Bạn đang xem bài viết Về Tam Ngãi Nhớ “Chị Út Tịch” được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Di ảnh của nữ AHLLVTND Nguyễn Thị Út (bà Út Tịch)
Người phụ nữ chân chất với câu nói đi vào lịch sử
Đường từ trung tâm huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh về đến khu tưởng niệm khoảng 5km nay đã được mở rộng rất khang trang. Hai bên đường là vô số hàng rào, cột cờ, vườn hoa thẳng tắp như để minh chứng sự hồi sinh của vùng đất có trên 80% người dân tộc Khmer từng hứng chịu nhiều bom đạn chiến tranh qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ.
Ông Thạch Then, ngụ xã Tam Ngãi kể, về cái xứ này nhắc đến câu nói bất hủ “Còn cái lai quần cũng đánh” và “ Nó đánh mình, mình đánh nó” thì hầu như ai cũng biết. Đó là sự biểu hiện ý chí bất khuất kiên cường của người phụ nữ Nam Bộ chân chất, mộc mạc nhưng lẫm liệt khí phách anh hùng. Người nói những câu nói đó là Nguyễn Thị Út mà mọi người dân nơi đây quen gọi cái tên rất thân thương “chị Út Tịch”.
Bà Kim Thy, 89 tuổi người xã Tam Ngãi kể lại, “tui với chị Út tuổi bằng nhau, hồi nhỏ còn chơi chung với nhau nữa. Chị Út Tịch có tánh khí như đàn ông, hễ nói là làm, gan dạ lắm. Hồi nhỏ chị rất cực, phải đi “ở đợ”, rồi đi theo Việt Minh, chị khiến cho tụi lính ngán cái xứ này lắm. Chị tên Út, còn chồng tên Tịch, người ta quen gọi theo tên chồng nên chị có cái tên Út Tịch là vậy đó…”.
Bà Nguyễn Thị Út, sinh ngày 19/4/1931 tại xã Tam Ngãi, quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh).
Từ bé, bà và hai chị của mình đã phải sống đời cơ cực, ở thuê cho địa chủ có tên Hàm Giỏi. Năm 12 tuổi, trong một lần bị bắt nạt, bà đã ném con dao chẻ cau vào tay vợ tên Hàm Giỏi, ném ớt bột vào mắt vợ Hội đồng Thanh (là con dâu Hàm Giỏi). Hành động ấy, khí chất ấy toát lên một tính cách anh hùng, không chịu cam phận của người con gái Tam Ngãi từ thời thơ ấu.
Khu tưởng niệm AHLLVTND Nguyễn Thị Út tại xã Tam Ngãi
Đôi vợ chồng đồng lòng diệt giặc
Theo tư liệu tại Khu tưởng niệm, đầu năm 1950, bà Nguyễn Thị Út xây dựng gia đình với ông Lâm Văn Tịch (người Khmer) cũng là chiến sĩ trong lực lượng vũ trang địa phương. Trong suốt quá trình chiến đấu đến lúc hy sinh năm 1968, bà đã lập nên nhiều chiến công oanh liệt. Cụ thể như chỉ huy giải thoát một lãnh đạo bị địch bắt giữ năm 1953 (trong trận này bà tiêu diệt tên quận trưởng Cầu Kè) và vận chuyển nhiều vũ khí cho cách mạng. Cũng trong năm 1953, bà chỉ huy trận đánh đồn Cây Châu (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp). Năm 1954 bằng phương pháp binh vận khéo léo, bà tham gia chiếm đồn Tám Thế mà không phải nổ súng.
Chiến công nối tiếp chiến công, bà tiếp tục tham gia nhiều trận đánh lẫy lừng như trận đồn Chông Nô 2 và 3; bót Đường Trâu, bót Bà My, bót Thạnh Phú… Năm 1964, bà Nguyễn Thị Út được kết nạp vào Đảng. Tháng 4/1965, bà được cử đi dự Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang toàn miền. Tại Đại hội, bà được bầu là nữ Anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, được tặng thưởng Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhì với thành tích tham gia 23 trận lớn nhỏ cùng đơn vị diệt trên 200 giặc, thu 70 súng các loại và nhiều vũ khí khác. Năm 1968, bà hy sinh ở chiến trường Châu Đốc (nay thuộc tỉnh An Giang). Sau đó bà đã được phong tặng danh hiệu AHLLVTND. Riêng ông Lâm Văn Tịch được điều về Trà Vinh tiếp tục công tác và hy sinh năm 1974.
