Xu Hướng 5/2023 # Www.honviet.com. Nghĩ Về Vẻ Đẹp Con Rồng Trong Văn Học Dân Gian # Top 10 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Www.honviet.com. Nghĩ Về Vẻ Đẹp Con Rồng Trong Văn Học Dân Gian # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Www.honviet.com. Nghĩ Về Vẻ Đẹp Con Rồng Trong Văn Học Dân Gian được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có lẽ do rồng là sản phẩm của trí tưởng tượng, không gần gũi với con người như trâu, chó, lợn, gà…, nên trong văn học dân gian (thành ngữ, tục ngữ và ca dao xưa) hình ảnh con rồng không nhiều. Vì rồng là hình ảnh thể hiện ước vọng một cuộc sống cao sang đẹp đẽ của con người, nên cũng ít câu đề cập cảnh đời lầm than hay oan khuất, khiến ta phải trầm ngâm suy nghĩ hoặc “đau đầu” ăn năn.

Người ta thường tưởng tượng rồng bay giữa trời, nên trước hết, hình ảnh “vòi rồng” trong cơn lốc xoáy được xem là một dấu hiệu dự báo thời tiết: “Rồng đen lấy nước thời nắng/ Rồng trắng lấy nước thời mưa”.

Và cơn mưa hiếm hoi giữa mùa hạ thì đúng là “Mưa tháng sáu máu rồng”.

Trong việc bình phẩm sự đời, muốn tụng khen, nịnh nọt ai, dù chỉ là một cử chỉ bề ngoài hay nết ăn, kiểu mặc, người ta cũng đem rồng ra “đối chứng”: nào là “Ăn như rồng cuốn”, áo quần thì “Thêu phượng vẽ rồng”, học hành thì chữ viết “Như phượng múa rồng bay”, cả đến mộ phần của họ cũng “hoành tráng” hơn thiên hạ: “Mả táng hàm rồng”!

Rồng được phác họa vào thời nhà Lý

Nhưng “lưỡi không xương, nhiều đường lắt léo”, có khi những sự ví von này lại hàm ý chê bai những kẻ ưa “phách lối”, thích tô vẽ để lòe thiên hạ, nhất là lúc nó được “biểu diễn” với giọng giễu nhại.

Loại người phét lác, không có thực lực ấy thì “lời rồng” cũng chẳng cứu được: “Trong lưng chẳng có một đồng/ Lời nói như rồng, chúng chẳng thèm nghe”.

Tuy vậy, hình ảnh chủ đạo “khoác áo” rồng vẫn là điều tốt đẹp. Ví như khi bạn quý đến nhà, câu cửa miệng là “Rồng đến nhà tôm”, nói chuyện may rủi thì “May hóa long, không may xong máu”.

Hình ảnh con rồng được dùng nhiều hơn cả trong những câu nói về tình bạn, tình yêu đôi lứa. Có được người tình “lý tưởng”, người bạn tri âm thì bảo là “Như rồng gặp mây”. Diễn tả đôi lứa xa cách được gặp lại thì tha thiết và ngậm ngùi: “Mấy khi rồng gặp mây đây/ Để rồng than thở với mây vài lời/ Nữa mai rồng ngược mây xuôi/ Biết bao giờ lại nối lời nước non!”.

“Rồng” bay lượn trên… trời nên luôn quấn quýt với “mây”, nhưng cũng như ở trần thế, vẫn có những anh chồng không may: “Khi đầu em nói em thương/ Bây giờ gánh nặng giữa đường đứt dây/ Tưởng là rồng ấp lấy mây/ Ai ngờ rồng ấp lấy cây bạch đàn!”.

Múa rồng trong tranh Đông Hồ

Và cho dù con rồng là biểu tượng cao quý, nhưng tình nghĩa, tình yêu thủy chung còn quý hơn: “Trăm năm ghi tạc chữ đồng/ Dù ai thêu phượng vẽ rồng mặc ai” và: “Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng/ Chăn loan gối phượng không chồng cũng hư”.

Vậy nên: “Gái có chồng như rồng có vây/ Gái không chồng như cối xay chết ngõng” và: “Làm gái lấy được chồng khôn/ Cầm bằng cá vượt Vũ Môn hóa rồng”.

Hình ảnh người chồng thành đạt – ngày xưa là các sĩ tử đậu cao, được bổ làm quan – thường được gắn với những vật dụng như cái võng, chiếc thuyền có khắc chạm con rồng: “Chồng sang đi võng đầu rồng/ Chồng hèn gánh nặng đè còng cả lưng” và: “Trai ơn vua ngồi võng đòn rồng/ Gái ơn chồng ngồi võng ru con” hoặc là: “Trai ơn vua lúc đua thuyền rồng/ Gái ơn chồng lúc bồng con thơ”.

