Như vậy, việc suy niệm tình yêu của Thiên Chúa qua Kinh Thánh trở thành trường học tốt nhất dạy ta yêu thương. Nếu tình yêu của con người là biểu tượng cho tình yêu của Thiên Chúa, thì tình yêu của Thiên Chúa lại là kiểu mẫu cho tình yêu của con người. Biết và nhìn đến tình yêu của Thiên Chúa là chính Tình Yêu, một tình yêu mãnh liệt, thắm thiết, bền bỉ, nhưng không, chúng ta sẽ nhận ra tình yêu của ta phải như thế nào, đối với Chúa và đối với nhau.
* Chúng ta không chỉ là những người được Thiên Chúa yêu thương, nhưng hơn thế nữa, tình yêu của Thiên Chúa còn đổ tràn vào lòng ta. Ðây là một thực tại mới mẻ và hiện tại, chứ chúng ta không chỉ thuần tuý là những người thừa hưởng tình yêu của Thiên Chúa nơi Israel. Khởi điểm của thực tại mới này là chính Ðức Giêsu Kitô: “Ngài đã mang đến tất cả sự mới mẻ khi mang đến chính con người của Ngài” (Irênê).
Qua Ðức Giêsu, tình yêu của Thiên Chúa đến ở giữa ta. Và từ đây, tình yêu ấy ở trong lòng ta. Trước, giữa tình yêu của Thiên Chúa và ta có hai bức tường ngăn cách, không cho phép ta hiệp thông hoàn toàn với Thiên Chúa: bức tường bản tính (Thiên Chúa là Thần Trí và ta là xác thịt) và bức tường tội lỗi (nơi ta). Nay, qua việc Nhập thể, Ðức Giêsu đã phá bỏ bức tường bản tính; qua cái chết Thập giá, Ngài đã phá bỏ bức tường tội lỗi. Do đó, không còn gì ngăn cản Thần Khí và tình yêu của Thiên Chúa đổ vào lòng ta. Nói như Augustinô, Thiên Chúa trở thành “sự sống của linh hồn tôi, sự sống của sự sống tôi, thân mật với tôi hơn chính tôi”.
Trước tình yêu của Thiên Chúa ùa vào lòng ta, ta thấy một tình cảm mới mẻ và lạ lùng phát sinh nơi ta. Ðó là tình cảm chiếm hữu. Ta chiếm hữu tình yêu của Thiên Chúa. Nói đúng hơn, ta được tình yêu của Ngài chiếm hữu.
Các ngôn sứ đã từng loan báo hành vi chiếm hữu này của Thiên Chúa, chẳng hạn Êzêkiel: “Các ngươi sẽ là dân của Ta, còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi” (Êd 36,28). Giờ đây, tất cả đã được thực hiện. Thiên Chúa trở thành Thiên Chúa chúng ta theo một cách thức hoàn toàn mới mẻ. Nhờ ân sủng, chúng ta chiếm hữu Thiên Chúa.
Ðây là sự phong phú tột đỉnh của tạo vật, là tước hiệu vinh quang lớn lao nhất của tạo vật. Dám nói rằng chính Thiên Chúa cũng không được như vậy. Vì sao? Là vì, Thiên Chúa “là” Thiên Chúa, nhưng Ngài không “có” một Thiên Chúa khác để tự hào, để thán phục, để tán dương. Trái lại, con người “có” Thiên Chúa. Ở đây, sự khác biệt giữa Thiên Chúa và ta chính là ở chỗ “là” và “có”. Nói đúng ra, Thiên Chúa cũng có một Thiên Chúa để vui mừng, tự hào, vì Thiên Chúa cũng có Ba Ngôi: Chúa Cha có Chúa Con là Con mình, Chúa Con có Chúa Cha là Cha mình. Nhưng “có” nơi Thiên Chúa theo một nghĩa hoàn toàn khác với “có” ở nơi chúng ta (Chồng có vợ: hai người, Cha có Con: chỉ một Thiên Chúa).