Để ghi nhớ, tôn vinh tấm gương của nữ AHLLVTND Nguyễn Thị Út, tỉnh Trà Vinh đã xây dựng khu tưởng niệm bà trên phần đất rộng khoảng 14.000m2 với các hạng mục chính bao gồm nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, nhà truyền thống; nhà hội thảo, nhà chiếu phim, đường giao thông, sân lễ, bãi xe… Thông qua các hiện vật, hình ảnh, tư liệu trưng bày, khách tham quan có dịp tìm hiểu về hoàn cảnh xuất thân, quá trình tham gia kháng chiến và nhất là quyết tâm đánh giặc bảo vệ xóm làng không gì lay chuyển được của một người phụ nữ bình dị, sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo khó.
Khu tưởng niệm nữ anh hùng Nguyễn Thị Út là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các địa chỉ du lịch trên địa bàn huyện Cầu Kè – vùng đất được mệnh danh “Vương quốc Dừa sáp”, bao gồm Vạn Niên Phong Cung với Vu lan thắng hội, Nhà cổ Huỳnh Kỳ, khu du lịch sinh thái vườn cù lao Tân Qui…
Một lần được về quê hương Tam Ngãi thắp hương trước linh vị bà, chúng tôi cũng như nhiều du khách khác ngưỡng mộ trước tấm gương người liệt nữ anh hùng đã sống, chiến đấu góp phần giải phóng quê hương, làm rạng danh khí phách anh hùng của người phụ nữ Việt Nam: Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang.
Bài và ảnh: Phan Thị Anh Thư
Con Chị Út Tịch Bây Giờ Ra Sao?
TP – Đã có mấy thế hệ học sinh từng đọc và nhớ nằm lòng tác phẩm nổi tiếng “Người mẹ cầm súng” của nhà văn Nguyễn Thi. Ba mươi lăm năm sau ngày đất nước thống nhất, có không ít người tự hỏi rằng: Những người con của anh hùng Út Tịch bây giờ ra sao?
Một ngày cuối năm 2009, tôi tìm về xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) để tìm gặp mấy người con của nữ anh hùng Út Tịch.
Suốt con đường dài trên 60 km từ Vũng Liêm (Vĩnh Long) xuôi về Cầu Kè, tự dưng tôi lại nhớ cái anh Hiển ngọng–nhân vật đặc biệt ấn tượng trong “Người mẹ cầm súng”. “Thằng Hiển, hai tuổi rưỡi, ôm súng của mẹ, ngọng líu hát:
Anh eng ta như ạn con ùi…
Nhà Lâm Thanh Hiển ở đối diện cổng nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè và đây cũng là nơi hai vợ chồng Nguyễn Thị Út- Lâm Văn Tịch an nghỉ vĩnh hằng.
…Ngồi trước mặt tôi là “thằng Hiển ngọng” bằng da, bằng thịt giờ đã là một trung niên ngấp nghé tuổi 50. Màu da ngăm đen sạm nắng, rất ấn tượng, lại thêm khuôn mặt hơi lạnh lầm lì ít nói, khác hẳn với “thằng Hiển ngọng” líu ngày xưa từng khiến người đọc cười rũ rượi.
Tôi phục anh Hiển sát đất vì thuộc làu làu đoạn nói về cha mẹ cưới nhau trong tác phẩm Người mẹ cầm súng: “Một buổi sáng, Út có dè đâu, chú Chín dắt một anh bộ đội mặt mũi hiền khô đến nhà nói với má:
– Con Út nó đã lớn. Tôi lựa được thằng nầy tướng tá coi cũng được, chị gả cho nó đi. Út chạy một hơi ra bờ sông, ngồi. Anh bộ đội đó tên là Tịch, người Khơ-me. Sau đó cả tiểu đội anh Tịch đến đóng nhà Út, Út rủ bạn gái tới nhảy cò, nhảy u, đánh banh, vật lộn cho anh Tịch chê, vì đàn bà con gái mà chơi những trò đó thì quá lắm! Nhưng anh Tịch vẫn không chê”.
Năm 1961, người con thứ năm là Lâm Thanh Hiển ra đời.
