Bạn đang xem bài viết Văn Xuôi Các Nhà Văn Nữ Thế Hệ Sau 1975 Nhìn Từ Diễn Ngôn Giới được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
VHSG- Trong tiến trình văn học Việt Nam, ở những giai đoạn trước, sự có mặt của nữ giới không chiếm ưu thế. Những năm 60 thế kỉ XX, một số cây bút nữ đã khẳng định vị thế trên văn đàn nhưng chưa thành một lực lượng chủ yếu. Đặc biệt, ở bộ phận văn học miền Nam, đội ngũ nhà văn nữ bắt đầu gây ấn tượng ở số lượng cũng như chất lượng. Sau 1975, và nhất là sau 1986, bên cạnh những tác phẩm của nam giới, vẫn tồn tại một mảng văn học nữ, mang đến một sức sống mới, với những cảm xúc mới mẻ bằng sự mẫn cảm nữ giới. Sự lên tiếng của những người viết văn nữ làm nên một diện mạo khác, riêng so với nam giới.
1. Sự lên tiếng của nữ giới
Trong tiến trình văn học Việt Nam, ở những giai đoạn trước, sự có mặt của nữ giới không chiếm ưu thế. Những năm 60 thế kỉ XX, một số cây bút nữ đã khẳng định vị thế trên văn đàn nhưng chưa thành một lực lượng chủ yếu. Đặc biệt, ở bộ phận văn học miền Nam, đội ngũ nhà văn nữ bắt đầu gây ấn tượng ở số lượng cũng như chất lượng. Sau 1975, và nhất là sau 1986, bên cạnh những tác phẩm của nam giới, vẫn tồn tại một mảng văn học nữ, mang đến một sức sống mới, với những cảm xúc mới mẻ bằng sự mẫn cảm nữ giới. Sự lên tiếng của những người viết văn nữ làm nên một diện mạo khác, riêng so với nam giới. Ngoài thế hệ các nhà văn trưởng thành từ giai đoạn chống Mỹ từng bước thay đổi cách viết như Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Tú,… một thế hệ mới ra đời, đóng dấu ấn cá nhân bằng những tác phẩm được đông đảo bạn đọc đón nhận. Cho đến nay, sau 40 năm thống nhất đất nước, sau 30 năm đổi mới, đã có thêm ngày càng nhiều những nhà văn “tên tuổi”, như Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm, Y Ban, Dạ Ngân, Phan Thị Vàng Anh,… góp phần khẳng định một thế hệ nhà văn cầm bút và trưởng thành từ sau 1975. Không có nhiều tuyên ngôn, song bằng những trang viết lặng thầm, bền bỉ, bằng số lượng tác phẩm được bạn đọc đón nhận và… thừa nhận, các nhà văn nữ thế hệ trưởng thành sau 1975 đã góp phần không nhỏ trong sự chuyển đổi văn học.
Sau 1975, số lượng các nhà văn nữ ngày càng nhiều. Tiếng nói nữ giới trong văn chương có khi còn “trấn áp” cả tiếng nói của nam giới (tiếng nói của nhà văn nam, của nhân vật nam). Ban đầu, cũng có không ít ý kiến cho rằng văn chương phụ nữ, chuyện của phụ nữ,… chẳng bao giờ có tầm, một khi họ ít quan tâm về… đại sự. Song, cuộc sống không chỉ được dệt nên bởi các đại tự sự; và hơi thở của cuộc sống lại thường nằm ở những chi tiết, những câu chuyện nhỏ nhất mà chỉ trái tim nhạy cảm của phụ nữ mới có thể phát hiện, trân quý và níu giữ. Về sau, cùng với những thay đổi của xã hội trong quan niệm về chức năng, nhiệm vụ của văn chương; cùng với những đòi hỏi khác của độc giả về văn học như một loại hình giải trí, các câu chuyện của phụ nữ, gắn với phụ nữ,… ngày càng được chú ý. Chuyện thường ngày, chuyện tình yêu, hôn nhân, chuyện tủn mủn, và những vấn đề nhức nhối của xã hội,… đĩnh đạc bước vào các trang văn phụ nữ và trở thành những câu chuyện không chỉ của phụ nữ. Tiếng nói của giới nữ trong văn học khiến độc giả phải nghĩ khác về một bộ phận văn học nữ. Không còn đi bên lề, văn xuôi nữ dần sóng đôi với văn xuôi của các nhà văn nam giới, cùng làm nên một diện mạo nói chung của văn xuôi sau 1975. Và nếu xem sự vận động của văn xuôi 30 năm đổi mới như một đồ thị hình sin, không phải không có những thời kì, xếp quanh vị trí đỉnh, vị trí cực đại là các cây bút nữ… Có thể nói, đã có một diễn ngôn của giới nữ trong văn xuôi thế hệ nhà văn sau 1975.
Đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, văn đàn Việt Nam xôn xao bởi sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ mới, đặc biệt ở lĩnh vực truyện ngắn. Phạm Thị Hoài gây ấn tượng với tiểu thuyết Thiên sứ và tập truyện ngắn Mê lộ. Y Ban khẳng định ngay tên tuổi với truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ – giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1989 – 1990), và tập truyện Người đàn bà có ma lực – giải nhì cuộc thi viết về Hà Nội của NXB Hà Nội năm 1993). Sau một vài truyện ngắn gây tiếng vang, Võ Thị Hảo trở thành một tên tuổi kể từ tập truyện Biển cứu rỗi. Tiếp ngay đó, Nguyễn Thị Thu Huệ với mỗi năm mỗi tập truyện Cát đợi, Hậu thiên đường, Phù thủy, và gần đây là Thành phố đi vắng (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2012), thể hiện sức bền và không ngừng đổi mới cách viết của nhà văn… Với những tác phẩm xuất bản rải rác từ giữa những năm 80, Lý Lan, Dạ Ngân, Bích Ngân,… đã bền bỉ xác lập chỗ đứng sau ba thập kỉ sáng tác không ngừng nghỉ ở nhiều thể loại. Hơn kém nhau chừng nửa thập kỉ, xuất bản trước sau cũng chừng nửa thập kỉ, Trần Thùy Mai, Võ Thị Xuân Hà, Trần Thanh Hà, Phan Thị Vàng Anh,… cùng tạo dấu ấn khi còn khá trẻ và cùng làm nóng văn đàn với rất nhiều tập truyện ngắn ở thập niên 90 của thế kỉ XX.
Đáng mừng là trong 15 năm đầu thế kỉ XXI, những cái tên từng lạ lẫm, mới mẻ ấy không chỉ trở nên rất quen thuộc mà tiếp tục buộc độc giả phải nhắc tên. Một số tác giả đã thử nghiệm ở tiểu thuyết, tản văn và có những thành công mới: Võ Thị Hảo, Y Ban, Lý Lan, Dạ Ngân, Thùy Dương, Võ Thị Xuân Hà, Trần Thanh Hà, Phan Thị Vàng Anh,…. Văn xuôi nữ đầu thế kỉ XXI còn được tiếp sức bởi một số nhà văn nữ thế hệ sau 1975 sống và viết ở hải ngoại như Thuận, Đoàn Minh Phượng,… với nhiều tác phẩm lần đầu được xuất bản ở trong nước. Những tên tuổi, những phong cách nghệ thuật đã hình thành một dòng văn nữ trong văn học Việt Nam 30 năm đổi mới. Và để có được những thành tựu không nhỏ ấy, các nhà văn nữ đã luôn “rút ruột” sáng tác cho chính mình, cho giới mình, với tâm niệm: “Luôn ước muốn sáng tạo một nền văn học cho chính mình (a literature of your own). Cho chính mình? Tức là cho thời đại mình”[1].
Bàn về các thế hệ những nhà văn nữ, nhà văn Văn Giá cho rằng, nhìn vào những đóng góp của nhà văn nữ ở nước ta, thì thời nào cũng có những đỉnh cao, cái tôi trong văn học nữ hôm nay là cái tôi đa diện, đa ngã[2]. Trong xu thế hội nhập văn học toàn cầu, thế hệ nhà văn nữ sau 1975 không tỏ ra thụ động. Một số tác giả nữ đã đạt giải thưởng ở nước ngoài. Trong bộ sách Phái đẹp – Cuộc đời & Cây bút, tập 1, ghi lại 43 chân dung nhà văn nữ nhiều thế hệ (vẫn còn một số nhà văn chưa được điểm diện) chỉ có Nguyễn Ngọc Tư (2008) được trao Giải thưởng Văn học ASEAN (nhà văn nữ duy nhất trong số 17 nhà văn được giải thưởng từ 1996-2013).