* Nhưng tình yêu mà Thiên Chúa đổ vào lòng ta, ngày ta chịu phép Rửa Tội, là tình yêu nào? Ðây là chính tình yêu nơi Thiên Chúa, là ngọn lửa cháy trong lòng Ba Ngôi, giờ đây đến với ta, cư ngụ trong ta, để cho ta tham dự vào sự sống của Thiên Chúa. “Cha của Thầy yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23). Chúng ta trở thành những người “được thông phần bản tính Thiên Chúa” (2Pr 1,4), nghĩa là thông phần tình yêu của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Một cách mầu nhiệm, chúng ta được đưa vào trong tình yêu của Ba Ngôi, đi vào hoạt động không ngừng tự hiến và đón nhận nhau giữa Chúa Cha và Chúa Con.
Lời của Phaolô (Thiên Chúa đã đổ tình yêu.) chỉ thực sự hiểu được một cách sâu sắc dựa vào lời Ðức Giêsu: “để tình Cha đã yêu thương Con ở trong chúng” (Ga 17,26). Vậy tình yêu được đổ vào lòng ta chính là tình yêu của Chúa Cha đối với Chúa Con tự muôn đời. Không phải tình yêu nào khác đâu, nhưng là tình yêu của Ba Ngôi đổ xuống trên ta. Ðây là điều chính yếu đem lại hạnh phúc cho ta, ngay từ bây giờ cũng như sau này. Là vì, ngay từ bây giờ, nhờ đức tin, chúng ta chiếm hữu tình yêu của Thiên Chúa như của đầu mùa. Còn sau này, chúng ta chiếm hữu cách viên mãn trong đời sống vĩnh cửu.
Thử lấy một việc nơi con người làm ví dụ. Cái gì mang lại niềm vui, hạnh phúc và bảo đảm nhất cho một người con trong gia đình, nếu không phải là tình yêu hỗ tương giữa cha và mẹ nó? Tình yêu này con quan trọng đối với nó hơn là tình yêu của cha hay mẹ dành cho nó, nếu như nó đã biết suy nghĩ. Cha và mẹ, từng người một, có thể yêu con mình như họ muốn. Nhưng nếu họ không yêu nhau, đứa con cũng cảm thấy bất hạnh và không được bảo đảm. Ðứa con không muốn được yêu bằng tình yêu của riêng cha hay của riêng mẹ, nhưng muốn được nhận vào tình yêu kết hợp cha và mẹ nó, vì biết rằng chính tình yêu này đã là nguồn gốc sinh ra nó, biết rằng nó là kết quả của tình yêu giữa cha và mẹ nó.
Từ điểm này, chúng ta thấy được một mạc khải vĩ đại: các Ngôi trong Ba Ngôi yêu nhau bằng một tình yêu vô biên, và các ngài cho ta chia sẻ tình yêu của các Ngài. Các Ngài nhận ta vào bàn tiệc sự sống. Vinh dự và hoan lạc của ta, chính là ở đó.
* Thiên Chúa yêu thương ta: ngày xưa các ngôn sứ đã loan báo và nhắc nhở điều ấy, còn ngày nay là các thánh. Các thánh, đặc biệt các nhà thần bí, có sứ mệnh chính yếu là nói cho ta về tình yêu của Thiên Chúa, làm cho ta thấy ít nhiều tình yêu này mà, tự ta, ta không nhận ra. Ðáng tiếc là dân Chúa ít quan tâm tới các ngài. Người ta thường thích các thánh làm phép lạ, chạy đến với các vị này hơn là đến với các nhà thần bí, những ngôn sứ của thời đại mới, những chứng nhân ưu tuyển về tình yêu của Thiên Chúa.
Có lẽ không một ai hơn thánh nữ Catarina Siêna giúp ta xác tín rằng chúng ta được tạo dựng bởi tình yêu. Thánh nữ cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa Cha hằng hữu, làm sao Cha lại đã dựng nên tạo vật của Cha? . Thực con thấy, cũng như Cha chỉ cho con thấy, là Cha đã làm điều ấy không vì lý do nào khác hơn là . cha thấy Cha bị ngọn lửa tình yêu thúc bách ban hữu thể cho chúng con, mặc cho những tội lỗi mà chúng con xúc phạm đến Cha.”