Rồng trong nghệ thuật phong thủy

Những lời người xưa đúc kết thường là chí lý. “Một người làm quan, cả họ được nhờ” mà! Nhưng không phải ông chồng nào được “võng đầu rồng”, “thuyền rồng” đón đưa cũng có cuộc sống hạnh phúc, có niềm vui sướng như người phụ nữ “ngồi võng ru con”, nhất là khi dân tộc mất độc lập, vua hay quan đều là bù nhìn, hoặc phải làm quan dưới triều vua hư đốn, bạc nhược, người có lương tâm thì dù lắm ruộng nhiều vàng, trong lòng vẫn luôn đau khổ; thậm chí có vị đã phải nổi loạn chống triều đình, bất chấp sẽ bị tù tội.

Tiêu biểu cho loại người này là Cao Bá Quát (1808-1855), ông đã ngồi “võng đòn rồng” mấy nơi nhưng cuối đời lại tham gia cuộc khởi nghĩa của nông dân nên đã bị giết! Ông nổi tiếng vì tài thơ và có nghĩa khí chứ không phải nhờ uy quyền của “rồng”.

Một câu nữa cũng không hẳn đã đúng trong mọi trường hợp: “Trứng rồng lại nở ra rồng/ Liu điu lại nở ra dòng liu điu”. Câu ca dao này cũng đồng nghĩa với câu “Con vua thì lại làm vua…” nặng tư tưởng phong kiến, nhằm bảo vệ ngôi thứ của vua quan, khiến lớp người cùng khổ không còn nghĩ đến chuyện đổi đời.

Tuy vậy, khoa học về “gien” đã chứng minh sự di truyền qua các thế hệ về nhiều mặt. Lịch sử cũng đã ghi lại nhiều trường hợp, thế hệ con cháu đã tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha ông. Trong các triều đại Lý, Trần, Lê có thể kể ra rất nhiều những con người như thế; Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng… không chỉ làm rạng rỡ dòng họ của mình mà còn làm sáng danh đất Việt. Nhưng đáng tiếc là cũng từ những dòng họ đó lại nảy sinh loại Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống!…

Thế mới biết, có “dòng giống” tốt, mới chỉ là yếu tố ban đầu. Phải bền chí học tập, rèn luyện, mới nên NGƯỜI. Đó là chưa nói đến thời thế và tác động của môi trường xã hội.

Rồng cũng là nét văn hóa của kiến trúc chùa chiền

Vậy nên, thời nay, khi mà chế độ phong kiến con nối ngôi cha đã lùi sâu vào quá khứ, càng phải rất công tâm, thận trọng trong việc cất nhắc, lựa chọn người nắm giữ quyền lực và tài sản của nhân dân, từ một chủ tịch xã, kế toán trưởng công ty cho đến những cương vị có tầm ảnh hưởng rộng lớn. Đừng vì “con ông cháu cha” mà ưu ái xếp ngồi những “ghế” ngon lành.

Năm Thìn, dân Việt vốn từng tự hào là “con Rồng cháu Tiên”, hy vọng ai cũng gắng sức để góp phần đưa đất nước “hóa Rồng” và cùng được hưởng hạnh phúc của một đất nước sẽ cất cánh cùng những “con rồng” bên biển Thái Bình Dương.

Www.honviet.com. Danh Ngôn Hồ Chí Minh

Là con người của những quyết định mang bước ngoặt lịch sử, Hồ Chí Minh đã để lại nhiều danh ngôn hoặc những câu nói và viết mang ý nghĩa danh ngôn. Tập sách Danh ngôn Hồ Chí Minh tuyển chọn, trích dẫn những câu nói và viết tiêu biểu trong nhằm giúp bạn đọc, nhất là bạn đọc nghiên cứu về Bác có điều kiện trích dẫn được thuận tiện và chính xác. Đây không phải sách nghiên cứu, cũng không phải là từ điển, mà đơn thuần chỉ là tập sách tuyển chọn, ghi chép lại những câu nói và viết tiêu biểu nhất, có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn, từ trong Hồ Chí Minh Toàn tập.

Gọi danh ngôn là tên của cuốn sách, trong đó có những danh ngôn thật sự và có cả những trích dẫn tuy không phải là danh ngôn nhưng lại có ý nghĩa nào đó khi cần biết những suy nghĩ của Người.