Chị Út Tịch. Ảnh: T.L
Kể cũng lạ, một phụ nữ gan dạ, như chị Út Tịch vừa đánh giặc vừa đẻ con sòn sòn đúng là xưa nay hiếm. Cô con gái lớn nhất là Lâm Thị Bé (Bé Ba)- nhân vật chính, thay mẹ ẵm bồng, chăm sóc cho một đám em, từng công tác tại Quân y viện 121, giờ là bà chủ khách sạn ở thành phố Vĩnh Long. Cô kế Lâm Thị Mỹ Thanh sống ở TX Trà Vinh kinh doanh buôn bán. Cô Lâm Thị Kim Anh sinh sống ở Hòa Ân –Cầu Kè quê nội. Trước đây, Kim Anh từng công tác ở Hội phụ nữ huyện Cầu Kè.
Em của Hiển có Lâm Thanh Hùng và cô út Lâm Thị Xuân Hồng. Còn có một cô Lâm Thị Đồng Xuân đã mất từ nhỏ. Vợ của Hùng là cô Phạm Thị Rết, cô chủ đưa đò qua sông Rạch Lá nối bến Bà Mi với ấp Ngãi Nhì- Tam Ngãi.
Chính tại bến Bà Mi năm xưa, mẹ chồng cô đã viết nên những kỳ tích lịch sử. Nhìn thấy cô Rết đưa đò, lại nhớ đến hình ảnh những con sóng như con bò chồm lên, Út Tịch bị đắm đò, tay nắm đứa con nhỏ đưa lên cao, tay đẩy xuồng cho hai đứa lớn bám vào. Lên bờ còn chọc lét cho con cười…
Hai vợ chồng Hùng có hơn sào đất trồng bưởi, cam, nuôi cá và chạy thêm xe ôm nên cuộc sống cũng tạm ổn. Căn nhà anh đang ở là nhà tình nghĩa, di ảnh của ba mẹ, mấy chị em ai cũng thờ không riêng gì Hùng.
Nếu như ngày xưa, Bé Ba thay mẹ ẵm bồng các em, rồi còn đi giao liên thì ngày nay, cũng chính Bé Ba là người “đỡ đầu” cho các em và cháu là con của Hiển, Hùng, Kim Anh làm việc tại Vĩnh Long.
Xuân Hồng (đã có gia đình ở tại Cầu Kè), là cô bé út sinh ra được 14 ngày, thì mẹ hy sinh tại Gò Quao- Kiên Giang do bom B.52 Mỹ ném ngày 27-11-1968.
Anh Hiển cùng Hùng với hai con gái
Năm 1970, Hiển và Kim Anh được Quân khu 9 bí mật đưa ra Hà Nội. Trước khi đi hai chị em không hề biết gì cả, mãi đến khi tập trung tại trường học sinh miền Nam số 8 ở Tam Đảo, mới gặp nhau.
Ngày 14-5-1974, huyện đội phó Cầu Kè, anh Lâm Văn Tịch hy sinh tại quê nhà- hai con của anh đang ở Hà Nội được Đảng và Nhà nước cho sang Liên Xô để học không hay tin cha mất. Còn các người con khác ở quê nhà, gởi tứ tán các cơ sở nuôi nên cũng không hay biết tin cha hy sinh.
Anh Hùng kể lại: Từ khi sinh ra, má tui “như mèo tha con đi gởi” khắp nơi. Có gần hai chục nơi tôi đã ở, nửa đêm thức dậy có người đưa xuống xuồng đi nơi khác. Trong đầu lúc nào cũng nhớ câu mấy cô chú dặn: “đây là ba, đây là mẹ, đây là bà ngoại, ông nội… nuôi”.
Tui có đến mấy chục ba má, ông bà không thể nào nhớ hết được. Sau ngày giải phóng, tìm được có mấy nhà ba má nuôi, còn lại không tìm ra nổi.
Anh Hiển là nhân vật “kè kè bên má” mà anh ví như “băng đạn quấn quanh thắt lưng má Út”. Anh kể lại : Má tui thường để cho con ngủ say vùi nửa đêm, mới lén xuống vỏ lãi chạy đi đánh giặc.