Dựa vào những lời trên, có thể nói, tôi chẳng cần nhìn ở bên ngoài để tìm ra bằng chứng Thiên Chúa yêu tôi. Chính tôi là bằng chứng. Chính hữu thể của tôi, sự hiện hữu của tôi là bằng chứng Thiên Chúa yêu tôi. Hữu thể của tôi, tự nó, là một ân huệ của Thiên Chúa. Lấy đức tin mà nhìn vào chính mình, chúng ta có thể nói (nhại theo câu của Descartes: Cogito, ergo sum) : Tôi hiện hữu, vậy tôi được yêu. Ðược ai yêu? Thiên Chúa.
Dĩ nhiên, không phải ai cũng coi việc tạo dựng như một ân huệ của tình yêu đâu. Và chính chúng ta, những tín hữu của Chúa, có thể không thấy rõ điều đó, dù Thiên Chúa vẫn muốn cho từng người khám phá ra chân lý.
May thay, chúng ta còn có các thánh, các nhà thần bí, được Chúa trao cho sứ mệnh, trong từng thời kỳ, nhắc nhở cho người khác tình yêu của Thiên Chúa. Các nhà thần bí giống như những người thám báo nói trong sách Giosuê. Ðây là những người đầu tiên được cử đi lén lút vào Ðất Hứa, và khi về thì kể lại những gì tai nghe mắt thấy về một miền đất chảy sữa và mật, để kích thích dân Chúa vượt qua sông Giođanô (Gs 2,1tt).
Các nhà thần bí đã cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa như sữa và mật, và nói cho chúng ta. Nhiệm vụ của các ngài gần giống với nhiệm vụ của các ngôn sứ trong Cựu Ước. Chắc hẳn các ngôn sứ nhắc lại tình yêu của Thiên Chúa đối với dân trong quá khứ, nhưng không chỉ dừng lại ở quá khứ, mà đồng thời còn loan báo một sự hoàn tất tương lai, mời gọi người ta hướng tới tương lai, tới thời kỳ viên mãn. Giữa lòng dân Chúa hôm nay, các nhà thần bí cũng làm như vậy. Các ngài đưa ta tới tương lai, tới sự hoàn tất tình yêu của Thiên Chúa, hé mở cho ta điều sẽ xẩy ta, nhưng vẫn không quên nói cho ta điều đã xẩy ra, tức là tình yêu của Thiên Chúa đã và đang đổ vào lòng ta. Phải thật sự nhớ ơn các ngài.
* Bằng lời trên đây, chúng ta đi từ chỗ suy niệm thuần tuý về tình yêu của Thiên Chúa đến cuộc sống thực tế của ta trước tình yêu này, đặc biệt khi chúng ta gặp đau khổ. Theo văn mạch, Phaolô đang nói về những gian truân, bỉ cực, bắt bớ, đói khát, hiểm nguy. Và ngài quả quyết mạnh mẽ: “Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta. Ðúng thế. Tôi tin chắc rằng cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, chiều cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loại thụ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thể hiện nơi Ðức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,37-39).
Ở đây, Phaolô chỉ cho ta một phương pháp để soi sáng cuộc sống cụ thể của ta, dựa vào tình yêu của Thiên Chúa mà chúng ta đã suy niệm. Những nguy hiểm rình chờ chúng ta, chính là những gì mà bản thân ngài đã có kinh nghiệm trong cuộc đời. Ngài lần lượt nhớ lại chúng, và thấy rằng không gì mạnh đủ để có thể sánh với ý nghĩ về tình yêu của Thiên Chúa. Nghĩ tới tình yêu của Thiên Chúa, thì điều tưởng là không vượt qua nổi, sẽ chẳng là gì hết.
Phaolô mặc nhiên mời gọi ta làm như thế. Cứ nhìn vào đời sống của mình đi: những gì là sợ hãi, buồn phiền, lo lắng, mặc cảm, khuyết điểm còn đang giấu kín, hãy lôi chúng ra ánh sáng, đưa ra trước thanh thiên bạch nhật, tra xét chúng, xác tín rằng, dù thế nào thì Thiên Chúa vẫn yêu thương tôi. Tôi có bất tài, Chúa vẫn yêu tôi. Tôi có xấu xí như Thị Nở (nhân vật trong Chí Phèo của Nam Cao), Chúa vẫn thương tôi. Phaolô giục tôi tự hỏi: Ðiều gì hòng thắng tôi đây? Ðiều gì hòng tách tôi ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa đây?