Khi tra cứu, bạn đọc có thể đọc lướt nhanh toàn bộ tập sách ngắn gọn để tìm một câu trích dẫn có ý nghĩa mà bạn cần biết, nhưng khi cần biết rõ toàn bộ nội dung, hoàn cảnh ra đời những danh ngôn, bạn đọc cần tìm trở lại với bản gốc trong Hồ Chí Minh Toàn tập.

Tập sách này chỉ có giá trị tìm kiếm nhanh những danh ngôn hoặc câu nói có ý nghĩa danh ngôn khi bạn cần tra cứu. Người làm tập sách này không mong gì hơn ngoài sự giúp ích cho bạn đọc, nhất là bạn đọc không có điều kiện đọc toàn bộ Hồ Chí Minh Toàn tập, có điều kiện thuận tiện khi cần tra cứu, cần tìm kiếm một câu nói và viết của Hồ Chí Minh khi bạn cần trích dẫn hoặc cần biết ý nghĩa đích thực những suy nghĩ của Người trong bối cảnh nào đó nhằm tránh sự hiểu nhầm khi vận dụng trong bối cảnh khác, nhất là trong bối cảnh có những diễn biến phức tạp như hiện nay.

Tập sách được trích những câu nói và viết của Hồ Chí Minh theo Hồ Chí Minh Toàn tập xuất bản lần thứ hai, gồm 12 tập do NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 1995. Do đó, sau mỗi câu ghi lại, chúng tôi chỉ ghi tên tập sách và số trang.

Trong tập sách, chỉ có một trích dẫn duy nhất không có trong Hồ Chí Minh Toàn tập, đó là những câu nói rất quan trọng về văn hóa trong bài Diễn văn khai mạc của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ở Hà Nội vào ngày 24 tháng 11 năm 1946. Bài diễn văn đó bị thất lạc nhưng vẫn còn bài tường thuật trên Báo Cứu Quốc, số 416, ra ngày 25 tháng 11 năm 1946. Do tầm quan trọng của bài diễn văn, chúng tôi trích nguyên văn trong bài tường thuật và đặt trong phần Phụ lục ở cuối tập sách…

Vẻ Đẹp Ngây Thơ Trong Sáng Tuổi Học Trò

Là loài hoa nhỏ bé, xinh xinh gắn liền với tuổi ấu thơ của biết bao người. Hoa mười giờ không diễm lệ, cao sang mà nó rất mộc mạc dễ nhìn. Nhỏ bé mong manh, nhưng lại không hề yếu ớt vẫn vươn mình đua sắc. Hoa mười giờ đại diện cho một tình yêu đôi lứa ngây thơ trong sáng.

1. Ý nghĩa hoa mười giờ

Được ví như tình yêu trong sáng, ngây thơ hồn nhiên của tuổi học trò. Là sự e ấp, thẹn thùng tuổi mới lớn. Những nụ hoa mười giờ sắp nở như những mầm yêu đợi đủ nắng sẽ nở rực rỡ, khoe sắc. Như những trái tim còn e ngại, không dám mở lời thể hiện sự chung thủy của đôi lứa. 

Hoa mười giờ còn được ví là loài hoa báo giờ tiện liện. Cứ hè đến nhìn thấy hoa mười giờ nở thì lúc là 10h. 

2. Nguồn gốc hoa mười giờ

Không hiểu ai đã đặt tên cho loài hoa mười giờ này. Nhiều người cho rằng, hoa nở rộ và đẹp nhất vào lúc 10h sáng nên là có tên là hoa mười giờ.

Loài hoa còn có tên gọi khác là hoa lệ chi. Có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ, sau đó được lan rộng ra các nước khác. 

Loài hoa này ưa nơi có khí hậu ôn đới mát mẻ, nên phù hợp ở Việt Nam. Đặc biệt là vào mùa hè, hoa nở rộ và rất đẹp mắt với nhiều màu sắc bắt mắt. 

Hoa mười giờ có rất nhiều màu sắc rực rỡ: màu đỏ, màu vàng, màu trắng, màu hồng,..

Không chỉ dùng để trang trí nhà ở, nơi làm việc. Hoa mười giờ còn được biết đến với công dụng chữa ho, trị ghẻ ngứa hiệu quả.  