“Kỷ niệm sâu sắc nhất về má trong đời tôi cũng là kỷ niệm cuối cùng mà không bao giờ tôi quên được: Lần đó, hai má con ngủ chung đến nửa đêm, má lén dậy hun tui một cái rồi nhẹ nhàng lấy đai thắt lưng, cắp súng nhảy xuống vỏ lãi. Tôi tỉnh dậy, chạy băng băng theo bờ kinh đón đầu. Đến cây cầu khỉ, tui nắm hai tay vào thanh cầu, thả người thòng xuống kinh, thế nào má tui thấy cũng dừng lại.
Quả nhiên khi vỏ lãi băng qua, nghe tiếng khóc kêu của con trai, Út Tịch dừng lại, bế con chạy quay trở lại nhà. Hai mẹ con ôm nhau khóc suốt, rồi dỗ dành, năn nỉ con ngủ để mẹ đi đánh giặc, mấy hôm lại về. Ai ngờ đó cũng là lần cuối cùng, mẹ ra đi vĩnh viễn không bao giờ về nữa…” kể đến đây, đôi mắt của Hiển đỏ hoe.
Tháng 9-1975, Kim Anh và Hiển từ Liên Xô trở về, mấy chị em gom nhau lại vì có người chưa nhớ, chưa biết mặt nhau bao giờ. Bỗng dưng nhớ lại câu nói của Hùng: má tui như mèo tha con gởi khắp nơi… mà thấy đắng lòng.
Cuộc đời của nữ Anh hùng Út Tịch đi đánh giặc triền miên, đàn con tứ tán, tìm hơi ấm trong vòng tay những đồng chí, đồng đội.
Năm 1977, Hiển và Hùng tiếp tục học trường Thiếu sinh quân Quân khu 9. Rời trường Thiếu sinh quân, Hiển làm việc ở Thuế vụ tỉnh Cửu Long cũ, rồi làm cảnh sát giao thông đến khi tách tỉnh anh nghỉ việc.
Căn nhà Hiển đang ở là chỗ tạm, vợ anh Hiển là Nguyễn Thị Mỹ Thu bán nước giải khát và kinh doanh mấy cái phòng trọ kế bên nhà. Anh Hiển bảo: Thu nhập gia đình đủ nuôi mấy đứa con qua ngày.
Đã có dự án Khu tưởng niệm chiến tích oai hùng của nữ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị Út và Đảng bộ nhân dân Tam Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Tam Ngãi, Cầu Kè.
Công trình dự kiến xây dựng trên diện tích 14.300m2 với 15 hạng mục với tổng kinh phí 12,6 tỷ đồng.
Thế nhưng đến nay, dự án vẫn còn nằm trên giấy.
Và câu chuyện về mấy người con của anh hùng Út Tịch mỗi người, mỗi cảnh cứ chung chiêng như chiếc vỏ lãi trên sông nước thuở nào.
Trân Châu
Vài Câu Ca Dao Quảng Ngãi (Sưu Tầm)
Bao giờ núi Ấn hết tranh Sông Trà hết nước anh đành xa em
Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh Liều mình lén mẹ theo anh phen này
Sớm mơi xuống Quán Cơm em thấy hòn núi Hó Chiều qua Đồng Có em thấy hòn núi Tròn Về nhà than với chồng con Ra đi gan nát dạ mòn vì đâu
Ai về núi Ấn sông Trà Có thương cô bậu ghé nhà mà thăm
Sông Trà sát núi Long Đầu Nước kia chảy mãi rồng chầu ngày xưa Núi Long Đầu lưu danh hậu thế Chùa Thiên Ấn ấn để hậu hoàng Ai về xứ Quảng cho nàng về theo
Ai về núi Bút, Quán Đàng Núi bao nhiều đá dạ thương chàng bấy nhiêu
Ba La, Vạn Tượng, Cầu Mông Chạy quanh chạy quéo cũng về đồng Ba La
Ai về Cỗ Lũy cô thôn Nước sông Trà Khúc sóng dồn lăn tăn
Ai về quê ấy Nghĩa An Ghé thăm phong cảnh Chùa Hang, Bàn Cờ
Tư Nghĩa, Cửa Đại là đây Gành Hàu, núi Quế đá xây nên chùa Dưới thời bông súng nở đua Ngó lên trên chùa đá dựng kiểng giăng Ngó qua bên xóm Trường An Ngó xuống hòn Sụp cát vàng soi gương
Sơn Tịnh có núi Chân Trâu Có bàu ông Xá, có cầu Rừng Xanh
Bao giờ rừng Thủ hết gai Sông Trà hết nước mới sai lời nguyền
Tai nghe anh lấy vợ Ba La Ruột đau từng chặng, nước mắt ra từng luồng
