Xu Hướng 3/2023 # Tư Tưởng Của Bác Hồ Về Giáo Dục # Top 6 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tư Tưởng Của Bác Hồ Về Giáo Dục # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Tư Tưởng Của Bác Hồ Về Giáo Dục được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chi tiết Chuyên mục: Chi bộ Được viết ngày Chủ nhật, 14 Tháng 7 2013 14:45 Ngày đăng Viết bởi To cam tinh Dang Lượt xem: 6106

Chuyến tham quan hè năm 2013 do Công đoàn trường Bùi Thị Xuân tổ chức ở Phan Thiết đầy gió biển và cát nóng đã kết thúc song cảm xúc, niềm vui mà chuyến đi mang lại cho mỗi thành viên trong đoàn còn kéo dài mãi. Ngoài niềm thích thú vì được vẫy vùng thỏa thích với biển, cảm giác sảng khoái khi trượt những đồi cát và khi thưởng thức những quả Thanh Long ngọt mát thì có lẽ không ai có thể quên hình ảnh cả đoàn tham quan hơn 40 người đều là những Thầy, Cô giáo, có người mới vào nghề, có người đã dạy trên 20 năm và có cả những quý Thầy Cô đã nghỉ hưu , mái tóc đã bạc trắng nhưng tất cả đều ngồi vào những chiếc bàn học, lặng im, chăm chú nghe cô hướng dẫn viên thuyết minh về ngôi trường Dục Thanh. Ngôi trường mà thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học từ tháng 9 năm 1910 đến trước tháng 2 năm 1911 trước khi vào Sài Gòn, bắt đầu hành trình đi tìm đường cứu nước.

Được thấy tận mắt di tích lịch sử , được nghe, để rồi cùng cảm nhận rằng tuy thời gian dạy học không nhiều nhưng với trí tuệ, tâm hồn và nhân cách của Bác thì trong trăm nghìn nỗi lo cho dân, cho nước có một vấn đề mà Bác rất quan tâm, đó là Giáo dục. Trong thời kỳ ” diệt giặc dốt” Người đã có những câu nói chí lý:

(Bài nói chuyện với các đại biểu thân sĩ trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hoá. Ngày 20/2/1947. Hồ Chí Minh toàn tập, t.5, tr.60). (Nói chuyện tại Đại hội Liên hoan Thanh niên tích cực ngành Đường sắt ngày 25/7/1956. Hồ Chí Minh toàn tập, t.8, tr.221) (Thư gửi đồng bào đã thanh toán nạn mù chữ. Ngày 21/12/1956. Hồ Chí Minh toàn tập. t.8, tr.281) (Học tập không mỏi, cải tiến không ngừng, Báo Nhân dân, ngày 14/3/1960. Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr.105). Không chỉ dừng lại ở những câu nói chí lý như vậy, mà trong lĩnh vực Giáo dục, tư tưởng của Bác rất toàn diện, giàu tính thực tiễn. Từ mục đích, vai trò của Giáo dục đến vai trò trách nhiệm của người dạy, người học và cả phương pháp dạy học đã được Bác nêu ra rất gắn gọn, thấu đáo, sâu sắc. Trong giai đoạn hiện nay, những tư tưởng ấy của Người vẫn còn nguyên giá trị, rất cần được học tập, làm theo , nhất là đối với những Thầy Cô giáo chúng ta.

Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chi Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta một hệ thống những tư tưởng, quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng Việt Nam. Trong đó, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng và xây dựng một nền văn hoá, giáo dục Việt Nam. Sinh thời, Người luôn xem phát triển giáo dục, nâng cao dân trí xã hội là một triết lý, một tư tưởng, một ước vọng. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(1).

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, cũng như quan niệm của Người về vai trò của giáo dục không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”, có tri thức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ… Khi nhìn nhận vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách của con người, Bác Hồ khẳng định:

“Thiện, ác nguyên lai vô định tính

Đa do giáo dục đích nguyên nhân”

Nghĩa là: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên

Dạ bán (Nửa đêm) – Nam Trân dịch

Hồ Chí minh luôn coi giáo dục có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc giáo dục tri thức, học vấn mà còn góp phần hình thành nên nhân cách, phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Người nói: Mỗi con người đều có thiện và ác trong lòng, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành quả của một quá trình tiếp thu, chắt lọc và phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Do vậy, ở tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục luôn có sự thống nhất hữu cơ giũa lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục, vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện tại, vừa chứa đựng khát vọng về một tương lai. Mục đích cao cả của Hồ Chí Minh – mục đích mà Người nguyện suốt đời phấn đấu – là mong cho dân tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Bởi, đối với Người: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”có học thức. Cần phải học lý luận Mác – Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày, học phải đi đôi với hành”(3). Suốt đời, Bác Hồ luôn mong muốn xây dựng một xã hội mới về chất, cao hơn hẳn xã hội cũ, đó là – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Và để xây dụng chủ nghĩa xã hội, theo Người, “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, con người xã hội chủ nghĩa ở đây theo Người, cần phải: “…(2).

Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên” trong thời đại mới. Và như vậy, “con người xã hội chủ nghĩa’, con người toàn diện, “nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác – Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày. Trong thư gửi cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn hoá, ngày 31 – 8 – 1960, Chủ tich Hồ Chí Minh đã viết: Văn hoá giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuôc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà….Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và của Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế.

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc luyện “tài”, rèn “đức” cho tất cả đối tượng. Đối với trẻ em, Bác căn dặn các giáo viên phải: Giáo dục cho các cháu biết thế nào là đoàn kết, ham học, ham làm, nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất của trẻ con. Phải làm sao cho trẻ em có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải là khúm núm, đặt đâu ngồi đấy. Thông điệp của Bác để lại cho thế hệ trẻ là vẻ vang, vinh dự nhưng cũng là một trong trách lớn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(4).

Tại Đại hội Thanh niên Thủ đô ngày 30 tháng 9 năm 1967, Bác cũng căn dặn: “Thanh nên phải ra sức học tập chính trị, văn hoá và khoa học kỷ thuật. Học có tốt, hành mới tốt. Học và hành tốt mới làm tròn nhiệm vụ người thanh niên cách mạng…”. Hồ Chí Minh xem học tập chính là để làm người tốt, việc tốt có ích cho nhân dân và dân tộc, vì vậy, “Nhiệm vụ của các cháu là thi đua học tốt để sau này góp phần vào việc mở mang quê hương của mình và việc xây dựng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta”.

Để tào tạo một con người có ích cho xã hội, theo Hồ Chí minh cần phải giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục về tài và đức. Bởi, theo Người, có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người. Để giáo dục tốt cả đức lẫn tài Bác nhắc nhở giáo viên: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức. Tài là văn hoá, chuyên môn; đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… cho nên thầy giáo cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”(5).

Đối với cán bộ, Hồ Chí Minh xem việc học tập là: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”. Mục đích trọng tâm và xuyên suốt trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là vì con người, cho con người, là xây dựng con người mới. Nhưng do yêu cầu của mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ giáo dục khác nhau cho phù hợp. Ở thời kỳ chuẩn bị thành lập Đảng, Người tập trung vào việc triển khai các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, Trung Quốc nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ về con đường cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Đến giai đoạn toàn quốc kháng chiến và xây dựng nền dân chủ, Người kêu gọi sửa đổi giáo dục cho phù hợp với việc đào tạo nhân tài kháng chiến kiến quốc. Tất cả giáo dục tập trung phục vụ kháng chiến kiến quốc. Bước sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, mục đích giáo dục lại gắn liền với tình hình mới. Đó là thời kỳ rất cần những con người làm chủ xã hội, làm chủ sản xuất, biết quản lý cơ quan, xí nghiệp, trường học…

Từ nhận thức sâu sắc về vai trò và mục đích của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời mình để việc chăm lo, mở mang, xây dựng và phát triển một nền giáo dục mới, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa – một nền giáo dục mà mọi người đều được học, được tham gia, phát huy hết khả năng của mình, không phân biệt nam nữ, tuổi tác, giai cấp, dân tộc…

Tiếp tục kế thừa và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn và cao cả đó của Người, trong những năm qua Đảng ta luôn quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, khoá VIII đã xác định nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là: “Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”. Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”.

(Theo Lê Văn Tuyên -/GV Khoa Xây dựng Đảng -Trường chính trị Hậu Giang) Tâm Trang(st)

Hồ Chí Minh: Danh Ngôn Tư Tưởng

Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng – Đạo đức”

Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020), thiết thực triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Thông tấn đã xuất bản và giới thiệu tới bạn đọc cả nước cuốn sách “Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng – Đạo đức”.

Bìa cuốn sách “Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng – Đạo đức”. (Ảnh: G.H)

Cuốn sách do Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Như Ý (chủ biên) dày công sưu tầm, chọn lọc, sắp xếp, suy ngẫm từ hơn 10 nghìn trang sách trong 15 tập Hồ Chí Minh toàn tập (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011).