Tiếp theo, sau khi nhìn vào đời sống cá nhân, Phaolô nhìn ra thế giới chung quanh. Có những nguy cơ đang đe doạ mọi người: cám dỗ của thế gian, quyền lực của Satan, của sự chết, làm cho con người phải khiếp đảm, kinh hoàng.
Chúng ta cũng được mời gọi nhìn ra chung quanh, nhìn ra thế giới: thiếu gì những cám dỗ và những tội lỗi xấu xa, so với ngày xưa còn đáng sợ hơn nhiều, len lỏi khắp nơi, ngay cả những nơi kín cổng cao tường. Rồi con người cảm thấy ngày càng nhỏ bé đơn độc trong một thế giới quá lớn và chất chứa nhiều nguy hiểm, như những khám phá và phát minh của khoa học cho thấy.
Tuy vậy, tất cả những nguy cơ này, nơi mình hay nơi thế giới, vẫn không thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Bởi ta biết rằng Thiên Chúa yêu ta. Ngài “là nơi ta ẩn náu, là sức mạnh của ta” (Tv 46,2). Nhãn giới của ta phải khác xa nhãn giới của những người không biết đến tình yêu của Thiên Chúa.
* Khi nói về tình yêu của Thiên Chúa và của Ðức Giêsu Kitô, dường như Pholô luôn xúc động. Chúng ta cũng phải cảm thấy xúc động khi nghe lại mạc khải về tình yêu của Thiên Chúa. Xúc động chân thành, phát xuất tự tâm hồn, đó là cách đáp ứng hùng hồn nhất, xứng đáng nhất trước mạc khải về một tình yêu lớn lao, một nỗi buồn lớn lao. Không một lời nói nào, một cử chỉ nào có thể thay thế nó, vì nó là ân huệ đẹp đẽ nhất, và cho thấy ý muốn mở rộng tâm hồn cho người khác nhất.
Ðối với chúng ta hôm nay là những người đang muốn đón nhận lời Chúa một cách mới mẻ trong cuộc sống, thì xúc động giống như những nhát cuốc đầu tiên chuẩn bị cho việc gieo giống. Nó mở tâm hồn ta ra, để hạt giống không rơi vào chỗ khô cằn.
Thế nên chúng ta hãy xin Thánh Thần làm cho chúng ta biết xúc động, một sự xúc động sâu xa chứ không phải ngoài mặt, đặc biệt xúc động trứơc những lời mạc khải về tình yêu của Thiên Chúa.
Ðể kết thúc, mỗi người chúng ta hãy tìm đọc Thánh Vịnh 135/136. Ðây là một thứ Kinh Cầu dài, ca ngợi những việc Thiên Chúa làm cho dân Người, cuối mỗi câu đều có lời đáp: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Chúng ta có thể nối dài Thánh Vịnh này bằng những lời ca ngợi về các việc Thiên Chúa làm cho ta, chẳng hạn: đã ban cho ta Con của Ngài, ban cho ta Thánh Thần, gọi ta là bạn hữu, đặt ta làm thừa tác viên thánh trong Giáo Hội, kêu gọi ta sống đời tận hiến . Và ta cũng biết đáp: Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Lm Micae TRẦN ÐÌNH QUẢNG
(micquang@pmail.vnn.vn)
Stt Mới Yêu Hay Nhất ❤️️ Cap Tình Yêu Mới Bắt Đầu
Những STT Mới Yêu Nhau
Những dòng stt mới yêu nhau hạnh phúc đong đầy để bạn gửi tặng nửa yêu thương là món quà tình yêu vô cùng ý nghĩa khi mới bắt đầu một mối tình mới.
⚡️⚡️ Chia sẻ 1001 mẫu Stt Tình Yêu Chất ❤️️ 1001 Status, Cap Chất Về Tình Yêu
👉 Ngoài STT Hay Về Mới Yêu, Tặng bạn bí quyết STT Tình Yêu Đẹp Hạnh Phúc ❤️️ 1001 Status Ngắn Hay
Lúc mới yêu thật vui biết bao nhiêu, còn yêu lâu rồi thì nhiều cái “ba chấm” lắm.