Ba La đất tốt trồng hành Đã xinh con gái lại lành con trai Vạn Tượng những chông, những gai Con gái mốc thích con trai đen sì
Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về Ân Phú với anh thì về Ân Phú có ruộng tứ bề Có sông tắm mát, có nghề mạch nha
Hỏi thăm qua chú bán quynh Thấy ngoài Bến Ván, Trì Bình gặt chưa? Bến Ván bán tới Quán Cơm Gặt chưa không biết, thấy hai cây rơm ú ù
Cò bắt lươn cò trườn xuống cỏ Lươn bắt cò cò bỏ cò bay Từ ngày xa bạn đến nay Đêm đêm tưởng nhớ, ngày ngày trông luôn Kể từ Cầu Ván, Ao Vuông Bước qua Quán Ốc lòng buồn lụy sa Quán Cơm nào quán nào nhà Ngóng ra Trà Khúc trời đà rạng đông Buồn lòng đứng dựa ngồi trông Ngó vô Hàng Rượu mà không thấy chàng
Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu
Phải đâu chàng nói mà xiêu Tại con cá bống tại niêu nước chè
Chim mía Xuân Phổ Cá bống sông Trà Kẹo gương Thu Xà Mạch nha Mộ Đức
Mứt gừng Đức Phổ Bánh nổ Nghĩa Hành Đậu xanh Sơn Tịnh
Cô gái lòng son Không bằng tô don Vạn Tượng
Nghèo thì nghèo, nợ thì nợ Cũng cưới cho được con vợ bán don Mai sau nó chết cũng còn cặp ui
Sơn Tịnh đường đinh Sa Huỳnh muối trắng
Bậu về nhớ ghé Ba La Mua cân đường phổi cho ta với mình
Muối Xuân An, mắm Tịnh Kỳ Khoai lang dưới Trảng, gạo thì Đường Trung
Ai về Cỗ Lũy, Xóm Câu Nhớ mua đôi chiếu đón dâu về làng
Gái Thanh Khiết giỏi nghề cải giá Trai Sung Tích chuyên dạ kén dâu
Bao giờ Thiên Mã sang sông Thì làng Mỹ Lại mới không công hầu
Mía ngọt tận đọt Heo béo tận lông Cổ thời mang sông Tay cầm lóng mía Vừa đi vừa hít Cái đít sưng vù
Sông Trà Khúc ai mà tát cạn Rừng Trà Bồng ai đẵn hết cây Anh mà đi với thằng Tây Em đành phải dứt hết dây nghĩa tình
Ai về Sơn Tịnh quê ta Đừng quên chiến thắng Ba Gia lẫy lừng
Tiếng đồn du kích Tịnh Khê Lính đi mất xác, quan về mất lon
Ai về Cổ Lũy Cô Thôn Quê ta Quảng Ngãi mồ chôn quân thù
Chèo ghe xuống Trạm múc dầu Hỏi thăm chú lái nhức đầu khá chưa Chưa khá tui bẻ nồi lá cho xông Mồ hôi tui quạt, ngọn gió lồng tui che
Con mèo trèo lên tấm vách Con chó dưới ngạch ấm ách chó tru Thương anh kẻ oán người thù Lên chùa Thiên Ấn mà tu cho rồi
Chẻ tre bện sáo ngăn sông Đến khi đó vợ đây chồng mới hay Chẻ tre bện sáo cho dày Ngăn sông Trà Khúc đợi ngày gặp em
Qua chùa núi Hó thắp bó nhang vàng Xin cho bạn cũ lại hoàn như xưa Trông trời chẳng thấy trời mưa Rồng đi lấy nước rồng chưa kịp về Lựu tìm đào, đào chẳng tìm lê Lên non tìm quế, quế về rừng xanh Trách ai treo ngọn thắt ngành Cho chàng xa thiếp cho anh xa nàng
Nhà em có bụi mía mưng Có con chó dữ, anh đừng lại qua Qua lại chi cho nàng mang tiếng Rước khách qua đường sớm viếng chiều thăm
Mía sâu có đốt Nhà dột có nơi Tui thấy vui tui mới đến chơi Ai ve các chị mà làm hơi quá chừng
Lên non tìm quế, ra Huế tìm chồng Đến đây tìm bạn ruột bầm như dưa Làm vầy đã thắm tình chưa Một mình em đứng giữa mưa em chờ
Ba năm quế gãy còn cành Bình hương tan nát, miếng sành còn thơm
Nhà bà có ngọn mía mưng Có cô gái út mà ưng ông già
Trồng trầu tưới nước cho vông Cảm thương cây quế đứng trông một mình
Em nguyền cùng anh một miếng tóc mai Trước chùa Quan Thánh, nghe lời ai anh bỏ nàng
Thương tằm cởi áo bọc dâu Tưởng người có nghĩa hay đâu bạc tình
Nghèo nghèo nợ nợ lấy cô vợ bán don Lỡ mai có chết cũng còn cặp ui…