Cuốn sách cung cấp cho độc giả gần 5.000 câu trích nguyên bản có tính triết lý và tính giáo huấn sâu sắc, sinh động, dễ hiểu, như là những câu danh ngôn hoặc có tính danh ngôn, thể hiện một cách toàn diện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, về tư cách đạo đức, tác phong của người cán bộ. Mỗi câu được trích dẫn trong công trình này đều có chú thích đầy đủ xuất xứ để khi người đọc cần hiểu toàn diện hơn có thể dễ dàng tìm về nguồn gốc. Có thể nói, đây là công trình rất sáng tạo, độc đáo, thiết thực và thực sự có ý nghĩa chính trị, tư tưởng và văn hóa.

Không giống như các sách viết về Hồ Chí Minh ở các thể loại: hồi ký, thơ, truyện, chuyên khảo, báo cáo chuyên đề… “Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng – Đạo đức” tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh theo một cách khác: không thuyết trình, giảng giải, phân tích, chứng minh bằng lời lẽ của người viết sách, để cho độc giả “đọc” trực tiếp vào trong tư duy, trong suy nghĩ, trong những ấp ủ, dự định, toan tính, những trăn trở, hy vọng và tin tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng bằng một công cụ đặc biệt trong tay, là những lời nói, những câu danh ngôn của chính Người.

Nhà xuất bản Thông tấn hy vọng cuốn sách “Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng – Đạo đức” sẽ trực tiếp góp phần làm cho minh triết Hồ Chí Minh đi vào đời sống của dân tộc, của người dân Việt Nam như một sức mạnh, một động lực, củng cố niềm tin khoa học vững chắc để dân tộc ta đi tới, đi đúng, đi xa hơn nữa vì mục đích cao đẹp mà cả đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh theo đuổi “phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân”.

Qua cuốn sách có thể thấy những nội dung căn cốt nhất, cái hồn của minh triết Hồ Chí Minh được thể hiện sinh động và nguyên gốc; đồng thời, qua đó, còn thấy hiện lên sáng rõ những phẩm chất vô cùng cao quý nhưng bình dị của nhân cách một con người vĩ đại – nhân cách Hồ Chí Minh.

Nguồn: dangcongsan.vn

 

Ra Mắt Cuốn Sách ‘Hồ Chí Minh: Danh Ngôn Tư Tưởng

    Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020); thiết thực triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Thông tấn thuộc TTXVN đã xuất bản và giới thiệu tới bạn đọc cả nước cuốn sách “Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng – Đạo đức”.

    Cuốn sách do Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Như Ý (chủ biên) dày công sưu tầm, chọn lọc, sắp xếp, suy ngẫm từ hơn 10 nghìn trang sách trong 15 tập Hồ Chí Minh toàn tập (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011) để rút ra gần 5.000 câu danh ngôn (hoặc có tính chất danh ngôn) trong minh triết Hồ Chí Minh.

    Mỗi câu được trích dẫn trong công trình này đều có chú thích đầy đủ xuất xứ để khi người đọc cần hiểu toàn diện hơn có thể dễ dàng tìm về nguồn gốc. Có thể nói, đây là công trình rất sáng tạo, độc đáo, thiết thực và thực sự có ý nghĩa chính trị, tư tưởng và văn hóa.

    Không giống như các sách viết về Hồ Chí Minh ở các thể loại: hồi ký, thơ, truyện, chuyên khảo, báo cáo chuyên đề… “Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng – Đạo đức” tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh theo một cách khác: Không thuyết trình, giảng giải, phân tích, chứng minh bằng lời lẽ của người viết sách, để cho độc giả “đọc” trực tiếp vào trong tư duy, trong suy nghĩ, trong những ấp ủ, dự định, toan tính, những trăn trở, hy vọng và tin tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng bằng một công cụ đặc biệt trong tay, là những lời nói, những câu danh ngôn của chính Người. 

    Gần 5.000 câu trích nguyên bản có tính triết lý, giáo huấn sâu sắc, sinh động, dễ hiểu, hết sức thấm thía từ trước tác phẩm (bài nói, bài viết, diễn văn, báo cáo chính trị, thư, điện, sách…) của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện một cách toàn diện tư tưởng của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, về tư cách đạo đức, tác phong của người cán bộ, trước hết là cán bộ trong các cơ quan Đảng và Chính phủ. Đó là: tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân…

    Đó còn là tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…

    Những nội dung cơ bản trên được hình thành, từng bước bổ sung, phát triển, định hình và hoàn thiện trong toàn bộ quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt được thể hiện, đúc kết trong các tác phẩm cực kỳ phong phú, đa dạng của Người. Đó là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam không chỉ có ý nghĩa quyết định cho mọi thắng lợi của cách mạng 90 năm qua, còn là ánh sáng mãi mãi soi đường cho sự nghiệp xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tương lai sau này.