2. Từ ý thức giới đến tinh thần nữ quyền
Ý thức giới (Gender awareness) là khái niệm chỉ mức độ kiến thức và sự hiểu biết về khác biệt trong vai trò và mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới. Ý thức giới được đề cập nhiều ở phương diện xã hội học, xuất phát từ nỗ lực đem lại bình đẳng giới, bảo vệ giới nữ trước những định kiến xã hội, những quan niệm truyền thống vốn coi thường phụ nữ, mặc định phụ nữ phải yếu kém hơn nam giới. Dĩ nhiên, phụ nữ có giới tính riêng – giới tính nữ, phân biệt với giới tính nam. Song khái niệm “nữ tính” vốn do đàn ông gán cho phụ nữ để chỉ những đặc điểm về mặt xã hội (thay vì những đặc điểm thuộc về bản tính, giới tính), từ đó quan niệm phụ nữ là yếu kém (yếu đuối), phụ thuộc,… chỉ là kết quả của ý thức hệ nam quyền kéo dài qua nhiều thế kỉ. Và với cách nhìn lấy nam giới là trung tâm, người nữ đã bị biến thành… phụ nữ. Nói như Simone de Beauvoir trong câu nói nổi tiếng toàn thế giới: “Người ta không phải sinh ra là phụ nữ, mà trở thành phụ nữ”.
Ở Việt Nam, các nhà văn nữ, đặc biệt là thế hệ sau 1975, cũng là những người đưa ý thức giới từ đời sống vào văn học, và ngược lại, bằng văn học, nâng cao những nhận thức về giới. Các nhận thức về việc phụ nữ phải được xem là một nửa dân số, phụ nữ được quyền tham gia và quyết định ở mọi phương diện đời sống, phụ nữ phải được bảo vệ và bồi dưỡng, đào tạo, phụ nữ phải được tự do trong khẳng định bản ngã, tự do trong tình dục,… đã được nhiều nhà văn nữ công khai lên tiếng, giúp cho cả hai giới nam và nữ nhận biết sự khác biệt giới tính cũng như những đòi hỏi bức thiếtvề bình đẳng giới. Không đến mức phủ định hoàn toàn cách nhìn nhận của nam giới về phụ nữ như nhà văn, nhà triết học mang tư tưởng nữ quyền người Pháp François Poulain de la Barre (1647-1723) cho rằng: “Tất cả những gì được những người đàn ông viết về phụ nữ đều phải được xem xét với sự nghi ngờ, bởi vì họ vừa là quan tòa vừa là bè phái”[4]; song các nhà văn nữ thế hệ sau 1975 ở Việt Nam đã chứng minh rằng, nhờ có họ, xã hội Việt Nam đã có những cách nhìn khác hơn về phụ nữ so với trước. Phụ nữ trong trang viết của các nhà văn nữ, phụ nữ của đất nước Việt Nam thời hậu chiến, thời đổi mới, đã ý thức hơn về bản thân, về giới tính của chính mình. Và từ những thức tỉnh giới tính ấy, trong nhiều tác phẩm, tiếng nói nữ giới (tiếng nói của nhà văn nữ, của nhân vật nữ, của tự thân những câu chuyện về phụ nữ…) đã trở thành những diễn ngôn mang đậm tinh thần nữ quyền.
Kể từ sau 1975, chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại xuất hiện nhiều đến thế những tác phẩm văn học mang đậm ý thức giới tính. Nhiều tác phẩm đã công khai “danh tính” của giới nữ ngay từ nhan đề: Hành trang của người đàn bà Âu Lạc (Võ Thị Hảo), Người đàn bà ám khói (Nguyễn Thị Thu Huệ), Người đàn bà bí ẩn (Phạm Thị Ngọc Liên), Người đàn bà bơi trên sóng (Bích Ngân), Người đàn bà kể chuyện, Tiểu thuyết đàn bà, Ba người đàn bà (Lý Lan), Đàn bà xấu thì không có quà, I am đàn bà, Người đàn bà có ma lực (Y Ban), Trên mái nhà người phụ nữ, Gánh đàn bà (Dạ Ngân),… Nhiều tiêu đề tác phẩm chứa đựng những kí hiệu “ám chỉ” về chuyện của giới nữ: Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Xuân Từ Chiều (Y Ban); Nàng tiên xanh xao, Hồn trinh nữ, Góa phụ đen (Võ Thị Hảo), Thiếu phụ chưa chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Chuyện của con gái người hát rong (Võ Thị Xuân Hà), Gái một con (Trần Thanh Hà), Thần nữ đi chân không (Trần Thùy Mai),… Đa dạng về phong cách, thể loại, những người đàn bà viết thế hệ sau 1975 đã đi từ những diễn ngôn cá nhân đến những diễn ngôn của giới, biến những ý thức về giới trong xã hội thành những “tuyên bố” của giới nữ thông qua những câu chuyện trải nghiệm giới tính trong văn chương. Đó là thân phận phụ nữ với những bi kịch, những nỗi đau bởi chiến tranh trong các tác phẩm Trong nước giá lạnh (Võ Thị Xuân Hà), Thế giới xô lệch (Bích Ngân), Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan),… Đó là những mặc cảm sinh lí, mặc cảm giới tính trước những định kiến “nam quyền” của xã hội trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Người đàn bà có ma lực (Y Ban), Hậu thiên đường, Thiếu phụ chưa chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ), Hồn trinh nữ, Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo), Thập tự hoa, Trăng nơi đáy giếng (Trần Thùy Mai) hay Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng), Paris 11 tháng 8 (Thuận),…
Với lối viết “tự ăn mình”, nhân vật trong văn xuôi nữ chính là sự hóa thân của chủ thể nữ giới. Ý thức giới thể hiện rõ ở phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất, nhân vật tôi/đàn bà/người kể chuyện kể chuyện mình, chuyện giới mình, chuyện thế sự,… qua trường nhìn phụ nữ. Về phương diện này, các nhà văn nữ thường chọn hình thức tự thuật. Điểm nhìn của chuyện/truyện hầu hết đều là điểm nhìn bên trong. Nhân vật và người kể chuyện cũng thường đồng nhất, xưng tôi để kể những chuyện chỉ riêng tôi mới biết (chuyện trinh tiết, chuyện trở thành đàn bà, chuyện ngoại tình, chuyện chối bỏ bản năng làm mẹ,…). Những bí ẩn giới tính trong nhiều trang văn nữ giới trở thành những sự chia sẻ, trải lòng. Tôi chỉ sống để đi tìm những bí ẩn của các số phận đàn bà trong gia đình tôi là câu chuyện của Tôi – Mai Chi trong Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng). Tôi, “cái giống lạc loài”, không đủ dũng khí để bảo vệ hài nhi trong bụng – cũng là “cái giống lạc loài” của tình yêu… lại là một câu chuyện giới tính khác được lồng ghép khéo léo qua hình thức kể chuyện bằng thư độc đáo Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y Ban). Tôi, người phụ nữ đã đi qua nhiều khúc đoạn của cuộc đời, đã từng bay lên thiên đường và rơi xuống bởi gánh đàn bà trên vai,… cũng là những chia sẻ đằm thắm trong một tản văn của Dạ Ngân (Gánh đàn bà),… Dưới hình thức tự sự như một lời độc thoại, song lại luôn đặt vấn đề để đối thoại với chính mình, giới mình; đối thoại với nửa còn lại của thế giới… truyện ngắn, tiểu thuyết tự thuật và tản văn nữ sau 1975 đã đem “chuyện” của giới nữ đến gần hơn với công chúng. Nhiều tác phẩm có sự đánh tráo ngôi kể, người kể chuyện tôi/ đàn ông/ hoặc ẩn sau một gương mặt phụ nữ khác (truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, tiểu thuyết Võ Thị Xuân Hà…); cũng có nhiều tác phẩm được kể bởi lối trần thuật khách quan hóa từ ngôi thứ ba, nhưng điểm nhìn hạn tri khác với truyền thống và diễn ngôn chủ đạo của tác phẩm vẫn là diễn ngôn nữ giới, điểm nhìn kể chuyện vẫn là điểm nhìn bên trong của nữ giới. I am đàn bà (Y Ban), Thiếu phụ chưa chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ), Gia đình bé mọn, Con chó và vụ li hôn (Dạ Ngân), Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan),… là những tác phẩm như thế. Truyện được kể từ điểm nhìn của người kể chuyện hàm ẩn/ tác giả nữ. Điểm nhìn nữ giới này lại thường xuyên đồng nhất/ thống nhất với điểm nhìn của các nhân vật nữ (Thị trong I am đàn bà, My trong Thiếu phụ chưa chồng, Tiệp, Đoan trong Gia đình bé mọn, Con chó và vụ li hôn, Thoa trong Tiểu thuyết đàn bà)… Với đặc điểm đó, văn xuôi nữ thế hệ nhà văn sau 1975 hiếm khi khách quan, trung tính. Giọng điệu trần thuật trong nhiều tác phẩm thường giàu cảm xúc. Đặc trưng giới và ý thức về giới khiến các nữ văn sĩ thường để “lộ” tư tưởng, quan niệm, tình cảm chủ quan nhiều hơn so với các nhà văn nam giới. Điều này một mặt giúp các diễn ngôn nữ giới trong văn chương được bộc lộ rõ nét; song mặt khác lại khiến họ đôi khi đã tự khuôn mình vào khu vực “văn học giới”, thay vì nhập vào dòng văn học đương đại nói chung.