Ai về Quảng Ngãi quê ta Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà, dễ ăn Mạch nha, đường phổi, đường phèn Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền
Nguồn: Quangngai.net
Share this:
Thư điện tử
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Đọc Stt, Quotes &Amp; Trích Dẫn Hay Tam Sinh Tam Thế
Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa! Bộ truyện làm mưa làm gió đối với giới trẻ hiện nay. Thể loại truyện là ngôn tình, huyền huyễn, cổ đại, một trong tác phẩm hay của Đường Thất Công Tử rất nổi tiếng mà người đọc mê truyện không thể bỏ qua được. Trong đó, những lời thoại của truyện luôn được đọc giả săn tìm, vì thế ngày hôm nay blog xin chia sẻ đến các bạn loạt những STT, Quotes & Trích dẫn hay trong truyện Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa.
Nhiều bạn sẽ nhầm tưởng cái tên Đường Thất Công Tử là nam, nhưng thật ra là một nữ ngồi bút 8X. Cô khá may mắn trong hàng nghìn người viết truyện trên mạng vì bộ tác phẩm của cô thu hút một lượng lớn fan hâm mộ, và các tác phẩm được truyền đọc với tần suất rất cao, và số lượng sách truyện viết ra được bán cũng rất khả quan.
Đối với bộ truyện Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa là cuốn sách viết về chuyện tình kéo dài ba đời ba kiếp của Đế cơ Thanh Khâu Bạch Thiển và Thái tử Cửu Trùng Thiên Dạ Hoa. Bộ truyện đã truyền tải đến thế giới ngôn tình những trích dẫn rất hay và sâu sắc, đặc biệt là chị em phụ nữ rất thích thể loại truyện tình cảm như vầy.
1. Tam sinh tam thế, ba đời ba kiếp, cuối cùng cũng không chỉ là ảo mộng của riêng ai ( Sưu tầm )
2. Ba đời ba kiếp, nàng và chàng, có phải là định mệnh đi ngược lại nhân duyên không?
3. Nàng đợi đã bao năm như vậy là đợi người đó quay về, giờ người đó đã quay về, trái tim của nàng đương nhiên sẽ không thể dành chỗ cho người khác, là ta vọng tưởng mà thôi ( Dạ Hoa )
4. Không phải mỗi người đều có thể trưng nỗi đau đớn lên mặt, cho dù không trưng ra mặt, thì nỗi đau trong lòng cũng nhức nhối không kém một phân ( Bạch Thiển )
5. Yêu rồi, sai rồi, chấp nhận rồi, bất luận là hận khiến người ta trằn trọc thao thức hay là yêu khiến người ta khó tránh khỏi kiếp nạn, thực ra tất cả đều không quan trọng. Bởi vì chỉ cần yêu là đã thua một nửa rồi ( Bạch Thiển )
Quotes Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa
Theo như đánh giá của các bạn đọc giả thì Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa một trong những thể loại truyện ngôn tình không thể nào bỏ qua khi bạn cảm nhận được hết ý nghĩa của cốt truyện. Một chuyện tình vương vấn nhẹ nhàng đã làm say lòng biết bao nhiêu bạn đọc giả. Ví thế những đoạn trích dẫn trong truyện Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa luôn được tìm kiếm, và đó là lý do khiến blog sưu tầm các câu trích dẫn này.
Đa phần tác giả Đường Thất Công Tử được biết đến qua bộ truyện “Tam sinh tam thế – Chẩm thượng thư” và bộ sách “Hoa tư dẫn”. Và giờ đây Đường Thất Công Tử là một cái tên khá quen thuộc với độc giả trẻ. Các tác phẩm sách của Đường Thất Công Tử – Hoa tư dẫn (2 tập – 2012), Tam sinh tam thế – Thập lý đào hoa (2012), Chẩm thượng thư (2013).