    Nhận thức sâu sắc về giá trị to lớn, bền vững của “gia tài tinh thần” đó, những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được thực hiện trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Hàng triệu người đã được tiếp cận với cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ. Những kết quả bước đầu đã được khẳng định, song, từ đòi hỏi của thực tiễn, việc học tập đó không có điểm dừng, bởi vì tư tưởng Hồ Chí Minh “mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”.

    Nhà xuất bản Thông tấn hy vọng cuốn sách “Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng – Đạo đức” sẽ trực tiếp góp phần làm cho minh triết Hồ Chí Minh đi vào đời sống của dân tộc, của người dân Việt Nam như một sức mạnh, một động lực, củng cố niềm tin khoa học vững chắc để dân tộc ta đi tới, đi đúng, đi xa hơn nữa vì mục đích cao đẹp mà cả đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh theo đuổi “phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân”.

    Qua cuốn sách có thể thấy những nội dung căn cốt nhất, cái hồn của minh triết Hồ Chí Minh được thể hiện sinh động và nguyên gốc; đồng thời, qua đó, còn thấy hiện lên sáng rõ những phẩm chất vô cùng cao quý nhưng bình dị của nhân cách một con người vĩ đại – nhân cách Hồ Chí Minh.

    Sách dày 616 trang khổ 16×24 cm, bìa cứng carton bồi, có áo bìa, được trình bày trang trọng, đẹp mắt, là món quà rất ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu được Nhà xuất bản Thông tấn muốn gửi tới bạn đọc gần xa.

                                                                                    Phúc Hằng

Tư Tưởng Phật Giáo Trong Ca Dao Việt Nam

 

TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG CA DAO VIỆT NAM

MANG VIÊN LONG

 Văn chương bình dân-nhất là ca dao, là một cuộn phim ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một ví dụ khá chính xác. Bởi vì, hơn đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn.

Đọc lại ca dao Việt Nam, ai cũng dễ nhận thấy rằng, tư tưởng Phật giáo đã được đề cập đến, trình bày dưới nhiều khía cạnh tình cảm, suy nghĩ khác nhau đã chiếm một số lượng lớn, quan trọng. Chúng ta cũng có thể nói rằng, ngoài tư tưởng Phật giáo, các hệ thống tư tưởng khác – trừ suy tư ban đầu về tín ngưỡng sai lạc, không có một tư tưởng nào, giáo lý nào, đã được nhắc nhở đến nhiều như vậy. Điều này, tự nó đã khẳng định cho chúng ta một điều cốt lõi: tư tưởng Phật giáo đã được mọi người tiếp nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi sinh hoạt hằng ngày của nhân dân, từ lúc xa xưa, vì đã đem, lại được nhiều lợi lạc, an vui cho mọi người.

Bằng một số câu ca dao trong kho tàng ca dao Việt Nam , chúng ta muốn làm sáng tỏ hơn những nhận định trên, những sự kiện đã có trong lịch sử; đồng thời để giải thích phần nào tiến trình của tư tưởng con người, khởi từ một niềm tin nhỏ thô thiển, dẫn tới niềm tin về tín ngưỡng, và sau cùng, đã tìm ra tư tưởng Phật giáo chân chính – như một nguồn an ủi vô tận, niềm vui sống trong sáng và nỗi hạnh phúc vĩnh hằng mà con người đang khao khát hy vọng trong cuộc đời đã phải chịu nhiều thống khổ…

Một hình ảnh rất dễ nhận biết là trong các làng quê Việt Nam – và sau này là ở phố thị, chùa chiền được xây dựng, chùa chiền được xây dựng phát triển lên rất nhiều. Được khơi dậy từ đời vua Đinh Tiên Hoàng, củng cố ở đời Lê Đại Hành và cực thịnh ở các triều vua nhà Lý. Tuy các đời sau (hậu Lê, Chúa Trịnh, Tây Sơn, vua Gia Long) không mấy quan tâm đến đạo Phật; có thời kỳ đạo Phật bị ngăn trở, xem nhẹ; nhưng bên cạnh, đã có Chúa Nguyễn ở Đàng Trong cổ xúy, tôn trọng – nhất là tư tưởng đạo Phật đã được thấm nhập vào con người Việt Nam, hòa nhịp cùng trái tim, khối óc của họ; cho nên các tư tưởng của đạo Phật đã chỉ tạm thời ngưng trễ trong các sinh hoạt có vẻ hình thức (xây chùa, hành lễ, thuyết giảng,…) nhưng lại trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm hồn, trong cuộc sống. Cùng với sự chấn hưng đạo Phật ở Trung Hoa năm 1920; Phật giáo Việt Nam cũng đã âm thầm xây dựng nền tảng vững chắc cho đạo pháp nước nhà; Hội “Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học” (1931), tiếp theo ở Trung Việt (1934) và Bắc Việt (1934). Trong thực tế của cuộc sống, ca dao ghi lại các sinh hoạt, suy tư, tình cảm chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Phật giáo thì rất nhiều – chiếm đa số trong những câu ca thuộc lãnh vực này, nhưng với giới hạn của một bài giới thiệu có tính khái quát, chúng tôi xin minh chứng tiêu biểu: Khuyên dạy về thuyết nhân quả:

Có tiền thì hậu mới hay.

Có trồng cây đức, mới dầy nên nhân.

Nhắn với đàn bà, con gái:

Đã thành gia thất thì thôi

Đèo bồng chi lắm tội này ai mang?

Ảnh hưởng của thuyết luân hồi:

Người trồng cây hạnh người chơi

Ta trồng cây đức để đời về sau

Về nghiệp quả, sự vô thường của vạn vật:

Sinh không, tử lại hoàn không

Khó ta, ta chịu; đừng mong giàu người.

Xa lánh cuộc sống tham ái, dục vọng; tìm về chánh đạo:

Mặc ai chuốc lợi, mua danh

Miễn ta học đặng đạo lành thì thôi

Ý nghĩa của lời Phật dạy trong kinh Pháp Cú: “Người nào trước buông lung sau lại tinh tấn, người đó là ánh sáng chiếu cõi thế gian như vầng trăng ra khỏi mây mù” cũng đã được giải bày rất giản dị, gần gũi:

Mười năm lưu lạc giang hồ

Một ngày tu tác cơ đồ lại nên

Thấu hiểu sâu sắc được lời khuyến dạy khẩn thiết của đức Thế Tôn với chúng sanh hãy còn tham đắm, vui say trong “nhà lửa” ca dao đã kêu gọi:

Tu cho trọn kiềp bụi hồng

Kẻo già lại tiếc rằng lòng từ bi

Từ sự hòa nhập, đắm mình trong đạo pháp một cách thuần thục, sâu sắc, đã làm đổi thay nếp nghĩ cũ, rất tiến bộ về sự “giàu” và “nghèo” của người đời; về nghiệp quả tương báo của mỗi cá nhân:

Thiên cao đã có Thánh tri (A La Hán, Bồ Tát)

Người nhân nghĩa chẳng hàn vi bao giờ

Do vậy, trong bể khổ trầm luân (còn gọi là “cửa thần phù” theo ca dao và “Ngũ uẩn” theo Phật pháp) kẻ nào sớm giác ngộ, sống và hành theo lời Phật, sẽ được an lạc, giải thoát; còn kẻ xấu ác, chướng nghịch, sẽ mãi quay cuồng trong sinh tử khổ đau:

Lênh đênh qua cửa Thần phù

Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm

Chính vì thấy được cái ngắn ngủi của kiếp nhân sinh, sự khổ đau không ai tránh khỏi trong cuộc sống: “tất cả các hành là vô thường là khổ đau” (lời Phật dạy); chúng ta cũng đã nghe được lời tâm sự:

Đời người như bóng phù du

Sớm còn tối mất, công phu lỡ làng

Chữ “công phu” ở đây, theo ý nghĩa toàn câu, được xem như là “những xây dựng vật chất, tranh giành quyền lợi, danh vọng”. Những cái tạm bợ, vọng tưởng ấy, sẽ bị tiêu diệt trong từng sát na, mà người đời không hề hay biết, lại cố “ái thủ”. nên mới có lời kêu gọi: “Tu cho trọn kiếp bụi hồng – Kẻo già lại tiếc rằng lòng từ bi”.

Thuyết luân hồi (sanh tử) cũng đã ảnh hưởng rất sâu đậm trong lòng mọi người, tuy rằng vẫn còn ở mức độ giản dị, sơ đẳng; nhưng đã góp phần xây dựng điều thiện, diệt trừ cái ác; mở đường quang đãng cho con đường tiến gần đạo pháp chơn chánh:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.

 MANG VIÊN LONG

Trình bày : Nhị Tường Cập nhật : 01-05-2003

Cập nhật thông tin chi tiết về Tư Tưởng Của Bác Hồ Về Giáo Dục trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!