3. Nữ quyền luận và hiện sinh – những tiếng nói khẳng định nhân vị giới
Simone de Beauvoir vừa là một nhà nữ quyền luận vừa là nhà văn mang tư tưởng hiện sinh. Kết hợp, bổ sung hai triết thuyết lớn với những nhận định nhân bản, de Beauvoir được xem là một trong những người sáng lập ra thuyết Nữ quyền hiện sinh. Tiếp nhận những lí thuyết hiện đại, thế hệ nhà văn nữ sau 1975 đã đem lại một tinh thần mới cho văn học đương đại – điều cơ bản nhất là khẳng định nhân vị đàn bà. Ý thức nữ quyền là sự phát triển và thể hiện cao nhất của ý thức về giới ở phụ nữ. Vượt lên trên sự tự ý thức về giới tính, về những đặc trưng của giới nữ trong tương quan với giới nam, ý thức nữ quyền là sự tự nhận thức về quyền và địa vị của phụ nữ. Từ những nhận thức ấy, những nhà văn nữ đã bằng nhiều cách, phản đối những gì chống lại phụ nữ trên mọi phương diện, trong đó có bất bình đẳng tính dục.
“Trong bản thể con người vốn có một thứ căn bản nguyên sơ là dục vọng, và thứ dục vọng này đưa đến ham muốn tiếp xúc nhục thể, tạo thành sự cộng hưởng sinh hoạt” (Michel Foucault) [5]. Nhà nữ quyền hiện sinh de Beauvoir nổi tiếng với những nhận định về bình đẳng giới trong tình dục: “Để trở thành một cá nhân hoàn toàn và bình đẳng với nam giới thì người nữ phải được tiếp cận với thế giới nam giống như người nam tiếp cận với thế giới nữ”[6]. Khẳng định nhân vị đàn bà, đã có một hiện sinh tính dục trong các trang văn phụ nữ. Cùng với những diễn ngôn tính dục được trao cho phụ nữ, văn xuôi thế hệ các nhà văn nữ sau 1975 đã làm nên một âm hưởng nữ quyền trong bức tranh chung của văn học đương đại Việt Nam. Trong hành trình xác lập cái tôi nữ giới, người kể chuyện/ tác giả nữ không chỉ khẳng định bản ngã mà còn tự giải phóng bản thân, bằng ý thức về vẻ đẹp nữ giới; ý thức về cái tôi cá thể; về những đòi hỏi bản năng,…; những trải nghiệm tính dục cũng xuất hiện với mật độ ngày càng nhiều (tác phẩm Y Ban, Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà, Thuận…).
Đầu thế kỉ XXI, vượt lên định kiến, văn xuôi thế hệ các nhà văn nữ sau 1975 không chỉ là diễn ngôn của giới mà trở thành những diễn ngôn mang ý thức nữ quyền – hiện sinh. Theo Soeren Kierkegaard – ông tổ sáng lập chủ nghĩa hiện sinh: “Hiện sinh, là bước ra khỏi phòng tối, là không chấp thuận cái kín cổng cao tường, là chối từ cái im lìm, cái bất động của cái gì đã đạt, đã xong, đã rồi, đã đủ… Không. Sống là còn đòi hỏi thêm… thêm… Thế còn chưa đủ. Thế vẫn chưa vừa. Hôm nay phải khác hôm qua. Ngày sau không thể nào lập y như bữa trước”[7]. Không chấp thuận cái kín cổng cao tường… nhiều nhà văn đã lên tiếng bênh vực cho giới nữ, kể cả “nổi loạn tính dục” để khẳng định vị thế. Nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ “luôn muốn một cái gì như gió bão chứ không đủ sức chịu đựng và chờ đợi sự thấm lâu của mưa ngâu” (Người xưa); “Tôi cóc cần sống vì ai. Tôi phải vì tôi bởi cũng có ai nghĩ đến tôi đâu” (Thiếu phụ chưa chồng).
Tính dục là nhu cầu, là đời sống của nữ giới, là tự do cá nhân. Khẳng định nhân vị trong đời sống tính dục trở thành biểu hiện rõ nhất của ý thức nữ quyền hiện sinh, bên cạnh những giải thiêng đạo đức, truyền thống,… từng xuất hiện trong văn xuôi nữ giai đoạn trước. Với nhiều truyện ngắn (I am đàn bà, Gà ấp bóng…) và nhất là với hàng loạt tiểu thuyết tấn công mạnh mẽ vào ý thức hệ nam quyền (Xuân Từ Chiều, Trò chơi hủy diệt cảm xúc,…), Y Ban vẫn luôn là nhà văn sôi sục ý thức nữ quyền hơn cả. Tiêu đề truyện, phát ngôn ngắn gọn của một nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban “I am đàn bà”, chính là lời xác tín nhân vị đàn bà dẫu từ góc khuất bản năng giới. Được viết bằng ngôn ngữ thân thể, vấn đề tính dục trong tiểu thuyết nữ có khi còn mạnh mẽ, bạo liệt hơn so với tiểu thuyết của nhà văn nam giới. Những năm 60 của thế kỉ XX, trong một bộ phận văn học miền Nam, Nguyễn Thị Hoàng khá bạo liệt khi để nhân vật nữ chiêm ngưỡng thân thể đàn ông và khơi lên những cồn cào, rạo rực bản năng: “Trâm nhìn khoảng cườm chân trắng nõn của Minh hé lên giữa ống quần và tất đen”; “chiếc áo len xanh ngắn rướn lên để hở một khoảng da bụng trắng muốt” (Vòng tay học trò). Thuộc thế hệ khác, trong bối cảnh xã hội khác, nhiều nhà văn nữ thế hệ sau 1975 đã thay đổi những cái nhìn duy dương vật vốn lấy nam giới làm trung tâm. “Tôi nằm phơi dưới cơn mưa, đồng loã với đất trời trêu ngươi bản lĩnh chuyên chính của Tăng…”; “Tôi ngủ trên cỏ, trần truồng, thích thú …”, “Cười nhạo sự thánh thiện. Mơn trớn và giục giã…” (Trong nước giá lạnh – Võ Thị Xuân Hà).
Với cảm thức hiện sinh, các nhà văn nữ đã ý thức khắc họa một kiểu nhân vật nữ lạc lõng, xa lạ giữa một thế-giới-vắng, thế giới phi lí. Trong các không gian rỗng, nhân vật nữ thường rơi vào tâm trạng cô đơn, chông chênh trong trạng thái vừa muốn kết nối vừa tách rời cuộc sống. “Bước qua mỗi ngày sống, người ta tiến gần đến với cái chết của mình hơn” (M. Heidegger). Lo âu, thiếu vắng, cái chết trở thành phổ biến trong nhiều tác phẩm. Những cái chết phi lí trong một thế giới vô cảm (Thành phố đi vắng – Nguyễn Thị Thu Huệ). Những cái chết được lựa chọn sau những phút giây truy tìm bản thể, trả lời/ không thể trả lời được câu hỏi về sự hiện tồn “Tôi là ai?” (tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng). Những cái chết tất yếu sau nỗi đau phải sống (tiểu thuyết Thuận),… Như vậy, ngoài ý thức về bản năng tính dục từ góc nhìn giới, ý thức về bản năng chết “có chức năng đưa tất cả những gì ở trạng thái sống động về trạng thái bất động”[8] cũng xuất hiện trong sáng tác của nhiều nhà văn nữ.
Kết luận
Văn học sau đổi mới đã đi được một chặng đường 30 năm. Các nhà văn nữ thế hệ sau 1975 cũng đã có thâm niên sáng tác từ 20 đến 30 năm và có thể còn dài hơn nữa (Nhiều tác giả vẫn đang ở giai đoạn sung sức, bút lực dồi dào, hứa hẹn sẽ tiếp tục đem đến những tác phẩm mới có giá trị). 30 năm trong tiến trình vận động của văn học chỉ là một giai đoạn ngắn, nhưng sự nghiệp 20, 30 năm sáng tác với nhiều tác giả là một sự nghiệp đáng tự hào. Theo quy luật sàng lọc khắc nghiệt của thời gian, một vài thập kỉ, một vài thế kỉ nhiều khi cũng chỉ còn lại một vài tên tuổi. Song cũng theo quy luật về sự “trỗi dậy”, “bừng nở” trong các giai đoạn văn học chuyển đổi, bước sang một trang mới, có những giai đoạn văn học ngắn lại đem đến những bước tiến dài. 30 năm văn học đổi mới với sự đóng góp không thể phủ nhận của các nhà văn nữ thế hệ sau 1975 là một giai đoạn như thế. Các nhà văn nữ đã cùng nhau làm nên một dòng văn học nữ giàu bản sắc, tiếp tục cất lên tiếng nói của nữ nhân Việt Nam. Tiếng nói nữ giới ấy không còn là những tiếng nói cá nhân, nhỏ lẻ như những thời kì, những giai đoạn văn học trước. Tiếng nói phụ nữ trong văn xuôi 30 năm đổi mới đã là tiếng nói chung của giới nữ. Nhờ sự tập hợp đông đảo ấy, các nhà văn nữ thế hệ sau 1975 đã không chỉ khẳng định ý thức giới tính mà còn tạo nên một diễn ngôn của giới mang đậm âm hưởng nữ quyền. Văn học nữ nhờ đó không còn là một bộ phận, một khu vực văn học “ngoại biên” của nền văn học chính thống. Văn học, văn xuôi nữ trở thành một bộ phận không thể chia cắt, tách rời của nền văn học đương đại. Diện mạo của văn học Việt Nam đương đại cũng sẽ khuyết thiếu, bất thành hình nếu không tính đến sự góp phần của văn xuôi nữ, đặc biệt là văn xuôi của các nữ nhà văn thế hệ sau 1975.