Lúc mới yêu thật vui biết bao nhiêu, thì khi hết yêu cũng buồn đến bấy nhiêu. Cũng bởi vì Tình yêu đẹp quá. Nào ai muốn để cho những điều đẹp đẽ trở thành hoài niệm bao giờ.
Khi xưa yêu chỉ toàn đắm say. Còn giờ đây chỉ toàn đắng cay. Câu yêu thương giờ theo gió mây chuyện tình ta mong manh từng ngày
Ngày xưa lúc mới yêu, luôn cố tỏ ra mình sẽ không can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của đối phương. Còn bây giờ thì không sao hết, bạn bè của người ấy cũng rất thân với bạn mà
Sở thích ăn mặc cũng thay đổi theo thời gian yêu, từ lồng lộn hết sức đến đơn giản. Thậm chí hơi lôi thôi một chút vì bạn biết dù bạn thế nào thì người ấy vẫn thích
Càng yêu nhau lâu, người ta càng bớt đi những tin nhắn rườm rà và cùng nhau trải nghiệm những bận rộn, rắc rối thường nhật
Nếu ngày xưa, thường đến rạp chiếu phim để hẹn hò thì giờ những buổi tự xem phim ở nhà có khi còn thú vị hơn
✅ Ngoài STT Lúc Mới Yêu Và Sau Khi Yêu, chúng tôi tặng bạn 1010 Status Hài Hước Về Tình Yêu ❤️️ 1001 STT Hài Bựa Hay
🌼🌼 Bên Cạnh STT Mới Biết Yêu, Tiết Lộ Cho Bạn 1001 STT Tình Yêu Ngắn ❤️️ Những Câu Nói Hay Trong Tình Yêu
⚡ Bên Cạnh STT Hay Về Tình Yêu Mới Bắt Đầu, Bỏ Túi Ngay STT Yêu Em Ngắn Hay Nhất ❤️️ Status Anh Yêu Em Nhiều
Tuyển tập những stt về tình yêu mới bắt đầu sau đây sẽ giúp bạn nhận biết ý muốn bản thân và hiểu được đối phương trước khi tiến tới một tình yêu mới.
🍁 Bên Cạnh STT Về Tình Yêu Mới Bắt Đầu, Tiết Lộ Thêm Cho Bạn Cap Hay Về Tình Yêu ❤️️ Những Câu Nói Tình Yêu Bất Hủ
Đôi dòng cap về tình yêu mới bắt đầu đong đầy hạnh phúc, gửi tới những người mà mình thương yêu.
Lúc mới yêu gần như bị lạc trôi cảm xúc cũng như bản thân vào mê cung của tình yêu ấy.
Tình yêu có hàng nghìn cách để bắt đầu, có hàng trăm lý do để chia tay. Nhưng hiếm có cơ hội nào để bắt đầu lại. Hãy trân trọng những thứ mà mình đang có được, đừng đánh mất rồi lại tìm kiếm.
Đặt mình vào môi trường mới sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ hội gặp gỡ mọi người và khám phá giá trị của bản thân.
Tình yêu mới của bạn phải bắt đầu trên một nền tảng vững chắc, không có sự lừa dối và giả tạo.
Rõ ràng tình yêu là món quà cho loài người. Thế nhưng, tâm lý sợ hãi trước khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm mới là một tâm lý khá phổ biến.
Đừng vội vàng nghĩ tới tương lai lâu dài khi hai bạn mới bắt đầu hẹn hò. Nếu làm thế, bạn sẽ tạo ra nhiều áp lực không cần thiết và điều đó sẽ khiến “nửa kia” chùn bước.
Ngoài STT Tình Yêu Mới Bắt Đầu, Tặng bạn 1001 🌹 STT Vui Về Tình Yêu ❤️️ Caption Tình Yêu Hài Hước Nhất
Lúc mới yêu chứa chan bao nỗi cảm xúc ngọt ngào và lãng mạn. chúng tôi xin dành tặng cho bạn đọc những câu nói hay về lúc mới yêu.