6. Tình yêu là thứ chưa từng nếm trải thì không thể biết ra sao, nhưng hễ nếm trải được vị ngọt của nó thì sẽ không thể buông tay, trong thiên hạ chẳng có thứ gì làm người ta mê đắm hơn nó cả ( Phượng Cửu )
7. Yêu một người sẽ thành thế này, lúc nào cũng chỉ muốn cho người mình yêu sung sướng một chút, chỉ cần người mình yêu vui vẻ, thì chính mình mới vui vẻ. Đây đúng là tác dụng diệu kỳ của tình yêu, mặc dù chịu muôn vàn khổ sở, nhưng nếu trong lòng người ấy vẫn có mình, thì đau khổ đến nghiêng trời lệch đất đi chăng nữa, bất quá chỉ là một sự dày vò ngọt ngào mà thôi ( Bạch Thiển )
8. Một người say mèm trong rừng đào mười dặm để quên hết quá khứ, một người nặng tình ba đời ba kiếp mòn mỏi chờ đợi. ( Đường Thất Công Tử )
9. Có những tình yêu giấu nơi khóe môi, đặt trong đáy lòng. Phù sinh như mộng, tình như nước chảy, yêu tựa hoa đào ( Sưu tầm )
10. Trót lụy yêu thương, có đôi khi, làm cho con người ta trở nên ti tiện hèn mọn ( Bạch Thiển )
11. Ta muốn gì ư? Điều ta muốn trước sau chỉ có mình nàng mà thôi ( Dạ Hoa )
12. Mong muốn cả đời ta chỉ là được thấy hình bóng mình trong mắt chàng mà thôi. Chàng rất tốt, chỉ là ta và chàng không có duyên mà thôi ( Bạch Thiển )
13. Một lời ước định nên duyên ba kiếp. Ba kiếp tương ngộ, có kiếp nào được hạnh phúc, bên nhau trọn đời ? ( Sưu tầm )
14. Ta sẽ thành thân với nàng, ta sẽ là đôi mắt của nàng ( Dạ Hoa )
15. Bạn đã từng yêu một người? Bạn đã từng hận một người? Thực ra yêu hận tình thù giữa hai người đó, ta chẳng qua chỉ là người qua đường, mơ mơ hồ hồ bị giữ lại, là kiếp số đã định sẵn mà thôi. ( Bạch Thiển )
16. Dạ Hoa, thiếp bỏ qua chàng, chàng cũng bỏ qua thiếp, hai người chúng ta, không ai nợ ai ( Tố Tố – Bạch Thiển )
17. Thế gian này sẽ không có một Tố Tố trên núi Tuấn Tật nữa. Đó chẳng qua chỉ là một giấc mộng của thượng thần Bạch Thiển – con gái của Đế Quân Bạch Chỉ của nước Thanh Khâu, mang theo biết bao cay đắng khổ sở và sắc hoa đào phai nhạt. Sau khi tỉnh giấc, những gì đã mơ cũng sẽ quên sạch ( Đường Thất Công Tử )
18. Nếu như cái gì cũng dùng tiên thuật để giải quyết thì làm thần tiên cũng chẳng thú vị gì ( Bạch Thiển )
19. Ta vốn hiểu tính khí của nàng, nhưng chẳng ngờ nàng vẫn dứt khoát đoạn tuyệt như vậy, chuyện cũ nàng đã quên sạch, ta vừa mong nàng nhớ lại, lại vừa mong nàng mãi mãi quên đi… ( Dạ Hoa )
20. Tình yêu là thứ chưa từng nếm trải thì không thể biết ra sao, nhưng hễ nếm trải được vị ngọt của nó thì sẽ không thể buông tay ( Bạch Thiển )
21. Ta chỉ yêu mình nàng, không bao giờ yêu người nào khác ( Dạ Hoa )
22. Ta hy vọng chuyện gì nàng cũng có thể tính toán với ta một chút ( Dạ Hoa )
23. Trong tim nàng ta chẳng đáng giá mảy may nào. Bạch Thiển, có phải trong tim nàng chỉ có thể chứa một người? Nàng định đợi người ấy đến bao giờ? (Dạ Hoa)
24. Nếu ta chẳng có gì, nàng có bằng lòng theo ta không? ( Dạ Hoa )