PGS-TS THÁI PHAN VÀNG ANH
[1] Võ Thị Xuân Hà:Văn trẻ – bình tĩnh và vững tâm, (tham luận tại Tọa đàm giao lưu nhà văn trẻ trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam 2010). Nguồn: http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/doi-song-van-hoc/647-toa-dam-giao-luu-nha-van-tre-hoi-nghi-quoc-te-quang-ba-van-hoc-vn.html
[2] Ý kiến phát biểu tại Hội thảo về bộ sách “Phái đẹp – Cuộc đời & Cây bút”, Nguồn: http://vanvn.net/news/1/5852-hoi-thao-ve-bo-sach-phai-dep-cuoc-doi-cay-but.html
[3] Y Ban: ‘Hãy lắng nghe tác phẩm của nhà văn nữ’, Nguồn: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/y-ban-hay-lang-nghe-tac-pham-cua-nha-van-nu-2142011.html
[4] Dẫn theo Nguyễn Tấn Hùng: “Tư tưởng của Simone de Beauvoir về vấn đề nữ quyền trong tác phẩm Giới tính thứ hai”, Nguồn: http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tu-tuong-cua-simone-de-beauvoir-ve-van-de-nu-quyen.html
[5] Michel Foucault: “Lịch sử tính dục: Chương năm : Nữ giới” (Khổng Đức dịch). Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=9299
[6] Dẫn theo Nguyễn Tấn Hùng: “Tư tưởng của Simone de Beauvoir về vấn đề nữ quyền trong tác phẩm Giới tính thứ hai”, Tlđd.
[7] Dẫn theo Bùi Giáng: “Soeren Kierkegaard và cơ sở chủ nghĩa hiện sinh”, Tư tưởng hiện đại, NXB Văn hóa Sài Gòn, Tp.HCM., 2008.
[8] Sigmund Freud: “Cái tôi và cái nó” (Trần Thị Mận dịch với sự giúp đỡ của Jean – Noel Cristine), NXB Tri thức, H., 2015, tr.86.
Chúc Mừng Ngày Con Rể Bằng Văn Xuôi. Lời Chúc Mừng Sinh Nhật Con Rể Hài Hước Bằng Văn Xuôi
Mẹ chúc mừng con, con rể của mẹ! Tôi ước nếu thay đổi, thì chỉ để tốt hơn, thành công lớn, hỗ trợ gia đình đáng tin cậy và tích cực trong cuộc sống!
Đặc biệt đối với trang web
Con rể thân yêu của mẹ, trong ngày quan trọng này, mẹ muốn chúc mừng con! Hãy để tinh thần vui vẻ luôn vượt qua mệt mỏi, sức khỏe không bao giờ suy, cùng gia đình ấm êm hạnh phúc!
Đặc biệt đối với trang web
Con rể, mẹ rất vui vì con là người đồng hành cùng con gái trên con đường đời. Hãy để ánh nắng luôn chiếu trên con đường chung của bạn. Sống có mục đích, can đảm, thành công trong mọi việc và tất nhiên là khỏe mạnh. Xin chúc mừng!
Đặc biệt đối với trang web
Đặc biệt đối với trang web
Con rể yêu quý của mẹ, mẹ vội đến chúc mừng sinh nhật con và chúc con luôn thành công trong công việc. Cầu mong bạn không bao giờ bị xúc động bởi bất kỳ nỗi buồn và vấn đề nào, và phúc lợi vật chất của bạn sẽ là vô hạn.
Đặc biệt đối với trang web
Khó có thể gặp một người không có họ hàng thân thích, thậm chí là những người thân ở xa. Có người may mắn hơn, có người kém hơn. Họ có thể dễ tính, giàu có và vui tính, hoặc nghèo, uống rượu hoặc yêu cầu bạn giải quyết vấn đề của họ. Tuy nhiên, còn ai cần chúng ta, ngoài những người thân nhất? Họ sẽ luôn giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn, giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn và không bao giờ quay lưng lại. Cha mẹ yêu thương, họ hàng, anh em họ hàng, ông bà, anh chị em bên cạnh ta từ thuở ấu thơ. Chúng ta có vợ, chồng, mẹ vợ, bố vợ, bố già, chị dâu, con dâu, anh rể và con rể trong suốt cuộc đời của chúng ta.
Khi một người con gái kết hôn, tương ứng, mẹ và cha cô ấy có một người con rể trở thành con trai riêng của họ. Sau tất cả, mẹ sẽ làm mọi thứ vì hạnh phúc của con gái. Mặc dù có rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười và những giai thoại không mấy tốt đẹp về mối quan hệ khó khăn giữa con rể và mẹ vợ, nhưng trên thực tế, họ thường sống chung dưới một mái nhà rất hòa thuận và mẹ … ở rể thổi bụi cho anh ta. Và nếu anh ta có tên trong ngày, thì hãy tâng bốc lời chúc mừng sinh nhật từ mẹ chồng với điều kiện, ngoài ra, cô ấy sẽ dọn bàn và rót đồ uống. Bài văn khấn chúc mừng cho con rể đặc biệt quan trọng, vì thực tế bà là người mẹ thứ hai của anh. Và người bố vợ yêu quý sẽ ra sao? Anh ấy, với tư cách là chủ gia đình, sẽ nói như một người đàn ông món quà nào tốt hơn nên tặng, và cũng sẽ nâng ly chúc mừng người anh hùng của lễ kỷ niệm sức khỏe, hạnh phúc và sống lâu bên con gái của mình, đầu tư vào chúc mừng thái độ tuyệt vời của anh ấy đối với anh ấy.
Văn xuôi chúc mừng sinh nhật con rể
Con rể đối với mình như con trai, mẹ gì mà không chúc con trai mình hạnh phúc trong ngày sinh nhật! Hãy là người hạnh phúc nhất, vui vẻ nhất, may mắn nhất, vui vẻ, quyến rũ! Mong mọi người dành cho bạn sự tôn trọng và ghi nhận, và cuộc sống – niềm vui và niềm vui, những kế hoạch phi thực tế và táo bạo nhất có thể thành hiện thực, và may mắn sẽ luôn ở bên bạn!
Gửi đến con rể của tôi, yêu quý và thân yêu, hôm nay tất cả các lời tốt nhất và những lời chúc tốt đẹp nhất! Hãy luôn là một người khéo léo, tuyệt vời, nhạy cảm, tốt bụng, vui vẻ và dễ thương, và bạn có thể chắc chắn sẽ gặp may mắn trong mọi điều bạn muốn đạt được trong cuộc sống của mình! Chúc mừng sinh nhật con rể!
Tôi rất tự hào vì con là con rể của tôi! Bạn biết không, điều quan trọng nhất của người mẹ là hạnh phúc của những đứa con của mình! Chỉ có như vậy bản thân cô mới hạnh phúc! Khi bước vào cuộc đời chúng tôi, bạn đã làm cho không chỉ con gái tôi hạnh phúc mà còn cả tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn vì điều đó! Chúc mừng sinh nhật con rể thân yêu!
Cảm ơn con rể yêu quý đã cho con gái của mẹ cơ hội được yêu thương và hạnh phúc! Sự ổn định cảm xúc là cần thiết trong cuộc sống, và sau đó bạn có thể xây dựng mọi thứ – lâu đài trong không khí, tổ ấm gia đình ấm cúng và thoải mái, mối quan hệ tốt đẹp, tin cậy và sự kết hợp ấm áp của một người đàn ông và một người phụ nữ!
Con rể thân yêu của mẹ, trong ngày sinh nhật của con, mẹ chỉ muốn chúc con những điều tốt đẹp nhất. Hãy sống trong niềm vui, đạt được điều quan trọng nhất trong cuộc đời, luôn là người giỏi nhất, có thể may mắn và tâm trạng tuyệt vời sẽ đồng hành cùng bạn, mong mọi thứ diễn ra chính xác như những gì cần có trong cuộc sống của một nhà lãnh đạo thực thụ, một người biết chính xác những gì mình muốn !