✅ Ngoài STT Hay Về Lúc Mới Yêu, chúng tôi tặng bạn 1010 Stt Yêu Thương Hay ❤️️1001 Status Yêu Thương Hạnh Phúc
🌹 Bên Cạnh STT Hay Khi Mới Yêu, Tiết Lộ Thêm Cho Bạn STT Chất Yêu Hay Nhất ❤️️ 1001 STT Cực Chất Về Tình Yêu
⚡ Ngoài STT Hay Khi Mới Yêu, Gửi Tặng Bạn Đọc STT Hạnh Phúc Khi Có Em Hay ❤️️ Caption Ngọt Ngào Nhất
💌 Gợi Ý Thêm Cho Bạn 1001 STT Yêu Không Công Khai Hay Nhất ❤️️ Mối Quan Hệ Mập Mờ
Trong tình yêu, hèn nhát là thất bại. Nếu bạn đã yêu thích một người thì hãy mạnh dạn bày tỏ với người ấy một cách chân thành nhất.
Bạn không nên quá đòi hỏi nhiều trong tình yêu. Bởi tình yêu không bao giờ là hoản bảo, được cái này mất cái kia. Điều quan trọng là tình yêu phải chân thật.
Khi yêu một người, điều nghĩ cuối cùng trong ngày sẽ về người ấy. Và khi thức dậy điều đầu tiên bạn nghĩ đến chính là người ấy.
Gặp nhau là một cái duyên, đến được với nhau hay không là một cái nợ. Đôi khi nghĩ lại thôi thì cứ mỉm cười rồi mọi việc sẽ ổn.
Đừng để sự cô đơn, buồn tẻ mà yêu sai người. Cũng không nên yêu sai người để bản thân cảm thấy cô đơn và lạc lõng.
Một khi đã yêu, hãy biết học cách chấp nhận, học cách cho đi, học cách tha thứ và học cả cách nhận lỗi. Chỉ cần như thế cũng đủ để chúng ta đã có thể yêu “thật lòng” một người rồi bạn à.
🌼🌼 Tiết Lộ Thêm 1001 STT Thất Bại Trong Tình Yêu ❤️️ Hay Và Sâu Sắc Nhất
Dù anh có đi đâu em cũng vẫn nhìn thấy anh. Vì anh lúc nào cũng xuất hiện trong tâm trí em.
Tình yêu của em dành cho anh giống thanh chocolate, đắng đầu lưỡi nhưng sau lại rất ngọt ngào.
Cây sống được nhờ chất dinh dưỡng từ đất, còn em sống vui nhờ có sự xuất hiện của anh.
Sẽ thật hạnh phúc nếu chúng ta cùng nhường nhịn và yêu thương nhau mãi mãi.
Hạnh phúc của em, không phải là được nhiều người yêu mà là đối với anh thì em là duy nhất.
Yêu anh, em muốn mình là ngôi nhà của anh để anh quay về mỗi ngày.
Yêu ai, thì yêu cho thật lòng vào, bản thân như thế nào. Thì nói hết ra, không tốt đẹp cũng nói, để họ biết mình không giả tạo, lừa gạt ai cả. Còn hơn, dùng những lời dịu ngọt đem lừa dối mọi người để được yêu thương?
🍁 Ngoài STT Mới Có Người Yêu, Tiết Lộ Thêm Cho Bạn Những Câu Đối Hay Về Tình Yêu Hài Hước ❤️ Buồn Đủ Loại
Người ta thường nói: Yêu từ cái nhìn đầu tiên là thức tình yêu lãng mạn như trong bộ truyện ngôn tình của Trung Quốc. Nhưng liệu em có thực sự hạnh phúc như nữ chính trong câu truyện đó hay không?
Anh đã yêu em, yêu ngay cái nhìn đầu tiên, sự ngây thơ, hồn nhiên với trái tim ấm nồng của em đã chinh phục anh. Cảm ơn cha mẹ đã sinh anh ra ở kiếp này để được gặp và yêu em như hôm nay. Tình yêu anh dành cho em ngày càng nhiều hơn. Lúc này đây anh mới cảm nhận rõ về tình yêu ấy. Yêu em lắm,
Có những người được số phận sắp đặt để gặp nhau. Dù họ có ở đâu chăng nữa. Dù họ có đi đâu chăng nữa. Một ngày nào đó họ sẽ gặp nhau.