25. Chẳng qua ta luôn vọng tưởng mà thôi, nhưng ta nợ nàng bao nhiêu, nàng nợ ta bao nhiêu, e rằng số phận đã chẳng thể làm rõ được. ( Dạ Hoa )
26. Ta tiếc rằng đã không thể gặp chàng trong những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời ( Bạch Thiển )
27. Chuông Đông Hoàng mở ra thì sao, chúng thần của tám cõi bị tận diệt thì sao, chung quy hai chúng ta vẫn ở một chỗ, thiêu thành tro thì cũng chung một nắm tro, sao chàng, sao chàng có thể bỏ lại ta một mình chứ? ( Bạch Thiển )
28. kiếp trước kiếp này, ta liên tiếp hai lần gặp đúng chàng, hai lần đều yêu chàng sâu đậm, bây giờ nhớ lại, ta cũng chưa từng hiểu chàng. ( Bạch Thiển )
29. Cấp ba nợ tôi một Giang Thần, đại học nợ tôi một Tiêu Nại, trưởng thành nợ tôi một Phong Đằng, và thanh xuân nợ tôi một mối tình đầu .
30. Kiểu của mình là cố chấp. Người mình yêu một khi nhập nhằng, không rõ với người ta thì thà mình buông. Mệt mỏi lắm, cũng đau lòng lắm…
31. Ta là một người yêu ghét rõ ràng, trong mắt không thể lưu được dù chỉ một hạt cát. Chàng nếu làm chuyện có lỗi với ta, những lời thề trước đây liền không tính nữa; ta sẽ vĩnh viễn biến mất, đời này kiếp này cũng không gặp lại.
32. Đôi khi lại nghĩ, yêu 1 người, hay không yêu 1 người, mới là đau đớn hơn…Và vì yêu nên mới đau, càng đau lại càng yêu…Con người, vốn là hay tự ngược mình như vậy…
33. Mấy năm sống trên đời mãi mà vẫn độc thân giờ mình mới hiểu ra nguyên do: trên đá tam Sinh không có tên mình, cả đời này phạm mệnh Cô Loan.
34. Vạn kiếp tình duyên, ai nhặt lên, ai buông xuống, ai quên quá khứ, ai mãi nhớ thương. Nhớ về thời tuổi hoa ấy, ai gieo tương tư, ai trồng hoa đào.
35. Yêu rồi, sai rồi, chấp nhận rồi, bất luận là hận khiến người ta trằn trọc thao thức hay là yêu khiến người ta khó tránh khỏi kiếp nạn, thực ra tất cả đều không quan trọng. Bởi vì chỉ cần yêu là đã thua một nửa rồi.
36. Ta muốn gì ư? Điều ta muốn trước sau chỉ có mình nàng mà thôi.
Các Bạn Đang Xem Bài Viết Đọc STT, Quotes & Trích Dẫn Hay Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa Tại Danh Mục Quotes & Trích Dẫn Hay Trong Tiểu Thuyết của Blog chúng tôi Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!
Bài Viết Liên Quan:
90+ STT, Quotes & Câu Nói Hay Trong Đam Mỹ Tiểu Thuyết, Ngôn Tình
80+ Quotes Hay Tiếng Việt Tâm Trạng, Ngôn Tình Buồn & Nhập Tâm
STT, Quotes & Trích Dẫn Trong Tiểu Thuyết Ngôn Tình Của Lâm Địch Nhi
STT, Quotes & Trích Dẫn Hay Trong Truyện Đông Cung – Phỉ Ngã Tư Tồn
50+ STT, Quotes & Trích Dẫn Hay Năm Tháng Vội Vã – Cửu Dạ Hồi
STT, Quotes & Trích Dẫn Hay Tiểu Thuyết Ngôn Tình Của Đồng Hoa
STT, Quotes & Trích Dẫn Ngôn Tình Hẹn Đẹp Như Mơ – Phỉ Ngã Tư Tồn
STT, Quotes & Trích Dẫn Tiểu Thuyết Ngôn Tình, Lãng Mạn – Cố Mạn
Cập nhật thông tin chi tiết về Về Tam Ngãi Nhớ “Chị Út Tịch” trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!