Chẳng mấy khi mẹ vợ có thể gọi con rể là con trai! Nhưng bạn thực sự đã trở thành một cho tôi! Con trai! Chúc gia đình bạn luôn vững mạnh. Để niềm vui, hạnh phúc và may mắn đồng hành cùng bạn trong cuộc sống! Tôi chúc mừng bạn trong ngày lễ tuyệt vời này – sinh nhật vui vẻ!
Tất nhiên, chúng tôi đôi khi cãi nhau với bạn, nhưng ai mà không cãi nhau! Cái chính là, cuối cùng thì chúng tôi luôn hiểu nhau và tha thứ cho mọi lời xúc phạm! Cảm ơn sự thông thái và lòng tốt của bạn! Chúc mừng sinh nhật con rể! Chúc sức khỏe luôn dồi dào, tinh thần phấn chấn, cuộc sống hạnh phúc!
Hôm nay con được nghỉ lễ, con rể thân yêu của mẹ! Bạn được sinh ra vào ngày này, và đây là một ngày lễ cho cả hành tinh! Tôi biết chắc rằng, nếu mọi người giống như bạn, thế giới sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều! Bạn làm cho thế giới xung quanh chúng ta đầy màu sắc hơn và tươi sáng hơn! Con đường mà thế giới này sẽ mang đến cho bạn đầy đủ những gì bạn cống hiến cho mọi người xung quanh! Em là người tuyệt vời nhất trong đời con gái của anh! Tôi biết ơn thiên đường rằng chúng tôi có bạn! Và thực tế là bạn đã trở thành một phần của gia đình chúng tôi! Tất cả thời gian tôi cảm ơn Chúa rằng ông đã gửi con gái của mình cho bạn. Rốt cuộc tôi cũng bình tĩnh, vì tôi biết cô ấy đang trong tay tốt. Hãy để mọi thứ trong cuộc sống của bạn diễn ra theo cách bạn muốn. Chúc mừng sinh nhật!!!
Chúc mừng sinh nhật! Sống với con gái của chúng tôi thân thiện, hòa bình, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ và những lo lắng hàng ngày. Và để mọi thứ diễn ra cho bạn, như bạn đã dự định!
Con rể thân mến! Chúng tôi đã giao phó vào tay bạn những gì quý giá và thân yêu nhất mà chúng tôi có! Con gái yêu của chúng ta! Hãy nâng niu nó như một báu vật vô giá! Sau tất cả, cô ấy dành cho bạn tất cả sự dịu dàng và tình yêu của mình! Cô ấy đã mang lại cho bạn tiếng cười và nụ cười của trẻ em! Hãy dành cho cô ấy sự ấm áp và dịu dàng, để biết ơn những gì cô ấy làm cho bạn!
Con rể đối với mình như con trai, mẹ gì mà không chúc con trai mình hạnh phúc trong ngày sinh nhật! Hãy là người hạnh phúc nhất, vui vẻ nhất, may mắn nhất, vui vẻ, quyến rũ! Mong mọi người dành cho bạn sự tôn trọng và ghi nhận, và cuộc sống – niềm vui và niềm vui, những kế hoạch phi thực tế và táo bạo nhất có thể thành hiện thực, và may mắn sẽ luôn ở bên bạn!
Con rể thân yêu của mẹ, con xin chúc mừng con từ tận đáy lòng! Sinh nhật là một kỳ nghỉ tuyệt vời. Đi bộ ngày hôm nay và uống cho niềm vui của bạn! Chỉ cần không đi quá nhiều, tôi nói điều này với tư cách là một người mẹ chồng. Tình yêu, hạnh phúc và nhiều tiền hơn nữa!
Sinh nhật là ngày của niềm vui, quà tặng và nụ cười. Hôm nay bạn sẽ có rất nhiều điều để ước, và bạn chỉ cần làm tất cả. Con rể của mẹ, mẹ mong con cứ là chính mình. Bạn là người giỏi nhất và bạn nên tự hào về điều đó!
Chúc mừng sinh nhật con rể tuyệt vời của mẹ. Em chỉ mong quyết định đúng đắn, đạt kết quả cao trong mọi việc, kiên trì và nhiệt huyết trong kinh doanh, dành sự quan tâm và yêu thương của gia đình, đừng bao giờ quên em là một người đàn ông mạnh mẽ và tốt tính.
Chúng tôi xin chúc mừng sinh nhật con rể yêu quý của bạn và với tất cả tấm lòng của chúng tôi, chúng tôi muốn chúc tất cả gia đình bạn hạnh phúc, không giới hạn, sức khỏe tuyệt vời, thịnh vượng, giàu có về tinh thần và vật chất!
Con rể ơi, mẹ chúc mừng sinh nhật con. Tôi mong muốn rằng tài năng và năng lực của bạn không bị lãng phí, mọi nỗ lực và sự chăm chỉ của bạn đều được ghi dấu ấn thành công tốt đẹp. Trên đời không có người con rể nào tốt hơn anh, vì vậy hãy để số phận cho anh hạnh phúc gia đình xứng đáng.
Con rể thân mến, mẹ chúc mừng sinh nhật con và chân thành cầu chúc con luôn mạnh mẽ, sức khỏe bền bỉ, dũng khí chắc chắn, ý tưởng dũng cảm, quyết định tự tin, gia đình tốt đẹp, hạnh phúc vĩnh cửu, lạc quan không thể dập tắt và gia đình thịnh vượng.
Con rể! Bạn như một người con đối với tôi, vì vậy, trong ngày sinh nhật của bạn, tôi cầu chúc những người bạn tri kỷ, vươn tới những đỉnh cao trong ước mơ của tôi, hiện thực hóa mọi thứ đã tạo hóa để hòa bình, tình yêu và sự hòa hợp, tài chính thịnh vượng và sức khỏe anh hùng ngự trị trong gia đình bạn.
Con rể thân mến, chúc mừng sinh nhật con. Kính chúc quý nhân vạn sự hanh thông, vạn sự như ý, mưu sự thành công, địa vị cao, thịnh vượng ổn định. Tôi cầu chúc cho bạn vẫn là một người đàn ông dũng cảm và can đảm, một người con trai tuyệt vời và tốt bụng, một người đàn ông trung thành và hạnh phúc của gia đình.
Con rể ơi, mẹ chúc mừng sinh nhật con. Em yêu của anh, anh chúc em luôn hạnh phúc và một thế giới tươi sáng trong cuộc sống gia đình, dũng cảm thành công và nhiệt huyết cao trong công việc, chúc may mắn và chắc chắn trên đường đi, những người bạn tốt, một số người thân thiết và yêu quý.
Chúc mừng sinh nhật con rể yêu quý của mẹ. Cầu chúc dòng sông cuộc đời chở em theo dòng đời vạn sự như ý. Cầu mong cho sự an lành và hạnh phúc của gia đình bạn không đi đến bờ bến, có thể thành công đang chờ đón bạn trong cả những việc lớn và nhỏ.
Lời Chúc Về Hưu. Chúc Mừng Nghỉ Hưu Trong Văn Xuôi
Nghỉ hưu là một sự kiện rất vui và được mong chờ của mỗi người đang công tác. Đây là lúc có tự do và cơ hội chỉ làm những gì thực sự quan trọng. Chúng tôi đã chuẩn bị cho bạn một tuyển tập những lời chúc mừng cảm động trong văn xuôi về việc nghỉ hưu của bạn. Sử dụng chúng được làm sẵn hoặc tự soạn trên cơ sở lời chúc mừng độc đáo của riêng bạn dành cho người thân thiết với bạn, người đang bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời và cuối cùng đã nhận được một kỳ nghỉ xứng đáng và được chờ đợi từ lâu. Hãy để khoảnh khắc này được anh nhớ đến như một trong những ngày tươi sáng và hạnh phúc nhất. Ngày anh vứt bỏ xiềng xích của công việc làm thuê và trở thành một người lãnh lương hưu tự do.
Thật tuyệt làm sao khi đã đến lúc phải nghỉ hưu! Chỉ ở đây, bạn mới có thể thực sự cảm thấy hoàn toàn tự do khỏi công việc hàng ngày, khỏi cái nhìn của sếp và sự ghen tị của đồng nghiệp. Tôi chúc mừng bạn vào ngày lễ này, tôi muốn bạn hít thở thật sâu hương thơm tuyệt vời của sự bất cẩn và độc lập! Hãy tiếp tục cuộc sống năng động, tận hưởng những niềm vui nho nhỏ mà trước đây không có đủ thời gian. Chúc sức khỏe và làm hài lòng những người thân yêu với sự hiện diện của bạn trong nhiều năm qua!