Có những người mới chỉ nhìn nhau trong khoảnh khắc, chỉ một ánh mắt vô tình chạm mắt, một cái nhìn xao xuyến giữa chốn đông người cũng đủ để người ta hi sinh cả đời mình cho người đó.
Mặc dù trong ngàn vạn người, chúng ta đi qua nhau. Bạn có biết, trên thế giới này chỉ tồn tại một người, người đó sinh ra dành cho bạn. Mà bạn cũng là vì người đó mà sinh ra, chỉ duy nhất một người như vậy. Gặp gỡ được chính là may mắn cả đời.
🌻 Ngoài STT Mới Gặp Đã Yêu, Tặng Bạn Trọn Bộ 1001 STT Sự Nghiệp Và Tình Yêu Hay Nhất ❤️️ Ý Nghĩa Nhất
Còn đây chúng tôi gửi đến bạn đôi dòng stt có người yêu mới hay nhất sau khi bạn vừa kết thúc một cuộc tình.
Chỉ khi nhìn thấy dáng vẻ của anh dành cho người mới, lúc này em chợt nhận ra mình chưa từng được anh yêu thương như vậy.
Người mới của đối phương hoàn hảo hơn bản thân tôi. Một sự bù đắp xứng đáng cho anh ấy khi trước đây yêu phải một người vô tâm là tôi đây!
Người mới hoàn hảo bên cạnh anh rồi đấy. Đừng cố gắng tìm cho mình một lựa chọn nào nữa và gắn cho người ta cái tên “người yêu cũ” giống như em.
Khi bạn quyết định quên kí ức về người cũ từng thương. Cũng là lúc nhận người đó nhận được sự yêu thương từ người mới.
Người cũ có người yêu mới. Chỉ là câu chúc của bạn dành cho người ta đã linh ứng mà thôi! Vui lên và tìm người mới.
Người yêu cũ có người yêu mới. Cảm giác chẳng phải ghen tức, đố kị hay là một thứ cảm xúc hỗn loạn nào đó. Thế nhưng, đứng trước tình thế này chả ai có thể chấp nhận nổi người mình từng thương dành những cử chỉ quen thuộc vốn dĩ chỉ thuộc về mình cho một người khác.
💌 Ngoài STT Có Người Yêu Mới, Gợi Ý Cho Bạn 1001 Stt Nhớ Người Yêu Hay ❤️️ 1001 Status Câu Nói Nhớ NY
Only when you have a heart you can love, feel happy, feel sad, and remember to remember when there are times when you can stand alone and sing.
Có trái tim mới biết yêu, mới biết vui, mới biết buồn, biết nhớ nhung có những khi đứng thẫn thờ hát một mình.
When I first fell in love, it was really interesting, the feeling of everything around me changed completely. Everywhere you look, it’s fun, everything you see, it’s beautiful, everyone feels so cute.
Lúc mới yêu quả thực rất thú vị, cảm giác mọi thứ xung quanh mình thay đổi hoàn toàn vậy đó. Nhìn đâu cũng thấy niềm vui, nhìn thứ gì cũng thấy nó xinh đẹp, nhìn ai cũng cảm giác họ thật đáng yêu.
Only a heart can love, feel happy and sad. Longing to remember there are times when standing alone singing dumbly. The first day we met, why did I feel sick?
Có trái tim mới biết yêu, mới biết vui, mới biết buồn. Biết nhớ nhung có những khi đứng thẫn thờ hát một mình. Ngày đầu gặp nhau ôi sao lòng thấy nao nao
When we first fell in love, we always had each other with happiness .. Regardless of whether it was early or afternoon, there was no need to say too much, even a little, just a small action 1 in 2 understood.
Lúc mới yêu hạnh phúc biết bao nhiêu đi đâu cũng có nhau.. Bất kể sớm hay chiều chẳng cần nói quá nhiều dù chỉ là chút xíu chỉ cần hành động nhỏ 1 trong 2 đã hiểu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Từ Mv Mới Của Chi Pu: Yêu Thụ Động Như Tấm Hay Nặng Tình Như Cám Mới Xứng Đáng Với Tình Yêu Chung Thuỷ Của Vua? trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!