3. Cách trồng chăm sóc hoa mười giờ

Hoa mười giờ dễ trồng, dễ sống, không cần quá cầu kỳ chăm sóc. Chỉ cần cắm cành hoa mười giờ xuống đất, nơi có ánh sáng và tưới nước là cây đã phát triển và sống được. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là hoa mười giờ không chịu được ngập nước nên không tưới nước quá nhiều. Để hạn chế cây bị úng và chết.

Bạn cũng nên dọn cỏ, cây dại xung quanh để cây hoa phát triển tốt và cho hoa nhiều, đẹp mắt.

Rất đơn giản để có thể sở hữu những chậu hoa mười giờ đẹp, lung linh khoe sắc phải không? 

Bài viết nên đọc: Dịch vụ điện hoa là gì? Bạn có biết?

4. Mua hoa mười giờ ở đâu chất lượng

LIO Flower – cung cấp cho bạn các loại hoa đẹp,  cây trong nhà chất lượng hiện nay. Cùng sắm những đóa hoa mười giờ xinh xắn để ở bàn làm việc hay treo góc ban công nhà bạn đẹp làm sao. 

Tại LIO cam kết hoa chất lượng, không sâu bệnh mà quý khách hàng còn được tư vấn cụ thể về cách chăm sóc cây tốt nhất . 

Cao Dao Quảng Ninh: Đậm Nét Trữ Tình Văn Hoá Dân Gian

Quảng Ninh như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Như một nước Việt Nam thu nhỏ” với 29 dân tộc anh em, trong đó có 6 dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng có từ 1.000 người trở lên. Người Quảng Ninh giàu truyền thống yêu nước, gắn bó với mảnh đất mình đang sống, kiên cường chống chọi với thiên tai, ngăn chặn địch hoạ, giữ gìn bờ cõi. Trải qua thời gian, các thế hệ người Quảng Ninh đã sáng tạo nên những vần thơ, những bài ca dao, tục ngữ, câu hò rất trữ tình.

Ca dao Quảng Ninh trong nông dân làm nghề đồng ruộng, trong những người làm nghề chài lưới, trong công nhân ngành Than, trong những người làm nghề thăm dò khoáng sản, trong đồng bào miền núi, hải đảo, trong các lực lượng vũ trang v.v. thật phong phú đa dạng:

“Ai về tôi nhắn câu này,Cu li Cẩm Phả đi giày bằng rơm,Bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông,“Đờ suy” là nón, gái không dám nhìn” (Ca dao Vùng mỏ) “Thuyền anh trong vịnh mới ra. Thuyền em ở dưới Vạn Hoa mới về.Song song đôi chiếc thuyền kề.Chiếc đi Bãi Cháy, chiếc về Tuần Châu.Hẹn chàng sáng sớm hôm sau.Có lên em đón Bồ Nâu, Hang Luồn…” (Ca dao dân ca vùng biển)

Ca dao đã làm cho con người gần nhau, yêu thương nhau hơn, động viên nhau trong cuộc sống lao động, trong đấu tranh, trong học hành, công tác và chiến đấu:

“Trên rừng ríu rít chim kêu,Cửa lò róc rách suối reo đêm ngày,Thương nhau ta đứng ở đâyNước non là bạn, cỏ cây là tình” (Ca dao Vùng mỏ)

ở vùng đảo huyện Vân Đồn có những bài ca dao thời kỳ chống thực dân Pháp:

Làng ta đi lính mấy ngườiĐi bốt Quan Lạn, đóng ngoài Cô TôThằng Tây ra hoạ bản đồNước Nam đâu phải một ô chúng mày… (Văn hoá dân gian làng Vân)

Hiện nay, ca dao, tục ngữ, dân ca Quảng Ninh theo thống kê chưa đầy đủ, cũng đã có tới hàng ngàn bài. Hàng chục tác giả đã sưu tầm, có tác giả đã in xuất bản thành sách. Thế nhưng, rất nhiều bài vẫn đang còn lưu giữ trong dân gian và dần bị mai một do lớp người lưu giữ những “tài nguyên” ấy mỗi ngày một già đi…

Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Quảng Ninh với chức năng của mình, đang thực hiện một chương trình nghiên cứu, sưu tầm, đề xuất bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể này trong 2 năm 2009-2010. Đây là một việc làm cần thiết và bổ ích. Hy vọng chương trình này sẽ được các cấp quan tâm và đông đảo nhân dân các dân tộc, các thầy cô giáo, sinh viên, học sinh trong và ngoài tỉnh, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang cùng tham gia.

Cập nhật thông tin chi tiết về Www.honviet.com. Nghĩ Về Vẻ Đẹp Con Rồng Trong Văn Học Dân Gian trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!