Kỳ nghỉ vui vẻ – mùa thu tươi sáng của cuộc đời bạn! Hãy để ánh mặt trời soi lối và tuổi già không đến gần! Chỉ nhận những gì dễ chịu nhất từ u200bu200blương hưu của bạn: thời gian rảnh rỗi, về nhà ở vùng nông thôn, đi du lịch đến các quốc gia xa lạ, chăm sóc các cháu và giúp đỡ trẻ em! Hãy để họ chạy trốn khỏi bạn: nếp nhăn, tóc bạc, bệnh tật và buồn chán. Hãy để niềm vui tiếp tục, chỉ nó kéo dài hơn nữa. Sau tất cả, bây giờ có một điểm cộng rất lớn trong cuộc sống của bạn – không cần phải thức dậy để làm việc. Những người thân yêu của bạn, hãy để họ bao quanh họ bằng sự quan tâm và ấm áp, và bạn mang đến cho họ ánh sáng mà họ đã chờ đợi từ lâu!
Chúc mừng bạn đã nghỉ hưu và từ sâu thẳm trái tim tôi, tôi muốn cầu chúc cuộc sống cho bạn những sở thích và hoạt động thú vị theo ý thích của bạn, tâm trạng tuyệt vời và những ngày nghỉ vui vẻ, những ngày hạnh phúc và niềm vui chắc chắn của trái tim. Chúc cho lương hưu luôn về đúng hạn và nhiều.
Hãy chấp nhận lời chúc mừng chân thành của chúng tôi về việc nghỉ hưu của bạn! Bạn làm việc trong nhiều năm, không tiếc công sức, đôi khi quên cả việc nghỉ ngơi! Bây giờ bạn có thể thư giãn và làm những gì bạn yêu thích. Kính chúc quý khách sức mạnh, tinh thần tốt, sức khỏe dồi dào, biển cả thịnh vượng!
Tôi chân thành chúc mừng bạn về hưu. Bây giờ sẽ có đủ thời gian trong cuộc sống cho những thú vui và sở thích, bây giờ bạn sẽ có những ngày nghỉ thường xuyên để tâm hồn và gặp gỡ vui vẻ với người thân của bạn, bây giờ có một cơ hội chắc chắn để thực hiện mong muốn và hiện thân của mọi kế hoạch – lương hưu của bạn. Tôi cầu chúc cho bạn một sức khỏe tốt và một khoản lương hưu đủ cho những thứ đắt giá nhất và bất kỳ ước mơ nào.
Xin chúc mừng một sự kiện vui vẻ và quan trọng trong đời, với công lao to lớn và một chiến thắng đáng chú ý, khi nghỉ hưu. Hãy để cuộc sống tiếp tục với dòng chảy hạnh phúc bên bờ phồn hoa và thịnh vượng, hãy để lương hưu đủ cho mọi thứ bạn muốn và cần, để trong nhà luôn có kỳ nghỉ, và niềm vui trong tâm hồn bạn.
Lương hưu là một giai đoạn mới trong cuộc sống của bạn! Hãy để anh ấy mang đến cho bạn những thành công mới và một biển sự kiện vui vẻ! Chúc bác lương hưu kha khá, thêm cháu và sức khỏe dồi dào! Mong sự nghỉ ngơi xứng đáng này sẽ mang lại cho bạn niềm vui và hạnh phúc!
Xin chúc mừng lương hưu của bạn, cho công lao của cả cuộc đời của bạn và lòng biết ơn thực sự cho công việc của bạn vì lợi ích xã hội. Ước gì lương hưu được nhiều, để luôn có đủ tiền cho một cuộc sống sung túc và sung sướng, để số phận vui lòng với những cuộc vui, để những ngày lễ tốt đẹp làm tâm hồn vui lại.
Chúc mừng bạn đã nghỉ hưu. Bây giờ có một cuộc sống ổn định và thịnh vượng liên tục, mà rất nhiều năng lượng và sự chăm chỉ đã được trao cho đúng lúc. Tôi cầu chúc cho bạn không cảm thấy buồn chán khi nghỉ hưu, làm những điều thú vị, cống hiến hết mình cho gia đình và bạn bè, tìm thời gian để nghỉ ngơi tuyệt vời và những ngày nghỉ vui vẻ của tâm hồn.
Chúc mừng bạn đã nghỉ hưu. Tôi muốn cầu chúc những chuyến bay miễn phí của tâm hồn và những hoạt động thú vị, những ý tưởng thú vị và những việc làm hữu ích, gia đình an lành và hạnh phúc, những ngày lễ vui vẻ, thịnh vượng và sức khỏe dồi dào dài lâu
Chúc mừng bạn đã nghỉ hưu! Cầu mong luôn có đủ tiền xứng đáng cho mọi nhu cầu và mong muốn của cuộc sống, cầu mong tài chính không bao giờ gặp trở ngại, may mắn và thành công không rời bỏ bạn. Tôi cầu chúc cho bạn sức khỏe tốt, trẻ mãi mãi của trái tim và niềm vui của tâm hồn.
Chúng tôi sẽ rất vui khi nhớ lại những năm mà chúng tôi đã làm việc cùng nhau. Và vui mừng cho bạn: vì những cơ hội mới, một lượng lớn thời gian rảnh rỗi và không cần phải chạy đi đâu đó mỗi ngày. Một khoản lương hưu tuyệt vời cho bạn – cả về định lượng và định tính. Xin chúc mừng!
Nghỉ hưu không phải là lý do để bạn cảm thấy buồn bã và thư giãn bằng cách ngừng tiến về phía trước. Đã đến lúc bắt đầu đi du lịch và khám phá những khía cạnh mới trong thế giới quen thuộc. Chúc mừng bạn đã có một giai đoạn thú vị trong cuộc đời! Chăm sóc bản thân!
Chúc mừng nghỉ hưu trong văn xuôi
Vì vậy, bạn được đưa vào hàng ngũ của quân đội hưu trí! Chúng tôi sẽ không hét lên, nhưng có điều gì đó để vui mừng. Bây giờ bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những gì bạn thích. Bạn có rất nhiều sở thích, vì vậy hãy đi cho nó. Và hãy để đồng hồ báo thức, như trước đây, đánh thức bạn để sạc!
Xin chân thành chúc mừng trong văn xuôi về hưu
Bạn vẫn tràn đầy sức mạnh và sẵn sàng tiến về phía trước. Vì vậy, đừng dừng lại! Hãy để lương hưu được giao nhưng tâm hồn muốn tiếp tục phát triển vì lợi ích của bản thân và người khác. Chúng tôi tin ở bạn! Xin chúc mừng một cột mốc mới trong số phận của bạn.
Bạn xứng đáng được nghỉ ngơi, và nhà nước đã hoàn toàn đánh giá cao công việc của bạn. Lương hưu là một lý do để chúc mừng, nhưng không phải để buồn và khao khát. Giờ đây, bạn có nhiều thời gian hơn cho những việc yêu thích của mình, bạn có cơ hội ngủ đủ giấc và lên kế hoạch cho ngày của mình theo lịch trình của riêng bạn. Cứ liều thử đi! Còn quá sớm để bị loại bỏ, nhưng đã đến lúc sống cho chính mình!
Chúc mừng bạn đã nghỉ hưu! Dành sự ưu tiên cho các hoạt động yêu thích, tìm kiếm tài năng mới trong bản thân. Để mỗi ngày đều thú vị và khác biệt so với ngày trước.
Chúc mừng bạn về hưu trong văn xuôi
Vậy là ngày mà bạn mong đợi đã đến, ngày mà bạn có thể rời bỏ công việc yêu thích và dành thời gian cho gia đình. Chúng tôi muốn cuộc sống của bạn được dễ dàng và vô tư. Trái tim không bao giờ hư hỏng, nó mạnh mẽ và hoạt động rõ ràng và hài hòa. Vì vậy mà gia đình bạn luôn thân thiện, hòa thuận.
Xin chân thành chúc mừng về việc nghỉ hưu trong văn xuôi
Nghỉ hưu không phải là lý do để từ bỏ, hãy truyền kinh nghiệm của mình cho các thế hệ mới và không bao giờ dừng lại ở đó. Chúc sức khỏe, kiên trì và nhẫn nại!
Chúng tôi mong bạn hãy giang rộng đôi vai và hít thở bầu không khí của tự do! Nghỉ hưu sẽ mở ra cho bạn những chân trời mới, hãy tận dụng chúng để làm những việc mà trước đây không có đủ thời gian!
20 Câu Nói Truyền Cảm Hứng Từ Những Người Phụ Nữ Nổi Tiếng Nhất Thế Giới
Cả thế giới đang hướng tới sự bình đẳng. Quyền lợi, trách nhiệm và địa vị của người phụ nữ trong xã hội cũng dần trở về vị trí ngang bằng với nam giới. Không chỉ ở lĩnh vực chính trị, phụ nữ hôm nay còn có thể làm chủ, nỗ lực trên con đường học vấn, tự tay xây dựng các công ty của riêng mình nhưng vẫn đảm bảo chăm lo cho cuộc sống gia đình, con cái. Ngày nay, rất nhiều phụ nữ trở thành lãnh đạo, quản lý hàng trăm, hàng nghìn người trong doanh nghiệp, đưa ra các kế sách, hoạch định chiến lược. Ngoài ra, cũng không ít người trở thành những con người có tầm ảnh hưởng rất lớn trong xã hội và đang dần góp sức mình vào nền hòa bình của cả thế giới.
Ngày mùng 8 tháng 3 là Ngày Quốc tế Phụ nữ. Bằng cách nào đó tốt hơn để tổ chức ngày này một cách ý nghĩa với những người phụ nữ có công đóng góp cho xã hội bằng tài năng, sự kiên trì và sự thông minh vô hạn của họ. Ngày này được biết đến vào những ngày đầu năm 1900, từ các phong trào về quyền phụ nữ. Đã có rất nhiều thành công đạt được kể từ đó, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm trong cuộc chiến bình đẳng giới. Theo như cựu nữ thủ tướng Isarel Golda Meir từng nói: ” Whether women are better than men I cannot say – but I can say they are certainly no worse”- Việc phụ nữ tốt hơn nhiều so với đàn ông thì tôi không thể kết luận, nhưng tôi có thể nói một cách chắc chắn là họ không hề tệ.”
#1 Malala Yousafzai
Malala Yousafzai được sinh ra và lớn lên ở huyện Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, là con trong một gia đình người Pastun theo đạo Sunni. Malala Yousafzai đã tham gia hoạt động xã hội bảo vệ quyền trẻ em từ khi còn rất nhỏ. Năm 11 tuổi, Yousafzai đã trở thành nhân vật chính trong một bộ phim tài liệu khi đọc một bài diễn văn đanh thép lên án việc quân đội Taliban đóng cửa trường học dành cho nữ sinh ở thung lũng Swat. Đến năm 2014, khi chỉ mới 17 tuổi, Malala Yousafzai đã được nhận giải Nobel Hòa bình, đồng thời là người trẻ tuổi nhất được trao giải Nobel và là công dân Pakistan thứ hai nhận giải Nobel.
#2 Eleanor Roosevelt
Phu nhân Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt – Eleanor Roosevelt được xem là một trong những người phụ nữ tài giỏi nhất trong lịch sử nước Mỹ ở vai trò một nhà nhân đạo, nhà hoạt động xã hội chuyên nghiệp. Eleanor Roosevelt nổi tiếng là người năng động, tích cực, luôn quan tâm đến cuộc sống của người nghèo. Bà đấu tranh cho những nhóm người bị chối bỏ nhân quyền, bao gồm nhóm người Mỹ gốc Phi và gốc Á.
#3 Aung San Suu Kyi
Bà Aung San Suu Kyi sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945 tại Rangoon (Yangon), là con gái của anh hùng Myanmar, tướng Aung San, người đã thành lập quân đội Myanmar hiện đại và đàm phán để Myanmar được độc lập khỏi Anh vào năm 1947. Bà Aung San Suu Kyi, đồng thời cũng là lãnh đạo đảng đối lập ở Myanmar và từ lâu đã trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh hòa bình trước chính phủ quân đội khi bị giam lỏng tại nhà riêng 15 năm.
#4 Judy Garland
Judy Garland, tên khai sinh là Frances Ethel Gumm, (sinh ngày 10 tháng 6 năm 1922 – mất ngày 22 tháng 6 năm 1969) là một nữ diễn viên và ca sĩ Mỹ. Bà Judy Garland đã đóng hơn hai mươi bộ phim, chín bộ với Mickey Rooney và những bộ phim đã làm tên tuổi Garland như The Wizard of Oz ( năm 1939).
#5 Golda Meir
Golda Meir ( tên trước kia là Golda Meyerson, sinh ngày 3 tháng 5 năm 1898 – mất ngày 8 tháng 12 năm 1978) là một giáo viên, kibbutznik và chính trị gia người Israel, và cũng là Thủ tướng thứ tư của Israel từngày 17 tháng 3 năm 1969, sau khi giữ chức Bộ trưởng Lao động và Bộ trưởng Ngoại giao. Golda Meir là người phụ nữ đầu tiên của Israrel và người phụ nữ thứ ba trên thế giới giữ chức vụ này. Golda Meir được miêu tả là ” Người đàn bà thép” trên chính trường Israel từ trước khi tên hiệu này được gán cho Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Cựu Thủ tướng David Ben-Gurion gọi Meir là ” người giỏi nhất trong chính phủ“; và được miêu tả là người có ” ý chí mạnh mẽ, nói chuyện thẳng thắn, bà của người dân Do Thái“.
#6 J.k. Rowling
J. K. Rowling sinh ngày 31 tháng 7 năm 1965, là nữ văn sĩ người Anh, đồng thời là tác giả của cuốn tiểu thuyết ” Harry Potter ” – một trong những câu chuyện phù thủy ăn khách nhất mọi thời đại. Trước khi trở thành người khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ như hiện nay, J.k. Rowling từng là một người đàn bà nghèo túng bị chồng bỏ, suốt ngày phải cặm cụi bên bàn viết để kiếm từng đồng nuôi con. Bà J.k. Rowling tâm sự rằng: ” Bản thân tôi từng là một sự thất bại. Nhưng không thể sống mà không thất bại trong một việc gì đó, trừ khi ta sống dè dặt tới mức có thể coi như chưa sống. Trường hợp đó, cả cuộc đời ta sẽ là một sự thất bại“.
#7 Mẹ Teresa
Mẹ Teresa là nữ tu Công giáo Rôma người Albania, cũng là người sáng lập dòng Thừa sai Bác ái giúp đỡ những người nghèo trên đường phố Calcutta vào những năm 1950. Dòng tu này về sau lan rộng ra khắp thế giới. Vào năm 1979, Mẹ Teresa được nhận giải Nobel Hòa bình như một sự vinh danh cho các hoạt động nhân đạo của bà.
#8 Coco Chanel
Đằng sau thương hiệu thời trang đầy quyền lực là một tâm hồn vô cùng nhạy cảm, khao khát được yêu thương và sự nỗ lực hết mình chứng tỏ bản thân của Gabrielle “Coco” Chanel. Coco Chanel đã trở thành một đại diện tiêu biểu cho nữ giới về sự độc lập, tự tin, hiện đại và quyến rũ, dù đó là với mùi hương nước hoa nồng nàn, màu son đỏ rực cháy hay bộ đầm đen tinh tế. Tuy nhiên, ai cũng sẽ bất ngờ khi biết được thời thơ ấu cơ cực và nghèo khó của bà hoàng giới thời trang này. Đặc biệt, đáng nể phục hơn là cách bà chuyển hóa những mất mát thời thơ ấu thành động lực để tận hưởng cuộc sống và cống hiến hết mình cho công việc. Coco Chanel chứng tỏ rằng phụ nữ không cần định nghĩa về bản thân bằng những người đàn ông từng yêu và bỏ rơi họ. Dù thế nào đi nữa, Coco Chanel vẫn luôn là tạo vật của riêng bà, luôn tìm kiếm sự hoàn hảo trong các mẫu thiết kế cho đến những ngày cuối đời.
#9 Simone De Beauvoir
Simone de Beauvoir là nhà văn, nhà triết học, nhà đấu tranh cho quyền lợi của những người phụ nữ Pháp. Tầm ảnh hưởng của Simone De Beauvoir trong phong trào phụ nữ lớn đến mức chính Tổng thống Pháp François Mitterrand cũng phải ca ngợi, bà là một trong những nhà văn hóa bậc thầy, nhà tiên phong mở hướng cho thời đại. Cuộc đời, các tác phẩm bà viết và cuộc đấu tranh đã nâng cao giác ngộ của tất cả những người đàn ông và đàn bà nước Pháp cũng như toàn thế giới. Mọi người trên thế giới vẫn coi bà là nhà hoạt động chính trị xã hội, làm thay đổi đời sống chính trị và trí tuệ của giới phụ nữ phương Tây thế kỷ XX.
#10 Margaret Thatcher
#11 Ellen Degeneres
Ellen Degeneres, tên đầy đủ là Ellen Lee DeGeneres sinh tại New Orleans, Louisiana, Mỹ. Nói về show truyền hình mang tên bà – Talk show Ellen – một hiện tượng của truyền hình Mỹ. Tính đến nay, chương trình này đã trải qua 10 mùa công chiếu, thu hút khoảng 3 triệu người theo dõi mỗi tập. Từ lúc khởi chiếu, chương trình đã giành được một giải Emmy và 13 giải thưởng Daytime Emmy cho các hạng mục như: Chương trình truyền hình xuất sắc nhất, Dẫn chương trình xuất sắc nhất, Kịch bản xuất sắc nhất… Ngoài ra, Ellen Degeneres còn giành được 11 giải thưởng do khán giả bình chọn bao gồm: Nữ nghệ sĩ hài hước nhất, Người dẫn chương trình được yêu thích nhất, giải thanh thiếu niên bình chọn… Với việc được ghi danh trên đại lộ danh vọng Hollywood vào ngày 4 tháng 9 năm 2009, Ellen đã trở thành ngôi sao đồng tính quyền lực số 1 nước Mỹ.
#12 Charlotte Bronte
Chị em nhà Brontë có lẽ là hiện tượng hiếm thấy trong làng văn học thế giới bởi mỗi người đều thể hiện tài hoa tuyệt đỉnh, học thức cao hơn người và sự phức tạp, tỉ mỉ dành cho mỗi tác phẩm. Tuy đoản mệnh nhưng những kiệt tác của chị em nhà Brontë luôn đứng vững trong lòng độc giả. Charlotte Brontë là người lớn nhất trong ba chị em, sinh ngày 21 tháng 4 năm 1816. Trong gia đình Brontë, Charlotte là người duy nhất sống quá 31 tuổi. Trong khi đó, hai em của bà qua đời khá sớm và bà trở thành người biên tập lại tác phẩm của các em để xuất bản.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Charlotte là Jane Eyre, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1847 dưới bút danh nam là Currer Bell, vì thời đó, chuyện tác giả nữ xuất bản sách là vô cùng khó khăn. Sau khi Jane Eyre được xuất bản, gia đình Brontë hứng chịu 3 bi kịch liên tiếp chỉ trong vòng 8 tháng: cái chết của cậu con trai Branwell duy nhất trong nhà, tiếp đó là Emily và Anne. Charlotte đã dừng công việc viết lách một thời gian nhưng sau đó tiếp tục viết tác phẩm thứ hai là Shirley. Bà coi đó là cách duy nhất để thoát khỏi nỗi đau quá lớn của mình.
#13 Michelle Obama
Michelle Obama sinh ngày 17 tháng 1 năm 1964 tại South Side, Chicago. Bà là phu nhân tổng thống Mỹ Barack Obama và lọt vào top 10 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2015 được bình chọn bởi tạp chí Forbes. Đệ nhất phu nhân Michelle Obama luôn được coi là nhân vật quan trọng, có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghiệp của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhắc đến sự thành công của nhà lãnh đạo da màu đầu tiên xứ Cờ hoa, không thể không nhắc đến bà Obama – người được ví như ” vũ khí bí mật” của ông Barack Obama.
Một người thành công không phải để gây ấn tượng với ai mà là cách truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Đó cũng chính là con người thật của mỗi chúng ta. Có nghĩa là, hãy nhìn vào bên trong bạn và thành thật về những điều bạn thích làm. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc khi cứ mãi theo đuổi ý niệm về thành công của một người nào khác đâu. Thành công chỉ có ý nghĩa và thú vị theo cách của riêng bạn.
#14 Aung San Suu Kyi
Aung San Suu Kyi sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945 tại Rangoon ( nay là Yangon), là con gái của anh hùng Myanmar, tướng Aung San, người đã thành lập quân đội Myanmar hiện đại và đàm phán để Myanmar được độc lập khỏi Anh năm 1947. Bà Aung San Suu Kyi là một chính trị gia người Myanmar, là lãnh tụ phe Đối lập của Myanmar và là chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar. Vào năm 1991, Aung San Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình, chủ tịch ủy ban trao giải gọi bà là một ví dụ nổi bật về sức mạnh của những người không có quyền hành. Năm 2014, bà xếp thứ 61 trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất theo Forbes.
#15 Oprah Winfrey
Oprah Winfrey ( sinh ngày 29 tháng 1 năm 1954) là con gái đầu lòng của một cặp vợ chồng tuổi vị thành niên không kết hôn ở Kosciusko, bang Mississippi. Oprah sinh trưởng trong một gia đình theo dòng phái Baptist mẹ là Vernita Lee và cha là Vernon Winfrey. Nữ hoàng của các cuộc nói chuyện, bà trùm của giới truyền thông và con người của nhân đạo là những cái tên được mọi người nhớ đến khi nói về Oprah Winfrey. Oprah Winfrey không chỉ tượng trưng cho quyền lực của nữ giới ngành giải trí Mỹ, mà còn là biểu tượng của sự vươn lên không ngừng nghỉ và nỗ lực phi thường. Khi nói về Oprah Winfrey, tổng biên tập tạp chí Seventeen, ông Atoosa Rubenstein có nói: ” Oprah là mẫu người khi đã thành công thì sẽ chia sẻ nó với những người cần nó nhất. Đó là lý do vì sao cô ấy là một người hùng trong mắt tôi và tất cả mọi người, một hình mẫu vĩ đại“.
#16 Audrey Hepburn
Audrey Kathleen Ruston ( sinh ngày 4 tháng 5 năm 1929 – mất ngày 20 tháng 1 năm 1993) là nữ diễn viên người Anh. Hepburn hoạt động như biểu tượng của điện ảnh và thời trang trong Thời Hoàng kim của Hollywood. Bà được xếp ở vị trí thứ 3 trong danh sách những huyền thoại vĩ đại nhất lịch sử chiếu bóng Hoa Kỳ do Viện phim Mỹ bình chọn và được vinh danh tại Đại lộ Danh vọng Hollywood. Audrey Kathleen Ruston được phong tặng Huân chương Tự do Tổng thống để ghi nhận đóng góp dưới cương vị của một Đại sứ Thiện chí của UNICEF vào tháng 12 năm 1992. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau, Hepburn qua đời vì căn bệnh ung thư ruột thừa tại tư gia ở Thụy Sĩ, khi bà 63 tuổi.
#17 Mae West
Mary Jane “Mae” West ( sinh ngày 17 tháng 8 năm 1893 – mất ngày 22 tháng 11 năm 1980) là một nữ diễn viên siêu sao, ca sĩ, nhà soạn kịch, biên kịch, diễn viên hài và biểu tượng tình dục Mỹ, có sự nghiệp giải trí kéo dài bảy thập kỷ. Được biết đến với khả năng chơi chữ đa nghĩa tình dục và độc lập tình dục, Mae West đã tạo ra danh tiếng cho mình trong lĩnh vực tạp kỹ và sân khấu ở thành phố New York trước khi chuyển đến Hollywood để trở thành một diễn viên hài, diễn viên, và nhà văn trong ngành công nghiệp điện ảnh, cũng như trên đài phát thanh và truyền hình. Nhờ vào những đóng góp cho nền điện ảnh Mỹ, Viện phim Mỹ đã đưa tên Mae West vào vị trí thứ 15 của Danh sách 100 ngôi sao điện ảnh của Viện phim Mỹ.
#18 Beyonce
Beyoncé Giselle Knowles-Carter ( sinh ngày 4 tháng 9 năm 1981) là một ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc và diễn viên người Mỹ. Sinh ra và lớn lên tại Houston, Texas, Beyonce biểu diễn trong nhiều cuộc thi ca hát và nhảy múa từ khi còn là một đứa trẻ và bắt đầu nổi tiếng vào cuối những năm 1990 với vai trò là ca sĩ chính của nhóm nhạc nữ R&B Destiny’s Child. Trong suốt sự nghiệp, Beyonce đã bán được hơn 100 triệu đĩa nhạc như một nghệ sĩ đơn ca và hơn 60 triệu đĩa với Destiny’s Child. Điều này giúp Beyonce trở thành một trong những nghệ sĩ âm nhạc bán đĩa nhạc chạy nhất. Năm 2009, Billboard vinh danh Beyonce là ” Nghệ sĩ đứng đầu Top Radio Songs của thập kỷ“, ” Nữ nghệ sĩ hàng đầu của thập niên 2000” và trao tặng giải thưởng Thiên niên kỷ vào năm 2011. Tạp chí Time liệt kê Beyonce trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới vào năm 2013 và năm 2014. Bên cạnh đó, Forbes cũng gọi Beyonce là nữ nghệ sĩ quyền lực nhất trong làng giải trí năm 2015. Vào năm 2016, Beyoncé còn được xuất hiện ở vị trí thứ sáu trong danh sách Nhân vật của năm.
#19 Cher
Cher, tên thật Cherilyn Sarkisian (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1946) là nữ ca sĩ và diễn viên người Mỹ. Cher được mô tả là hiện thân của nữ quyền trong ngành công nghiệp thống trị bởi nam giới, nổi tiếng với chất giọng contralto đặc trưng và tính linh hoạt trong nhiều lĩnh vực giải trí. Cher có khả năng áp dụng nhiều diện mạo và phong cách trong sự nghiệp kéo dài 5 thập kỷ, giúp bà được vinh danh là ” Nữ thần nhạc Pop.” Cher còn là chủ nhân của một giải Oscar, một giải Grammy, một giải Emmy, một giải Thời trang CFDA, đặc biệt 3 giải Quả cầu vàng và một giải Liên hoan phim Cannes, cùng nhiều vinh danh khác.
#20 Nora Ephron
Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Xuôi Các Nhà Văn Nữ Thế Hệ Sau 1975 Nhìn Từ Diễn Ngôn Giới trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!